Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Tất Niên Cuối Năm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cúng tất niên thường sẽ thực hiện vào ngày cuối cùng của năm âm lịch – tức ngày 30/12 âm lịch hay ngày 29 Tết với năm thiếu. Nghi lễ cúng tất niên thường diễn ra trước bữa cơm tất niên vào ngày 30 Tết. Tùy năm âm lịch bạn có thể xem giờ cúng cuối năm theo tuổi hoặc bất cứ giờ nào buổi chiều, đây cũng có thể coi là nghi lễ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết Quý Mão 2023 cùng gia đình. Bài cúng tất niên cần được chuẩn bị trước để bài văn khấn được đầy đủ nhất.
Cúng Tất Niên ngày nào tốt?Lễ Tất niên tại gia được tiến hành vào chiều 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ.
Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v. Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Giờ đẹp cúng Tất niên 2023Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết)).
Xem ngày tốt xấu trong tháng Chạp năm Nhâm Dần, có 1 số ngày tốt có để làm lễ cúng lễ Tất niên năm gồm:
Ngày 26 tháng Chạp Âm lịch tức ngày Ất Hợi tháng Quý Sửu năm Nhâm Dần. Ngày 17/1/2023 tốt cho các việc: Cúng tế, cầu phúc, cầu tự, họp mặt, giải trừ, động thổ, đổ mái, sửa bếp, khai trương, nạp tài, mở kho, xuất hàng
Ngày 29 tháng Chạp Âm lịch (20/1/2023) tức ngày Mậu Dần tháng Quý Sửu năm Nhâm Dần. Ngày tốt cho các việc: Cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, san đường.
Ngày 30 tháng Chạp Âm lịch (21/1/2023). Đây là ngày Kỷ Mão tháng Quý Sửu năm Nhâm Dần tốt cho các việc: Cúng tế, giải trừ, san đường, sửa tường.
Ý nghĩa của Lễ cúng Tất niênTất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.
Mâm cúng Tất niên cuối năm 2023Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết, sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui. Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị. Song thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau:
Trái cây
Hoa
Nhang rồng phụng
Đèn cầy
Gạo, muối
Trà, Rượu, Nước lọc
Giấy tiền vàng mã
Bánh kẹo
Trầu cau
Chè, Xôi, Cháo trắng
Tam sên
Gà ta
Heo sữa quay
Bánh bao
Bánh chưng/bánh tét
Chả lụa
Bình hoa, Lư Nhang
Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Bài văn khấn tất niên cuối năm 2023 chuẩn nhất
Bài cúng Tất niên – Mẫu 1
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………….. (1)
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..(2)
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Bài cúng Tất niên – Mẫu 2Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm …………
Tín chủ chúng con là: ……………
Ngụ tại: ……….
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm s anh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Advertisement
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Bài cúng Tất niên – Mẫu 3Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………. (Âm lịch).
Tín chủ (chúng) con là: …………..Tuổi:………..………
Ngụ tại: …………
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Bài cúng Tất niên (dành cho khấn gia thần vào ngày Tất niên)Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
Tuổi: …………………………
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
6 Nhà Hàng Tổ Chức Tiệc Tất Niên Cuối Năm Lý Tưởng Nhất Tại Quận 1, Tp. Hcm
On-Yasai Shabu Shabu
On-Yasai Shabu Shabu là một góc ẩm thực Nhật thu nhỏ được đặt trên quận 1 sầm uất. Đây sẽ alf địa điểm lí tưởng cho những ai yêu thích buffet lẩu Nhật với giá cả vừa phải. Có các gói 198.000 đồng, 298.000 đồng, 429.000 đồng, bạn sẽ có một bữa tiệc lẩu no nê. Đặc biệt, vào dịp tất niên này, xu hướng ăn buffet đang lên ngôi với ưu đãi ăn càng nhiều, giá càng rẻ.
Chất lượng đồ nhúng luôn khiến bất kì khách hàng khó tính nào cũng phải hài lòng bởi độ tươi ngon, đảm bảo vệ sinh của nó. Thịt bò, lợn, gà giữ nguyên hương vị như khi còn tươi, rau củ, nấm luôn đầy ắp để đem lại cảm giác cân bằng cho bữa ăn. Nhà hàng có 4 hương vị lẩu độc quyền mà bạn không thể tìm thấy ở đâu khác: nước lẩu Nhật Bản, nước lẩu Sukiyaki, nước lẩu chua cay và nước lẩu thịt heo chắc chắn sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm thú vị.
Quán có không gian rộng rãi, thoáng mát mang đậm kiến trúc nước Nhật từ bài trí bàn ghế, đến cách trang trí món ăn tinh tế, cầu kì. Bạn có thể lựa chọn cho mình cách thưởng thức trên bàn ghế hoặc ngồi nệm. Nếu bạn thích riêng tư hơn bạn có thể gọi phòng riêng với sức chứa hơn 40 người.
Địa chỉ: Lầu 2, Số 15/7 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1
Giờ mở cửa: 10h00 – 22h00
Giá thành: 200.000 – 500.000 đồng
Shamballa Vegetarian Restaurant & Tea HouseOn-Yasai Shabu Shabu
Cả năm ăn thực, bạn có muốn đổi gió cuối năm ăn chay? Với không gian kiến trúc được thiết kế hòa quyện giữa hiện đại và quá khứ, Shamballa Vegetarian đem đến cho bạn cảm giác thư thái sau cả ngày mệt mỏi, căng thẳng. Cách bài trí của nhà hàng khá độc đáo, có 2 không gian cho bạn lựa chọn: một là khu vực mang đậm dấu ấn Phật pháp bởi hình ảnh tượng Phật, hoa sen, chú tiểu, những bức phù điêu, bàn ghế gỗ trầm đơn giản,… khu vực khác lại mang hơi thở hiện đại với quầy bar, điều hòa, wifi,… Nhà hàng còn có bàn đặt ngoài trời để chiều lòng khách hàng muốn cảm nhận được không gian mở bên ngoài. Và đây là điểm đến tất niên thú vị cho team quận 1.
Với tiêu chí lấy chất lương để đổi lấy lòng tin, các món ăn của nhà hàng đều có chất lượng rất cao và được chế biến phong phú: Đậu hũ ba tầng, Soup Shamballa, Cuốn Shamballa, Gỏi hoa chuối rong gai, Cơm gạo lứt lá sen, Miến xào nồi đất, Lẩu nấm tứ vị… bên cạnh đó, cách bài trí tinh tế, lịch sự cũng là điểm cộng lớn cho nhà hàng.
Địa chỉ: Số 17-19 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1
Giá thành: 200.000 – 300.000 đồng
Shamballa Vegetarian Restaurant & Tea House
Ba Gác – Nướng & BiaShamballa Vegetarian Restaurant & Tea House
Thời tiết nóng nực của Sài Gòn, được lai rai nhâm nhi đồ nướng cùng chén bia thì còn gì tuyệt vời hơn. Lấy cảm hứng từ cuộc sống bình dị của người lao động, Ba Gác đem đến cảm giác gần gũi, thân thuộc cho khách hàng ngay từ lầu đầu tiên đến thưởng thức. Nằm ngay trên 61 Nam Kì Khởi Nghĩa, mặt tiền to rộng, chỉ cần để ý một chút là thấy ngay. Không gian nhà hàng rộng rãi, thoải mái, sức chứa 300 khách với 2 tầng có phòng riêng cho nhóm lớn, điều hòa mát mẻ, đội ngũ phục vụ nhiệt tình, quán mở xuyên đêm. Nhưng nếu bạn muốn có một vị trí đẹp để ngắm cảnh đêm thì chúng mình khuyên bạn nên lựa chọn thưởng thức bữa ăn ở ngoài trời.
Thực đơn của nhà hàng khá phong phú, chủ yếu là những món thân thuộc trong bữa cơm gia đình: Mực xào lá quế; Sụn ức gà chiên nước mắm; Giò heo xông khói; Dẻ sườn bò Mỹ sốt Ba Gác; Hàu đút lò phô mai; Combo Ba Gác: cá chẽm cuộn ba rọi xông khói, heo gác bếp,… sẵn sàng khiến thực khách “ăn hàng mà không nhớ cơm nhà”. Dịp cuối năm đang đến rất gần, bạn còn chần chừ gì mà không cùng bạn bè làm một chầu đã đời đi nào.
Địa chỉ: Số 61 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1
Giờ mở cửa: 16h00 – 24h00
Giá thành: 250.000 – 300.000 đồng
Chang – Lê Thánh TôngBa Gác – Nướng & Bia
Mang trọn vẹn hương vị xứ Chùa Vàng trên đất quận 1, nhà hàng Chang luôn được đánh giá cao bởi chất lượng đồ ăn ngon và thái độ phục vụ tốt ở đây. Điểm đặc biệt của nhà hàng là món ăn được nấu bởi chính những đầu bếp trẻ đến từ Thái Lan cho nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm thưởng thức món ngon đúng chuẩn hương vị. Menu nhà hàng rất đa dạng nhưng nổi bật phải kể đến: Gỏi đu đủ kiểu Chang, Cà ri xanh với tôm càng, Cải rổ xào heo quay kiểu Thái, Cơm chiên trái thơm đặc biệt, Cá chẽm xốt tam vị,… đặc biệt món Tom Yum tôm càng luôn được thực khách ưu ái mỗi lần ghé quán bởi độ tươi ngon vẫn còn giữ được nguyên vẹn và hương vị cay cay chua chua đặc trưng trong món ăn Thái.
Chang là một địa điểm tốt để bạn có thể tổ chức tất niên với bạn bè hay người thân. Với sức chứa lên đến 100 khách hàng – 3 tầng rộng rãi thoải mái. Bên cạnh đó giá thành ổn định hợp lí dao động từ 100.000-150.000 đồng/ người là điểm cộng lớn cho nhà hàng.
Địa chỉ: Số 11 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1
Giờ mở cửa: 10h00 – 23h00
Giá thành: 100.000-150.000 đồng
Pachi PachiChang – Lê Thánh Tông
Pachi Pachi sẽ là điểm đến lí tưởng cho những ai đam mê ẩm thực của xứ sở hoa anh đào theo hình thức lẩu nướng với giá cả cực kì bình dân, hợp lí. Lẩu nướng Pachi Pachi với 80 món khác nhau tha hồ cho bạn lựa chọn. Lựa chọn theo combo được ưu đãi rất nhiều khi bạn đi theo nhóm đông. Đến với Pachi Pachi bạn sẽ được thưởng thức hương vị đồ ăn đa dạng, phong phú với chất lượng tươi ngon đạt đến độ hoàn hảo: từ các loại thịt bò nướng, các loại cá, hải sản, thịt gà đến các loại lòng mề được tẩm ướp hương vị đậm đà thơm phức. Điều khiến nhà hàng trở nên đặc biệt là loại nước sốt Tare đặc biệt sẽ khơi dậy mọi vị giác của bạn.
Nhà hàng có cách bài trí đơn giản, gần gũi với bàn ghế gỗ thân thuộc và décor mang đậm không gian nước Nhật. Với sức chứa 120 khách với 4 phòng riêng: 2 phòng ngồi bệt và 2 phòng ngồi ghế nhà hàng khá rông rãi, thoáng đãng để bạn có thể thưởng thức bữa ăn tất niên với bạn bè.
Địa chỉ: 52 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1
Giờ mở cửa: 10h30 – 15h00 / 17h00 – 23h00
Giá thành: 180.000 – 250.000 đồng
Pachi Pachi
King BBQPachi Pachi
Là chuỗi nhà hàng ăn nổi tiếng của Hàn Quốc, King BBQ được mệnh danh là “Vua nướng Hàn quốc”. Chỉ tính riêng quận 1 đã có đến 5 chi nhánh của cửa hàng này. King BBQ là cửa hàng buffet được thiết kế theo kiểu “sitdown buffet”. Không gian quán được thiết kể sang trọng, ấm cúng, tạo cảm giác thoái mái, lịch sự cho khách hàng. Quán rất chú trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu: thịt luôn tươi mềm, rau sống đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức hơn 200 món ăn đến khác nhau được chắt lọc từ tinh hoa ẩm thực của Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc, châu Âu,…
Chất lượng phục vụ tốt, nhân viên nhanh nhẹn, lịch sự. Quán thường xuyên có những ưu đãi lớn cho các dịp đặc biệt “Ăn càng nhiều, ưu đãi càng lớn”. Với sức chứa hơn 300 khách đây sẽ là địa chỉ tốt để tụ tập tất niên nhân dịp cuối năm. Bạn có thể đặt bàn thông qua fanpage của quán để có thể ăn uống thả ga bên người thân mà không cần lo địa điểm.
Địa chỉ: 38 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1
Giờ mở cửa: 8h00-23h00
Giá thành: 269.000-319.000 đồng
Đăng bởi: Hoàng Nhật
Từ khoá: 6 Nhà hàng tổ chức tiệc tất niên cuối năm lý tưởng nhất tại quận 1, TP. HCM
Văn Khấn Tết Đoan Ngọ 2023 Văn Khấn Ngày Mùng 5 Tháng 5 Âm Lịch
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ:
Hương, hoa, vàng mã.
Nước.
Rượu nếp.
Các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối…
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Các loại hoa quả bánh trái cúng Tết Đoan Ngọ có vị chua, cay, nóng. Mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ khác nhau đôi chút tùy theo vùng miền, miền Bắc có bánh tro, còn miền Nam có bánh ú, chè trôi nước, miền Trung lại có chè kê. Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ, không thể thiếu được các món ăn đặc trưng riêng như: Thịt vịt, cơm rượu nếp, bánh tro chấm mật…
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Ngoài ra, có nhiều gia đình vì những lý do nhất định không thể sắp xếp được thời gian cúng lễ vào giờ đó, có thể dâng lễ cúng vào 7h- 9hsáng cũng được. Hai khung giờ này đều là khung giờ Hoàng đạo, thích hợp để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh.
Các khung giờ Hoàng đạo cúng Tết Đoan Ngọ ngày 5/5/2023 âm lịch như sau:
Tân Sửu (01h-03h)
Giáp Thìn (07h-09h)
Bính Ngọ (11h-13h)
Đinh Mùi (13h-15h)
Canh Tuất (19h-21h)
Tân Hợi (21h-23h)
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày mồng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Tham Khảo Thêm:
Hợp đồng thuê căn hộ nhà chung cư
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Tín chủ chúng con là:…………
Tham Khảo Thêm:
Thủ tục tuyển dụng viên chức
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Advertisement
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Tổng Hợp Mẫu Văn Khấn Ngày Rằm Tháng Giêng Đầy Đủ Nhất Năm 2023
Rằm tháng giêng là ngày gì?
Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 15 tháng 1 âm lịch. Người Việt rất coi trọng việc cúng lễ dịp rằm tháng Giêng do đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Ông bà xưa có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” nhằm cho thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị lễ cúng tươm tất dâng thần linh và gia tiên.
Ngoài ra, vào ngày lễ này, các gia đình có thói quen đi lễ chùa, cầu bình an và may mắn cho mọi người trong năm tiếp theo. Đồng thời, các gia đình thường làm mâm cỗ, thực hiện nghi lễ cúng cúng gia tiên, thần linh truyền thống nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, gia đạo bình an.
Tìm hiểu về ngày rằm tháng Giêng
Cần chuẩn bị gì cho ngày rằm tháng giêng?Cúng ngày rằm tháng Giêng sau cho đúng cách? Đây chắc chắn là câu hỏi của nhiều người, trước khi tiến hành nghi thức cúng gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để đặt lên bàn thờ gia tiên.
Dọn dẹp bàn thờ gia tiênVào dịp rằm tháng Giêng, các gia đình đầu tiên sẽ lau dọn bàn thờ. Lưu ý, trong quá trình lau chùi không nên di chuyển bát hương. Trước khi lau dọn nên thắp nén hương để khấn xin tổ tiên. Khi lau dọn cũng phải thực hiện cẩn thận, không được làm đổ vỡ đồ thờ hoặc vật phẩm nào trên đó.
Không được dùng nước hay dụng cụ vệ sinh trực tiếp lau chùi mà nên dùng chổi nhỏ hoặc khăn mềm để lau chùi từng thứ trên bàn thờ gia tiên. Điều này thể hiện sự kính trọng đối với ông bà; tránh làm rơi vỡ những vật dụng được bố trí bên trên.
Dọn dẹp bàn thờ gia tiên cẩn thận
Mua hoa quả để cúngTheo quan niệm ngày xưa, vào dịp rằm tháng Giêng khi chọn loại quả, trái cây cúng trên bàn thờ nên chọn ngũ quả. Dựa theo 5 sắc màu tượng trưng cho ngũ hành (Kim – màu trắng, Mộc – màu xanh, Thủy – màu đen, Hỏa – màu đỏ, Thổ – màu vàng). Hoặc dựa trên ngũ phúc (giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên).
Quả táo: Loại trái cây này không chỉ có hình dáng tròn trịa, hai bên cân đối, màu sắc đẹp mắt mà còn ý nghĩa thể hiện sự yên bình và hòa hợp. Đặc biệt là quả táo màu đỏ, mang màu sắc của sự may mắn; được coi là trái cây tượng trưng cho sự tốt lành.
Quả dứa: Từ “dứa” trong ngôn ngữ Hán phát âm nghe như “may mắn đến theo cách của bạn”. Điều này giúp dứa trở thành là loại quả bạn có thể lựa chọn để dâng cúng tổ tiên.
Quả cam: Dựa trên phong thủy, cam được coi là loại quả mang lại may mắn và tài lộc. Ngoài ra, quả cam còn có màu sắc ấm áp, hình dáng cân đối, mùi thơm hấp dẫn nên được nhiều người lựa chọn đặt lên bàn thờ dâng cúng tổ tiên, thần phật.
Quả chuối: Chuối trong phong thủy có ý nghĩa là sự “thu hút”; đón lấy may mắn nên hay được dùng trong việc cúng lễ.
Quả xoài: Loại quả tượng trưng cho mong muốn có được cuộc sống sung túc.
Chuẩn bị mâm quả dựa trên ngũ hành phong thủy
Cúng ngày rằm tháng giêng nên chọn hoa gì?Trên ban thờ vào dịp rằm tháng Giêng không thể thiếu một bình hoa tươi. Theo kinh nghiệm truyền thống, hoa rơn, hoa loa kèn, hoa ly, hoa huệ là những loại hoa nên sử dụng.
Đặc biệt chú ý khi trang trí bàn gia tiên không nên chọn hoa hồng bởi hoa hồng sẽ có gai. Đồng thời đây là loại hoa không sạch sẽ do được bón bằng phân gà. Theo phong thủy, khí của hoa hồng hấp thụ sẽ không tốt. Nếu bố trí mâm hoa quả thắp hương Phật, Thánh thì không nên cúng bằng hoa cúc. Bởi hoa cúc chỉ dành cho ông bà đã mất, cho vong. Đây là loại hoa thích hợp khi thắp ở ngoài nghĩa trang.
Tùy theo điều kiện của từng khu vực mà lựa chọn loại hoa cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý không nên kết hợp quá nhiều loại hoa khác nhau vì sẽ làm giảm ý nghĩa và mất sự thanh thoát khi đặt trên bàn thờ.
Chọn hoa thích hợp và có ý nghĩa tốt cho gia đình
Cúng rằm tháng giêng vào lúc mấy giờ?Thời gian cúng rằm tháng Giêng, đọc văn khấn ngày rằm tháng Giêng; tốt nhất là vào sáng 26/02/2023 (tức vào ngày 15/1 âm lịch). Đối với các gia đình bận rộn, có thể thực hiện lễ cúng trước từ ngày 14 tháng Giêng (tức vào ngày 25/02/2023). Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được thực hiện nghi thức vào giờ Ngọ.
Mâm cỗ cúng gồm những gì? Mâm cỗ cúng PhậtMâm cỗ cúng bàn Phật sẽ không có các món mặn mà thay thế bằng các món ăn chay. Mâm cỗ cúng bao gồm các món quen thuộc như: Bánh trôi nước, bát canh măng nấm, món xào chay hoặc là canh củ quả. Kèm theo hoa quả, chè xôi, các món đậu… Ngoài ra, lễ vật cúng bàn thờ Phật sẽ có hương, hoa, đèn, nến.
Mâm cúng Phật có thể là một mâm cơm cúng chay với các món ăn hằng ngày. Bao gồm các món truyền thống: Xôi nếp, canh rau củ, giò lụa chay… Bên cạnh đó cần lưu ý các món trên mâm cỗ cúng Phật nên thể hiện được sự hài hòa; kết hợp đầy đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn chay cũng là một cách cân bằng, thanh thản từ bên trong tâm hồn nên nhiều gia đình lựa chọn mâm chay.
Mâm cỗ cúng rằm chay cho bàn Phật
Mâm cỗ cúng gia TiênCúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, bao gồm những món sau: 4 bát gồm bát mọc, canh ninh măng, bát miến, bát bóng, 6 đĩa thịt gồm thịt lợn (hoặc thịt gà), nem thính, giò chả, dưa muối, xôi và nước chấm. Bên cạnh mâm cỗ mặn, lễ vật cúng đi kèm gồm: vàng mã, đèn nến, hương, hoa, trầu cau, rượu.
Đối với những gia đình chọn mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là cỗ mặn sẽ tương tự với các món ăn truyền thống của ngày Tết. Bên cạnh đó, các gia đình không quên lễ vật hoa tươi, trái cây, hương vàng, rượu và nến.
Mâm cỗ mặn cúng rằm cho bàn thờ gia tiên
Văn khấn cúng rằm tháng giêng chuẩn
Con lạy chín phương Trời, mười phương các Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ các chư vị Tôn thần trên cao.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, lạy ngài Bản xứ Thổ địa, khấn ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội hai bên họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là nhằm ngày rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con có lòng thành; sửa sang hương đăng nhan khói, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính xin ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần về đây. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời của con, giáng lâm trước án; chứng giám lòng thành hưởng thụ lễ vật.
Tín chủ con cúi xin kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, về đây chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con năm mới được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn không ách, tám tiết hưởng an bình.
Khấn xong, quỳ vái 3 vái.
Đọc thành tâm văn khấn ngày rằm tháng Giêng
Những lưu ý khi cúng rằm tháng giêngRằm tháng Giêng là ngày rằm quy mô lớn nhất trong năm. Chính vì thế, bạn cần phải lưu ý một số điều quan trọng mâm cúng, không được để sai sót. Tránh tuyệt đối không cúng ngày rằm tháng Giêng bằng hoa giả, đầu lợn, trái cây giả, món chay giả mặn.
Ngoài ra trong rằm tháng Giêng, các gia đình còn kiêng kỵ:
Đặt thùng gạo trong nhà lộ đáy thùng: Vì người xưa cho rằng nếu đầu năm thùng gạo trong nhà không đầy ắp thì cả năm sẽ đói kém.
Kiêng câu cá: Dân gian truyền miệng rằng câu cá vào dịp trăng tròn sẽ mang đến vận đen; vì thế không nên câu cá vào ngày rằm.
Kiêng nói tục, chửi bậy: Nếu vào ngày rằm mà nói tục chửi bậy trong năm sẽ mang đến nhiều thị phi.
Kiêng quan hệ nam nữ vào ngày rằm vì sẽ mang đến xui rủi.
Câu cá vào ngày rằm tháng Giêng dễ gặp vận đen
Đăng bởi: Khánh Huỳnh
Từ khoá: Tổng hợp mẫu văn khấn ngày rằm tháng giêng đầy đủ nhất năm 2023
Tại Sao Nên Đặt Tiệc Tất Niên Tại Nhà Hàng?
Những ưu điểm khi tổ chức tiệc tất niên tại nhà hàng
Các nhà hàng sang trọng vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng, khi lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc tất niên.
Không gian sang trọng, ấm cúngƯu điểm nổi bật đầu tiên khi tổ chức tiệc tất niên tại nhà hàng. Sẽ phải kể đến không gian tổ chức tiệc. Không gian sang trọng khép kín mang đến cảm giác ấm cúng và gần gũi. Khi tổ chức tiệc tất niên tại nhà hàng, quý khách có thể lựa chọn sảnh tiệc. Phù hợp với mong muốn và quy mô bữa tiệc của mình.
Không gian sang trọng tại nhà hàng khép kín mang đến cảm giác ấm cúng và gần gũi
Thực đơn món ngon phong phúNhà hàng chuyên nghiệp là nơi hội tụ đội ngũ đầu bếp giàu kinh nghiệm. Khi đặt tiệc tất niên tại nhà hàng, khách mời tham dự tiệc có thể thưởng thức những món ăn hấp dẫn. Cùng sự giao thoa, hòa quyện của tinh hoa ẩm thực thế giới. Bên cạnh đó, với thực đơn các món ngon đa dạng. Chắc chắn có thể chinh phục khẩu vị cả những thực khách khó tính nhất.
Khi đặt tiệc tất niên tại nhà hàng, khách mời có thể thưởng thức những món ăn hấp dẫn
Thực đơn chính là linh hồn của bữa tiệc. Một bàn tiệc với những món ngon tinh tế, tròn vị. Góp phần làm nên sự trọn vẹn cho bữa tiệc cuối năm.
Đội ngũ nhân viên nhà hàng chuyên nghiệpVới những yêu cầu khắt khe và quy chuẩn trong ngành dịch vụ. Nhân viên tại các nhà hàng được đào tạo bài bản, đạt yêu cầu. Với kỹ năng giao tiếp tốt cùng phong thái chuyên nghiệp. Đội ngũ phục vụ tại các nhà hàng chắc chắn sẽ đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng và thoải mái nhất. Khi đặt tiệc tất niên tại nhà hàng, thực khách vừa có thể thưởng thức những món ngon, độc đáo. Lại vừa có thể trải nghiệm phong cách phục vụ chuyện nghiệp, tận tâm.
Đội ngũ phục vụ tại các nhà hàng chắc chắn đem đến sự hài lòng và thoải mái nhất
Không phải lo lắng về vấn đề thời tiếtmọi người không phải lo lắng đến vấn đề thời tiết bất lợi
Một ưu điểm nổi bật phải kể đến khi tổ chức tiệc tất niên tại nhà hàng. Đó là mọi người không phải lo lắng đến vấn đề thời tiết bất lợi. Với không gian nhà hàng sang trọng khép kín. Thực khách có thể thoải mái tận hưởng bữa tiệc bên cạnh những người thân thiết. Đồng thời nhà hàng cũng sẽ có các hệ thống âm thanh, ánh sáng tốt giúp bạn có được một buổi tất niên trọn vẹn.
Địa chỉ đặt tiệc tất niên uy tínMeat Plus Hồ Tây là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Nhà hàng đã có nhiều năm tổ chức các sự kiện như tất niên, sinh nhật, tiệc cưới thân mật… Sở hữu mộ không gian rộng rãi sức chứa hơn 200 người có thể đáp ứng bất kỳ lượng khách mời nào cho bạn. Bên cạnh đó với lối thiết kế hướng tới sự sang trọng tinh tế, cùng với cách trang trí hào nhã gần gũi thiên nhiên. Nhà hàng mang lại cảm giác thoải mái nhất tới thực khách, cũng như những background đẹp mắt để mọi người có thể checkin. Meat Plus Hồ Tây nằm tại 73 Trích Sài có vị trí đắc địa, thuận lợi về giao thông, dễ tìm kiếm và một bãi gửi xe lớn cho mọi người khi tới đây. View hướng thẳng ra hồ tạo không gian mở cho một bữa tiệc vừa ấm cúng lại vừa thoáng đãng.
Meat Plus Hồ Tây là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn
Bên cạnh đó không thể bỏ qua thực đơn phong phú của nhà hàng, đặc biệt là món thịt bò nướng tảng. Thịt được nhập khẩu hoàn toàn cho ra chất lượng thượng hạng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từng miếng thịt đều được chăm chút từ những đường vân xen kẽ hoàn hảo, cho đến độ dày và khối lượng để khi nướng cho ra vị ngon nhất. Nhà hàng cũng phục vụ hơn 15 loại panchan ăn kèm giúp bạn tăng khẩu vị khi thưởng thức thịt nướng. Nếu bạn muốn thêm món để cho menu tất niên đa dạng có thể dùng mì trộn, cơm Hàn, canh sườn bò… Chắc chắn sẽ làm thỏa mãn bất kỳ khách mời nào. Để được tư vấn liên hệ ngay tới hotline 098 845 73 73.
Đăng bởi: Hoàng Trần Nhật Hào
Từ khoá: Tại sao nên đặt tiệc tất niên tại nhà hàng?
Văn Khấn Tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).
Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:
1 vị chúa
2 vị hầu cận
12 vị cô sơn trang
5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
Trước tiên lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Sau đó, sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Tiếp theo,à đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.
Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
Thứ tự khi thắp hương:
Thắp từ trong ra ngoài
Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
Đọc văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..âm lịch
Tín chủ con là ……………………………………
Ngụ tại ………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tham Khảo Thêm:
Tiếng Anh 6 Unit 3: A Closer Look 2 Soạn Anh 6 trang 29 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………………(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện.
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là:…………………………………………………………………………….. Tuổi………………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:…………………………………………………………….….Tuổi…………………..
Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………….….
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Tham Khảo Thêm:
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hai khổ thơ cuối trong bài Sóng của Xuân Quỳnh 2 Dàn ý & 15 bài phân tích khổ 8, 9 bài Sóng
Phục duy cẩn cáo!
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng
Advertisement
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hương tử con là:………………………………………………………………… Tuổi…………………
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Tất Niên Cuối Năm trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!