Bạn đang xem bài viết Vitamin P Có Phải Là Một Loại Vitamin Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vitamin P là một thuật ngữ đã từng được dùng để gọi một nhóm các hợp chất thực vật mà ngày nay gọi là flavonoid.
Khi được các nhà khoa học chiết xuất lần đầu tiên từ quả cam vào năm 1930, chúng được cho là một loại vitamin mới. Và do đó, chúng được đặt tên là vitamin P. Tên này ngày nay không còn được sử dụng nữa, vì flavonoid không phải là vitamin.
Flavonoid được tìm thấy trong trái cây, rau, trà, cacao và rượu vang. Chúng tạo màu cho một số thực phẩm nhất định, giúp bảo vệ thực vật khỏi tia cực tím (UV) và nhiễm trùng, đồng thời có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe cho chúng ta.
Flavonoid hay vitamin P được cho là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giúp ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác. Vai trò được quan tâm nhiều nhất đó là khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa. Chúng được chứng minh giảm hình thành các gốc tự do, từ đó giảm tổn thương tế bào và bệnh tật.
Sức khỏe não bộ Bệnh tiểu đường Bệnh timMặc dù vậy, hầu hết các nghiên cứu về lợi ích của flavonoid chỉ được tiến hành trong các ống nghiệm. Người ta thường cho rằng chúng hấp thụ kém và không có khả năng sinh học cao. Do đó, rất khó để xác định liệu một loại flavonoid cụ thể có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không. Hiện nay vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu đầy đủ về cách thức flavonoid ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Flavonoid gồm 6 phân lớp và hiện có hơn 6.000 flavonoid được biết đến. Flavonoid tồn tại trong thực vật giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời và các tác động của môi trường, cũng như thu hút côn trùng đến thụ phấn. Chúng cũng tạo màu sắc cho nhiều loại trái cây và rau quả có màu đậm, chẳng hạn như các loại quả mọng, quả anh đào và cà chua.
FlavonolsTrong chế độ ăn uống, đây là nguồn flavonoid dồi dào nhất. Những hợp chất này được tìm thấy trong dầu ô liu, các loại quả mọng, hành tây, cải xoăn, nho, cà chua, rượu vang đỏ và trà.
Flavones.Chúng cũng có mặt rộng rãi trong thực phẩm. Flavones tồn tại trong mùi tây, cỏ xạ hương, bạc hà, cần tây và hoa cúc.
Flavanols and flavan-3-olsPhân lớp này được tìm thấy ở nồng độ cao trong trà đen, trà xanh và trà ô long. Flavanol cũng có trong ca cao, táo, nho và rượu vang đỏ.
FlavanonesNó được tìm thấy trong các loại trái cây họ cam quýt. Có thể bạn chưa biết, nhưng flavanones là nguyên nhân tạo ra vị đắng của vỏ cam, chanh và các loại cam quýt khác.
IsoflavonesIsoflavone được tìm thấy trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
AnthocyanidinsHầu hết các loại trái cây và rau quả màu đỏ, xanh hoặc tím đều là do sự có mặt của anthocyanidins. Anthocyanidins có trong quả nam việt quất, dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi, nho và rượu vang đỏ.
Hiện tại, không có Lượng tiêu thụ khuyến nghị (DRI) cho flavonoid, vì chúng không được coi là cần thiết cho sự phát triển của con người. Một chế độ ăn uống giàu thực phẩm lành mạnh sẽ chứa flavonoid một cách tự nhiên và góp phần mang lại sức khỏe tốt.
Do đó, việc sử dụng các chất bổ sung flavonoid là không cần thiết, nhưng chúng vẫn tồn tại. Một số chất bổ sung flavonoid phổ biến nhất bao gồm quercetin, phức hợp flavonoid và rutin. Hiện không có liều lượng tiêu chuẩn cho các chất bổ sung flavonoid. Các tác dụng phụ và nguy hiểm tiềm ẩn của các chất bổ sung này vẫn chưa được biết rõ.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, liều cao flavonoid có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp, tương tác với thuốc và ảnh hưởng đến nồng độ các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể của bạn. Hơn nữa, các chất bổ sung không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý chặt chẽ. Do đó, chất lượng của chúng cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
Cuối cùng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với các loại thực phẩm bổ sung.
Nếu bạn muốn thử một loại thực phẩm bổ sung, hãy tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Tóm lại, vitamin P hay flavonoid có sẵn rộng rãi trong thực phẩm. Để có được những lợi ích có thể có của flavonoid, hãy ăn nhiều loại thực phẩm từ thực vật. Bạn cũng có thể sử dụng các chất bổ sung. Tuy nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, vì tác dụng của chúng chưa được hiểu rõ.
Siro Bổ Sung Vitamin Cho Trẻ Có Tốt Không?
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Vitamin giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, điều hòa hoạt động và hoàn thiện chức năng các cơ quan. Từ đó hỗ trợ tăng trưởng thể chất và phát triển tinh thần, trí tuệ cho trẻ. Siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop là sản phẩm xuất xứ từ Malaysia. Appeton giúp cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Mỗi ml sirô chứa:
Siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop giúp:
Cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Cải thiện sự phát triển và trí thông minh cho trẻ.
Bổ sung vitamin cần thiết cho trẻ biếng ăn, kém hấp thu dưỡng chất.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp trẻ phòng chống các bệnh thường gặp.
Siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop giúp cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo hiệu quả:
Đảm bảo mua hàng đúng nhà sản xuất và chính hãng.
Đây là thực phẩm chức năng, cần sử dụng kiên trì, đều đặn.
Ngoài ra, bạn cần xây dựng một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống khoa học, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể bé.
Liều dùng khuyến cáo cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi là 1 ml mỗi ngày. Bạn có thể nhỏ trực tiếp vào miệng hoặc trộn với bột dinh dưỡng, nước hoa quả hay các thức ăn khác cho trẻ dễ uống. Lưu ý lắc kỹ chai trước khi dùng.
Siro Appeton Infant Drop sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0 – 12 tháng tuổi, giúp bổ sung vitamin cho trẻ. Đặc biệt, sản phẩm được khuyến cáo bổ sung cho trẻ biếng ăn, kém hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Chưa thấy ghi nhận về tình trạng quá liều khi sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải các phản ứng bất thường do quá liều, bạn hãy cho bé ngưng sử dụng ngay. Sau đó thông báo với bác sĩ và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nếu quên 1 liều, bạn hãy cho bé dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu đã muộn hơn 12 giờ so với liều bình thường, bạn có thể bỏ qua liều đã quên. Tuy nhiên, bạn không được cho bé dùng gấp đôi liều tiếp theo để bù cho liều đã quên.
Chưa thấy báo cáo về tác dụng không mong muốn khi sử dụng sản phẩm đúng liều dùng và cách dùng khuyến cáo. Sản phẩm sẽ an toàn nếu sử dụng đúng liều. Tuy nhiên, bạn cần cho trẻ ngưng sử dụng nếu gặp phải tác dụng phụ. Ngoài ra cần thông báo ngay với bác sĩ, dược sĩ về tác dụng phụ mà bé mắc phải.
Không dùng nếu trẻ mẫn cảm với thành phần trong sản phẩm.
Cần tính đến lượng vitamin đưa vào từ các nguồn khác.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra cũng không thể thay cho chế độ ăn uống cân bằng.
Trước khi dùng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Cần bảo quản sản phẩm ở điều kiện được khuyến cáo sau khi mở lọ.
Chưa thấy báo cáo về tương tác của siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop với các thuốc hoặc thực phẩm khác. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra tương tác, bạn cần cho trẻ ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ. Đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời nếu phản ứng nặng. Để đảm bảo an toàn, hãy cho trẻ uống cách xa sản phẩm với các thuốc và thực phẩm khác. Ngoài ra một điều cần lưu ý là nên tính lượng vitamin đưa vào từ các nguồn khác ngoài thực phẩm bổ sung này.
Bảo quản siro ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, nơi khô mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
Lắc kỹ trước khi dùng, đậy kín nắp chai sau khi sử dụng.
Không dùng quá 3 tháng sau khi mở nắp.
Để xa tầm tay trẻ em.
Trong nguyên tắc điều trị và dinh dưỡng, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất như siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop phải căn cứ trên nhu cầu của từng người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sử dụng thực phẩm chức năng hợp lý, không bừa bãi còn giúp tránh nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của bạn!
Axit Folic (Vitamin M) Là Gì ? Có Trong Thực Phẩm Nào ?
Vitamin M tên gọi quen thuộc hơn so với axit folic và folate, các tên này tuỳ sản phẩm mà được ghi khác nhau trong thành phần, nhưng thực chất chúng là cùng một chất. Vậy axit folic, vitamin M hay folate là gì? Tác dụng và nguồn thực phẩm bổ sung axit folic, tham khảo ngay sau đây.
Axit folic là gì ?Axit folic hay còn gọi là vitamin M hay folate là vitamin thiết yếu của cơ thể, giúp hình thành và duy trì tế bào, hồng cầu, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Hoạt chất này có nhiều trong súp lơ xanh, khoai tây, bơ, cam, bưởi, lòng đỏ trứng, gan, thịt gà và ngũ cốc.
Axit folic có tác dụng gì với sức khoẻ ?Đối với người lớn
Axit folic có khả năng ngăn ngừa những thay đổi, đột biến của DNA, giúp phòng ngừa ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung,…
Ngoài ra Axit folic còn giúp giảm viêm loét đại tràng, viêm gan, nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực.
Thiếu axit folic sẽ gây nên bệnh thiếu hồng cầu, thiếu máu, với triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, chán ăn…
Đối với phụ nữ mang thai
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa, phụ nữ mang thai có nhu cầu axit folic cao gấp 1,5 lần so với người bình thường.
Thiếu axit folic trong khi mang thai sẽ dễ dẫn đến khuyết tật ống thần kinh, gây ra dị tật thai nhi. Cần bổ sung axit folic trước khi thụ thai 3 tháng.
Axit folic làm giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, giúp tăng khả năng thụ thai.
Đối với trẻ em
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, axit folic đóng vai trò hình thành và phát triển chức năng não.
Ngoài ra, axit folic còn giúp phòng ngừa bệnh tự kỉ ở trẻ em.
Axit folic có trong thực phẩm nào ?
Theo Bác sĩ Thanh Bình, các loại rau súp lơ xanh, rau bina, măng tây, khoai tây, các loại trái cây gồm bơ, cam, bưởi giúp bổ sung rất nhiều axit folic …
Lòng đỏ trứng, gan, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều axit folic.
Sữa bột cũng là nguồn dinh dưỡng không chỉ chứa nhiều axit folic mà còn có canxi, protein tốt cho mẹ bầu và trẻ nhỏ.
Lưu ý khi sử dụng axit folic
Mỗi ngày, người lớn cần khoảng 400 mcg,trẻ em cần từ 65 mcg đến 300 mcg tuỳ theo độ tuổi, phụ nữ có thai
Advertisement
600 mcg và phụ nữ đang cho con bú cần 500 mcg.
Thừa axit folic sẽ gây ra ngộ độc, ngứa, nổi mề đay, phát ban, thoái hoá tuỷ sống. Giải độc bằng cách uống thật nhiều nước để thải lượng axit thừa qua đường nước tiểu.
Cần có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc bổ sung axit folic.
Axit folic dễ mất đi khi chế biến, nấu nướng. Do vậy, nên dùng sữa bột để đảm bảo được hàm lượng axit hấp thu cho cơ thể.
Nguồn: Vinmec, Sức khỏe và Đời sống
Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ về axit folic là gì? Để bổ sung đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu bảo vệ sức khoẻ cho mình và thai nhi, mà còn bảo vệ sức khoẻ cho người thân trong gia đình nữa đấy!
Có Nên Uống Vitamin E Mỗi Ngày?
Vitamin E là một loại vitamin có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là làn da với khả năng dưỡng ẩm và chống lão hóa cực tốt. Tuy nhiên cần phải biết uống vitamin E đúng cách mới có thể phát huy tối đa công dụng.
Tác dụng của Vitamin E là giúp cho tế bào phát triển, chống tình trạng lão hóa, bảo vệ các mô tránh sự oxy hóa, giúp sản sinh ra hồng cầu. Giúp phổi và những cơ quan quan trọng không bị ô nhiễm, ngăn ngừa được sự phá hủy hồng cầu bởi những chất độc có trong máu từ đó làm chậm quá trình lão hóa ở tế bào.
Bên cạnh đó, Vitamin E từ thiên nhiên sẽ giúp cho làn da của bạn không bị khô để làn da luôn tươi mới, ngăn ngừa nếp nhăn xảy ra. Ngoài ra còn làm tăng cường trí nhớ đối với những người lớn tuổi.
Trường hợp người dùng Vitamin E quá mức sẽ gây hại cho tế bào.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng Vitamin E ở liều cao sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi.
Bên cạnh đó dùng Vitamin E với liều lượng cao có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, xảy ra tình trạng như: buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, nhức đầu.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người nên bổ sung Vitamin E từ rau quả thay vì thuốc. Một số thực phẩm chứa nhiều Vitamin E như: dầu thực vật, các loại mầm, bánh mì, trứng, sữa, thịt, cá,…
Câu trả lời là nếu sử dụng trong vòng nhiều tháng liền là không nên. Cách tốt nhất là bạn nên uống trong 1-2 tháng rồi dừng lại, sau đó cách 1 -2 tháng lại tiếp tục dùng để phát huy tác dụng và tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Ở mỗi độ tuổi cần có 1 liều lượng uống vitamin E phù hợp:
Trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi: lượng vitamin E cần cung cấp mỗi ngày khoảng 4 – 5mg
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: lượng vitamin E cần cung cấp mỗi ngày khoảng 6mg
Trẻ từ 4 – 8 tuổi: lượng vitamin E cần cung cấp mỗi ngày khoảng 7mg
Người lớn, phụ nữ đang mang thai và trẻ em vào độ tuổi từ 14 trở lên: lượng vitamin E cần cung cấp mỗi ngày khoảng 15mg.
Phụ nữ đang cho con bú cần cung cấp 19mg vitamin E mỗi ngày.
Là một loại vitamin dễ tan trong chất béo, do đó để vitamin E dễ dàng được hấp thụ và phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống vitamin E vào buổi sáng, uống sau bữa ăn 30 phút. Lưu ý rằng không nên uống khi quá no và quá đói.
Một số loại viên uống vitamin E chất lượng như: Vitamin đỏ Nga, vitamin đỏ Đức, vitamin E Healthy Care 500IU của Úc, vitamin E Kirkland của Mỹ
Thông tin về vitamin E
Advertisement
Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu, giúp ngăn chặn sự phát triển các gốc tự do gây hại trong cơ thể. Vitamin E thường có nhiều trong các loại dầu thực vật, hạt béo hoặc bơ sữa.
Vitamin E là một loại vitamin được dùng nhiều nhất trong làm đẹp với công dụng dưỡng ẩm, chống lão hóa và làm đẹp da.
Ngoài dạng viên uống, vitamin E có dạng viên bôi mặt và chỉ dùng để bôi mặt, không thể uống.
Nguồn: Vinmec, VnExpress
Thiếu Vitamin B3: Hậu Quả Không Thể Lường Trước
Nguyên nhân của việc thiếu vitamin B3 (niacin) là kết quả của sự thiếu tryptophan (một loại acid amin). Dạng này gây ra chứng rối loạn gọi là Pellagra, ảnh hưởng đến da, đường tiêu hóa và não. Pellagra phát triển nếu chế độ ăn uống thiếu tryptophan vì cơ thể có thể chuyển đổi tryptophan thành niacin. Pellagra có thể là một chứng rối loạn theo mùa, xuất hiện vào mỗi mùa xuân và kéo dài qua mùa hè.
Pellagra cũng phát triển ở những người có một trong những bệnh sau đây:
Bệnh Hartnup: một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp, trong đó sự hấp thụ tryptophan bị suy giảm
Hội chứng carcinoid: một chứng rối loạn hiếm gặp trong đó tryptophan không được chuyển hóa thành niacin
Những điều sau đây có thể dẫn đến sự thiếu hụt niacin:
Nghiện rượu.
Bệnh tiêu chảy.
Xơ gan.
Thuốc trị lao isoniazid (Laniazid, Nydrazid) nếu dùng trong thời gian dài.
Thông thường, những người bị bệnh Pellagra thường phát triển đối xứng hai bên như bị phát ban đỏ sẫm giống như bị cháy nắng và trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (tình trạng này gọi là nhạy cảm với ánh sáng). Phát ban xuất hiện ở những vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:
Trên cánh tay và bàn tay (hình dạng như găng tay).
Trên bàn chân và bắp chân (có hình dạng như chiếc ủng).
Quanh cổ (giống như một chiếc vòng cổ).
Trên mặt tạo thành hình con bướm.
Các bất thường về da vẫn tồn tại dai dẳng và lâu dài.Những khu vực bị ảnh hưởng có thể trở nên có màu nâu và có vảy.
Toàn bộ hệ tiêu hóa của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lưỡi và miệng có thể bị viêm và có màu đỏ sẫm. Lưỡi sẽ bị sưng, miệng có thể bị bỏng và vết loét có thể phát triển ở cả miệng và lưỡi. Cổ họng và thực quản cũng có thể bị bỏng rát. Cơ thể sẽ tăng nhu cầu sản xuất nước bọt. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, nôn, khó chịu ở bụng, táo bón và tiêu chảy (có thể có máu).
Sau đó, mệt mỏi, mất ngủ và thờ ơ phát triển. Các vấn đề về não (bệnh não) thường xảy ra sau đó. Nó được đặc trưng bởi sự nhầm lẫn, mất phương hướng, ảo giác và mất trí nhớ. Mọi người cũng có thể bị kích động quá mức, trầm cảm, cực kỳ phấn chấn (hưng cảm), mê sảng hoặc hoang tưởng (nghĩ rằng mọi người có ý định làm hại mình).
Chẩn đoán thiếu niacin là thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng (triệu chứng biểu hiện bên ngoài). Bác sĩ có thể dễ dàng nhận thấy các tổn thương da và miệng, tiêu chảy, mê sảng và sa sút trí tuệ xảy ra đồng thời ở người bệnh. Tuy nhiên, rất khó để phân biệt những thay đổi này với những thay đổi trong tình trạng thiếu thiamin (vitamin B1).
Tiền sử về chế độ ăn thiếu niacin và tryptophan có thể giúp bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.
Các triệu chứng được cải thiện khi điều trị bằng niacin cũng có thể dùng để chẩn đoán.
Nếu cần, xét nghiệm giảm bài tiết N1-methylnicotinamide (NMN) qua nước tiểu; <0,8 mg / ngày (<5,8 mcmol / ngày) cũng là gợi ý của thiếu niacin.
Mức cho phép hàng ngày (RDA) được đề nghị cho niacin là:
Đối với nam giới: 16 mg mỗi ngày.
Đối với phụ nữ: 14 mg mỗi ngày.
Các nguồn tốt của niacin bao gồm thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, bánh mì và ngũ cốc và đậu phộng. Nếu bạn không ăn nhiều thực phẩm giàu niacin hoặc bạn có một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự hấp thụ niacin hay tryptophan, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Sản phẩm bổ sung niacin hoặc bổ sung vitamin/khoáng chất tổng hợp, thường chứa ít nhất 20 mg niacin. Con số này có thể giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt niacin trong trường hợp này.
Các chất bổ sung niacin được chấp thuận để điều trị và ngăn ngừa sự thiếu niacin. Dưới sự giám sát của bác sĩ, bạn có thể sử dụng liều cao niacin hoặc acid nicotinic không kê đơn hoặc kê đơn để hỗ trợ điều trị cholesterol cao, bao gồm cả bệnh tăng triglycerid.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc bổ sung niacin là mẩn đỏ. Các tác dụng phụ khác gồm buồn nôn, ngứa, nổi mề đay, men gan cao bất thường và táo bón. Tuy nhiên, quá nhiều acid nicotinic hoặc niacin có thể gây hại. Tránh dùng nhiều hơn bác sĩ kê đơn. Nếu bạn đang dùng liều hơn 100 mg mỗi ngày, các bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra chức năng gan định kỳ.
Nếu bạn có tiền sử bị bệnh gout, bạn nên cẩn thận với lượng niacin bạn tiêu thụ. Vì nó cũng được biết là làm tăng nồng độ acid uric trong huyết thanh.
Dấu Hiệu Cơ Thể Thiếu Vitamin
Mệt mỏi, cơ yếu và đau
Một trong những triệu chứng thiếu vitamin phổ biến nhất là mệt mỏi hoặc cảm thấy yếu ớt dù đã ngủ hoặc nghỉ ngơi đủ. Lúc này, cơ thể bị thiếu vitamin D, B3, B12, sắt, folat. Yếu cơ hoặc chuột rút cũng chỉ ra tình trạng thiếu vitamin, ví dụ vitamin D, B, E, magie.
Nếu có những triệu chứng này thì nên xem lại chế độ ăn uống đã cân bằng và lành mạnh chưa, thiếu loại vitamin nào để bổ sung.
Rụng tóc nhiều
Rụng tóc có thể xảy ra do di truyền, điều trị bệnh, mất cân bằng nội tiết tố hoặc thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng giúp mọc tóc. Nếu tóc mỏng đi hoặc không còn khỏe như trước, có thể do cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng sau: vitamin B2, biotin, folate, kẽm. Lúc này, nên cải thiện bằng cách tập trung vào chế độ ăn uống hỗ trợ sức khỏe.
Da khô
Da có thể bị khô hoặc gàu dù một người đã dùng kem dưỡng ẩm và uống đủ nước. Lý do là chế độ ăn uống chưa cung cấp đủ vitamin và khoáng chất phù hợp, gồm vitamin A, B, C, D, E, sắt, collagen, omega-3. Nên điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất phù hợp để giúp làn da khỏe mạnh, ngậm nước.
Để bổ sung vitamin, mọi người tập trung vào chế độ ăn giàu dưỡng chất thay vì uống thực phẩm chức năng. Ảnh: Freepik
Vết thương chậm lành và hệ miễn dịch yếu
Một số vitamin như E, C, K, kẽm cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động. Vitamin K còn đóng vai trò hình thành cục máu đông; vitamin C giúp chống viêm, làm lành vết thương nhanh hơn. Nếu không có đủ lượng vitamin trong cơ thể, một vết cắt bình thường cũng có thể gây chảy máu nhiều, chậm lành.
Thay đổi tâm trạng
Sự thiếu hụt vitamin cũng quyết định cảm xúc, ví dụ chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, xảy ra khi có ít ánh sáng mặt trời để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Thiếu vitamin B6 cũng góp phần gây lo lắng và trầm cảm. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B6 giúp giảm các triệu chứng bệnh tâm thần do tạo các chất truyền tin hóa học ức chế xung động não.
Giảm thị lực
Vitamin E là chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe của mắt, khi thiếu có thể gây mất thị lực theo thời gian. Còn thiếu vitamin A gây ra chứng quáng gà và giảm khả năng nhìn trong bóng tối. Lý do là cơ thể ngừng sản xuất sắc tố cho võng mạc, trong đó vitamin A đóng vai trò chủ đạo.
Advertisement
Tuy nhiên, không nên tự bổ sung vitamin A từ thực phẩm chức năng dẫn đến nạp thừa so với nhu cầu cơ thể. Dư thừa vitamin A có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như nhức đầu, đau khớp, buồn nôn.
Ngứa ran ở ngón tay, chân
Đây là dấu hiệu ít được biết đến và đáng báo động. Khi bị ngứa ở ngón tay hoặc ngón chân, cơ thể đã bị thiếu vitamin B12. Vitamin này tham gia vào sản xuất myelin, lớp bảo vệ quanh dây thần kinh; khi thiếu thì cơ thể không sản xuất đủ myelin, dây thần kinh dễ tổn thương gây ngứa. Ngoài ra, dấu hiệu ngứa còn chỉ ra thiếu vitamin B6, canxi, magie, đồng, crom. Lúc này, bạn nên đi khám để được điều trị sớm.
Chi Lê (Theo Cnet)
Cập nhật thông tin chi tiết về Vitamin P Có Phải Là Một Loại Vitamin Không? trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!