Bạn đang xem bài viết Viêm Đường Hô Hấp Trên Ở Trẻ Và Hướng Chăm Sóc Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên thường có dấu hiệu ho – Ảnh Internet
3. Phòng ngừa, chăm sóc và điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻHiện nay, việc chăm sóc điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ chỉ dừng lại ở việc điều trị triệu chứng chứ không điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Tổ hợp những bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ thông thường sẽ tự khỏi sau 5- 7 ngày từ khi phát bệnh.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan khi trẻ bị bệnh này, vì nếu tình trạng bệnh của trẻ kéo dài hay tiến triển nặng hơn, mà không được phát hiện và có hướng xử lý kịp thời, có thể dẫn đến những hậu quả mà cha mẹ có thể không ngờ tới. Hậu quả dễ gặp nhất của tình trạng viêm hô hấp trên là ảnh hưởng tới đường hô hấp dưới của trẻ gây viêm phổi , viêm phế quản, trong một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm não, viêm cầu thận, thấp tim…
Cần khám và điều trị sớm cho trẻ khi con bị viêm đường hô hấp trên để tránh các biến chứng nguy hiểm. Ảnh Internet
Khi con bị bệnh, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc con tích cực tại nhà cũng như cấp phát thuốc cho trẻ sử dụng nhằm hỗ trợ việc điều trị cho trẻ, giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sỹ, vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi thôi thông thoáng, sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh đường hô hấp của trẻ như mũi, họng.. bằng nước muối ấm, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ chất và hợp vệ sinh.
Chăm sóc đường thở cho trẻ cẩn thận khi con bị viêm đường hô hấp trên. Ảnh Internet
Để phòng ngừa bệnh viêm hô hấp trên cho trẻ, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ sinh hoạt và học tập trong môi trường sạch sẽ, trong lành kết hợp với cách chăm sóc cho con thích hợp như: mặc quần áo ấm, đeo khăn quàng cổ, khẩu trang cho trẻ khi thời tiết lạnh hoặc khói bụi; không cho trẻ ăn đồ lạnh; bật quạt hay điều hòa ở mức độ vừa phải, mà luồng gió không phả trực tiếp vào người trẻ.
Đồng thời, điều quan trọng là cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý nhằm cung cấp cho trẻ nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng với những tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Khuyến khích trẻ vệ sinh thật kỹ để phòng bệnh. Ảnh Internet
Tuy không có gặp quá nhiều nguy hiểm nhưng viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và cũng khiến việc chăm sóc của cha mẹ phần nào trở nên vất vả hơn. Chính vì vậy, chúng tôi mong cha mẹ chủ động phòng ngừa bệnh này cho trẻ với những lưu ý cơn bản cần thiết đã được đề cập ở trên, để cho công việc chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng hơn, tốt hơn. Đồng thời, điều này cũng chính là yếu tốt, để giúp trẻ vui khỏe phát triển mỗi ngày.
Trần Trần tổng hợp
Chăm Sóc Trẻ 4 Tháng Tuổi Đủ Chất Dinh Dưỡng Và Những Điều Mẹ Nên Ghi Nhớ
Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi để bé phát triển khỏe mạnh ra sao, mẹ có biết? Ở giai đoạn này trẻ 4 tháng tuổi vẫn cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là chính. Bé càng lớn nhu cầu dinh dưỡng càng tăng cao, tùy thuộc vào thể chất của mỗi bé, khi mẹ chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi cần nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Trong giai đoạn 4 tháng tuổi, một ngày trung bình bé cưng có thể bú được 800 – 900ml sữa, chia ra làm 5 hoặc 6 cữ bú. Mẹ nên cho bé bú bất cứ khi nào bé muốn, ít nhất 8 lần/ ngày (cả đêm lẫn ngày). Chỉ cho bé tập ăn thử các loại thức ăn hoặc nước uống khác nếu bé vẫn còn đói sau mỗi bữa bú hoặc không tăng cần bình thường.
Mẹ sẽ chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào để con phát triển? Ảnh Internet
1. Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi phát triển thế nào?Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có rất nhiều thay đổi cả về thể chất và trí tuệ. Điều đó được thể hiển rõ qua những hoạt động hàng ngày của bé như:
Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này đã ổn định và thời gian ngủ có thể dài hơn các tháng trước.
Bé sẽ không chịu nằm yên và sẽ tập cách lật người. Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên, một số bé có thể tự lật được. Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nền nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp.
Bé dần biết giao tiếp với mọi người và thường phát ra âm thanh “ê a” vô cùng đáng yêu. Bé dần biết quan sát và tò mò về những gì nhìn thấy xung quanh. Vậy nên mẹ hãy tích cực trò chuyện, chơi đùa với bé, bé sẽ nhanh biết nói chuyện với mẹ hơn.
Bé có thể cầm nắm các đồ vật trong tầm tay, chẳng hạn như: con gấu bông nhỏ, cái vòng tay hay cái đồ chơi lúc lắc….
Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nhận thức và tò mò với mọi vật xung quanh. Ảnh Internet
2. Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi với chế độ dinh dưỡng khoa họcMột chế độ dinh dưỡng cho bé 4 tháng tuổi như thế nào là hợp lý? Đối với việc chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé như:
2.1 Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi với sữa mẹ là chínhCho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên, bất kể khi nào bé có nhu cầu. Đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ.
Thông thường khi được 6 tháng tuổi trẻ mới bắt đầu quá trình ăn dặm, nhưng ở một số trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, nguồn sữa mẹ không đủ dinh dưỡng cho trẻ thì mẹ nên cho bé “tập ăn thử thức ăn dặm” từ khi 4 tháng tuổi.
Trẻ Bị Loét Miệng Và Cách Chăm Sóc Răng Miệng Hiệu Quả
Bệnh Loét Miệng Là Gì?
Theo Vnexpress, loét miệng (còn gọi là loét áp-tơ) chỉ xuất hiện trong khoang miệng của bạn. Chúng có thể ở nướu, dưới lưỡi và bên trong má của bạn. Chúng không lây nhiễm và thường tự khỏi. Bệnh loét miệng thường có tính di truyền trong gia đình.
Đánh Răng Cho BéNếu con bạn bị loét miệng, bé có thể không muốn giữ thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày (đánh răng và dùng chỉ nha khoa) khi bị loét miệng. Làm những việc này có thể gây đau. Nếu con bạn bị loét miệng, điều bắt buộc đó là các bé không dừng việc chăm sóc răng miệng. Giữ cho miệng con bạn sạch sẽ giúp ngăn những vết loét mới xuất hiện và chữa lành vết loét miệng sẵn có. Hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn, và nhắc lại với con bạn rằng miệng sạch sẽ chính là miệng khỏe mạnh. Để giúp việc đánh răng bớt đau đớn cho bé, hãy mua bàn chải đánh răng trẻ em mềm nhất mà bạn có thể tìm thấy. Lông bàn chải siêu mềm sẽ không làm đau nướu nhạy cảm của con bạn giống như bàn chải cứng. Hãy hướng dẫn con bạn không đánh lên vết loét. Đồng thời, hãy nhớ chọn kem đánh răng chống ê buốt an toàn cho trẻ nhỏ.
Dùng Nước Súc Miệng và Chỉ Nha KhoaSau khi đánh răng, hãy giúp hoặc yêu cầu bé dùng chỉ nha khoa (hay còn được gọi là làm sạch kẽ răng) càng nhiều răng càng tốt. Tạm thời hãy bỏ qua những khu vực xung quanh vết loét. Nếu bé đã đủ lớn (từ 2 tuổi trở lên) súc miệng với nước súc miệng không cồn, kháng khuẩn cũng tốt cho việc điều trị loét miệng. Kết thúc quá trình này bằng việc bôi gel gây tê răng miệng an toàn cho trẻ (thuốc chữa loét miệng) cho từng vết loét để làm dịu cơn đau. Bạn có thể dùng đầu miếng bông mềm để bôi thuốc.
Mẹo Ăn Uống Cho Trẻ Bị Loét MiệngCác đồ ăn cay và nhiều gia vị làm các vết loét miệng nặng hơn. Cho bé ăn đồ ăn mềm, nhạt. Các đồ ăn dễ chịu có thể bao gồm trứng bác, cháo yến mạch, súp kem, sữa chua Hy Lạp, đậu phụ, mỳ macaroni và phô mai, rau củ hấp, sốt táo, bánh kếp, và sinh tố protein. Theo chuyên trang y tế YouMed, đồ ăn giàu protein, kẽm, và vitamin A và C tốt cho khoang miệng của bạn. Hãy đảm bảo con bạn uống nhiều chất lỏng. Đồ uống lạnh, bao gồm nước đá, sữa lạnh và nước ép nho đã pha loãng sẽ ít gây khó chịu cho các vết loét hơn.
Theo Nha khoa Paris, các vết loét miệng nhỏ sẽ tự hết trong khoảng một đến hai tuần. Mặc dù các vết loét miệng gây đau đớn, bạn vẫn nên khuyến khích bé duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bệnh nhân bé bỏng của bạn. Hãy dùng các sản phẩm nha khoa không cồn và cho bé ăn đồ mềm, nhạt cho đến khi miệng con bạn khá hơn.
Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Với Thuốc Fexostad Và Những Lưu Ý
Thành phần hoạt chất: fexofenadin.
Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Fexofenadine, Telfast,…
Mỗi viên nén bao phim chứa fexofenadin hydroclorid 60 mg.
Fexofenadine hydrochloride là thuốc kháng histamine H1 không gây buồn ngủ. Trong đó, fexofenadine là chất chuyển hóa có hoạt tính dược lý của terfenadine.
Thuốc Fexostad giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Người bệnh dị ứng với fexofenadin hydroclorid hoặc với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
1. Cách dùng
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim và dùng theo đường uống.
Lưu ý, nên dùng nguyên viên, không nên nhai, nghiền, cắn, bẻ vì sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.
2. Liều dùng
Các triệu chứng được điều trị hiệu quả là hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi/ vòm miệng/ cổ họng, ngứa mắt/ chảy nước mắt/ đỏ mắt.
Liều 60 mg, ngày 2 lần.
Hoặc 180 mg/ lần/ ngày.
Với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận thì nên dùng với liều là 60 mg/ lần/ ngày.
Trẻ em từ 6 – 11 tuổi dùng liều 30 mg, ngày 2 lần.
Liều khởi đầu khuyên dùng ở trẻ em bị suy giảm chức năng thận là 30 mg, ngày 1 lần.
Thuốc làm giảm đáng kể cảm giác ngứa và số lượng vết mề đay.
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nên dùng với liều 60 mg/ lần/ ngày.
Với trẻ em từ 6 – 11 tuổi: 30 mg, ngày 2 lần. Ở trẻ em bị suy giảm chức năng thận nên dùng liều 30 mg/ lần/ ngày.
Hiếm gặp các trường hợp bị phản ứng quá mẫn, bao gồm nổi mề đay, ngứa và các phản ứng phản vệ toàn thân khác.
Ngoài ra, nếu trong quá trình điều trị có xuất hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Cho đến hiện tại, vẫn chưa ghi nhận ca tương tác nào khi dùng cùng với Aminoleban đường uống. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả khi điều trị thì người bệnh cần thông tin cho bác sĩ đầy đủ về các thuốc đã, đang và sẽ dùng để bác sĩ có thể tư vấn sử dụng thuốc an toàn hợp lí và hiệu quả nhất
Mặc dù kinh nghiệm lâm sàng nói chung không cho thấy sự khác biệt nào về đáp ứng với thuốc giữa bệnh nhân lớn tuổi và trẻ tuổi, cần lưu ý rằng fexofenadin được đào thải đáng kể qua thận và nguy cơ bị tác dụng phụ nghiêm trọng có thể tăng lên ở những bệnh nhân bị suy thận.
Bởi vì những bệnh nhân lớn tuổi có thể bị suy giảm chức năng thận, việc kiểm tra chức năng thận có thể hữu ích và cần thận trọng khi lựa chọn liều dùng cho các bệnh nhân này.
Tính an toàn và hiệu quả của fexofenadin hydroclorid chưa được xác định ở trẻ em dưới 6 tuổi.
1. Lái xe và vận hành máy móc
Căn cứ vào đặc tính dược lực học và các phản ứng phụ đã được báo cáo thì fexofenadin hydroclorid ít có khả năng ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Những thử nghiệm khách quan cho thấy fexofenadin không có những ảnh hưởng đáng kể trên chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Do đó, có thể sử dụng thuốc trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc này.
2. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
Phụ nữ có thai
Đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát về việc dùng fexofenadin hydroclorid ở phụ nữ có thai.
Do đó, chỉ nên dùng fexofenadin hydroclorid trong thai kỳ khi hiệu quả điều trị lớn hơn nguy cơ đối với bào thai.
Phụ nữ cho con bú
Hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát về việc dùng fexofenadin cho phụ nữ đang cho con bú và do nhiều thuốc được bài tiết vào sữa mẹ.
Thận trọng khi dùng fexofenadin ở phụ nữ cho con bú, nên ngưng cho con bú hoặc ngưng thuốc.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Fexostad tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Fexostad ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.
Đái Dầm Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Dứt Điểm
Đái dầm khá phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ tè dầm khi 5 tuổi và có đến 10% trẻ vẫn còn khi lên 7 tuổi. Ở những độ tuổi lớn hơn, tỉ lệ này giảm chỉ còn từ 1% đến 3%. Điều thú vị là, bé trai có tỷ lệ tè dầm cao gấp 2 lần bé gái.
Có 2 loại đái dầm, đó là:
Đái dầm nguyên phát: trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu và thường tè dầm về đêm;
Đái dầm thứ phát: trẻ đã không còn tè dầm ít nhất 6 tháng nhưng bây giờ bị lại.
Trong đó, đái dầm nguyên phát thường gặp nhiều hơn. Đái dầm thứ phát ít gặp nhưng thường xảy ra ở trẻ lớn tuổi và nên được đưa đi khám bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe như: nhiễm trùng tiểu, vấn đề thần kinh, căng thẳng,…
Nguyên nhânMặc dù nguyên nhân tại vẫn chưa được biết rõ, người ta cho rằng đây là do sự chậm phát triển của ít nhất một trong ba yếu tố sau:
Bàng quang: bàng quang đầy nước tiểu khi ngủ;
Thận: sản xuất nhiều nước tiểu trong đêm;
Não: khó thức dậy khi đang ngủ.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, sự liên kết giữa não bộ và bàng quang chưa được hình thành đầy đủ. Do đó, bàng quang sẽ thải nước tiểu bất cứ khi nào bị đầy. Khi trẻ lớn hơn, sự liên kết này phát triển, giúp não bộ kiểm soát bàng quang tốt hơn. Chính vì vậy mà tè dầm sẽ giảm dần theo lứa tuổi.
Bên cạnh đó, não bộ kiểm soát bàng quang dễ hơn vào ban ngày và phải mất nhiều thời gian sau mới có thể kiểm soát vào ban đêm. Do đó, trẻ thường bị đái dầm vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.
Những yếu tố nguy cơ
Di truyền: nếu cha/mẹ sau 5 tuổi vẫn tè dầm thì khoảng 40% trẻ sẽ bị tương tự. Nếu cả cha và mẹ đều tè dầm khi còn nhỏ thì tỉ lệ này lên đến 70%.
Căng thẳng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đái dầm thứ phát. Điều trị căng thẳng có thể loại bỏ được trẻ tè dầm.
Ngủ sâu: đây có thể là một phần của sự phát triển bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, cũng có thể do trẻ ngủ quá ít giờ, chất lượng giấc ngủ kém.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Trong một số ít trường hợp, đái dầm xảy ra do trẻ bị ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy.
Táo bón: Bàng quang và ruột nằm rất gần nhau. Táo bón có thể kích thích bàng quang, làm mất kiểm soát bàng quang. Ở những trường hợp này, điều trị táo bón là bước đầu tiên trong điều trị trẻ tè dầm.
Bệnh lý thận, bàng quang: những trường hợp này trẻ thường đái dầm cả ban ngày và ban đêm. Đồng thời trẻ có thể có thêm các triệu chứng khác như: đau khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt.
Bệnh thần kinh: Nếu như con bạn có các triệu chứng khác như tê, đau ở chân, yếu chân, thì cần xem xét các vấn đề về cột sống. Tuy nhiên, đây là một nguyên nhân rất hiếm gặp của đái dầm.
Thuốc: một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ tè dầm ở trẻ.
Những bệnh lý khác: tiểu đường, tăng động, giảm chú ý cũng có thể gây đái dầm ở trẻ em.
Đái dầm có thể tác động đến cảm xúc của cả trẻ và bố mẹ.
Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, lo lắng hoặc tự ti. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, cũng như việc học của bé. Trẻ hay đái dầm có thể ngại đi chơi xa, không dám ngủ ở nhà bạn. Thậm chí, anh chị em của bé có thể phải ngủ riêng. Bố mẹ ngày nào cũng phải lau chùi phòng, giường nệm và quần áo bé.
Điều rất quan trọng cần nhớ là, đây không phải là lỗi của con bạn. Trẻ không thể kiểm soát được việc này. Bố mẹ và bạn bè không nên xấu hổ, trêu chọc hay la mắng bé. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể thử các cách sau để giúp đỡ trẻ.
Chuông báo động đi tiểu
Nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa số trẻ sử dụng chuông báo đi tiểu sẽ giúp trẻ hạn chế đái dầm sau một vài tuần.
Chuông sẽ báo động hoặc rung khi đồ lót của trẻ bị ướt. Theo thời gian, não bộ sẽ được huấn luyện khi nào trẻ cần đi tiểu. Phương pháp này cần có sự tham gia tích cực của bố mẹ để đảm bảo trẻ tỉnh giấc hoàn toàn và đi vệ sinh khi chuông báo kêu.
ThuốcThuốc được dùng đầu tiên là Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tiết nước tiểu, tránh tè dầm ban đêm.
Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinine. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu tốt hơn và giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Rụng Tóc Vành Khăn Ở Trẻ Nhỏ
Chứng rụng tóc vành khăn là gì?
Đây là hiện tượng rụng nhiều tóc của bé ở phần phía sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu.
Rụng tóc vành khăn còn xuất hiện ở những người bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Vì vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong sự phát triển của lông, tóc, móng.
Nếu trẻ thiếu vitamin D, chân tóc thường bị yếu và dễ rụng vì vậy khi cho bé nằm xuống, phần đầu sẽ cọ xát với gối, chiếu sẽ bị rụng thành vành nên được gọi là rụng tóc vành khăn.
Ngày nay, tỉ lệ trẻ bị rụng tóc vành khăn tương đối cao, ở Viện dinh dưỡng Quốc gia cứ 10 trẻ em đến khám thì có 3-4 bé bị rụng tóc vành khăn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rụng tóc vành khănTrẻ em bị rụng tóc vành khăn thường là bị phía sau đầu, rụng tóc thành hình vành khăn hoặc rụng rất nhiều theo từng mảng khắp da đầu kèm theo các dấu hiệu như:
Em bé ngủ không sâu giấc, quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân.
Khi ngủ dễ bị giật mình và đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm (nhiều mồ hôi trộm).
Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn? Trẻ bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?Nếu trẻ em bị rụng tóc hình vành khăn đã được bố mẹ đưa trẻ đi khám và kết quả không bị thiếu canxi, thì lúc này nên cân nhắc đến một số nguyên nhân khác gây rụng tóc như là:
Tóc mỏng và nằm nhiều: Hầu hết thời gian của bé là nằm ngửa vậy nên vùng da đầu phía sau sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài làm cho tóc khó mọc hơn. Đặc biệt với những trẻ có sợi tóc mảnh, dễ rụng thì thường xảy ra tình trạng này hơn.
Tác dụng phụ của thuốc: Khi trẻ mới bị ốm và cần sử dụng một số loại thuốc thì cũng là nguyên nhân bị rụng tóc.
Nấm da đầu: Nếu trẻ có những mảng da đầu trống, không mọc tóc thì có thể mắc phải một vài dạng nấm. Nấm da đầu thường sẽ kéo dài và lây sang các vùng da khác trên cơ thể vậy nên các bố mẹ không nên bỏ qua tình trạng này.
Hiện nay, rụng tóc vành khăn ở trẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để biết chắc chắn trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải mắc bệnh còi xương hay không thì các bố mẹ cần phải đưa bé đi khám dinh dưỡng hoặc thử máu (nếu cần) để tìm ra giải pháp đúng đắn, kịp thời cho trẻ.
Cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻKhi trẻ bị rụng tóc vành khăn, phụ huynh nên bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: Kẽm, sắt, vitamin C, vitamin D, canxi kịp thời thì tóc sẽ mọc trở lại và trẻ phát triển tốt hơn.
Nếu có điều kiện, các bố mẹ nên cho trẻ được khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu giúp ngăn ngừa rụng tóc.
Cách bổ sung vitamin D tốt và phù hợp cho trẻĐể bổ sung vitamin D cho trẻ có những cách sau đây:
Cho trẻ uống liều cao trong 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Khi vitamin D vào cơ thể sẽ bị giữ lại ở gan và được điều tiết để cơ thể phát triển bình thường, khoẻ mạnh.
Tùy theo từng lứa tuổi mà cho trẻ uống vitamin D mỗi ngày theo các đơn vị khác nhau (từ 400 – 800 đơn vị/ ngày)
Trẻ có thể bổ sung vitamin D bằng cách được tắm nắng. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý phải tắm nắng đúng cách cho con trong khoảng thời gian từ 9h-10h sáng và chỉ tắm từ 10-15 phút.
Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Đường Hô Hấp Trên Ở Trẻ Và Hướng Chăm Sóc Điều Trị trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!