Bạn đang xem bài viết Việt Nam Sẽ Đăng Cai Sea Games 31 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đúng 18 năm sau khi đăng cai SEA Games 22 (2003), Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức SEA Games 31 vào 2023.
Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL kiêm Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Tuấn Anh chủ trì cuộc họp – Ảnh: Ngô Nguyễn
2 năm tổ chức hai đại hội “khủng”Đó là một trong những thông tin quan trọng tại hội nghị triển khai công tác Ủy ban Olympic (VOC) năm 2014. VOC cho biết, sắp tới Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á sẽ phê chuẩn kế hoạch đăng cai tổ chức SEA Games 29 năm 2023 tại Malaysia, SEA Games 30 năm 2023 tại Brunei; Việt Nam, Campuchia sẽ lần lượt được giao đăng cai SEA Games 31, 32. Khác với SEA Games 22 được tổ chức tại Hà Nội, đại hội thể thao lớn nhất khu vực 7 năm tới sẽ diễn ra tại chúng tôi và chắc chắn Việt Nam sẽ phải đầu tư một khoản tiền lớn để nâng cấp, xây mới nhiều công trình thể thao phục vụ sân chơi này. Việt Nam sẽ phấn đấu giành vị trí nhất toàn đoàn.
Cũng tại hội nghị, VOC đã khẳng định lại một lần nữa về mục tiêu tổ chức thành công ASIAD 18 vào tháng 11/2023 với tối đa 36 môn tại Hà Nội và 16 tỉnh, thành phố khác. Dự kiến, Việt Nam sẽ chi hơn 120 triệu USD cho công tác tổ chức và phấn đấu đoạt 10 – 15 HCV để lọt vào top 10. Đề án tổng thể tổ chức ASIAD 18 sắp được Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu tầm gầnVề những nhiệm vụ cụ thể của năm 2014, VOC xác định rõ Việt Nam sẽ dự ASIAD 17 tại Incheon, Hàn Quốc, từ ngày 19.9 – 4.10 với 350 thành viên (250 VĐV) của 22 môn, phấn đấu xếp hạng 15 – 20/45 quốc gia và vùng lãnh thổ, đoạt 2 – 3 HCV. Như ở điền kinh, HLV Nguyễn Đình Minh đã đăng ký HCV cho Vũ Thị Hương (cự ly 200 m rào) và tài năng trẻ Quách Thị Lan được đăng ký HCV 400 m rào. Ở môn bơi, kình ngư Ánh Viên cũng được dự kiến đoạt ít nhất 1 HCV. Môn thể dục dụng cụ, Phan Thị Hà Thanh được giao trọng trách đoạt HCV nhảy chống nữ. Đội tuyển karatedo Việt Nam cũng thuê chuyên gia người Iran Shater Zadeh, mức lương 4.000 USD/tháng với chỉ tiêu bảo vệ tấm HCV tại ASIAD 16 cho cả nội dung đối kháng (Nguyệt Ánh, Bích Phương, Ngọc Hân, Khánh Vi) và nội dung biểu diễn (Hoàng Ngân).
Ngoài ra, năm 2014, VN cũng dự Olympic trẻ lần thứ 2 tại Nam Kinh, Trung Quốc (phấn đấu đoạt 1 HCV), Đại hội Thể thao bãi biển lần thứ 4 tại Phuket, Thái Lan. Còn Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 7 với 36 môn từ ngày 6 – 16.12 tại 9 địa phương, trong đó Nam Định đăng cai chính.
Đăng bởi: Hương Giáp
Từ khoá: Việt Nam sẽ đăng cai SEA Games 31
10 Điểm Du Lịch Sẽ “Làm Mưa Làm Gió” Ở Việt Nam
Hòn Bà – Nha Trang
Có lẽ, Hòn Bà là điểm đến còn khá mới trong các chuyến du lịch Nha Trang nên khi nghe đến tên nhiều người đã nhầm lẫn và nghĩ đây là một điểm du lịch Vũng Tàu. Tuy vậy, khi đến Hòn Bà Nha Trang, khách du lịch sẽ không thể nhầm lẫn thêm một lần nào nữa bởi vẻ đẹp và kỳ vĩ của nơi đây. Có người còn ví von rằng, đỉnh Hòn Bà đẹp tựa một nàng tiên ẩn mình trong núi rừng phủ sương, khí trời se lạnh. Cách thành phố Nha Trang 60km về phía Tây Nam, Hòn Bà là ngọn núi cao gần 1600m so với mực nước biển. Nơi này nằm giữa hai xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Năm 1915, đỉnh Hòn Bà được bác sĩ, nhà thám hiểm người Pháp Alexandre Yersin tìm đến sống và làm việc một thời gian. Tại đỉnh núi này, vẫn còn lại ngôi nhà gỗ của bác sỹ Yersin, nơi mà ông đã sống và làm việc để nghiên cứu dược chất và trồng những loại cây thuốc quý hiếm. Bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng để đi từ Nha Trang đến đỉnh Hòn Bà, đường đi Hòn Bà Nha Trang sẽ cho bạn khá nhiều cảm xúc, có lúc thì chênh vênh nhưng cũng có những đoạn đường “êm đềm” như được “đi trên mây”. Nắm chắc tay lái, cùng “đồng bọn” băng qua những đoạn đường quanh co, uốn lượn với mây mù phủ xung quanh làm cho ta cảm thấy như mình là một “dũng sĩ ” giải mã những bí ẩn của xứ sở sương mù.
Càng lên cao, nhiệt độ sẽ giảm dần nhưng không vì thế mà cảnh đẹp trên đường lên đỉnh Hòn Bà sẽ giảm đi. Nhưng, càng lên cao, cảnh đẹp hai bên đường sẽ tăng dần theo độ cao của những con dốc. Hòn Bà sẽ đẹp hơn, hấp dẫn hơn nếu bạn đi vào mùa xuân. Bạn sẽ thấy những bụi hoa dại hé nở dưới nắng mai, càng về trưa những nét đẹp của “nàng tiên” sẽ được lộ diện sau khi những đám mây mù đã tan biến… Khi đã lên đến đỉnh, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng các hệ động thực vật quý hiếm đang được bảo tồn như vooc, chà vá, vượn bạc má…Đi phượt Hòn Bà Nha Trang là một cơ hội để bạn khám phá thiên nhiên, càng đi sâu vào rừng, bạn sẽ ngỡ như mình đang lạc vào thế giới mới, thế giới của màu xanh, tận hưởng bầu không khí trong hòa mình vào bản giao hưởng của thiên nhiên với tiếng chim ca hót ríu rít hòa quyện với tiếng lá xào xạc. Trên đường vào khám phá rừng xanh, thỉnh thoảng bạn có thể dừng nghỉ và trong khi đó hãy ngâm chân xuống dòng nước mát lạnh của những con suối nhỏ chảy ngang qua. Riêng bản thân tôi nghĩ, đây là một nét riêng biệt chỉ Nha Trang mới có. Hòn Bà đúng như tên gọi của nó – nàng tiên ngủ quên trong sường mù. Vào mỗi thời khắc trong ngày, nó sẽ có vẻ đẹp khác nhau. Khi ngày mới bắt đầu nó e ấp, np mình vào những kẽ lá. Còn vào lúc chiều ta, khi màu nắng đã ngả màu trên những vạc cỏ tranh, mặt trời bắt đầu xuống núi khung cảnh thật là nên thơ.
Hòn Bà – NhaTrang
Hòn Bà – NhaTrang
Cù lao Câu – Bình ThuậnHòn đảo nhỏ Cù Lao Câu hay còn gọi là Cù Lao Cau, Hòn Câu thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc. Theo ngư dân trong vùng, đảo có tên gọi như vậy vì nơi đây có nhiều rau câu chân vịt. Đảo cách đất liền điểm gần nhất khoảng gần 10 km, chiều dài của hòn đảo xinh đẹp này là 1.5 km, nơi rộng nhất cũng chưa đầy 800 m. Từ đất liền nhìn ra, Cù Lao Câu như một chiến hạm đang neo đậu trên biển với mũi tàu quay về hướng Đông. Hòn đảo hết sức hoang sơ với nước biển xanh ngắt, được bao bọc bởi hàng vạn khối đá có màu sắc và hình thù khác nhau. Đá ở đây nhiều hình thù kỳ dị và màu sắc, biến đổi khác thường tùy theo ánh sáng mỗi ngày. Nguồn nước ngọt chính trên đảo được lấy từ giếng Gia Long, ngoài ra còn lấy từ nước mưa nên đảo chỉ thích hợp với những người yêu thiên nhiên, thích du lịch mạo hiểm và ưa khám phá.
Ở Cù Lao Câu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa gió nam và mùa gió bấc. Mùa gió nam kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch, lúc nào biển êm sóng lặng, có nhiều tàu thuyền tấp nập qua đảo, khí hậu trong lành và mát mẻ. Mùa gió bấc kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch, lúc này biển động, cây cối khô cằn, gió ngược sóng lớn. Thời gian thích hợp nhất để ra chơi đảo chính là từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch bởi lúc này biển lặng, gió biển dịu mát, biển xanh ngắt mênh mông quyến rũ. Bình thường thì bạn có thể du lịch ở đây một ngày sau đó lại về bờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu bạn muốn ở lại qua đêm thì cần phải xin phép bộ đội biên phòng trên đảo bởi đảo thuộc quyền quản lý của bộ đội biên phòng. Điểm đặc biệt trên đảo là không có dịch vụ lưu trú nào nên nếu muốn nghỉ lại đâu các bạn phải tự chuẩn bị lều, túi ngủ…Hoặc các bạn cũng có thể xin ngủ nhờ ở đồn biên phòng, các anh bộ đội ở đây rất thân thiện.
Cù lao Câu – Bình Thuận
Cù lao Câu – Bình Thuận
Bán đảo Đầm Môn – Khánh HòaNha Trang từ lâu đã nổi tiếng với những bãi biển êm đềm xanh mát, với khu du lịch Vinperland đẳng cấp quốc tế và với những đầm vịnh hoang sơ xinh đẹp. Trong đó, bán đảo Đầm Môn là một điểm đến Nha Trang tuyệt vời được nhiều người biết đến. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên không thể diễn tả được với những bãi biển trải dải thơ mộng, nước biển trong xanh và êm ả cùng với rừng nguyên sinh rậm rạp và một làng chài mộc mạc. Đầm Môn nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố hơn 80km theo Quốc lộ 1A về phía Bắc (cách 45km theo đường biển). Với diện tích tự nhiên 128km², điểm đến Nha Trang mới này hội tụ đầy đủ điều kiện tự nhiên tối ưu cho sự phát triển du lịch sinh thái như khí hậu, bờ biển, rừng núi, cảnh quan, môi trường, cảng biển, nguồn cung cấp hải sản… Đặc biệt, mọi thứ ở địa điểm du lịch Nha Trang này còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ vốn có.
Bán đảo Đầm Môn gồm khoảng 20 đảo lớn nhỏ với 30 bãi tắm, có rừng nguyên sinh và một làng chài mộc mạc với 3 thôn là Đầm Môn Hạ, Đầm Môn Thượng và Xuân Đừng. Bán đảo này khá hấp dẫn, thơ mộng với bờ biển hoang sơ và sạch sẽ, nước biển trong xanh, êm đềm có thể thấy được tận đáy biển. Biển ở vùng này được bao bọc bởi một hệ thống đảo nhỏ hình cánh cung vì thế khá lặng sóng. Đặc biệt, nơi đây cũng là một trong những điểm đón ánh bình minh đầu tiên. Thôn Đầm Môn Thượng của làng chài sở hữu những cồn cát cao, du khách có thể leo lên những nơi ấy để ngắm biển xanh thăm thẳm ngoài xa. Tiếp đó, du khách đi ghe qua thôn Xuân Đừng để tận hưởng một trong những bãi biển đẹp và sạch của thành phố Nhà Trang. Đặc biệt, du khách còn được khám phá sự kỳ diệu của thiên nhiên, chỉ cần đào một hố nhỏ sâu khoảng 1m, cách mặt biển vài chục cm, 20 phút sau, bạn có thể dùng tay vớt những giọt nước ngọt trong veo mát rượi.
Bán đảo Đầm Môn – Khánh Hòa
Bán đảo Đầm Môn – Khánh Hòa
Cánh đồng quạt gió – Bạc LiêuCánh đồng quạt gió Bạc Liêu là một dự án tái tạo điện từ năng lượng gió. Tuy vậy sau khi hình thành nó trở thành điểm tham quan, chụp ảnh hấp dẫn nhiều du khách. Đến đây du khách chụp những bức ảnh như đến từ châu Âu vậy. Đường đến điện gió Bạc Liêu không dễ đi lắm. Đường đi đến đây vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh lắm. Tuy vậy xe lớn vẫn có thể vào bên trong được. Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 15km. Điện gió Bạc Liêu là vùng giáp biển nên gió khá lớn và nắng khá gay gắt. Bạn nên tham quan từ 6h00 – 9h00 sáng hoặc khoảng 16h00 chiều là tốt nhất. Nơi đây có nhiều tuabin cho chụp ảnh, nhưng vào thời tiết gió lớn người bảo vệ sẽ chỉ định khu vực cấm vào. Gió ở đây đôi lúc rất lớn, với những người yếu tim thì không nên đi ra. Ngoài ra những vật dụng dễ bay như nón cần được giữ cẩn thận.
Cảnh vật ở đây khá đẹp, những tuabin gió khổng lồ trắng cao. Tuy vậy biển ở đây có màu nâu của phù sa. Vì thế bạn nên lựa chọn trang phục và phần mềm chỉnh ảnh hậu kỳ thật tốt. Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu là dự án cối xây gió tạo điện từ năng lượng gió đầu tiên ở Việt Nam. Nó được xây dựng từ năm 2010. Công trình có tổng cộng 62 tuabin gió khổng lồ và đều nằm giáp mặt biển. Mỗi tuabun gió nặng khoảng 200 tấn, cao 80m và đường kính là 4m. Cánh quạt dài 42m và được làm bằng nhựa tổng hợp. Đặc biệt vào thời điểm thời tiết xấu, cánh quạt có thể gập lại để tránh sự cố. Từ khi đi vào hoạt động, cánh đồng quạt gió này trở thành điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu, thu hút rất nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh và ngắm cảnh hoàng hôn lãng mạn. Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu nằm trải dài trên một khu vực rất rộng lớn, nhiều chỗ được thoải mái tham quan, chụp ảnh, tuy nhiên, cũng có những khu vực có người bảo vệ, bạn phải xin phép mới được vào đó nha.
Cánh đồng quạt gió – Bạc Liêu
Cánh đồng quạt gió – Bạc Liêu
Đảo Tam Hải – Quảng NamTam Hải “hớp hồn” du khách bởi bãi biển chạy dài cong cong hình vòng cung, những hàng dừa xiêm cao vút rợp bóng, nghiêng mình về phía biển, bởi vô vàn phiến đá lớn nhỏ muôn hình vạn dạng xếp chồng lên nhau và bởi khung cảnh bình dị của người dân làng chài với lưới, ghe thuyền và thúng, hết sức bình dị. Đảo Tam Hải còn được các tín đồ mê xê dịch ví von là “Lý Sơn” phiên bản Quảng Nam bởi vẻ đẹp của ghềnh đá Bàn Than có nhiều nét khá tương đồng với cổng Tò Vò ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Bất kì du khách nào khi đặt chân đến đây đều ngạc nhiên vì sự tương đồng kì lạ này. Nơi đây có những bàn đá đen lấp lánh trải dài hơn 1km do hoạt động xâm thực lâu ngày của gió, của nước. Bàn tay đầy khéo léo của mẹ thiên nhiên đã nhào nặn nên những hốc đá muôn hình thù kỳ lạ, thú vị. Mỗi một khối đá tựa như một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật đặt giữa biển trời bao la. Từ ghềnh Bàn Than, phóng tầm mắt ra xa là các đảo nhỏ với những rạn san hô đây màu sắc rực rỡ như hòn Mang, hòn Dứa, hòn Đá Chìm…
Đảo Tam Hải – Quảng Nam
Đảo Tam Hải – Quảng Nam
Đảo Phú Quý – Bình ThuậnTừ một huyện đảo khó khăn cách xa đất liền, thu nhập chính của các hộ dân là nuôi trồng, đánh bắt hải sản và làm nông nghiệp, đến nay du lịch đảo Phú Quý đã từng bước đưa đảo ngày càng gần hơn với đất liền, đồng thời từng bước trở thành ngành kinh tế chính của huyện. Mặc dù có sự xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ, nhưng đến với Phú Quý, du khách vẫn cảm nhận được nguyên vẹn sự thân thiện của người dân đảo, không khí trong lành, sảng khoái, sự hấp dẫn bởi vẻ hoang sơ thuần khiết và đặc biệt, giá cả các dịch vụ bình dân, tránh những bức xúc trong du khách do hiện tượng chặt chém, đội giá vốn tồn tại ở rất nhiều điểm du lịch khác trên cả nước. Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo nhỏ, với diện tích 16 km² của tỉnh Bình Thuận. Phú Quý có 03 xã với hơn 25 nghìn dân. Tài nguyên Phú Quý rất phong phú động, thực vật sống dưới biển như đồi mồi, tôm hùm, cá mú, cua huỳnh đế, cua mặt trăng, hoa đỏ nền vàng, ốc xà cừ ngọc nữ, hải sâm, bào ngư và những rạng san hô với nhiều sắc màu rực rỡ, nhiều bãi tắm quanh đảo cát trắng tinh làm say đắm lòng người. Ngoài đảo chính, chung quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao hướng Tây – Bắc, Hòn Đỏ hướng Đông – Bắc và Hòn Tranh và Hòn Hải hướng Tây Nam.
Đảo Phú Quý – Bình Thuận
Đảo Phú Quý – Bình Thuận
Tả Xùa – Sơn LaTà Xùa là một địa điểm du lịch bụi còn chưa được khai phá nên chỉ có một cách duy nhất di chuyển đến Tà Xùa là bằng xe máy. Có nhiều cung đường đến Tà Xùa tùy thuộc vào địa điểm bạn muốn ghé quá trong hành trình tìm kiếm điểm đến hoang sơ, huyền bí này. Đường đến Tà Xùa ngoằn ngoèo, đầy sỏi đá nhưng vô cùng đẹp đẽ. Cảnh quan xung quanh sẽ khiến bạn vỡ òa cảm xúc với sắc xanh bạt ngàn của núi rừng hòa quyện sương mây trắng tinh khôi. Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên kì diệu huyền ảo. Ở Tà Xùa, cả 4 hướng đều được bao phủ bởi biển mây trắng xóa, rợn ngợp. Đứng trên đỉnh Tà Xùa nhìn xuống, bạn tưởng như mình lạc vào chốn thần tiên xứ sở sương mù chỉ có trong truyện cổ tích thần thoại vậy. Thung lũng mây Tà Xùa được che chắn bởi dãy núi hùng vĩ, trùng điệp nên Tà Xùa vô cùng lặng gió nên bạn có thể tha hồ chụp choẹt tự sướng sống ảo cùng hội bạn thân mà không lo mây sương tan đi. Bạn sẽ được cảm nhận lớp mây bồng bềnh tan trong bàn tay như những lớp sóng dập dềnh trên hồ. Phía xa xa, những bản làng thoắt ẩn thoắt hiện mang đậm nét độc đáo của con người Sơn La là bức tranh tuyệt đẹp bạn sẽ không bao giờ quên khi đặt chân tới đây.
Tả Xùa – Sơn La
Tả Xùa – Sơn La
Đảo Hải Tặc – Kiên GiangĐảo Hải Tặc có 16 hòn đảo, trong đó Hòn Tre (Hòn Đốc) là đảo chính lớn nhất và cũng là nơi trung tâm của xã đảo Hà Tiên, tập trung đông dân cư sinh sống nhất. Đến đây, bạn có thể tha hồ hoà mình vào bãi biển xanh cát trắng dài mênh mông, chơi các trò chơi sôi động trên bờ biển hoặc thuê đồ lặn ngắm những rạn san hồ và khám phá thế giới dưới biển với nhiều sinh vật biển độc đáo. Một số hoạt động khác là câu mực, cá vào ban đêm, lặn biển bắt sò, ốc, ghẹ… hoặc đi thuyền đánh bắt hải sản cùng ngư dân, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Những món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến đảo Hải Tặc là cầu gai, tôm, cua đá, ghẹ, ốc, cá mú… Bạn có thể đặt món trước với người dân rồi trả tiền cho họ. Hoặc bạn có thể tự mình chọn mua hải sản ở cầu cảng vào sáng sớm và nhờ người dân làm giúp bạn. Đảm bảo bạn sẽ được thưởng thức những món hải sản thơm ngon với giá hợp lý nhất.
Đảo Hải Tặc – Kiên Giang
Đảo Hải Tặc – Kiên Giang
Măng Đen – Kon TumMăng Đen là thiên đường sinh thái ở một thị trấn thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Măng Đen có độ cao hơn 1.200 m so với mực nước biển. Vùng này có khí hậu ôn đới nên quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không cao chỉ giao động trung bình từ 16 – 22 độ C, nên cũng có thể nói là se se lạnh. Được rừng nguyên sinh bao bọc và có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên.Do khí hậu ôn hòa nên ở đây có khá nhiều hệ động thực vật sinh sống. Hoa nở bốn mùa, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Có ba hồ bảy núi nên nơi đây được ví như thiên đường sinh thái – Nàng thơ của Kon Tum. Du lịch Măng Đen bạn sẽ được đi trên những con đường quanh co khúc khuỷu, hai bên những dặng thông xanh ngát, mùi hoa rừng tỏa hương ngào ngạt. Cách trung tâm thị trấn 5 km, bạn như lạc giữa vườn hoa rực rỡ sắc màu của Ê Ban Farm, tha hồ chụp hình kỷ niệm cho mình và gia đình. Hơn 10 năm trước nhiều nhà đầu tư đến Măng Đen xây dựng phát triển du lịch, tuy nhiên nơi đây đón nhận lượng khách ít ỏi. Gần hai năm qua, những dự án du lịch Măng Đen được tái khởi động, nhiều khách sạn, resort được phát triển.
Một điểm dừng thú vị khác là chùa Khánh Lâm được xây dựng trên một ngọn đồi nguyên sinh, cao trên 1.200 m. Từ chân đồi, theo lối cổng tam quan phía trước, du khách bước qua hơn 200 bậc đá lên đến ngôi chùa bề thế. Nơi linh thiêng này ẩn hiện dưới những tán cây rừng xum xuê, tạo nên một vẻ đẹp yên bình, thanh khiết làm say đắm lòng người. Đến Măng Đen bạn sẽ được đi trên những con đường quanh co uốn lượn, hai bên là những rặng thông xanh mát, hoa lan rừng tỏa hương thơm nhẹ nhẹ. Tản bộ là thú vui của những du khách khi tới nơi đây. Ở Măng Đen bạn còn có thể đi thăm quan khu du lịch Kon Tum hồ Đăk Ke – một hồ đẹp và hoang sơ địa điểm du lịch lý tưởng cho khách du lịch tham quan. Vì là khu sinh thái hoang sơ nguyên bản nên Măng Đen còn lưu giữ trong mình được nhiều thảm thực vật, động vật phong phú, đa dạng về chủng loại. Măng Đen có bảy hồ ba thác đặc sắc như Đăk Ke, Pa sỹ, Lô Ba, hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô… thích hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.
Măng Đen – Kon Tum
Măng Đen – Kon Tum
Tà Năng – Phan DũngỞ đoạn đầu chặng bạn sẽ đi qua cánh rừng gần thôn Ma Kir, xã Đa Quyn, phong cảnh ở đây chưa có sự khác biệt quanh năm cỏ tốt và địa hình khả bằng phẳng. Đi sâu vào các quả đồi địa hình có hiểm trở hơn, mùa cỏ xanh có nhiều mưa, đường đất khá trơn nên đi qua đây bạn nên chuẩn bị một đôi dày có độ bám và di chuyển cẩn thận. Ngược lại mùa nắng, đường đất khô thì bạn dễ dàng bước đi hơn. Dọc cũng đường này bạn sẽ gặp những ngọn đồi dốc vừa đủ đẹp như tranh vẽ hiện dần trước tầm mắt, cảnh sắc thiên nhiên vào mùa nào cũng mang vẻ đẹp kỳ vĩ khi trên cao là bầu trời trong veo lộng gió, phía dưới là thung lũng ngút ngàn màu xanh. Nếu đi vào mùa mưa, bạn lưu ý là nên chọn địa điểm không quá cao và có tán cây to rậm để dựng lều nhằm hạn chế mưa và gió thổi. Còn nếu bạn đi vào mùa cỏ cháy và muốn cắm trại trên đỉnh đồi cao thì tuyệt đối không nên bỏ qua việc ngắm bình minh mỗi khi sáng sớm, chắc chắn đó là trải nghiệm đáng nhớ. Điều đặc biệt ở mùa cỏ xanh Phan Dũng là cầu vồng sau mưa vô cùng rực rỡ, khung cảnh sau mưa sẽ vô cùng trong lành.
Tà Năng – Phan Dũng
Tà Năng – Phan Dũng
Đăng bởi: Việt Rồng
Từ khoá: 10 Điểm du lịch sẽ “làm mưa làm gió” ở Việt Nam
Tiêu Chuẩn Việt Nam Tcvn5017
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5017-1:2010
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5017-1 : 2010
Bạn đang xem: Tcvn 5017-1:2010
ISO 857-1 : 1998
HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN – TỪ VỰNG – PHẦN 1: CÁC QUÁ TRÌNH HÀN KIM LOẠI
Welding and allied processes – Vocabulary – Part 1: Metal welding processes
Lời nói đầu
TCVN 5017-1 : 2010 thay thế cho TCVN 5017 : 1989.
TCVN 5017-1 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 857-1 : 1998.
TCVN 5017-1 : 2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 44 Quá trình hàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
– Phần 1 (ISO 857-1 : 1998): Các quá trình hàn kim loại
HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN – TỪ VỰNG – PHẦN 1: CÁC QUÁ TRÌNH HÀN KIM LOẠI
Welding and allied processes – Vocabulary – Part 1: Metal welding processes
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 13916 : 1996, Welding – Guidance on the measurement of preheating temperature, interpass temperature and preheat maintenance temperature (Hàn – Hướng dẫn đo nhiệt độ nung nóng trước, nhiệt độ giữa các lớp hàn và nhiệt độ nung nóng trước cho bảo dưỡng).
3. Thuật ngữ cơ bản
3.1 Hàn kim loại
Nguyên công liên kết kim loại bằng cách nung nóng hoặc ép hoặc kết hợp giữa nung nóng và ép để bảo đảm tính liên tục của kim loại các chi tiết được nối ghép với nhau.
CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng hoặc không sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ nóng chảy của kim loại cơ bản. Kết quả của quá trình hàn là mối hàn.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này cũng bao gồm các quá trình tạo ra lớp phủ kim loại trên bề mặt.
3.1.1 Hàn áp lực
Quá trình hàn thường không có kim loại điền đầy, trong đó ngoại lực được tác dụng tới mức có thể gây ra sự biến dạng dẻo nhiều hoặc ít của cả hai bề mặt được hàn với nhau.
CHÚ THÍCH: Thông thường, nhưng không cần thiết các bề mặt được nung nóng để cho phép hoặc thuận lợi cho việc tạo ra quá trình hàn.
3.1.2 Hàn nóng chảy
Công việc hàn được thực hiện không có tác dụng của ngoại lực mà bằng cách làm nóng chảy các bề mặt được hàn với nhau và thường có bổ sung nhưng cũng có thể không cần thiết phải bổ sung kim loại điền đầy nóng chảy.
3.1.3 Phủ bề mặt (bằng hàn)
Tạo ra một lớp kim loại trên chi tiết gia công bằng phương pháp hàn để đạt được tính chất hoặc kích thước yêu cầu.
3.1.4 Nối (bằng hàn)
Tạo ra mối nối bền lâu giữa hai hoặc nhiều chi tiết bằng phương pháp hàn.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này dùng để phân biệt hàn với phủ bề mặt.
3.2 Chất mang năng lượng
Hiện tượng vật lý cung cấp năng lượng cần thiết cho hàn bằng cách truyền hoặc biến đổi năng lượng trong các chi tiết gia công (hàn).
CHÚ THÍCH 1: Trong Điều 4 đã sử dụng các chất mang (tải) năng lượng với các số hiệu tương ứng sau:
1 Chất rắn
2 Chất lỏng
3 Chất khí
4 Chất phóng điện
5 Chất phát xạ (bức xạ)
6 Chuyển động của một khối lượng
7 Dòng điện
8 Không được qui định
CHÚ THÍCH 2: Khi hàn có sử dụng các chất mang năng lượng là chất rắn, chất khí hoặc chất phóng điện thì nhiệt cần dùng cho hàn phải được tác dụng vào các chi tiết gia công, trong khi hàn bằng chùm tia năng lượng bức xạ, hàn bằng chuyển động của một khối lượng hoặc hàn bằng dòng điện thì năng lượng (hoặc năng lượng cơ học trong hàn nguội có áp lực) được tạo ra bởi sự biến đổi năng lượng trong bản thân chi tiết gia công (hàn).
Đối với chất rắn, chất lỏng và chất khí, yếu tố quyết định là entanpi của chúng. Chất phóng điện và dòng điện là các cơ cấu dẫn hướng năng lượng của các hạt tích điện chuyển động tới vùng hàn. Trong trường hợp chất phóng điện năng lượng này được tạo ra bởi plasma hoặc tia lửa điện và trong môi trường dòng điện, năng lượng này được tạo ra bởi nhiệt của điện trở. Khi có dòng điện chạy qua do cảm ứng hoặc được truyền tới bởi dây dẫn.
Bức xạ là sự truyền năng lượng dưới dạng sóng bởi ánh sáng hoặc các chùm hạt tích điện. Đối với chuyển động của một khối lượng, các yếu tố đặc trưng là lực và sự dịch chuyển theo thời gian. Các dạng khác nhau của chuyển động là chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay và chuyển động dao động.
4.1 Hàn áp lực
4.1.1 Chất mang năng lượng: Vật thể rắn
4.1.1.1 Hàn chi tiết được nung nóng
Các quá trình hàn bằng áp lực khi các chi tiết gia công được nung nóng bằng dụng cụ gia nhiệt trong vùng mối nối được hàn.
CHÚ THÍCH: Việc nung nóng có thể là nung nóng không đổi hoặc nung nóng mạch động và mối hàn được thực hiện bằng cách tác dụng lực mà không có bổ sung thêm vật liệu điền đầy. Lực được tác dụng bởi dụng cụ hình nêm hoặc thông qua vòi phun cấp một trong các chi tiết được hàn.
4.1.1.2 Hàn bằng dụng cụ hình nêm được nung nóng
Hàn chi tiết được nung nóng bằng dụng cụ hình nêm được nung nóng.
Xem Hình 1.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Bộ phận cấp chi tiết hàn
3 Nguồn điện
4 Dụng cụ hình nêm
5 Chi tiết gia công
Hình 1 – Hàn bằng dụng cụ hình nêm được nung nóng
4.1.1.3 Hàn bằng vòi cấp chi tiết hàn được nung nóng
Hàn chi tiết được nung nóng bằng vòi cấp chi tiết hàn được nung nóng.
Xem Hình 2.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết gia công (hàn)
2 Nguồn điện
3 Vòi cấp chi tiết hàn
4 Mối hàn
Hình 2 – Hàn bằng vòi cấp chi tiết hàn được nung nóng
4.1.1.4 Hàn bằng đầu đinh
Biến thể của quá trình hàn bằng vòi cung cấp chi tiết hàn được nung nóng khi mà đầu mút của một hoặc hai dây thép được cấp qua vòi và được nung nóng bằng ngọn lửa hoặc bằng phóng điện để tạo thành giọt kim loại nhỏ, dưới tác dụng của lực giọt kim loại này được ép phẳng thành dạng đầu mũ đinh.
CHÚ THÍCH: Cũng có thể thực hiện các quá trình hàn 4.1.1.2 đến 4.1.1.4 bằng chất mang năng lượng, chuyển động của khối lượng (hàn siêu âm) hoặc bằng sự kết hợp của cả hai quá trình trên.
Xem hình 3.
CHÚ DẪN:
1 Ngọn lửa
2 Giọt kim loại nóng chảy
3 Nguồn điện
4 Vòi cấp dây
5 Chi tiết gia công
6 Mối hàn
Hình 3 – Hàn bằng đầu đinh.
4.1.2 Chất mang năng lượng: chất lỏng
4.1.2.1 Hàn trong khuôn đúc có áp lực
Hàn áp lực khi mối nối được đặt trong khuôn đúc và kim loại nóng chảy được rót lên các bề mặt được hàn tới khi hoàn thành được mối nối hàn.
Xem hình 4.
CHÚ THÍCH: Kim loại nóng chảy thường được tạo thành bởi phản ứng nhiệt nhôm (xem 4.2.2.2)
CHÚ DẪN:
1 Khuôn đúc
2 Chi tiết gia công (hàn)
3 Mối hàn
4 Chi tiết gia công (hàn)
5 Kim loại nóng chảy
Hình 4 – Hàn trong khuôn đúc có áp lực
4.1.3 Chất mang năng lượng: chất khí
4.1.3.1 Hàn bằng ngọn lửa oxy – khí đốt có áp lực (47)
Hàn áp lực trong đó các chi tiết hàn được nung nóng tại các bề mặt hàn lại với nhau bằng ngọn lửa oxy-khí đốt và mối hàn được tạo thành bằng tác dụng của lực mà không có bổ sung kim loại điền đầy. Mối nối ghép của các chi tiết hàn có thể là loại hở hoặc khép kín.
Xem Hình 5.
CHÚ DẪN:
1 Đầu được chồn lại
2 Mối hàn
3 Mỏ hàn
4 Ngọn lửa hàn
5 Chi tiết gia công hàn
Hình 5 – Hàn bằng ngọn lửa oxy-khí đốt có áp lực
4.1.4 Chất mang năng lượng: Chất phóng điện
4.1.4.1 Hàn giáp mép với hồ quang di chuyển dọc theo mối hàn (185)
Hàn hồ quang áp lực, trong đó hồ quang bị một từ trường đẩy di chuyển dọc theo mối hàn để nung nóng các bề mặt được hàn, sau đó các bề mặt này được ép lại với nhau bằng lực và được hàn lại.
4.1.4.2 Hàn xung (77)
Hàn áp lực khi sử dụng nhiệt từ hồ quang được tạo ra bởi sự phóng điện nhanh. Áp lực được tác dụng có xung động trong quá trình hoặc ngay sau sự phóng điện.
CHÚ THÍCH: Cũng có thể có sự nung nóng thêm do điện trở kèm theo. Quá trình này được sử dụng chủ yếu cho hàn các vít cấy.
4.1.4.3 Hàn hồ quang các vít cấy bằng nóng chảy và rèn có vòng gốm hoặc khi bảo vệ (783)
Hàn xung một vít cấy có đầu mút tiếp xúc ban đầu với chi tiết hàn và sau đó mồi sự phóng điện bằng cách nâng đầu mút vít cấy lên và bảo vệ sự phóng điện bằng vòng gốm hoặc khí bảo vệ.
Xem hình 6.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Hồ quang
3 Vòng gốm
4 Vít cấy (chi tiết hàn)
5 Súng hàn
6 Lò xo
7 Nam châm nâng
8 Nguồn điện
9 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 6 – Hàn hồ quang các vít cấy bằng nóng chảy và rèn có vòng gốm hoặc khí bảo vệ
4.1.4.4 Hàn hồ quang các vít cấy bằng phóng điện của tụ điện (785)
Hàn hồ quang vít cấy có dạng chốt trong đó hồ quang được tạo ra bằng sự phóng điện với dòng điện có cường độ lớn từ một tụ điện để nung nóng giữa vít cấy và chi tiết hàn.
CHÚ DẪN:
1 Vít cấy
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Hồ quang
4 Ống chặn
Hình 7 – Hàn hồ quang các vít cấy bằng phóng điện của tụ điện
4.1.4.5 Hàn hồ quang các vít cấy bằng phóng điện của tụ điện có đầu mồi lửa dạng chuyên dùng (786)
Hàn xung một vít cấy khi hồ quang được mồi bằng sự nóng chảy và bốc hơi của một đầu mút dạng chuyên dùng của vít cấy bởi dòng điện có cường độ lớn.
Xem Hình 8.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Đầu vít cấy
3 Chi tiết hàn (gia công)
4 Hồ quang
5 Vít cấy (chi tiết hàn)
6 Súng hàn
7 Lò xo
8 Nguồn điện
Hình 8 – Hàn hồ quang các vít cấy bằng phóng điện của tụ điện có đầu mồi lửa dạng chuyên dùng
4.1.5 Chất mang năng lượng: sự (chất) bức xạ
(Cho đến nay chưa có quá trình hàn nào)
4.1.6 Chất mang năng lượng: chuyển động của một khối lượng
4.1.6.1 Hàn nguội bằng áp lực
Quá trình hàn chỉ sử dụng áp lực tác động liên tục để tạo ra các biến dạng dẻo lớn.
4.1.6.2 Hàn nguội bằng chồn dập
Hàn nguội bằng áp lực trong đó các khuôn chồn dập được sử dụng như các đồ gá kẹp để tạo ra sự biến dạng và chảy dẻo yêu cầu.
Xem Hình 9.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Đồ gá kẹp
Hình 9 – Hàn nguội bằng chồn dập
4.1.6.3 Hàn nguội bằng thúc ép
Hàn nguội bằng áp lực với việc sử dụng khuôn thúc ép chuyên dùng.
Xem Hình 10.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Chày ép
4 Khuôn thúc ép
Hình 10 – Hàn nguội bằng thúc ép
4.1.6.4 Hàn (bằng) va đập
Hàn áp lực trong đó các chi tiết gia công được hàn lại với nhau bằng lực đập. Nhiệt được tạo ra do va chạm đột ngột sẽ tham gia vào quá trình hàn.
4.1.6.5 Hàn nổ (441)
Hàn bằng va đập trong đó các chi tiết gia công được hàn lại với nhau khi chúng va đập vào nhau do sự nổ của chất nổ.
Xem Hình 11.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Sóng va đập
4 Chất nổ
5 Tấm di chuyển
6 Tấm cơ bản
a) Hàn nổ để bọc kim loại
CHÚ DẪN:
1 Ống
2 Ống bảo vệ
3 Ngòi nổ
4 Tấm dạng ống
5 Dây nổ
6 Chất nổ chính
7 Môi trường chuyển động bằng chất dẻo
b) Hàn nổ ống với tấm dạng ống
Hình 11 – Hàn nổ
4.1.6.6 Hàn bằng xung lực của từ trường
Hàn bằng va đập trong đó xung của dòng điện có cường độ lớn khi đi qua một cuộn dây bao quanh các chi tiết hàn tạo ra một từ trường để sinh ra lực hàn.
Xem Hình 12.
CHÚ DẪN:
1 Ống (chi tiết hàn)
2 Nút (chi tiết hàn)
3 Nguồn điện
4 Mối hàn
5 Cuộn dây nam châm
Hình 12 – Hàn bằng xung lực của từ trường
4.1.6.7 Hàn bằng ma sát
Hàn áp lực trong đó các bề mặt hàn nối với nhau được nung nóng bằng ma sát, thường bằng cách quay một hoặc cả hai chi tiết hàn tiếp xúc với nhau hoặc bằng cách chỉ quay chi tiết ma sát; thông thường mối hàn được hoàn thành bởi lực ép thúc sau khi chi tiết ma sát ngừng quay.
Xem Hình 13.
4.1.6.8 Hàn bằng ma sát với đường dẫn động liên tục
Hàn bằng ma sát khi sử dụng chuyển động quay có vận tốc không đổi.
Xem Hình 13.
CHÚ DẪN:
1 Phanh
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Bavia
4 Mối hàn
5 Đồ gá kẹp
Hình 13 – Hàn bằng ma sát
4.1.6.9 Hàn bằng ma sát với quán tính
Hàn bằng ma sát trong đó năng lượng quay được tích trữ trong một bánh đà có vận tốc quay giảm liên tục.
Xem Hình 14.
Hình 14 – Hàn bằng ma sát với quán tính
4.1.6.10 Hàn bằng ma sát có quỹ đạo
Hàn bằng ma sát trong đó một chuyển động có quỹ đạo được tạo ra tại mặt phân cách của mối hàn bằng cách quay cả hai chi tiết hàn với cùng một vận tốc, theo cùng một chiều nhưng trục quay của một chi tiết hàn có dịch chuyển nhỏ so với trục quay của chi tiết kia.
Xem Hình 15.
CHÚ THÍCH: Khi kết thúc chu kỳ dịch chuyển, các chi tiết hàn lại thẳng hàng với nhau và được hàn lại.
Hình 15 – Hàn bằng ma sát có quỹ đạo
4.1.6.11 Hàn bằng ma sát hướng kính
Hàn bằng ma sát trong đó một vòng có hình dạng thích hợp được quay và nén hướng kính trên hai đoạn chi tiết, hình trụ rỗng để tạo thành mối nối hàn a)
Xem Hình 16.
CHÚ THÍCH: Cũng có thể sử dụng kỹ thuật để nong một vòng bên trong các đoạn chi tiết hình trụ rỗng để tạo thành mối nối hàn b). Trong phương án thứ ba c), có thể hàn một vòng thường bằng vật liệu khác với mặt ngoài của thanh hình trụ đặc.
Hình 16 – Hàn bằng ma sát hướng kính
4.1.6.12 Hàn rèn (43)
Hàn áp lực trong đó các chi tiết hàn được nung nóng trong không khí trong lò rèn sau đó được hàn bằng lực đập của búa hoặc bất cứ lực xung nào khác đủ để gây ra biến dạng dư tại các bề mặt được hàn.
Xem Hình 17.
CHÚ DẪN:
1 Đe
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Búa
4 Mối hàn
Hình 17 – Hàn rèn
4.1.6.13 Hàn siêu âm (41)
Hàn áp lực trong đó các dao động cơ học có tần số cao và biên độ thấp kết hợp với một lực tĩnh cho phép hàn hai chi tiết với nhau ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với điểm nóng chảy của vật liệu.
Xem Hình 18.
CHÚ THÍCH: Có thể hoặc không cần bổ sung thêm nhiệt.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Dao động siêu âm
3 Bộ chuyển đổi
4 Sonotrode
5 Dụng cụ tạo rung
6 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 18 – Hàn siêu âm
4.1.6.14 Hàn siêu âm có nung nóng
Hàn siêu âm với đe được nung nóng riêng trong quá trình hàn.
Xem Hình 19.
CHÚ DẪN:
1 Đe được nung nóng bằng điện
2 Dao động siêu âm
3 Bộ chuyển đổi
4 Sonotrode
5 Dụng cụ tạo dao động
6 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 19 – Hàn siêu âm có nung nóng
4.1.7 Chất mang năng lượng: dòng điện
4.1.7.1 Hàn điện trở (2)
Hàn áp lực trong đó nhiệt cần thiết cho hàn được tạo ra bởi điện trở có dòng điện chạy qua đặt đối diện với vùng hàn.
4.1.7.2 Hàn điểm (21)
Hàn điện trở trong đó mối hàn được tạo ra tại một vị trí trong các chi tiết hàn giữa các điện cực hàn điểm, mối hàn có diện tích xấp xỉ bằng diện tích của mặt nút các điện cực hàn.
Xem Hình 20.
CHÚ THÍCH: Trong quá trình hàn các điện cực tác dụng lực vào vị trí (điểm) hàn.
CHÚ DẪN:
1 Vị trí (điểm) hàn
2 Điện cực hàn điểm
3 Chi tiết hàn (gia công)
4 Điện cực hàn điểm
5 Nguồn điện
a) Hàn điểm trực tiếp (212)
CHÚ DẪN:
1 Tấm để dẫn điện
2 Vị trí (điểm) hàn
3 Chi tiết hàn (gia công)
4 Nguồn điện
5 Điện cực hàn điểm
b) Hàn điểm gián tiếp (211)
Hình 20 – Hàn điểm điện trở
4.1.7.3 Hàn đường (hàn lăn) mối nối chồng (221)
Hàn điện trở trong đó lực được tác dụng liên tục và dòng điện tạo ra liên tục hoặc gián đoạn một loạt các mối hàn điểm phủ chờm lên nhau, các chi tiết hàn được đặt giữa các bánh điện cực hoặc giữa một bánh điện cực và một thanh điện cực.
Xem Hình 21.
CHÚ THÍCH: Lực và dòng điện được truyền bởi các bánh điện cực có chuyển động quay liên tục để tạo ra mối hàn đường liên tục hoặc có chuyển động quay gián đoạn theo chương trình để tạo ra mối hàn đường không liên tục.
CHÚ DẪN:
1 Bánh điện cực
2 Mối hàn
3 Chi tiết hàn (gia công)
4 Bánh điện cực
5 Nguồn điện
Hình 21 – Hàn đường (hàn lăn) mối nối chồng
4.1.7.4 Hàn đường (hàn lăn) có cán phẳng (222)
Hàn điện trở hai chi tiết hàn có chiều dày như nhau được đặt phủ chờm lên nhau một đoạn tối thiểu có thể đạt được.
Xem Hình 22.
CHÚ THÍCH: Các bánh điện cực dẹt phẳng tạo ra mối hàn có chiều dày hầu như bằng chiều dày của một trong hai chi tiết được hàn với nhau.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
Hình 22 – Hàn đường (hàn lăn) có cán phẳng
4.1.7.5 Hàn đường (hàn lăn) trên dải tiếp xúc (226)
Hàn đường trên mối nối hàn phủ chờm lên nhau thông qua một dải tiếp xúc được đặt ở một mặt bên hoặc cả hai mặt bên của các chi tiết hàn.
Xem Hình 23.
CHÚ DẪN:
1 Bánh điện cực
2 Mối hàn
3 Dải tiếp xúc
4 Chi tiết hàn (gia công)
5 Bánh điện cực
6 Nguồn điện
Hình 23 – Hàn đường (hàn lăn) trên dải tiếp xúc
4.1.7.6 Hàn đường (hàn lăn) mối hàn gián mép trên các lá kim loại
Biến thể của hàn đường trên dải tiếp xúc trong đó các chi tiết hàn được nối đối tiếp với băng hoặc dây kim loại được đặt hoặc dẫn tiếp theo chiều trục của mối nối để hàn đắp lên một hoặc cả hai mặt (đỉnh và chân) của mối hàn.
Xem Hình 24.
CHÚ DẪN:
1 Các điện cực
2 Các lá kim loại được dẫn hướng vào vùng hàn
3 Các vòi phun làm mát
4 Mặt cắt trước khi hàn
5 Mối hàn đã hoàn thành
Hình 24 – Hàn đường (hàn lăn) mối hàn giáp mép trên lá kim loại
4.1.7.7 Hàn gờ nổi (23)
Hàn điện trở trong đó lực và dòng điện được định vị bởi một hoặc nhiều gờ nhô ra trên một hoặc nhiều bề mặt được hàn, các gờ này tạo thành các mối hàn trong quá trình hàn.
CHÚ THÍCH: Dòng điện và lực thường được truyền qua các tấm, đồ gá hoặc đồ kẹp.
Xem Hình 25.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Điện cực
4 Nguồn điện
5 Điện cực hàn gờ nổi
A Trước khi hàn
B Sau khi hàn
a) Hàn gờ nổi trực tiếp
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Tấm đế
3 Nguồn điện
4 Điện cực hàn gờ nổi
A Trước khi hàn
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Tấm đế
4 Điện cực hàn gờ nổi
B Sau khi hàn
b) Hàn gờ nổi gián tiếp
Hình 25 – Hàn gờ nổi bằng điện trở
4.1.7.8 Hàn giáp mép điện trở (25)
Hàn điện trở trong đó các chi tiết hàn được đặt nối đối đầu với nhau dưới tác dụng của áp lực trước khi bắt đầu nung nóng. Áp lực được duy trì và dòng điện được phép chạy qua các chi tiết hàn tới khi đạt được nhiệt độ hàn và tạo ra mối hàn.
Xem Hình 26.
CHÚ THÍCH: Dòng điện và lực được truyền qua đồ gá kẹp.
CHÚ DẪN:
1 Đồ gá kẹp.
2 Mối hàn
3 Gờ lồi của mối hàn
4 Đồ gá kẹp
5 Chi tiết hàn (gia công)
6 Nguồn điện
A Trước khi hàn
B Sau khi hàn
Hình 26 – Hàn giáp mép điện trở
4.1.7.9 Hàn chảy giáp mép (24)
Hàn điện trở trong đó các chi tiết hàn tiến dần về phía nhau trong khi dòng điện đi qua tại các điểm đã được xác định với sự tiếp xúc nhẹ để nung nóng kim loại từng đợt và đùn kim loại nóng chảy ra.
Xem Hình 27.
CHÚ THÍCH: Khi đạt tới nhiệt độ hàn, việc tác động nhanh của lực sẽ tạo ra gờ lồi của kim loại và mối hàn được hoàn thành. Việc nung nóng tới từng đợt có thể được tiến hành trước bằng cách nung nóng sơ bộ. Dòng điện và lực được truyền qua đồ gá kẹp.
CHÚ DẪN:
1 Đồ gá kẹp
2 Mối hàn
3 Ba via
4 Đồ gá kẹp
5 Chi tiết hàn
6 Vùng nung nóng từng đợt (lóe sáng)
7 Nguồn điện
A Trước khi hàn
B Sau khi hàn
Hình 27 – Hàn chảy giáp mép
4.1.7.10 Hàn điện trở với dòng điện cao tần (291)
Hàn điện trở trong đó dòng điện xoay chiều có tần số tối thiểu là 10 kHz được dẫn tới chi tiết hàn thông qua các công tắc cơ khí hoặc được cảm ứng bởi cuộn cảm trong chi tiết hàn để cung cấp nhiệt cho hàn.
Xem Hình 28.
CHÚ THÍCH: Dòng điện cao tần được tập trung dọc theo các bề mặt được hàn để tạo ra nhiệt cục bộ cao trước khi tác dụng lực để hàn.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Nguồn điện tần số cao
3 Điện cực hàn
4 Chi tiết hàn (gia công)
5 Điện cực hàn
Hình 28 – Hàn điện trở với dòng điện cao tần
4.1.7.11 Hàn bằng dòng điện cảm ứng
Hàn áp lực trong đó nhiệt được tạo ra từ điện trở của các chi tiết hàn có dòng điện cảm ứng chạy qua.
Xem Hình 29.
CHÚ DẪN:
1 Bộ phận cảm ứng (thanh cảm ứng)
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Nguồn điện
4 Con lăn ép
5 Mối hàn
a) Hàn có sử dụng thanh cảm ứng
CHÚ DẪN:
1 Nguồn điện
2 Cuộn cảm ứng
3 Chi tiết hàn (gia công)
4 Con lăn ép
5 Mối hàn
b) Hàn có sử dụng cuộn cảm bao quanh
Hình 29 – Hàn bằng dòng điện cảm ứng
4.1.7.12 Hàn vít cấy bằng điện trở (782)
Xem Hình 30.
CHÚ DẪN:
1 Điện cực hàn gờ nổi
2 Nguồn điện
3 Điện cực hàn gờ nổi
4 Vít cấy (chi tiết hàn)
5 Mối hàn
6 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 30 – Hàn vít cấy bằng điện trở
4.1.8 Chất mang năng lượng không qui định
4.1.8.1 Hàn khuyếch tán (45)
Hàn áp lực trong đó các chi tiết hàn được giữ tiếp xúc với nhau dưới tác dụng liên tục của áp lực và được nung nóng trên các bề mặt được hàn hoặc trên toàn bộ các chi tiết với nhiệt độ xác định trong khoảng thời gian điều chỉnh được.
Xem Hình 31.
CHÚ THÍCH: Quá trình này dẫn đến biến dạng dẻo cục bộ mà ở đó có sự tiếp xúc khít hoàn toàn của các bề mặt được hàn và sự khuyếch tán của các nguyên tử qua mặt phân cách, tạo ra sự liên tục của vật liệu giữa các chi tiết. Có thể thực hiện nguyên công hàn này trong chân không có khí hoặc môi chất bảo vệ, không nên dùng kim loại điền đầy.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Nung nóng bằng cảm ứng
4 Buồng công tác
Hình 31 – Hàn khuyếch tán
4.1.8.2 Hàn cán
Hàn áp lực trong đó lực được tác dụng dần dần bằng các con lăn vận hành bằng cơ khí sau khi nung nóng bằng các biện pháp khác nhau.
Xem Hình 32.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Con lăn
Hình 32 – Hàn cán
4.1.8.3
Bọc kim loại bằng cán
Hàn áp lực trong đó kim loại cơ bản liên kết với kim loại bọc sau khi nung nóng các chi tiết gia công rồi ép lại bằng các trục cán vận hành bằng cơ khí.
Xem Hình 33.
CHÚ DẪN:
1 Trục cán dưới
2 Kim loại cơ bản
3 Kim loại bọc
4 Trục cán trên
Hình 33 – Bọc kim loại bằng cán
4.2 Hàn nóng chảy
4.2.1 Chất mang năng lượng: vật thể rắn
4.2.1.1
Hàn bằng ma sát của một trục
Hàn nóng chảy trong đó nhiệt được tạo ra bởi ma sát giữa một trục đứng quay không nóng chảy và các chi tiết hàn (gia công).
Xem Hình 34.
CHÚ THÍCH: Trục đứng được di chuyển dọc theo mối nối để tạo ra mối hàn giáp mép.
CHÚ DẪN:
1 Trục quay
2 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 34 – Hàn bằng ma sát của một trục
4.2.2 Chất mang năng lượng: chất lỏng
4.2.2.1
Hàn trong khuôn đúc
Hàn nóng chảy trong đó mối hàn được bao bọc kín trong khuôn và kim loại điền đầy nóng chảy được rót lên trên các bề mặt được hàn tới khi tạo thành mối hàn.
4.2.2.2
Hàn nhiệt nhôm (71)
Hàn trong khuôn đúc trong đó nhiệt cho hàn thu được từ phản ứng của hỗn hợp oxit kim loại với bột nhôm nghiền mịn, sự cháy của hỗn hợp tạo ra phản ứng tỏa nhiệt làm nóng chảy kim loại điền đầy.
Xem Hình 35.
CHÚ THÍCH: Có thể tiến hành nung nóng trước hoặc không nung nóng trước. Trong một số quá trình hàn cũng có thể bổ sung thêm việc tác dụng lực.
Hình 35 – Hàn nhiệt nhôm
4.2.3 Chất mang năng lượng: chất khí
4.2.3.1
Hàn khí (3)
Hàn nóng chảy trong đó nhiệt cho hàn được tạo ra do đốt cháy khí đốt hoặc hỗn hợp khí đốt với oxy.
Xem Hình 36.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn
2 Mối hàn
3 Kim loại điền đầy
4 Ngọn lửa khí
5 Khí đốt và oxy
6 Mỏ hàn khí
Hình 36 – Hàn khí
4.2.3.2
Hàn oxy-axetylen (311)
Hàn khí với khí đốt là axetylen.
4.2.3.3
Hàn oxy-propan (312)
Hàn khí với khí đốt là propan.
4.2.3.4
Hàn oxy-hydro (313)
Hàn khí với khí đốt là hydro.
4.2.4 Chất mang năng lượng: phóng điện (đặc biệt là hồ quang điện)
4.2.4.1
Hàn hồ quang (1)
Các quá trình hàn nóng chảy sử dụng hồ quang điện.
4.2.4.2
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy (101)
Các quá trình hàn hồ quang sử dụng điện cực nóng chảy.
4.2.4.3
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy không có khí bảo vệ (11)
Các quá trình hàn hồ quang điện cực nóng chảy không sử dụng khí bảo vệ bên ngoài mối hàn.
4.2.4.4
Hàn hồ quang tay điện cực nóng chảy (111)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy được thao tác bằng tay khi sử dụng que hàn có thuốc bọc.
Xem Hình 37.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Xỉ
4 Hồ quang
5 Que hàn có thuốc bọc
6 Kim hàn
7 Nguồn điện
Hình 37 – Hàn hồ quang tay điện cực nóng chảy
4.2.4.5
Hàn hồ quang bằng trọng lực với que hàn bọc thuốc (112)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy khi sử dụng que hàn có thuốc bọc được kẹp chặt trong cơ cấu cho phép hạ que hàn xuống dưới tác dụng của trọng lực.
Xem Hình 38.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Xỉ
4 Hồ quang
5 Que hàn có thuốc bọc
6 Thanh giữ
7 Nguồn điện
Hình 38 – Hàn hồ quang bằng trọng lực với que hàn bọc thuốc
4.2.4.6
Hàn hồ quang bằng dây có lõi thuốc tự bảo vệ (114)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy khi sử dụng dây hàn chứa thuốc hàn trong lõi, không dùng khí bảo vệ bên ngoài.
Xem Hình 39.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Hồ quang
3 Mối hàn
4 Mỏ hàn
5 Đầu tiếp xúc
6 Dây hàn chứa thuốc hàn trong lõi
7 Các con lăn cấp dây hàn
8 Nguồn điện
Hình 39 – Hàn hồ quang bằng dây có lõi thuốc tự bảo vệ
4.2.4.7
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn (12)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy khi sử dụng một hoặc nhiều dây điện cực hoặc dây điện cực có lõi thuốc hàn hoặc thanh điện cực, hồ quang được bao bọc hoàn toàn bởi xỉ nóng chảy do thuốc hàn dạng hạt phủ lên mối nối hàn chảy ra.
Xem Hình 40.
CHÚ DẪN:
1 Bể hàn
2 Xỉ
3 Thuốc hàn
4 Ống dẫn thuốc hàn
5 Đầu tiếp xúc
6 Con lăn cấp dây hàn
7 Điện cực hàn dạng dây (dây hàn)
8 Hồ quang
9 Mối hàn
10 Nguồn điện
Hình 40 – Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn
4.2.4.8
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn với một dây điện cực hàn (121)
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn khi chỉ sử dụng một dây điện cực hàn.
4.2.4.9
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn với thanh điện cực (122)
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn khi sử dụng một thanh điện cực trần hoặc lõi có thuốc hàn.
4.2.4.10
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn với nhiều dây điện cực hàn (123)
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn khi sử dụng nhiều hơn một dây điện cực hàn.
4.2.4.11
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn có bổ sung thêm bột kim loại (124)
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn khi sử dụng một hoặc nhiều điện cực hàn có bổ sung thêm bột kim loại.
4.2.4.12
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn với các điện cực có lõi thuốc hàn (125)
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn khi sử dụng một hoặc nhiều điện cực có lõi thuốc hàn.
4.2.4.13
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ (13)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy khi sử dụng một dây điện cực trong đó hồ quang và bể hàn được bảo vệ khỏi tác động của môi trường bên ngoài bởi khí được cung cấp từ nguồn bên ngoài.
Xem Hình 41.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết
2 Hồ quang
3 Mối hàn
4 Vòi phun
5 Khí bảo vệ
6 Đầu tiếp xúc
7 Dây điện cực hàn
8 Các con lăn cấp dây
9 Nguồn điện
Hình 41 – Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ
4.2.4.14
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí trơ, hàn MIG (131)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy có khí bảo vệ là khí trơ, ví dụ như acgon hoặc heli.
4.2.4.15
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính, hàn MAG (135)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy có khí bảo vệ là khí hoạt tính hóa học.
4.2.4.16
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy có lõi thuốc hàn trong môi trường bảo vệ bằng khí hoạt tính (136)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường bảo vệ bằng khí hoạt tính khi sử dụng điện cực có lõi thuốc hàn.
4.2.4.17
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy có lõi thuốc hàn trong môi trường bảo vệ bằng khí trơ (137)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường bảo vệ bằng khí trơ khi sử dụng điện cực có lõi thuốc hàn.
4.2.4.18
Hàn MIG-plasma (151)
Sự kết hợp của hàn MIG và hàn hồ quang plasma.
4.2.4.19
Hàn điện-khí (73)
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy có khí bảo vệ khi sử dụng một dây điện cực hàn để tạo ra kim loại lắng đọng trong bể hàn, kim loại này được giữ trong mối hàn bằng các tấm trượt làm mát di chuyển dần lên phía trên khi mối hàn được hoàn thành.
Xem Hình 42.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
8 Chi tiết hàn
2 Chi tiết hàn (gia công)
9 Các tấm trượt
3 Nguồn điện
10 Hồ quang
4 Làm mát bằng nước
11 Khí bảo vệ
5 Dây điện cực hàn
12 Bể hàn
6 Các con lăn cấp dây
13 Kim loại hàn
7 Dẫn hướng điện cực
14 Làm mát bằng nước
Hình 42 – Hàn điện – khí
4.2.4.20
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ với điện cực không nóng chảy (14)
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ với điện cực không nóng chảy, ví dụ như điện cực vonfram.
4.2.4.21
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ là khí trơ với điện cực vonfram (141), hàn TIG
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ, khi sử dụng điện cực không nóng chảy, điện cực vonfram nguyên chất hoặc có hoạt tính trong đó hồ quang và bể hàn được bảo vệ bằng một loại khí trơ.
Xem Hình 43.
CHÚ THÍCH: Cũng có thể bổ sung thêm kim loại điền đầy.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Hồ quang
3 Mối hàn
4 Kim loại điền đầy
5 Vòi phun
6 Khí bảo vệ
7 Tiếp xúc điện
8 Điện cực vonfram
9 Nguồn điện
Hình 43 – Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ là khí trơ với điện cực vonfram
4.2.4.22
Hàn hồ quang plasma (15)
Hàn hồ quang khi sử dụng plasma của hồ quang được thu hẹp lại.
CHÚ THÍCH: Có thể bảo vệ phụ thêm bằng một loại khí phụ. Có thể bổ sung thêm hoặc không bổ sung thêm kim loại điền đầy.
4.2.4.23
Hàn hồ quang plasma với hồ quang trực tiếp
Hàn hồ quang plasma trong đó nguồn điện cung cấp được nối giữa điện cực và chi tiết hàn (gia công).
Xem Hình 44.
CHÚ DẪN:
1 Hồ quang trực tiếp
2 Mối hàn
3 Kim loại điền đầy
4 Vòi phun khí plasma
5 Khí plasma
6 Vòi phun khí bảo vệ
7 Khí bảo vệ
8 Tiếp xúc điện
9 Điện cực vonfram
10 Cơ cấu đánh lửa
11 Nguồn điện
12 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 44 – Hàn hồ quang plasma với hồ quang trực tiếp
4.2.4.24
Hàn hồ quang plasma với hồ quang gián tiếp
Hàn hồ quang plasma trong đó nguồn điện cung cấp được nối giữa điện cực và vòi phun để tạo tia plasma.
Xem Hình 45.
CHÚ DẪN:
1 Hồ quang gián tiếp
2 Lắp ráp cho hàn
3 Kim loại điền đầy
4 Vòi phun khí plasma
5 Khí plasma
6 Vòi phun khí bảo vệ
7 Khí bảo vệ
8 Đầu tiếp xúc
9 Điện cực vonfram
10 Cơ cấu đánh lửa
11 Nguồn điện
12 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 45 – Hàn hồ quang plasma với hồ quang gián tiếp
4.2.4.25
Hàn hồ quang plasma với hồ quang bán trực tiếp
Hàn hồ quang plasma trong đó hồ quang lúc thì trực tiếp lúc thì gián tiếp.
Xem Hình 46.
CHÚ THÍCH: Thường được dùng để gia công sửa bề mặt.
CHÚ DẪN:
1 Hồ quang bán trực tiếp
2 Lắp ráp cho hàn
3 Kim loại điền đầy
4 Vòi phun khí plasma
5 Khí plasma
6 Vòi phun
7 Khí bảo vệ
8 Tiếp xúc điện
9 Điện cực vonfram
10 Cơ cấu đánh lửa
11 Nguồn điện
12 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 46 – Hàn hồ quang plasma với hồ quang bán trực tiếp
4.2.4.26
Hàn plasma với bột kim loại
Hàn hồ quang plasma với việc cung cấp bột kim loại.
Xem Hình 47.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Hồ quang trực tiếp
3 Vòi cung cấp khí bảo vệ phụ (tùy chọn)
4 Vòi phun plasma
5 Khí plasma
6 Khí bảo vệ phụ (tùy chọn)
7 Vòi phun khí bảo vệ
8 Bột kim loại điền đầy + khí bảo vệ
9 Tiếp xúc điện
10 Điện cực vonfram
11 Cơ cấu đánh lửa
12 Chi tiết hàn (gia công)
13 Nguồn điện
Hình 47 – Hàn plasma với bột kim loại
4.2.5 Chất mang năng lượng: chất bức xạ
4.2.5.1
Hàn laze (52)
Hàn nóng chảy khi sử dụng một chùm tia sáng đơn sắc.
Xem Hình 48.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Nguồn sáng
3 Nguồn điện
4 Gương elip
5 Thanh laze hoặc ống chứa khí
6 Chùm tia sáng
7 Chùm laze
8 Thấu kính
9 Khí bảo vệ
10 Mối hàn
Hình 48 – Hàn laze
4.2.5.2
Hàn laze ở trạng thái rắn (521)
Hàn laze trong đó sử dụng tinh thể ở trạng thái rắn để tạo ra laze.
4.5.2.3
Hàn laze ở trạng thái khí (522)
Hàn laze trong đó sử dụng khí để tạo ra laze.
4.2.5.4
Hàn chùm tia điện tử (51)
Hàn nóng chảy khi sử dụng chùm tia điện tử hội tụ.
Xem Hình 49.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Buồng công tác
3 Chùm tia điện tử
4 Cuộn dây lái tia
5 Anot
6 Catot
7 Buồng chân không
8 Nguồn điện
9 Cuộn dây hội tụ
10 Mối hàn
Hình 49 – Hàn chùm tia điện tử
4.2.5.5
Hàn chùm tia điện tử trong chân không (511)
Hàn chùm tia điện tử được tiến hành trong chân không.
4.2.5.6
Hàn chùm tia điện tử trong khí quyển (512)
Hàn chùm tia điện tử được tiến hành trong khí quyển.
4.2.6 Chất mang năng lượng:chuyển động của một khối lượng.
(Hiện chưa có quá trình hàn nào).
4.2.7 Chất mang năng lượng: dòng điện
4.2.7.1
Hàn điện xỉ (72)
Hàn nóng chảy khi sử dụng tác dụng kết hợp của dòng điện và điện tử trong một hoặc nhiều điện cực nóng chảy và một bể xỉ nóng chảy dẫn điện có điện cực đi qua để vào trong bể hàn, cả bể xỉ lẫn bể hàn được giữ tại mối nối hàn bởi các tấm trượtlàm mát di chuyển dần từ dưới lên trên.
Xem Hình 50.
CHÚ THÍCH: Sau thời gian phóng hồ quang lúc ban đầu, đầu mút của điện cực được bao phủ bởi xỉ lỏng và sau đó được nóng chảy liên tục tới khi mối hàn được hoàn thành. Các điện cực có thể là các thanh hoặc các tấm trần hoặc có lõi thuốc hàn.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Nguồn điện
3 Làm mát bằng nước
4 Điện cực
5 Con lăn cấp điện cực
6 Kìm cặp điện cực
7 Chi tiết hàn (gia công)
8 Các tấm trượt
9 Bể xỉ
10 Bể hàn
11 Kim loại hàn
12 Làm mát bằng nước
13 Mối hàn
Hình 50 – Hàn điện xỉ
5.1.1
Hàn một đường
Phương pháp hàn trong đó mối hàn được tạo thành hoặc lớp hàn được đông kết theo một đường hàn.
CHÚ THÍCH: Mối hàn có thể bao gồm một hoặc một số đường hàn.
5.1.2
Hàn hai đường
Phương pháp hàn trong đó mối hàn được tạo thành hoặc lớp hàn được đông kết theo hai đường hàn.
5.1.3
Hàn nhiều đường
Phương pháp hàn trong đó mối hàn được chế tạo hoặc lớp hàn được kết tủa theo nhiều đường hàn.
CHÚ THÍCH: Cũng có thể xác định theo số đường hàn (ví dụ “hàn ba đường”).
5.1.4
Hàn một phía
Phương pháp hàn trong đó mối hàn được chế tạo từ một phía (bên) của chi tiết hàn.
5.1.5
Hàn hai phía
Phương pháp hàn trong đó mối hàn được chế tạo từ hai phía (bên) của chi tiết hàn.
5.1.6
Hàn hai phía với một đường hàn
Phương pháp hàn trong đó mối hàn được chế tạo từ hai phía (bên) của chi tiết hàn theo một đường hàn, mỗi đường hàn chỉ có một vết hàn.
5.1.7
Hàn hai phía đồng thời
Phương pháp hàn trong đó mối hàn được chế tạo bằng cách hàn đồng thời từ hai phía (bên) của chi tiết hàn.
Xem Hình 51.
CHÚ DẪN:
1 Đầu hàn
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Đầu hàn
4 Mối hàn
Hình 51 – Hàn hai phía đồng thời
5.1.8
Hàn sang trái (hàn trái)
Phương pháp hàn khí trong đó thanh kim loại điền đầy di chuyển ở phía trước của mỏ hàn theo hướng hàn.
Xem Hình 52.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Thanh kim loại điền đầy
3 Mỏ hàn
4 Ngọn lửa khí
5 Mối hàn
Hình 52 – Hàn sang trái (hàn trái)
5.1.9
Hàn sang phải (hàn phải)
Xem Hình 53.
CHÚ DẪN:
1 Ngọn lửa khí
2 Mối hàn
3 Thanh kim loại điền đầy
4 Mỏ hàn
5 Chi tiết hàn (gia công)
Hình 53 – Hàn sang phải (hàn phải)
5.1.10
Hàn trên rãnh hàn hẹp
Phương pháp hàn nóng chảy trong đó khe hở giữa các chi tiết hàn hẹp. Có thể hàn bằng các quá trình hàn hồ quang điện cực nóng chảy khác nhau, ví dụ, hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính, hàn điện-khí, v.v…
5.1.11
Hàn phân đoạn ngược
Phương pháp hàn trong đó các đoạn ngắn của mối hàn được hàn theo hướng ngược lại với hướng hàn chung sao cho phần cuối của một đoạn mối hàn phủ chờm lên điểm bắt đầu của đoạn mối hàn trước đó.
Xem Hình 54.
CHÚ DẪN:
1 Ngọn lửa khí
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Thanh kim loại điền đầy
4 Mỏ hàn
5 Hướng hàn các đoạn ngắn của mối hàn
6 Đoạn mối hàn thứ hai
7 Đoạn mối hàn thứ nhất
8 Mối hàn
Hình 54 – Hàn phân đoạn ngược
5.1.12
Hàn đẩy
Phương pháp hàn trong đó mỏ hàn được đẩy đi theo hướng hàn.
Xem Hình 55.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Mỏ hàn
Hình 55 – Hàn đẩy
5.1.13
Hàn kéo
Phương pháp hàn trong đó mỏ hàn được kéo đi theo hướng hàn.
Xem Hình 56.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Mối hàn
3 Mỏ hàn
Hình 56 – Hàn kéo
5.1.14 Hàn lắc ngang
Phương pháp hàn trong đó đường hàn được tạo ra bằng cách cho mỏ hàn dao động theo chiều ngang so với hướng hàn.
Xem Hình 57.
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Chi tiết hàn (gia công)
3 Mỏ hàn
Hình 57 – Hàn lắc ngang
5.1.15
Hàn đính
Phương pháp hàn để định vị đúng vị trí tương quan của các chi tiết hoặc bộ phận được hàn với nhau bằng các mối hàn điểm hoặc các đoạn ngắn của mối hàn.
5.2.1
Hoạt động hàn
Hoạt động trong đó các chi tiết gia công được nối (liên kết) với nhau bằng hàn.
CHÚ THÍCH: Trong hàn hồ quang, hoạt động hàn trùng với thời gian đốt cháy của hồ quang.
5.2.2
Điều kiện hàn
5.2.3
Thông số hàn
Dữ liệu cần thiết cho chế tạo một mối hàn có chất lượng tốt khi sử dụng quá trình hàn đã cho; các dữ liệu này bao gồm, ví dụ kim loại điền đầy, các thông số chỉ định về cơ và điện, nhiệt độ nung nóng trước, nhiệt độ duy trì khi hàn và nhiệt độ giữa các lớp hàn, trình tự thực hiện các lớp hàn.
CHÚ THÍCH: Một số ví dụ về biểu đồ của các thông số hàn điện được giới thiệu trên Hình 58.
CHÚ DẪN:
1 Chu kỳ
6 Điện áp (dòng điện)
2 Thời gian thực
7 Điện áp xung (dòng điện xung)
3 Thời gian xung
8 Điện áp cơ sở (dòng điện cơ sở)
4 Thời gian suy giảm của dòng điện
9 Thời gian
5 Thời gian tăng của dòng điện
Hình 58 – Ví dụ về các thông số hàn
5.2.4
Góc nghiêng của mỏ hàn
Góc giữa đường tâm của mỏ hàn và đường trục dọc của mối hàn theo hướng hàn.
Xem Hình 59.
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Góc nghiêng của mỏ hàn
3 Mỏ hàn
4 Mối hàn
Hình 59 – Góc nghiêng của mỏ hàn
5.2.5
Góc mỏ hàn
Góc giữa đường tâm của mỏ hàn và mặt phẳng chuẩn trên chi tiết hàn được chiếu xuống mặt phẳng vuông góc với hướng hàn.
Xem Hình 60
CHÚ DẪN:
1 Góc mỏ hàn
2 Mỏ hàn
Hình 60 – Góc mỏ hàn
5.2.6
Tầm với của điện cực
Khoảng cách giữa đầu mút của ống tiếp xúc và đầu mút của dây điện cực hàn (dây hàn).
5.2.7
Khoảng cách ống tiếp xúc
Khoảng cách giữa đầu mút của ống tiếp xúc và điểm mồi hồ quang.
Xem Hình 61.
CHÚ DẪN:
1 Khoảng cách ống tiếp xúc
Hình 61 – Khoảng cách ống tiếp xúc
5.2.8
Hướng hàn
Hướng thực hiện quá trình hàn.
CHÚ THÍCH: Hướng hàn được định rõ bởi hướng phát triển của lớp hàn.
5.2.9
Tốc độ nóng chảy
Tốc độ tại đó kim loại điền đầy nóng chảy.
CHÚ THÍCH: Tốc độ nóng chảy được biểu thị bằng chiều dài của kim loại điền đầy trên đơn vị thời gian.
5.2.10
Tốc độ cấp kim loại điền đầy
Tốc độ cung cấp kim loại điền đầy trong quá trình hàn.
CHÚ THÍCH: Tốc độ cấp được biểu thị bằng chiều dài của kim loại điền đầy trên đơn vị thời gian.
5.2.11
Tốc độ hàn
Tốc độ tiến của thao tác hàn theo hướng hàn.
5.2.12
Thời gian làm nguội
Thời gian làm nguội giữa hai nhiệt độ đã cho thường được qui định cho một đường hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt tương ứng.
VÍ DỤ:
t8/5 biểu thị thời gian làm mát từ 800 oC xuống 500 oC.
5.2.13
Thời gian nóng chảy
Thời gian dùng cho việc làm nóng chảy kim loại điền đầy.
5.2.14
Thời gian nung nóng
Thời gian nung nóng giữa hai nhiệt độ đã cho thường được qui định cho kim loại mối hàn hoặc vùng ảnh hưởng nhiệt.
VÍ DỤ:
t8/5 biểu thị thời gian nung nóng từ 500 oC đến 800 oC.
5.2.15
Thời gian hàn
Thời gian cần cho chế tạo mối hàn (trừ nguyên công chuẩn bị hoặc hoàn thiện).
CHÚ THÍCH: Thời gian hàn bao gồm thời gian (cho) sản xuất hàn và thời gian phục vụ (thời gian phụ).
5.2.16
Thời gian sản xuất hàn
Thời gian trong đó diễn ra thao tác hàn.
5.2.17
Thời gian phục vụ
5.2.18
Thời gian duy trì sự nung nóng trước Tm
Nhiệt độ tối thiểu trong vùng hàn phải được duy trì nếu quá trình hàn bị dừng lại (xem ISO 13916).
5.2.19
Nhiệt độ nung nóng trước, Tp
Nhiệt độ của chi tiết hàn trong vùng hàn ngay trước khi bắt đầu bất cứ thao tác hàn nào.
CHÚ THÍCH: Nhiệt độ nung nóng trước thường được biểu thị là nhiệt độ tối thiểu và thường bằng nhiệt độ tối thiểu giữa các lớp hàn (xem ISO 13916).
5.2.20
Nhiệt độ giữa các lớp hàn, Ti
Nhiệt độ đo được trong mối hàn nhiều lớp và kim loại cơ bản liền kề ngay trước khi thực hiện lớp hàn tiếp theo.
CHÚ THÍCH: Nhiệt độ giữa các lớp hàn thường được biểu thị là nhiệt độ lớn nhất (xem ISO 13916).
5.2.21
Năng lượng đường, Ei
Năng lượng điện tiêu thụ trong quá trình hàn một đơn vị chiều dài kim loại mối hàn và được tính toán theo công thức sau:
trong đó
U là điện áp hàn;
I là cường độ dòng điện hàn;
v là tốc độ hàn.
5.2.22
Nhiệt lượng cấp vào, Qi
Nhiệt được cấp vào trong quá trình hàn dựa trên một kích thước đặc trưng như chiều dài của đường hàn hoặc mối hàn, diện tích mặt cắt ngang của mối hàn, đường kính của điểm hàn điểm.
Đối với hàn hồ quang, nhiệt lượng cấp vào được tính toán theo công thức sau:
Qi = Eih
trong đó:
Ei là năng lượng đường;
h là hiệu suất nhiệt.
5.2.23
Hiệu suất nhiệt, h
Tỷ số giữa nhiệt lượng cấp vào và năng lượng đường
h=
5.2.24
Hiệu suất nhiệt tương đối, h‘
Tỷ số giữa hiệu suất nhiệt của bất kỳ quá trình hàn nào hx và hiệu suất nhiệt của quá trình hàn hồ quang dưới lớp thuốc hàn, hUP được biểu thị bởi:
h‘ =
5.2.25
Dòng nhiệt ba chiều
Dòng nhiệt trong quá trình hàn xuất hiện song song và vuông góc với bề mặt của tấm thép hàn.
5.2.26
Dòng nhiệt hai chiều
Dòng nhiệt trong quá trình hàn chỉ xuất hiện song song với bề mặt của tấm thép hàn.
5.2.27
Chiều dày chuyển tiếp, dt
Chiều dày của tấm thép hàn tại đó diễn ra sự chuyển tiếp từ dòng nhiệt ba chiều sang dòng nhiệt hai chiều.
CHÚ THÍCH: dt phụ thuộc vào nhiệt lượng cấp vào.
5.2.28
Tốc độ điền đầy
Khối lượng của kim loại điền đầy được tiêu thụ trong một đơn vị thời gian sản xuất hàn.
5.2.29
Tốc độ điền đầy kim loại toàn bộ mối hàn
Khối lượng của kim loại toàn bộ mối hàn được điền đầy trong một đơn vị thời gian sản xuất hàn.
5.2.30
Hiệu suất điện cực
Tỷ số giữa khối lượng của kim loại toàn mối hàn được điền đầy trong rãnh hàn hoặc trên chi tiết hàn và khối lượng của kim loại điền đầy được tiêu thụ, hoặc dây có lõi thuốc hàn trong hàn hồ quang điện cực nóng chảy với điện cực có vỏ bọc, được biểu thị bằng phần trăm.
5.2.31
Tỷ số điền đầy
Tỷ số giữa chiều dài của đường hàn và chiều dài của thanh kim loại điền đầy đã tiêu hao.
5.2.32
Tốc độ điền đầy kim loại của mối hàn
Khối lượng của kim loại mối hàn điền đầy trong rãnh hàn trên một đơn vị thời gian sản xuất hàn.
5.2.33
Chiều rộng lắc ngang
Hai lần biên độ lắc ngang của thanh kim loại điền đầy hoặc dụng cụ hàn.
5.2.34
Biên độ lắc ngang
Một nửa chiều rộng lắc ngang
Xem Hình 62.
CHÚ DẪN:
1 Chiều rộng lắc ngang
2 Biên độ lắc ngang
3 Đầu hàn
4 Chi tiết hàn
5 Mối hàn
Hình 62 – Chiều rộng lắc ngang, biên độ lắc ngang
5.2.35
Tần số lắc ngang
Số lần dao động của thanh kim loại điền đầy hoặc dụng cụ hàn trong một đơn vị thời gian.
5.3.1
Điểm bắt đầu hàn
Điểm trên chi tiết hàn tại đó quá trình hàn được hoặc đã được bắt đầu.
5.3.2
Mối hàn đính
Mối hàn dùng để định vị các chi tiết hoặc các cụm chi tiết được liên kết với nhau ở vị trí chính xác cho hàn.
5.3.3
Vị trí mối hàn đính
Vị trí trên chi tiết tại đó quá trình hàn được hoặc đã được thực hiện.
5.3.4
Mối hàn tạm thời
Mối hàn dùng để cố định tạm thời đồ gá cho lắp ráp và được tẩy bỏ đi khi hoàn thành công việc hàn.
5.3.5
Đường hàn có lắc ngang
Đường hàn được tạo ra do chuyển động lắc ngang của thanh kim loại điền đầy hoặc dụng cụ hàn.
5.3.6
Đường hàn không có lắc ngang
Đường hàn được tạo ra khi không có chuyển động lắc ngang của thanh kim loại điền đầy hoặc dụng cụ hàn.
5.3.7
Điểm bắt đầu hàn trở lại
Điểm trên chi tiết hàn tại đó quá trình hàn được hoặc đã được hàn trở lại.
5.3.8
Điểm kết thúc hàn
Điểm trên chi tiết hàn tại đó quá trình hàn được hoặc đã được dừng lại.
5.3.9
Vùng hàn
Vùng trên chi tiết hoặc các chi tiết hàn tại đó quá trình hàn được hoặc đã được thực hiện.
5.4.1
Chương trình hàn đính
Chương trình quy định vị trí và kích thước của các mối nối hàn đính và trình tự hàn đính.
5.4.2
Trình tự hàn đính
Thứ tự đặt các mối hàn đính.
5.4.3
Kế hoạch hàn
Chương trình qui định thứ tự và hướng hàn các mối hàn trên chi tiết gia công.
5.4.4
Trình tự hàn các đường (lượt) hàn
Thứ tự hàn các đường hàn hoặc lớp kim loại điền đầy.
5.4.5
Trình tự hàn
Thứ tự hàn các mối hàn trên chi tiết gia công.
5.4.6
Qui trình hàn
5.5.1
Tấm gá lúc bắt đầu hàn
Chi tiết bằng kim loại (hoặc bằng vật liệu thích hợp khác) được gá đặt để có thể đạt được toàn bộ chiều dày của kim loại mối hàn tại điểm bắt đầu của mối hàn.
5.5.2
Tấm gá lúc kết thúc hàn
Chi tiết bằng kim loại (hoặc bằng vật liệu thích hợp khác) được gá đặt để có thể duy trì được toàn bộ chiều dày của kim loại mối hàn tại điểm kết thúc của mối hàn (để tránh hình thành vết lõm ở cuối đường hàn).
5.5.3
Đệm lót
Chi tiết bằng vật liệu thích hợp dùng để ngăn ngừa sự sụt lở của bể kim loại nóng chảy trong quá trình hàn và cũng có thể được dùng để hỗ trợ cho việc hình thành đường hàn có chân.
5.5.4
Đệm lót cố định
Đệm lót được thiết kế để liên kết vĩnh viễn với chi tiết gia công sau khi hàn.
5.5.5
Đệm lót tạm thời
Đệm lót được thiết kế để tháo ra khỏi chi tiết gia công sau khi hàn.
5.5.6
Vật liệu hàn
Tất cả các vật liệu như vật liệu điền đầy, khí, thuốc hàn hoặc bột hàn được sử dụng trong quá trình hàn và cho phép hoặc tạo điều kiện dễ dàng cho việc hình thành mối hàn.
5.5.7
Đệm khí bảo vệ
Vật liệu phụ (ví dụ, khí tạo hình) dùng để ngăn ngừa sự oxy hóa ở phía chân mối hàn và cũng để giảm rủi ro gây sụt lở bề kim loại nóng chảy.
6.1
Hàn tay
Quá trình hàn trong đó kìm cặp điện cực hàn, súng hàn, đèn hàn hoặc mỏ hàn khí được vận hành bằng tay (xem Bảng 1).
6.2
Hàn bán tự động
Hàn tay có sự cơ khí hóa việc cấp dây hàn (xem Bảng 1).
6.3
Hàn tự động
Quá trình hàn trong đó các nguyên công (thao tác) chính (trừ việc điều khiển chi tiết gia công) được cơ khí hóa (xem Bảng 1).
CHÚ THÍCH: Có thể điều chỉnh bằng tay các phương án hàn trong quá trình hàn.
6.4
Hàn hoàn toàn tự động
Quá trình hàn trong đó tất cả các nguyên công (thao tác) hàn được cơ khí hóa (xem Bảng 1).
CHÚ THÍCH: Không thể điều chỉnh được bằng tay các phương án hàn trong quá trình hàn.
6.5
Hàn rôbốt
Hàn hoàn toàn tự động khi sử dụng tay máy, có thể được đặt chương trình trước cho các hướng hàn khác nhau và các cấu hình khác nhau của chi tiết gia công.
Bảng 1 – Các ví dụ về phân loại theo mức độ cơ khí hóa
Xem Bảng 2.
Điều số No
Thuật ngữ
Số lượng các đầu hàn
Minh họa
7.1
Hàn với một đầu hàn
Một
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Kim loại điền đầy
3 Đầu hàn
7.2
Hàn với hai đầu hàn
Hai
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công);
2 Kim loại điền đầy
3 Đầu hàn
7.3
Hàn với ba đầu hàn
Ba
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công);
2 Kim loại điền đầy
3 Đầu hàn
7.4
Hàn với nhiều đầu hàn
Nhiều hơn ba đầu hàn
–
Xem Bảng 3.
Điều số No
Thuật ngữ
Số lượng các điện cực hàn
Minh họa
8.1
Hàn với một điện cực hàn
Một
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Hồ quang
3 Điện cực
4 Nguồn điện
8.2
Hàn với hai điện cực hàn
Hai
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Hồ quang
3 Điện cực
4 Nguồn điện
8.3
Hàn với ba điện cực hàn
Ba
CHÚ DẪN:
1 Chi tiết hàn (gia công)
2 Hồ quang
3 Điện cực
4 Nguồn điện
8.4
Hàn với nhiều điện cực hàn
Nhiều hơn ba
–
Xem Bảng 4.
Điều số No
Thuật ngữ
Bố trí kim loại điền đầy hoặc điện cực không nóng chảy
Minh họa
9.1
Hàn với các điện cực song song
Bên cạnh nhau và vuông góc với hướng hàn
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Nguồn điện
3 Điện cực
4 Hồ quang
5 Chi tiết hàn (gia công)
9.2
Hàn với các điện cực đặt so le nhau
Bên cạnh nhau và so le với hướng hàn
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Nguồn điện
3 Điện cực
4 Hồ quang
5 Chi tiết hàn (gia công)
9.3
Hàn với các điện cực bố trí bộ đôi trước sau
Hai điện cực được bố trí điện cực này sau điện cực kia theo hướng hàn
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn
2 Nguồn điện
3 Điện cực
4 Hồ quang
5 Chi tiết hàn (gia công)
9.4
Hàn với các điện cực bố trí theo dãy
Nhiều hơn hai điện cực được bố trí điện cực này sau điện cực kia theo hướng hàn
–
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ cơ bản
Ẩm Thực Việt Nam: 20 Món Ăn Nhất Định Phải Thử Khi Đến Việt Nam
Bạn sắp có chuyến du lịch tại Việt Nam nhưng chưa biết món ăn nhất định phải thử ở Việt Nam. Tìm hiểu ngay 20 món ăn ngon nhất Việt Nam được nhiều du khách yêu thích. Danh sách này sẽ giúp bạn có một hành trình 10 ngày ở Việt Nam hoàn hảo hơn. […]
1 20 món ăn Việt nhất định phải thử
2 Bánh Mì
3 Những câu hỏi thường gặp về ẩm thực Việt Nam nhất định phải thử
Bạn sắp có chuyến du lịch tại Việt Nam nhưng chưa biết món ăn nhất định phải thử ở Việt Nam. Tìm hiểu ngay 20 món ăn ngon nhất Việt Nam được nhiều du khách yêu thích. Danh sách này sẽ giúp bạn có một hành trình 10 ngày ở Việt Nam hoàn hảo hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem cẩm nang du lịch Việt Nam của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin thú vị về Việt Nam.
20 món ăn Việt nhất định phải thử PhởPhở là món ăn truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ Nam Định, Hà Nội và được coi là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Mỗi vùng có cách làm phở riêng, nhưng nhìn chung, món ăn mang tính biểu tượng của Việt Nam này nhất định phải thử bao gồm bánh phở xắt mỏng nhúng vào nước dùng nóng hổi, bên trên là đạm (thịt bò, thịt gà, v.v.) và ăn kèm với các loại rau thơm.
Địa chỉ: Phở Thìn, 13 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc Phở Lệ, 415 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phở là một trong những món ăn Việt Nam nhất định phải thử (Nguồn: Internet)
Bánh MìViệt Nam thời Pháp thuộc đã mang lúa mì vào đất nước, từ đó sinh ra bánh mì, và ngày nay là Bánh mì. Một ổ bánh mì thịnh soạn được nhồi nhân, rất tốt cho sức khỏe. Bánh mì là một trong những món ăn đường phố Việt Nam được nhiều người dân nơi đây lựa chọn cho bữa sáng và hơn thế nữa.
Ổ bánh mì chỉ là vỏ chứa cho một loạt các nhân được lựa chọn: trứng, pa-tê, bơ, chà bông heo, rau ngâm, thịt nướng, chả giò, dưa chuột, v.v.
Địa chỉ: Bánh mì Mỹ Phượng, 2B Phan Châu Trinh, Hội An hoặc Bánh mì Huỳnh Hoa, 26 Lê Thị Riêng, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM
Bánh mì Việt Nam đứng thứ 2 trong top những món ăn đường phố ngon nhất thế giới (Nguồn: Internet)
Mì QuảngMì Quảng là một trong những món ngon đặc sản miền Trung vừa giản dị vừa dân dã. Mì Quảng là sự kết hợp giữa gỏi cuốn và bún. Sợi mì màu vàng có màu nghệ được phục vụ với một lượng nhỏ nước dùng, một lượng lớn các loại đạm mà bạn thích, rau mùi, húng quế và hoa chuối cắt lát.
Địa chỉ: Quán Mì Quảng Bà Mua, 95 Nguyễn Tri Phương, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng hoặc Mì Quảng Ông Hai, 61 Trương Minh Lượng, Hội An
Mì Quảng là một trong những món ăn ngon nhất Việt Nam được nhiều du khách yêu thích (Nguồn: Internet)
Bánh CuốnNhững chiếc bánh cuốn gạo này được làm bằng cách trải các lớp bột gạo hấp mỏng và bọc chúng xung quanh các loại nhân mặn. Sau đó, chúng được rắc hẹ tây chiên và nhúng vào nước chấm trước khi ăn. Những chiếc bánh cuốn này cũng có thể ăn không nhân (Bánh cuốn Chay) hoặc chan nước dùng (Bánh cuốn Cao Bằng).
Địa chỉ: Bánh cuốn Bà Xuân, 16 Dốc Hòe Nhai, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội hoặc Bánh cuốn Hà Nội, Ngõ 29 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Mỗi tỉnh thành ở Việt Nam sẽ có hương vị bánh cuốn riêng (Nguồn: Internet)
Bánh XèoBánh Xèo được đặt tên theo âm thanh xèo xèo mà món bánh gạo nhồi thơm ngon này tạo ra khi nó hình thành trong chảo nóng chứa đầy dầu. Màu vàng của bột là do bột nghệ kết hợp với bột gạo và nước. Các lựa chọn nhân bánh phổ biến bao gồm hành lá thái hạt lựu, thịt lợn, đậu xanh, tôm và giá đỗ. Các loại thảo mộc và rau quả khác nhau được phục vụ ở bên cạnh.
Địa chỉ: Bánh Xèo Bà Hai, 49 Nguyễn Trọng Tuyển, P.15, Q.Phú Nhuận, chúng tôi hoặc Bánh Xèo Long Huy, 21 Trương Định, P.6, Q.3, TP.HCM
Bánh xèo là món ăn dân dã, đậm chất Việt Nam nhưng không kém phần thơm ngon, hấp dẫn (Nguồn: Internet)
Bún Bò HuếMột tô Bún Bò Huế (nghĩa đen là “bún thịt bò Huế”) bốc khói, nước súp có vị sả với bắp bò và đuôi bò, sẽ làm ấm cơ thể bạn sau khi bạn đã tham quan nhiều điểm đến thú vị mà cố đô Huế mang lại.
Món ăn có thành phần chính là bún, thịt bò, giò heo, nước dùng có màu đỏ đặc trưng cùng sả và mắm tôm. Đôi khi tô bún còn được cho thêm thịt bò tái, tôm nướng và các nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
Địa chỉ: Bún bò Huế Bà Tuyết, 47 Nguyễn Công Trứ, Huế hoặc Bún bò O Phụng – Chu Vọng, 14 Nguyễn Du, Phù Cát, Huế
Bún bò là một trong những đặc sản xứ Huế (Nguồn: Internet)
Bún Đậu Mắm TômHà Nội là một trong những nơi tuyệt vời nhất để đến thăm tại Việt Nam. Có một món ăn bắt nguồn từ nơi đây được rất nhiều người yêu thích đó là Bún Đậu Mắm Tôm. Những thực khách lần đầu có thể ngần ngại khi nghĩ đến việc ăn mắm tôm lên men. Nhưng món bún này đã trở thành một trong những món ăn Việt Nam ngon nhất với lý do chính đáng. Đĩa thức ăn “giá rẻ và vui vẻ” này là một trong những đặc điểm nổi bật của đồ ăn dành cho tầng lớp lao động. Bún được ăn kèm với đậu hũ chiên giòn, dồi huyết, chả chiên và một loạt rau thơm. Bao quanh một bát nước chấm được pha chế khéo léo với nước cốt chanh và ớt.
Địa chỉ: Bún đậu Trung Hương, 49 ngõ Phất Lộc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc Bún đậu mắm tôm – Đoàn Trần Nghiệp, 42 Đoàn Trần Nghiệp, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bún đậu mắm tôm là món ăn được cả già trẻ lớn bé Việt Nam yêu thích (Nguồn: Internet)
Cơm TấmDo không có khả năng mua gạo nguyên tấm, những người nghèo khó ban đầu lấy cơm tấm (cơm vỡ) làm bữa ăn chính. Nó bây giờ được coi là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với sườn lợn nướng, da lợn nấu chín và ổ trứng và thịt hấp. Cơm nấu chín được phục vụ với một đĩa nhỏ nước sốt để tăng thêm hương vị.
Địa chỉ: Cơm tấm Bà Cường, 263 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1, chúng tôi hoặc Cơm tấm Minh Long, 607 Nguyễn Thị Thập, Q.7, TP.HCM
Bạn nên thử Cơm Tấm khi du lịch Sài Gòn (Nguồn: Internet)
Gỏi cuốnĐược biết đến với cái tên “cuốn mùa hè” ở nước ngoài. Món ăn này bao gồm thịt lợn, tôm, bún, rau và các thành phần khác, tất cả được gói trong bánh tráng Việt Nam. Món ăn này có thể được phục vụ dưới dạng nguyên liệu để thực khách tự chế biến hoặc đầu bếp có thể giúp cuốn gỏi trước.
Gỏi Cuốn có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam. Món ăn này có thành phần gồm xà lách, húng quế, tía tô, tôm khô, rau thơm, thịt luộc, tôm tươi… tất cả được cuốn trong vỏ bánh tráng.
Địa chỉ: Quán Ăn Ngon, 18 Phan Bội Châu, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc Món Cuốn Hạnh 420A Hòa Hảo, P. 5, Q. 10, TP.HCM
Gỏi cuốn hay còn gọi là gỏi cuốn hay gỏi cuốn Việt Nam (Nguồn: Internet)
Cà Phê Sữa ĐáNgày nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Loại cà phê này đã được người Pháp đưa vào nước này như một loại cây công nghiệp vào năm 1857. Trong số những người yêu thích cà phê trên thế giới, cà phê Việt Nam nổi tiếng về độ đậm đà do ủ chậm. Phương pháp ủ với bộ lọc kim loại. Thức uống được phục vụ như “cà phê Việt Nam” trên khắp thế giới được gọi là Cà Phê Sữa Đá tại nhà; cà phê phin nhỏ giọt dưới đáy là lớp sữa đặc và đá, được khuấy theo sở thích hảo ngọt của người uống.
Địa chỉ: Cà Phê Cô Ba Đồng Khởi, Lầu 1, Số 2 – 4 – 6 Đồng Khởi, Q.1, chúng tôi hoặc Thị Cafe 33/72 Nguyễn Trung Trực, Q.1, TP.HCM
Cà Phê Sữa Đá là thức uống phổ biến ở Việt Nam (Nguồn: Internet)
Bánh Mì Bò KhoBò Kho thực sự là một món thịt bò hầm thịnh soạn được nấu chậm. Vốn dĩ món bò kho được người Nam Bộ sử dụng kèm với nhiều loại rau mùi để tăng thêm hương vị cho món ăn. Bò kho được nấu qua nhiều bước khác nhau. Nước dùng được giữ lại chứ không nấu hết. Điều này tạo ra một món súp đậm đà có thể ăn với bánh mì nướng hoặc cơm nóng.
Địa chỉ: Bò Kho Gánh, Chung cư Ngô Gia Tự, Q.10, chúng tôi hoặc Bò Kho Võ Văn Tần, 194 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM
Bạn có thể ăn bánh mì, cơm, phở với Bò Kho (Nguồn: Internet)
XôiXôi không phải là một món đơn lẻ hay nguyên khối; cái tên này là viết tắt của một nhóm các món ăn được làm từ gạo nếp có thể mặn, ngọt hoặc một thứ gì đó ở giữa. Các biến thể riêng ở miền Bắc Việt Nam bao gồm xôi lạc (gạo nếp đậu phộng), xôi xéo (gạo nếp phủ đậu xanh và hẹ chiên), xôi gấc (gạo nếp nhuộm gấc đỏ).
Địa chỉ: Xôi Xéo Thập Cẩm, 325 Trương Định, Q. Hoàng Mai, Hà Nội hoặc Xôi Xéo Cỏ Mây, 35 Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Xôi là món ăn dân dã được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp (Nguồn: Internet)
ChèTương tự như vậy, Chè là một nhóm các món tráng miệng ngọt thường được ăn như đồ ăn nhẹ. Hầu hết Chè được phục vụ với đá vào mùa hè. Chè Đỗ Đen (Chè đậu đen) là món giải nhiệt tuyệt vời cho cơ thể trong những ngày nắng nóng, ăn kèm tùy chọn với thạch đen và nước cốt dừa. Ngoài ra còn có một cách biến tấu nóng của nó, được nấu đặc và ngọt, để sưởi ấm những đêm đông lạnh giá. Thú vị hơn, còn có Xôi Chè – một món chè ăn với gạo nếp phủ bột đậu xanh bên trên.
Địa chỉ: Quán Điệp Phương, 9 Bùi Thị Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc Chè Mười Sáu 16 Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chè Độ Đen rất thích hợp cho những ngày nắng nóng (Nguồn: Internet)
Gỏi Ngó Sen Tôm ThịtHoa sen là quốc hoa của Việt Nam một phần vì nó tượng trưng cho sự kiên cường của dân tộc. Mọc lên từ bùn để nở hoa rực rỡ và tỏa hương khắp không gian. Hoa cũng đại diện cho một khía cạnh khác của tinh thần Việt Nam: sự khéo léo. Mỗi phần của hoa sen, từ rễ đến cánh hoa đều có một số công dụng trong thực phẩm, thuốc hoặc cả hai. Món salad củ sen này được làm từ tôm, thịt lợn, đậu phộng và các loại rau thơm có giá trị của một cửa hàng.
Địa chỉ: Chợ Bàn Cờ, Q.3, TP.HCM
Gỏi Ngô Sen Tôm Thít có vị dai của thịt hòa quyện với vị chua ngọt của các loại rau (Nguồn: Internet)
ỐcThế giới có thể há hốc mồm, rùng mình và coi thường người Pháp vì ăn ốc sên. Nhưng người Việt Nam đã thưởng thức ốc dưới nhiều hình thức khác nhau trong nhiều thế kỷ trước khi cái nĩa đầu tiên chạm vào một con ốc của người Pháp. Món ăn dân dã này có thể được tìm thấy trong bát ở các quán ven đường. Nơi thực khách cẩn thận nhặt những sinh vật thơm, dai ra khỏi vỏ bằng kim băng hoặc dụng cụ kim loại hình tam giác đặc biệt.
Địa chỉ: Vua Cua 576 Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, chúng tôi hoặc Ốc Xuyên 174/43 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 3, Quận 3, TP.HCM
Một trong những món ăn đường phố ngon nhất Việt Nam bạn phải thử là Ốc (Nguồn: Internet)
Bánh CănMón ăn nhất định phải thử ở Việt Nam khác là Bánh Căn. Những chiếc bánh mặn nhỏ này có nguồn gốc là một món ăn của người Chăm mà người Việt đã bổ sung đáng kể. Bột được làm từ hỗn hợp bột gạo và nước (trứng thường được thêm vào để bánh to và xốp hơn, nhưng trứng cũng nhanh cháy hơn). Chúng được ăn với nhiều loại nước sốt và đồ ăn kèm như nước mắm, trứng luộc, chả cá hoặc síu mại.
Ăn thử: Bánh Căn Lệ, 27/44 Yersin, Phường 10, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng hoặc Bánh Căn Nhà Chung 1 Nhà Chung, Phường 3, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng
Bánh căn là món ăn nổi tiếng ở Đà Lạt – Việt Nam (Nguồn: Internet)
Bún Thịt NướngKhông chỉ là một món ngon địa phương, Bún Thịt Nướng (bún gạo với thịt nướng) là món ăn được yêu thích ở cả ba miền Việt Nam. Có thể sẽ có nhiều biến tấu khác nhau, nhưng miếng chả nướng phải có màu vàng nâu và thơm mùi sả và mè. Nước chấm chua ngọt nên bổ sung cho món ăn và các loại rau ăn kèm nên đa dạng và giòn.
Địa chỉ: Bún thịt nướng Cô Tấm, 49 Phạm Văn Đồng, Sơn Trà, Đà Nẵng hoặc Bún thịt nướng Phú Hồng, 19 Yên Bái, Hải Châu, Đà Nẵng
Bún thịt nướng là món ăn bình dân nhưng cực ngon và được nhiều người yêu thích (Nguồn: Internet)
Canh ChuaVào những ngày nắng nóng, bữa cơm của một gia đình Việt Nam sẽ không trọn vẹn nếu thiếu bát Canh Chua. Thuật ngữ này đề cập đến một nhóm các món ăn trên khắp đất nước có chung một điểm: vị chua là hương vị chủ đạo. Chúng được làm bằng cá, sườn và rau địa phương. Vị chua không phải từ cam quýt mà từ các loại thực vật và nguyên liệu khác có nguồn gốc từ Việt Nam. Thậm chí cả phụ phẩm lên men khi nấu rượu.
Canh Chua là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam (Nguồn: Internet)
Bành CanhMặc dù tên món ăn này có từ “bánh” nhưng nó không phải là “bánh” – từ này chỉ tấm bột dày mà từ đó những sợi mì này được cắt ra. Có nguồn gốc từ Đông Nam Bộ Việt Nam, những sợi mì làm từ bột sắn (hoặc hỗn hợp bột sắn và gạo) được phục vụ trong nước dùng mặn với nhiều loại topping để tạo thành các loại bánh canh khác nhau: cua, chả cá, giò heo, tôm, v.v.
Ăn thử: Quán Bà Ba, 84 Nguyễn Biểu, Q5, chúng tôi hoặc Bánh Canh Cô Hạ, 14 Phan Chu Trinh, Nha Trang
Bánh Canh có nguồn gốc từ Đông Nam Bộ, sau đó được phổ biến khắp Việt Nam (Nguồn: Internet)
Những câu hỏi thường gặp về ẩm thực Việt Nam nhất định phải thửMón ăn Việt Nam có cay không?
Nhìn chung, ẩm thực của mỗi vùng miền Việt Nam đều có những hương vị khác nhau. Tuy nhiên, món ăn Việt Nam thường không quá cay. Đặc biệt là những món ăn có nguồn gốc từ miền Nam thì hầu như không cay.
Bún trong món ăn Việt Nam là gì?
Bún là một loại thực phẩm trắng mềm được làm từ tinh bột gạo, được tạo ra qua khuôn và luộc trong nước sôi. Bún là thành phần chính trong các món ăn nổi tiếng của Việt Nam như Bún Bò, Bún Riêu, Bún Thịt Nướng,..
Nguồn: Vietnam Foods: 20 Dishes You Must Try When You Come to Vietnam
Đăng bởi: Hạnh Hoàng
Từ khoá: Ẩm thực Việt Nam: 20 món ăn nhất định phải thử khi đến Việt Nam
31 Dự Án Bất Động Sản Liên Kết Với Ngân Hàng Acb
Đội ngũ Invert cập nhật mới nhất về 31 dự án bất động sản liên kết với ngân hàng ACB trong năm nay trên các địa bàn tỉnh và TP như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Kiên Giang, Đồng Nai, Huế. Hi vọng thông tin các dự án liên kết này sẽ giúp ích đến bạn.
31 dự án bất động sản liên kết với ngân hàng ACB năm 2023
Danh sách dự án liên kết với ngân hàng ACB tại TP HCM
Tại ở TP HCM có 21 dự án bất động sản được liên kết với ngân hàng ngân hàng ACB.
Tên dự án Chủ đầu tư Vị trí
Flora Fuji
Công ty TNHH NLG– NNR – HR FUJI (Nam Long) Khu dân cư Nam Long, Phường Phước Long B, Quận 9
Mizuki Park
Công ty cổ phân NNH Mizuki Xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM
Cao ốc RCL – Bình Đông
Công ty CP Địa ốc Chợ Lớn 99 Bến Bình Đông, Phường 1, Quận 8
Estella Heights
Công ty TNHH Liên doanh Estella 88 đường Song Hành, Phường An Phú, Quận 2
Dragon Hill Premier
Công ty CP BĐS Sài Gòn Vi Na 628 – 630 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5
Lavila 2 – Khu dân cư Vĩnh Phướ
Công ty TNHH Lavila Phước Kiến Xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM
The Nassim
Công ty TNHH Nassim JV Khu đất số 30, đường số 11, Phường Thảo Điền, Quận 2
Dragon Hill Residence and Suites 2
Công ty CP Địa Ốc Phú Long Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
Thủ Thiêm Garden
Công ty CP Đầu Tư Thủ Thiêm Khu Phước Long, Phường Phước Long B, Quận 9
Jamona Golden Silk
Công ty TNHH Thương Tín Tàu Cuốc 16/9 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Động, Quận 7
Depot Metro Tower – Tham Lương
Công ty TNHH Minh Nguyên Long Đường Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12
Galleria
Công ty TNHH Phát Triển Tây Phân khu 18A đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè
Vạn Phúc City
Tập đoàn Đại Phúc KP5, Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức
Citibella 1, 2
Công ty TNHH Đầu Tư Vĩnh Phú Lô B2 – 16, B2-18, Phường Cát Lái, Quận 2
City Gate Tower
Công ty TNHH XD – TM – DV – SX Hùng Thanh Võ Văn Kiệt, Phường 16, Quận 8, TP.HCM
Phú Mỹ Hưng Midtown – The Peak
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng Khu Midtown, Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7
Phú Mỹ Hưng Urban Hill
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng Lô H6-3 Khu A, Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7
Happy Valley Premier
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng 15 Nguyễn Cao, Phường Tân Phong, Quận 7
Hưng Phúc – Happy Residence Premier
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng Lô S10-2, thuộc 1 phần lô S10, Nguyễn Lương Bằng, Phường Phú Mỹ, Quận 7
The Ascentia
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng 03 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7
The Antonia
Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng 01 Nguyễn Lương Bằng, Phường Phú Mỹ, Quận 7
Danh sách dự án liên kết với ngân hàng ACB tại Hà Nội
Tại Thành Phố Hà Nội có 03 dự án bất động sản được liên kết với ngân hàng ngân hàng ACB.
Tên dự án Chủ đầu tư Vị trí
Samsora Premier 105
Công ty CP Xây dựng Sài Gòn – Hà Nội 105 Chu Văn An, Phường Yết Kiêu, Quận Hà Đông, Hà Nội
Golden Land Building
Công ty CP Thương mại Hưng Việt 275 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Chung cư CT1A, CT1B
Công ty CP ĐT XD Phát triển nhà số 7 Hà Nội (HDI7) Khu dân cư Xuân La, phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Danh sách dự án liên kết với ngân hàng ACB tại Hải Phòng
Tại Thành phố Hải Phòng có 03 dự án bất động sản được liên kết với ngân hàng ngân hàng ACB.
Tên dự án Chủ đầu tư Vị trí
SHP Plaza
Công ty CP Bất Động Sản và Hóa Chất Á Châu
12 Lạch Tray, Phường Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
Pruksa Town
Công ty TNHH Pruksa
Xã An Đồng, Huyện An Dương, TP. Hải Phòng
Hoàng Huy Riverside
Công ty CP ĐT dịch vụ tài chính Hoàng Huy Phường Thượng Lý, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
Danh sách dự án liên kết với ngân hàng ACB tại Kiên Giang
Tại tỉnh Kiên Giang chỉ có 02 dự án bất động sản được liên kết với ngân hàng ngân hàng ACB.
Tên dự án Chủ đầu tư Vị trí
Khu dân cư Phường An Bình
Tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang
Phường An Bình, TP. Rạch Giá, Kiên Giang Khu đô thị Mới Phú Cường Công ty CP Đầu tư Phú Cường KĐT Phú Cường, Phường An Hòa, TP. Rạch Giá, Kiên Giang
Danh sách dự án liên kết với ngân hàng ACB tại Đồng Nai
Tại tỉnh Đồng Nai chỉ có 01 dự án bất động sản được liên kết với ngân hàng ngân hàng ACB.
Tên dự án Chủ đầu tư Vị trí
The Pegasus Plaza
Công ty cổ phần Đầu tư Kiến Trúc Xây Dựng Toàn Thịnh Phát 53 – 55 Võ Thị Sáu, Phường Quyết Thắng, TP. Biên Hoà
Danh sách dự án liên kết với ngân hàng ACB tại Huế
Tại Thừa Thiên Huế chỉ có 01 dự án bất động sản được liên kết với ngân hàng ngân hàng ACB.
Tên dự án Chủ đầu tư Vị trí
Phú Mỹ An
Công ty Cổ phần Aninvest Khu đô thị mới An Vân Dương, Phường An Đông, TP. Huế
Cấu Hình Tối Thiểu Chơi Sea Of Thieves
Tìm hiểu về cấu hình tối thiểu chơi sea of thieves và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trò chơi. Đảm bảo trải nghiệm tốt với cấu hình tối thiểu chơi Sea of Thieves.
Sea of Thieves là một trò chơi phiêu lưu đầy mạo hiểm trên biển, nơi bạn có thể trở thành một hải tặc thực thụ. Tuy nhiên, để tham gia vào cuộc phiêu lưu này, bạn cần có một cấu hình tối thiểu phù hợp để trải nghiệm tốt nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu hình tối thiểu để chơi Sea of Thieves và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trò chơ
Sea of Thieves là một trò chơi trực tuyến nhiều người chơi, nơi bạn có thể thám hiểm đại dương, khám phá các hòn đảo và chiến đấu với những kẻ thù trên biển. Trò chơi này đã thu hút hàng triệu người chơi trên toàn thế giới nhờ vào cốt truyện hấp dẫn, đồ họa tuyệt đẹp và lối chơi đa dạng.
Sea of Thieves mang đến cho người chơi những trải nghiệm độc đáo và thú vị. Bạn có thể tạo ra nhóm hải tặc với bạn bè của mình, điều hành một con tàu và khám phá thế giới rộng lớn của trò chơBạn cũng có thể tham gia vào các cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm, săn báu vật và chiến đấu với những con quái vật hùng mạnh.
Sea of Thieves đã nhận được đánh giá tích cực từ cả cộng đồng game thủ và các nhà phê bình. Trò chơi này được khen ngợi vì cung cấp một thế giới mở tuyệt vời, đồ họa đẹp mắt và tính tương tác cao. Tuy nhiên, để tận hưởng trọn vẹn trò chơi, việc có một cấu hình tối thiểu phù hợp là rất quan trọng.
Cấu hình tối thiểu là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo trò chơi chạy mượt mà và trải nghiệm không bị gián đoạn. Nếu máy tính của bạn không đáp ứng được yêu cầu cấu hình tối thiểu, bạn có thể gặp phải các vấn đề như lag, giật, hoặc thậm chí không thể chơi được trò chơ
Đây là một số yêu cầu cấu hình tối thiểu để chơi Sea of Thieves:
Hệ điều hành: Windows 10 (Phiên bản 1903 trở lên)
Bộ vi xử lý (CPU): Intel Core i3-4130 hoặc AMD FX-6300
Card đồ họa (GPU): NVIDIA GeForce GTX 650 hoặc AMD Radeon HD 7750
Bộ nhớ (RAM): 4GB
Dung lượng ổ cứng (HDD/SSD): 60GB
Nếu bạn không chắc chắn về cấu hình máy tính của mình, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra cấu hình trực tuyến hoặc cài đặt phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính. Kiểm tra cấu hình máy tính giúp bạn biết được liệu máy tính của bạn có đáp ứng được yêu cầu cấu hình tối thiểu của Sea of Thieves hay không.
Để đảm bảo cấu hình tối thiểu của bạn đủ để chơi Sea of Thieves, hãy kiểm tra các thành phần sau:
Bộ vi xử lý là “trái tim” của máy tính, quyết định hiệu suất của nó. Đối với Sea of Thieves, bạn cần một CPU hiệu suất trung bình như Intel Core i3-4130 hoặc AMD FX-6300 để đảm bảo trò chơi chạy mượt mà.
Card đồ họa là thành phần quan trọng để đảm bảo hình ảnh trong trò chơi được hiển thị một cách chân thực và mượt mà. Một GPU như NVIDIA GeForce GTX 650 hoặc AMD Radeon HD 7750 sẽ đáp ứng được yêu cầu cấu hình tối thiểu của Sea of Thieves.
RAM đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu tạm thời khi bạn chơi trò chơĐể chơi Sea of Thieves, bạn cần ít nhất 4GB RAM để đảm bảo trò chơi chạy mượt mà và tránh tình trạng giật lag.
Trò chơi Sea of Thieves yêu cầu 60GB dung lượng ổ cứng để cài đặt. Đảm bảo rằng bạn có đủ dung lượng trống trên ổ cứng của mình để cài đặt và lưu trữ trò chơ
Trò chơi Sea of Thieves yêu cầu kết nối internet ổn định để có thể chơi mọi chế độ, bao gồm chơi đơn và chơi đa ngườĐảm bảo rằng bạn có kết nối internet ổn định để tránh gián đoạn trong trò chơ
Một số tùy chỉnh cài đặt trong trò chơi Sea of Thieves có thể ảnh hưởng đến hiệu suất chơBạn có thể điều chỉnh các tùy chọn như độ phân giải, chất lượng đồ họa, và hiệu ứng âm thanh để đạt được sự cân bằng giữa hiệu suất và chất lượng hình ảnh.
Cập nhật driver hệ thống là một yếu tố quan trọng để đảm bảo máy tính của bạn hoạt động ổn định và tương thích tốt với trò chơHãy đảm bảo rằng bạn cập nhật các driver hệ thống, đặc biệt là driver card đồ họa, để tối ưu hóa hiệu suất chơ
Nếu máy tính của bạn có cấu hình tối thiểu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tối ưu hệ thống để cải thiện hiệu suất chơĐó có thể là việc tắt các ứng dụng không cần thiết, giảm độ phân giải màn hình, hoặc tắt các hiệu ứng đồ họa không cần thiết trong trò chơ
Có, bạn có thể chơi Sea of Thieves trên một laptop có cấu hình tối thiểu phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng laptop của bạn đáp ứng được yêu cầu cấu hình tối thiểu và có kết nối internet ổn định.
Đúng, nâng cấp cấu hình máy tính của bạn có thể cải thiện hiệu suất chơi Sea of Thieves. Bạn có thể nâng cấp CPU, GPU, RAM hoặc ổ cứng của mình để đáp ứng yêu cầu cấu hình khuyến nghị của trò chơi và trải nghiệm một trò chơi mượt mà hơn.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về cấu hình tối thiểu để chơi Sea of Thieves và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trò chơViệc có một cấu hình tối thiểu phù hợp là quan trọng để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn trò chơi mà không gặp phải các vấn đề về hiệu suất. Hãy đảm bảo rằng máy tính của bạn đáp ứng được yêu cầu cấu hình tối thiểu và thực hiện các biện pháp tối ưu hóa hệ thống để có trải nghiệm tốt nhất khi chơi Sea of Thieves.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Cập nhật thông tin chi tiết về Việt Nam Sẽ Đăng Cai Sea Games 31 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!