Xu Hướng 9/2023 # Tỷ Lệ Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Nhất # Top 17 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tỷ Lệ Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Nhất # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tỷ Lệ Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi tìm hiểu về tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh hầu hết các mẹ đều nhận được hướng dẫn chung chung là “sử dụng một lượng sữa vừa đủ”. Điều này khiến cho mẹ đau đầu vì “một lượng sữa vừa đủ” là bao nhiêu?

1. Tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất là bao nhiêu?

Trong bất kỳ hộp sữa bột dành cho trẻ sơ sinh nào cũng có dụng cụ đo lường sữa, thường là thìa nhựa.

* Sữa Meiji số 0, tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn là 1 thìa sữa bột pha chung với 20ml, ở nhiệt độ 70 độ C.

* Sữa Nan Nestle Optipro 1, tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn là 1 thìa sữa bột pha chung với 30ml, ở nhiệt độ 40 độ C.

* Sữa Frisolac Gold 1, tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn là 1 thìa sữa bột pha chung với 30ml, ở nhiệt độ 40 độ C.

* Sữa Similac Newborn HMO 1, tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn là 1 thìa sữa bột pha chung với 60ml, ở nhiệt độ 40 độ C.

* Sữa Dielac Alpha GOLD IQ 1, tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn là 1 thìa sữa bột pha chung với 30ml, ở nhiệt độ 50 độ C.

* Sữa Enfamil A+ 1, tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn là 1 thìa sữa bột pha chung với 30ml, ở nhiệt độ 40 độ C.

Để đảm bảo tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh luôn chuẩn, các mẹ phải chuẩn từ khi đong bột sữa. Có nghĩa là mẹ phải tuân thủ định lượng đong bột sữa tính bằng thìa gạt ngang.

2. Sử dụng sữa pha sai tỷ lệ liệu có ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh hay không?

Khi mẹ pha sữa cho trẻ sơ sinh không đúng tỷ lệ đề nghị của nhà sản xuất sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ.

* Khi mẹ pha sữa đặc hơn so với tiêu chuẩn

Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm giác bị “chán ăn”, dễ bị thiếu nước, làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Nếu trẻ thường xuyên dùng sữa như thế này có thể gây tổn thương đến niêm mạc ruột, dễ mắc chứng đau dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa.

* Khi mẹ pha sữa loãng hơn so với tiêu chuẩn

Điều này sẽ làm cho bé dễ thiếu chất, bé dễ bị còi cọc và chậm lớn. Hơn nữa, khi bé không hấp thu đủ chất dinh dưỡng thường có biểu hiện quấy khóc.

Nguy hiểm hơn là trẻ sơ sinh còn có thể bị ngộ độc nước nếu hấp thu sữa loãng liên tục và thường xuyên.

3. Những sai lầm cần tránh để không đong sai tỷ lệ khi pha sữa cho trẻ sơ sinh

3.1. Nhiệt độ nước không đúng

Khi mẹ dùng nước không đủ nóng để pha sữa, bột sữa sẽ không tan đều. Điều này sẽ làm cho thành phần dinh dưỡng trong sữa không còn chuẩn theo tỷ lệ mà nhà sản xuất đưa ra. Đồng thời làm cho trẻ khó hấp thu hết dưỡng chất có trong sữa.

3.2. Tự ý thêm lượng sữa hoặc bớt lượng nước theo hướng dẫn từ nhà sản xuất

Điều này đương nhiên sẽ làm cho sữa đặc hơn so với tiêu chuẩn đề nghị từ nhà sản xuất. Điều này hoàn toàn không tốt như mẹ nghĩ mà làm tăng khả năng bị táo bón cho trẻ.

3.3. Gõ muỗng sữa vào thành lon

Hành động này sẽ làm cho bột sữa bị nén chặt lại. Do vậy mà sữa sau khi pha xong sẽ đặc hơn so với bình thường.

3.4. Dùng thìa đong không phải là thìa của nhà sản xuất

Hoặc là do thìa bị rớt mất, hoặc là mẹ muốn đong bằng thìa lớn để tiết kiệm thời gian đong sữa mà dùng thìa không phải thìa đong của nhà sản xuất. Điều này sẽ làm cho tỷ lệ sữa bột và nước không cân đối.

3.5. Tự ý trộn các loại sữa bột lại với nhau để pha cho trẻ uống

Mỗi loại sữa bột dành cho trẻ sơ sinh đều có những tác dụng nổi bật riêng như tăng trưởng chiều cao, tăng trưởng cân nặng hoặc thiên về tính năng giúp trẻ phát triển trí não.

Điều này khiến cho các mẹ lầm tưởng rằng, nếu pha trộn các loại sữa bột lại với nhau sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Thực tế thì điều này không chỉ làm thay đổi mùi vị của sữa, mà các chất dinh dưỡng trong sữa cũng có thể bị thay đổi luôn. Hơn nữa còn làm cho mẹ không thể xác định được tỷ lệ bột sữa và nước chính xác nhất.

Lazada

Shopee

Tóm lại, để đảm bảo tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh luôn chuẩn, mẹ hãy tìm hiểu thông tin trên bao bì. Khi gặp khó khăn trong việc đọc – hiểu các thông tin in trên bao bì thì mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Hoặc chuyển hướng chọn loại sữa khác.

Đánh giá bài viết

Kinh Nghiệm Mua Bình Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh, Cách Chọn Bình Sữa Tốt Nhất

Xuất xứ của bình sữa

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bình sữa có nguồn gốc và xuất xứ từ nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… Khi mua sản phẩm, bạn nên tìm hiểu kĩ về nguồn gốc sản phẩm bằng cách hỏi thông tin từ người bán hoặc kiểm tra thông qua mã vạch được in trên bao bì sản phẩm.

Chất liệu bình sữa

Bình sữa hiện nay được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau. Ở Việt Nam, có 4 loại chất liệu bình sữa có thể tìm mua dễ dàng đó là nhựa, inox, thủy tinh và silicone.

Chất liệu Ưu điểm Nhược điểm

Nhựa

– Độ bền cao.

– Chịu được nhiệt độ lên đến 130 độ C.

– An toàn cho sức khỏe của bé.

– Dễ dàng cầm nắm.

– Dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

– Phải thay bình thường xuyên mỗi 6 tháng 1 lần, tốn kém.

Thủy tinh

– Khả năng chịu nhiệt tốt.

– Ít chứa chất độc hại cho bé kể cả khi đun sôi ở nhiệt độ cao.

– Tuổi thọ cao.

– Dễ dàng vệ sinh và bảo quản.

– Trọng lượng nặng.

– Dễ bị rơi vỡ nên bạn cần quan sát bé cẩn thận khi cho bé bú bằng loại bình này.

Inox

– Giữ nhiệt tốt.

– An toàn khi sử dụng.

– Tuổi thọ cao.

– Dễ dàng quan sát và vệ sinh.

– Không có độ trong suốt nên khó quan sát được lượng sữa trẻ tiêu thụ là bao nhiêu.

– Vệ sinh khó khăn vì không thể quan sát được bên trong bình.

Silicone

– Chất liệu mềm mại, có khả năng đàn hồi tốt nên ít biến dạng hay bị xước vỡ trong khi sử dụng.

– Trọng lượng nhẹ, dễ cầm nắm.

– Khả năng chịu nhiệt đến 180 độ C.

– Giá thành cao hơn bình nhựa và thủy tinh.

– Dễ bị ngả màu khi sử dụng nhiều lần.

– Vạch chia sữa không được rõ nên không phù hợp sử dụng vào buổi tối.

Lưu ý, khi chọn mua bình sữa bằng nhựa, bạn phải tìm hiểu kĩ loại nhựa dùng để sản xuất ra sản phẩm. Lời khuyên cho bạn là không chọn bình sữa có chứa BPA, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Kiểu dáng bình sữa

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bình sữa có kiểu dáng, thiết kế khác nhau. Tuy vậy, hai loại thiết kế bình sữa phổ biến nhất là bình sữa cổ rộng và bình sữa cổ hẹp.

Loại bình sữa cổ rộng

Ưu điểm: Thiết kế dạng cổ rộng nên thuận tiện trong việc cho sữa vào bình và vệ sinh.

Nhược điểm: Thiết kế lớn nên bé khó khăn trong việc cầm nắm hơn so với kiểu bình sữa cổ hẹp.

Bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF690/23 125ml.

Loại bình sữa cổ hẹp

Ưu điểm: Thuận tiện cho bé cầm nắm.

Nhược điểm: Khó khăn trong việc vệ sinh và đổ sữa vào bình vì bình có thiết kế hẹp.

Dung tích bình sữa

Một trong những tiêu chí để lựa chọn được bình sữa phù hợp nhất cho bé nhà bạn chính là dung tích của bình, mỗi độ tuổi sẽ có một loại dung tích phù hợp khác nhau. Thông thường, dung tích bình sữa được phân ra làm 3 mức phổ biến là:

Dung tích 50 – 120 ml: Đây là loại bình sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Lúc này, bé còn nhỏ nên mức ăn ít, loại bình với mức dung tích này phù hợp cho một lần ăn của bé, tránh tình trạng sữa còn thừa hay không đủ sữa phải pha nhiều lần.

Dung tích 120 – 180 ml: Dành cho các bé từ 4 – 12 tháng tuổi vì lượng ăn của bé đã được nâng cao hơn nên cần loại bình dung tích lớn hơn để phục vụ đủ nhu cầu ăn uống của trẻ.

Dung tích 180 – 250 ml: Dành cho các bé trên 1 tuổi vì ở độ tuổi này bé có nhu cầu ăn nhiều nên loại bình sữa nhỏ sẽ không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu ăn của bé. Đồng thời, khi trẻ lớn hơn thì việc cầm nắm bình dung tích này cũng dễ dàng hơn.

Núm ti bình sữa Chất liệu núm ti

Núm ti của bình sữa thường được làm từ 2 chất liệu sau:

Núm ti bằng silicone: Loại núm ti này cứng hơn núm ti bằng cao su, tuy vậy nhưng chúng có độ bền cao hơn cùng khả năng chịu nhiệt tốt và dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng hơn. Chính vì vậy, loại núm ti này sẽ phù hợp với những bé đang ở giai đoạn mọc răng bởi khi bị trẻ cắn thì núm ti này cũng có thể chịu lực được tốt hơn núm ti cao su.

Núm ti silicone Philips Avent cho trẻ sơ sinh SCF651.23

Size núm ti

Size núm ti Độ tuổi phù hợp

Số 0 Từ 1 ngày tuổi, chuyển từ bú mẹ sang bú bình

Số 1 Trẻ từ 0 tháng tuổi trở lên

Số 2 Trẻ từ 1 tháng tuổi

Số 3 Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

Số 4 Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Số 5 Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên

Ký hiệu I, II, III Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

Ký hiệu Y Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Bình sữa tốt nhất hiện nay

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bình sữa tốt nhất hiện nay, chỉ có bình sữa phù hợp với trẻ nhà bạn hay không mà thôi.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bình sữa đến từ các thương hiệu khác nhau đến từ các quốc gia khác nhau. Những sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, thành phần an toàn cho sức khỏe thường đi kèm với tên của các thương hiệu uy tín. Do đó, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt đến từ các thương hiệu uy tín như Philips Avent, Comotomo, Pigeon, Tommee Tippee, Lansinoh Momma,…

Lợi Ích Của Sữa Non Với Trẻ Sơ Sinh

Lợi ích của sữa non với trẻ sơ sinh

Nguồn dinh dưỡng thích hợp nhất cho bé sơ sinh

– Sữa non là những giọt sữa mẹ đầu tiên, nó thường được tiết ra trong những tháng cuối thai kỳ và 48 – 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non có màu vàng nhạt, sánh đặc và rất giàu dinh dưỡng.

– Sữa non chứa ít lactose, chất béo (2 g/100 ml) và các vitamin tan trong nước nhưng giàu protein (gấp 10 lần sữa trưởng thành), và các vitamin tan trong chất béo hơn bao gồm vitamin A (cao gấp 2 lần sữa trưởng thành), vitamin E, vitamin K.

So sánh nhỏ giữa sữa non và sữa trưởng thành

– Ngoài ra sữa non còn có các chất khoáng như Fe, Zn… với nồng độ cao và hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên sữa non là nguồn dinh dưỡng thích hợp nhất với bé sơ sinh, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa, hấp thụ của bé.

– Lưu ý sữa non nên cho bé bú sau sinh 1 – 2 giờ là tốt nhất.

Thần dược cho sức khỏe non nớt của bé sơ sinh

Không chỉ chứa những dưỡng chất quan trọng, cần thiết với lượng phù hợp cho bé sơ sinh, sữa non còn giàu các chất kháng thể tự nhiên immunoglobin IgA, IgD, IgE, Igg, và IgM:

– IgA ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

– IgE tấn công, trung hòa các nguyên nhân gây dị ứng.

– IgG trung hòa các độc tố, vi khuẩn và vi rút.

– IgM truy tìm và tiêu diệt vi khuẩn, loại trừ mầm bệnh.

Chúng sẽ giúp trẻ sơ sinh chống lại việc bị nhiễm trùng, giúp cơ thể phòng ngừa khỏi các bệnh mãn tính, có chất chống oxy hóa giúp chống lại căn bệnh ung thư, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài để phát triển khỏe mạnh.

Sữa non là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời bảo vệ và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

– Ngoài ra, trong sữa non của mẹ còn có rất nhiều ganglioside, yếu tố quan trọng để phát triển não ở trẻ, và tăng cường hệ miễn dịch đường ruột của trẻ.

– Có thể xem sữa non như 1 thuốc kháng sinh cho em bé không có tác dụng phụ, là loại kháng sinh tự nhiên an toàn và quý giá nhất trên thế giới.

Chọn mua sữa bột cho bé tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Hướng Dẫn Mẹ Bỉm Chi Tiết Cách Massage Cho Trẻ Sơ Sinh

1. Những nguyên tắc mẹ cần nắm bắt trong cách massage cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo mẹ thực hiện massage cho con tại nhà hiệu quả nhất, các mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Mẹ hãy chuẩn bị một căn phòng thật ấm áp, tránh gió lạnh an toàn. Nhiệt độ phòng phù hợp nhất là 28-30 độ C.

– Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện massage cho con. Đặc biệt là mẹ nên gỡ bỏ các trang sức để tránh làm con bị trầy xước.

– Đồng thời, mẹ cũng chuẩn bị cho trẻ một tâm lý thật thoải mái như chơi đùa hay tâm sự cùng con.

– Thời điểm lý tưởng nhất để massage cho trẻ sơ sinh là sau khi tắm xong.

– Tránh massage khi trẻ đang quấy khóc hoặc sau khi trẻ mới ăn no xong.

– Khi massage cho con, mẹ nên massage thật nhẹ nhàng và chậm rãi.

– Tốt nhất là mẹ chỉ dùng lực ở các phần thịt mềm ở đầu ngón tay để massage cho con. Khi cần dùng đến lòng bàn tay mẹ nên dùng phần gò thịt mềm mại để massage.

– Mẹ nên chọn loại dầu massage phù hợp với trẻ sơ sinh như dầu oliu, dầu dừa, dầu mè,…

– Không sử dụng dầu massage khi massage ở vùng mặt của trẻ sơ sinh.

2. Chi tiết cách massage cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

* Massage mặt

Mẹ hãy bắt đầu massage cho con bằng cách xoa nhẹ theo hình vòng tròn quanh đầu bé.

Sau đó mẹ dùng cả hai tay vuốt trán con từ giữa sang hai bên rồi vuốt dọc quanh quai hàm. Động tác này sẽ giúp con thư giãn và đỡ khó chịu khi mọc răng.

* Massage tay

Mẹ hãy làm ấm tay với vài giọt tinh dầu rồi massage các bộ phận còn lại trên cơ thể của con.

Trước hết là bàn tay, mẹ hãy đặt bàn tay của con vào giữa hai lòng bàn tay của mẹ và chà nhẹ nhàng cho ấm lên. Rồi đến các ngón tay.

Tiếp đến, mẹ hãy dùng 1 tay để nhấc cánh tay con lên, dùng tay còn lại để vuốt dọc từ cổ đến vai rồi dọc hết cánh tay của con. Lặp lại  ở tay còn lại.

* Massage chân

Các bước massage chân tương tự như massage tay cho trẻ ở trên.

Khi massage chân cho con mẹ hãy massage nhẹ nhàng từ gót chân, đến các ngón chân, rồi lưng và lòng bàn bàn chân.

Tiếp đến, mẹ hãy nhấc chân con lên rồi nhẹ nhàng xoa bóp đùi của con, vuốt dọc từ hông đến gót chân.

* Massage bụng

Mẹ hãy massage bụng của con theo chiều kim đồng hồ từ vùng quanh rốn tỏa rộng ra khắp bụng. Động tác này sẽ giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn.

* Massage ngực

Mẹ hãy đặt hai bàn tay lên ngực của con rồi dùng lòng bàn tay massage vòng tròn từ hông lên ngực rồi dần đến vai.

* Massage lưng

Mẹ hãy đặt con nằm trên bụng mẹ rồi tiến hành massage lưng cho con tương tự như cách mẹ đã massage ngực vậy.

3. Giải đáp nhanh những thắc mắc trong cách massage cho trẻ sơ sinh

#1. Nên massage cho trẻ khi trẻ được mấy tháng?

Mẹ có thể massage cho trẻ sơ sinh ngay từ khi con còn trong viện. Nhưng mẹ không nên tự massage cho con mà nên nhờ đến các điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

#2. Nên massage cho trẻ bao lâu mỗi lần massage?

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên massage khoảng 3-4 phút/lần.

Đối với trẻ từ 6-10 tháng tuổi, mẹ nên massage khoảng 4-5 phút/lần.

Đối với trẻ từ 10-12 tháng tuổi, mẹ nên massage khoảng 5-7 phút/lần.

Như vậy, mỗi động tác massage cho trẻ mẹ chỉ nên thực hiện từ 10-15 lần.

#3. Có thể sử dụng máy massage cầm tay cho trẻ sơ sinh được không?

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên sử dụng máy massage cầm tay.

Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi mẹ có thể sử dụng máy massage cầm tay nếu nhà sản xuất không chống chỉ định. Và mẹ cần kiểm định để đảm bảo tốc độ massage của máy massage cầm tay là hoàn toàn phù hợp với trẻ.

Đánh giá bài viết

Cách Quấn Tã Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon: Liệu Bạn Đã Biết?

Trước khi học cách quấn tã cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên hiểu rõ một số loại tã cho bé. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tã em bé. Do đó, bạn nên tham khảo để lựa chọn loại tã phù hợp cho con, đảm bảo cho giấc ngủ của con được tốt nhất.

Tã chéo, tã vải

Đây là loại tã sơ sinh được ra đời từ khá lâu. Những ưu điểm nổi bật của loại tã này là rẻ, thông thoáng và cũng rất dễ sử dụng. Tuy nhiên, loại tã này đòi hỏi ba mẹ cần phải thay thường xuyên. Do tã ít thấm hút nên để lâu sẽ dễ khiến con khó chịu.

Tã xô

Tương tự như tã vải, tã xô cũng có những ưu điểm như thông thoáng, dễ sử dụng nhưng lại cần phải thay thường xuyên. Ngoài ra, phụ huynh nên giặt tay tã xô nếu không muốn tã nhanh bị sờn rách.

Tã dán

Đây là loại tã được nhiều ba mẹ lựa chọn do chất liệu thấm hút tốt, phù hợp cho bé dùng vào ban đêm. Song loại tã này lại không quá thông thoáng. Do đó, bạn nên hạn chế dùng tã dán cả ngày để tránh trường hợp con bị hăm vùng kín.

Tã quần (bỉm)

Với thiết kế có hình dạng tương tự quần lót, loại tã này sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho các bé. Ngoài ra, đây là loại tã có khả năng chống tràn rất tốt. Tã quần cũng rất thích hợp dùng khi bé đi ngủ do bạn không cần phải thay tã trong vòng 4-5 tiếng. Trong khi với những loại tã khác, bạn cần thay liên tục mỗi 2-3 tiếng.

Sau khi có được loại tã ưng ý, việc tiếp theo của các ông bố, bà mẹ là học cách quấn tã cho trẻ sơ sinh. Quấn tã đúng và đẹp sẽ giúp vỗ về con trẻ khi bị kích thích, hạn chế tình trạng giật mình giữa đêm. Nhờ vậy, con sẽ có giấc ngủ sâu hơn.

Gợi ý cách quấn tã cho trẻ sơ sinh:

Bước 1: Tìm một nơi bằng phẳng

Đặt tấm vải quấn tã lên 1 bề mặt phẳng theo như hình 1 viên kim cương và gập góc trên cùng vào bên trong. Sau đó, bạn đặt bé nằm ngửa với phần cổ nhô ra bên khoài tấm vải.

Bước 2: Giữ tay trái của bé thẳng

Kéo phần bên trái của tã đắp chéo qua tay trái và ngực của bé. Nhét tã vào dưới cánh tay phải và lưng của bé để cuộn bé nằm gọn trong tấm vải.

Bước 3: Gấp phần phía dưới tã Bước 4: Hoàn thiện

Để có cách quấn tã cho trẻ sơ sinh phù hợp, ba mẹ nên lưu ý một số điều sau:

Luôn luôn đặt bé nằm thẳng khi quấn tã.

Bạn có thể để tay của bé ở ngoài phần tã quấn nếu bé không thích cho tay vào trong.

Không phải đứa trẻ nào cũng thích hợp với việc quấn tã. Nếu con thường xuyên ngọ nguậy khi quấn tã, bạn hãy đưa con ra ngoài trong vài phút. Tuy nhiên, nếu con vẫn tiếp tục ngọ nguậy, hoặc cố gắng luồn lách ra khỏi tấm khăn, thì có thể bé không thích quấn tã. Bạn không nên ép con khi bé không thoải mái.

Quấn tã có thể khiến bé nóng nực. Bạn nên giữ nhiệt độ phòng luôn mát mẻ để con có giấc ngủ chất lượng. Hạn chế cho trẻ mặc quá nhiều lớp khi đi ngủ. Theo các bác sĩ, 1 bộ đồ ngủ và 1 tấm vải quấn là đủ để giữ ấm. Những biểu hiện như đổ mồ hôi, tóc ướt, nổi mẩn đỏ là dấu hiệu cho thấy con đang quá nóng.

Độ tuổi thích hợp để ngừng quấn tã cho con là khoảng 3–4 tháng tuổi. Đây là lúc con trở nên năng động hơn và bắt đầu thích lăn lộn. Quấn tã lúc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của bé.1

Quấn tã cho con là một việc làm mà hầu hết các ông bố, bà mẹ đều phải trải qua. Quấn tã đúng cách sẽ giúp con luôn thoải mái và ngủ ngon hơn. Bài viết trên đã gợi ý cho bạn cách quấn tã cho trẻ sơ sinh và những lưu ý quan trọng khi quấn tã cho bé. Hy vọng phụ huynh sẽ áp dụng được những lời khuyên trong bài giúp bé có những giấc ngủ chất lượng.

Danh Sách Đồ Sơ Sinh Cần Chuẩn Bị Cho Bé Bố Mẹ Cần Biết

Áo sơ sinh cho bé: 5 chiếc

Áo sơ sinh cho bé cài nút một bên hoặc buộc dây. Trong giai đoạn đầu sau khi sinh, bé vẫn còn khá non nót, phần cổ của bé còn yếu nên việc mặc áo chui đầu sẽ khó khăn hoặc không an toàn cho bé. Vậy nên, các mẹ thường sử dụng áo cài nút hoặc buộc dây cho bé.

Quần sơ sinh cho bé: 10 chiếc

Quần cho bé cả mùa đông và mùa hè nên dùng quần dài giúp bé có thân nhiệt ấp hơn và loại được các vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Quần liền áo: giúp bé có thể bận động dễ dàng đồng thời giữ ấm cơ thể tốt hơn.

Tã vuông: 3 chiếc

Các mẹ nên dùng tã vuông để giúp tiết kiệm chi phí, theo kinh nghiệm thì các bé chỉ dùng trong 2 tuần đầu sau sinh.

Tã bỉm (2 gói)

Bỉm: vật dụng không thể thiếu với các bé trong giai đoạn nhũ nhi này. Tùy ngân quỹ gia đình các mẹ có thể chọn cho bé bỉm phù hợp túi tiền từ loại bình dân như Bobby, Huggies hay tới loại đắt tiền hơn như Merries, Moony, Goon… Tuy nhiên, với các bé gái, trong năm đầu, các mẹ nên lựa chọn cho các bé loại bỉm tốt để tránh bị hăm như tã bỉm Pampers.

Các loại khăn dùng cho bé

Khăn xô (30 cái): loại khăn này các mẹ nên mua khoảng 30 cái hoặc hơn vì nó được dùng đa dạng cho bé như dùng để thấm sữa, tắm bé hoặc vệ sinh bé khi cần.

Khăn tắm (2 cái) giúp bé được ấm áp và lau khô sau khi tắm xong, giữ được nhiệt trong cơ thể. Các mẹ nên chọn loại vải mềm, êm ái tránh gây nên trầy xước cho bé.

Khăn quấn bé (2 cái): các mẹ nên dùng khăn này để quấn giữ ấm bé khi có sự thay đổi môi trường.

Tất, bao chân, tay (10 đôi)

Dù là mùa nào bạn nên giữ ấm cho tay và chân trẻ.

Tấm lót chống thấm (1 tấm)

Vật dụng này giúp các mẹ tránh vương vãi chất thải của bé ra giường. Các mẹ nên chọn miếng lót có chất liệu dễ lau chùi.

Chậu tắm cho bé (1 cái)

Các mẹ nên chuẩn bị chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố, hoặc cái võng mắc vào chậu tắm)

1-2 chiếc mũ mềm cho mùa hè, mũ kín cho mùa đông dùng khi bé ra ngoài trời.

Giày

Giày: trong năm đầu đời, các mẹ chỉ cần sắm cho con những đôi giày mềm kiểu giày tập đi hoặc chỉ cần đi tất cho bé. Theo một nghiên cứu, các bé không nên đi giày cứng cho tới khi đi vững bởi giày cứng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển đôi chân của bé.

Cặp nhiệt độ với các bé từ 0-12 tháng bạn nên sắm cho con chiếc cặp nhiệt độ vùng trán, tai.

Kéo hoặc cắt móng tay chân giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cho bé khỏi vi khuẩn. Cha mẹ nên chọn loại sắc và nhỏ, phù hợp kích cỡ tay để dễ dàng cắt móng và không làm tổn thương đến da bé.

Advertisement

Các vật dụng khác

Kem chống hăm: 1 hộp

Màn chụp: 1 chiếc

Sữa tắm: 1 chai (loại vừa tắm vừa gội dành cho bé)

Bông ngoáy tai: 1 hộp

Cồn y tế: 2 lọ ( rửa rốn cho bé)

Thìa silicon: 2 cái

Nước muối sinh lý: 2 vỉ

Bông y tế: 2 bịch

Băng rốn: 15 hộp

Gạc rơ lưỡi: 5 hộp dùng để vệ sinh lưỡi cho bé khi bị bám cáu khi bú sữa mẹ

Bình sữa: 2 bình

Cọ bình sữa: 1 bộ

Gối đầu và gối chặn : 1 bộ ( mua hoặc may thêm vỏ để thay cho bé).

Quần đóng bỉm : 10 chiếc size 4,5kg, 10 chiếc 5,7kg

Lập danh sách trước khi mua: Đây là bước tiền đề nhất định phải làm trước khi mua để tiết kiệm thời gian và sự lãng phí và tốn kém.

Cần phải giới hạn ngân sách: Thường nếu không giới hạn ngân sách các bà mẹ có thể quá trớn khi mua hàng khi sắm đồ cho con.

Chọn mua theo mức đồ cần thiết: Để không mua dư, hoặc thiếu những món đồ cần thiết bạn nên chọn mua theo mức độ cần thiết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tỷ Lệ Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Nhất trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!