Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Bài Tập Luyện Từ Và Câu Lớp 4 39 Bài Luyện Từ Và Câu Lớp 4 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng hợp bài tập luyện từ và câu lớp 41) Gạch dưới CN 1 gạch và 2 gạch dưới VN và cho biết vị ngữ được tạo thành bởi các loại từ nào?
Ruộng rẫy là chiến trường. (vị ngữ được tạo thành bởi ……………………………….. .)
Bạn Tân rất hiền lành. (vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………..…….)
Bóng bay lơ lững. (vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………….….)
Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của nước ta. ( vị ngữ được tạo thành bởi ………………………………… ….)
2) Đặt 1 câu kể Ai là gì và cho biết câu đó có tác dụng gì?
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
3) Tìm 4 từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
4) Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau các từ sau để tạo thành một cụm từ có nghĩa: đấu tranh; nói lên sự thật; nữ du kích; trước kẻ thù.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
5) Tìm 1 câu thành ngữ hoặc tục ngữ cho mỗi chủ điểm sau:
a) Những người quả cảm :
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b) Vẻ đẹp muôn màu
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
c) Người ta là hoa đất
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
6) Đặt 1 câu yêu cầu lịch sự để xin cô giáo giảng lại bài toán.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
8) Chuyển các câu kể sau thành câu cảm và câu khiến:
a) Mai hát hay.
Câu cảm:
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Câu khiến:
…………………………………………………………
…………………………………………………………
9) Các câu cảm sau đây biểu lộ cảm xúc gì?
a) Ồ, bạn Lan hát hay quá!
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b) Ôi, bạn ấy bị tai nạn kinh khủng quá!
…………………………………………………………
…………………………………………………………
c) Trời, sao bạn ấy biết nhỉ!
…………………………………………………………
…………………………………………………………
d) A, mình được điểm 10!
…………………………………………………………
…………………………………………………………
10) Gạch dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ ấy chỉ gì?
a) Bên bờ hồ, một con cá sấu đang rình mồi. (Trạng ngữ chỉ …………….……….)
b) Trên tầng cao, chuồn chuồn nước bay lượn. (Trạng ngữ chỉ …………….……..)
11) Thêm trạng ngữ vào các câu sau đây:
a) ………………………………………………………… trăm hoa đua nở.
b) ……………………………………………………………… các em chơi đùa vui vẻ.
12) Tìm các trạng ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) ……………… …………………………………………………………., trường em vừa xây thêm hai dãy phòng học.
b) ………………………………………………………….., chúng em được cô giáo khen.
13) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ các câu sau đây:
Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Miệng tê tê nhỏ, không có răng. Lưỡi của nó dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm 3 nhánh. Thức ăn của nó là sâu bọ, chủ yếu là kiến.
Sáng nay, trời rét căm căm.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Nhờ bạn Mai, em học tiến bộ.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Để thực hiện nếp sống văn minh đô thị, chúng em không xả rác, không khạc nhổ bừa bãi
…………………………………………………………
…………………………………………………………
15) Tìm 2 từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr và 2 từ láy tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
16) Gạch dưới các từ láy trong đoạn thơ sau đây:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la.
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều rồi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
17) Xếp các từ sau đây vào nhóm từ thích hợp: Lạc quan, lạc điệu, lạc thú, lạc đường, lạc hậu, lạc đề
a) Nhóm từ lạc có nghĩa là “vui mừng”
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b) Nhóm từ lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”
…………………………………………………………
…………………………………………………………
18) Tìm từ ngữ nói về:
a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với lòng nhân hậu, yêu thương.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
d. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với đùm bọc, giúp đỡ.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
19) Cho các từ sau: “nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tài, công nhân, nhân đức, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân quyền”. Hãy xếp:
a. Từ có tiếng “nhân” có nghĩa là người.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b. Từ có tiếng “nhân” có nghĩa là lòng thương người.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
20) Đặt câu với 1 từ ở nhóm a, 1 từ ở nhóm b nói trên.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
21) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu dùng sai từ có tiếng “nhân”:
a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.
b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.
c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ.
Advertisement
d. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài.
22) Viết 2 thành ngữ (hoặc tục ngữ) vào chỗ trống:
a. Nói về tình đoàn kết
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b. Nói về lòng nhân hậu.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
c. Trái với lòng nhân hậu.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
a. Ở hiền gặp lành.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b. Trâu buộc ghét trâu ăn.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
c. Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
24) Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. Đặt câu với 1 thành ngữ vừa tìm.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Đặt câu:
…………………………………………………………
…………………………………………………………
a. Môi hở răng lạnh.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
b. Máu chảy ruột mềm.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
c. Nhường cơm sẻ áo.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
d. Lá lành đùm lá rách.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
e. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Tài liệu vẫn còn, mời bạn tải về để xem tiếp
Luyện Từ Và Câu: Tính Từ Trang 110 Luyện Từ Và Câu Lớp 4 Tuần 11 – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
Đọc truyện sau:
Cậu học sinh ở Ác-boa
Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn… Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá.
Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.
Theo ĐỨC HOÀI
– Lu-i: Lu-i Pa-xtơ (1822 – 1895), nhà bác học nổi tiếng người Pháp.
– Đồ sộ: hết sức to lớn.
– Nguy nga: (công trình kiến trúc) to lớn, đẹp đẽ.
Tìm các từ trong truyện trên miêu tả.
a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i
b) Màu sắc của sự vật:
Những chiếc cầu
Mái tóc của thầy Rơ-nê
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
Thị trấn
Vườn nho
Những ngôi nhà
Dòng sông
Da của thầy Rơ-nê
Trả lời:
Tìm các tính từ trong truyện trên miêu tả.
a. Tính tình tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi.
b. Màu sắc của sự vật:
Những chiếc cầu: trắng phau
Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám
c. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: nhỏ con con, nhỏ bé, cổ kính hiền hòa nhăn nheo.
Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Trả lời:
Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
Tìm tính từ trong các đoạn văn sau:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
Theo Võ NGUYÊN GIÁP
b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
BÙI HIỂN
Trả lời:
Tìm tính từ trong các đoạn văn:
a. Các tính từ là: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b. Các tính từ là: quang, sạch bóng, xám, trắng, dài, xanh, hồng, to tướng, thanh mảnh, ít, dài.
Hãy viết một câu có dùng tính từ.
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,…).
Trả lời:
a) Chị em vừa thông minh vừa xinh đẹp.
Mẹ em thật dịu dàng.
b) Cây bút của em còn mới tinh.
Bồn hoa nhà em rất xanh tốt.
I. Khái niệm tính từ?
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
Advertisement
Ví dụ:
– Cô ấy rất xinh xắn.
– Ngôi nhà nhỏ bé nằm ở vùng ngoại ô.
– Tờ giấy trắng tinh.
Các từ xinh xắn, nhỏ bé, trắng tinh trong các câu trên là tính từ
II. Một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
1. Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho
Ví dụ:
– Lẵng hoa có màu tím.
– Lẵng hoa có màu tim tím.
2. Thêm các từ rất, quá, lắm,… vào trước hoặc sau tính từ
Ví dụ:
– Cô ấy gầy.
– Cô ấy rất gầy.
– Cô ấy gầy lắm.
– Cô ấy gầy quá.
3. Tạo ra phép so sánh.
Ví dụ:
– Ngôi nhà này rất to.
– Ngôi nhà này to hơn.
– Ngôi nhà này to nhất.
Bài Tập Về Quan Hệ Từ Lớp 5 Luyện Tập Về Quan Hệ Từ
1. Khái niệm về quan hệ từ
2. Bài tập Quan hệ từ1. Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
(Tuy…nhưng; của; nhưng; vì… nên; bằng; để)
a. Những cái bút ……………….tôi không còn mới ……………….vẫn tốt.
b. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh……………….máy bay……………….kịp cuộc họp ngày mai.
c. ……………….trời mưa to……………….nước sông dâng cao.
d. ……………….cái áo ấy không đẹp……………….nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.
Đáp án
a) của …. nhưng
b) bằng ….để
c) vì….nên
d) Tuy….nhưng
2. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:
a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.
b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.
c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.
d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.
e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.
f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.
g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.
h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.
i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.
j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?
Đáp án
a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.
b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.
c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.
d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.
e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.
f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.
g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.
h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.
i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.
j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?
3. Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?
a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.
Biểu thị quan hệ: ………………………………
b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập.
Biểu thị quan hệ: ………………………………
c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.
Biểu thị quan hệ: ………………………………
d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi.
Biểu thị quan hệ: ……………………………
e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối.
Biểu thị quan hệ: ………………………………
f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ.
Biểu thị quan hệ: ……………………………………
g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh.
Biểu thị quan hệ: …………………………………
h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.
Biểu thị quan hệ: …………………………………
i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.
Biểu thị quan hệ: …………………………………
j. Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc.
Biểu thị quan hệ: …………………………………
Đáp án
a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.
→ Biểu thị quan hệ tăng lên
b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập.
→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.
→ Biểu thị quan hệ tương phản
d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi.
→ Biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả
e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối.
→ Biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả,
f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ.
→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh.
→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.
→ Biểu thị quan hệ tương phản
i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.
→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả
j. Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc.
→ Biểu thị quan hệ tăng lên
4. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:
a. Hoa …………….Hồng là bạn thân.
b. Hôm nay, thầy sẽ giảng…………….phép chia số thập phân.
c. …………….mưa bão lớn…………….việc đi lại gặp khó khăn.
d. Thời gian đã hết ……………. Thúy Vy vẫn chưa làm bài xong.
e. Trăng quầng……….hạn, trăng tán…………….mưa.
f. Một vầng trăng tròn, to…………….đỏ hồng hiện lên……….chân trời, sau rặng tre đen…………….một ngôi làng xa.
g. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi …………. người làng…………….yêu thương tôi hết mực, …………….sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt…………….mảnh đất cọc cằn này.
h. …………….bão to…………….các cây lớn không bị đổ.
Đáp án
a) và
b) về
c) Vì …. nên
d) nhưng
e) thì,…. thì
f) và, ở, của
g) như, và, nhưng, bằng
h) Tuy… nhưng
5. Đặt câu có sử dụng quan hệ từ:
a. Của
……………………………………………………………
b. Hoặc
…………………………………………………………
c. Với
…………………………………………………………
Đáp án
a. Của: Quyển sách này của em.
b. Hoặc: Mai hoặc Lan sẽ thi đấu vào ngày mai.
c. Với: Hoàng đang đi cùng với Hải để dọn vệ sinh của lớp.
Advertisement
6. Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:
a. Nguyên nhân – kết quả.
……………………………………………………………
b. Giả thiết – kết quả.
……………………………………………………………
c. Tương phản.
……………………………………………………………
d. Tăng tiến.
……………………………………………………………
Đáp án
a. Nguyên nhân – kết quả: Vì chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp nên em hiểu bài rất nhanh.
b. Giả thiết – kết quả: Nếu tôi chuẩn bị bài tốt hơn thì bài kiểm tra đã được điểm cao.
c. Tương phản: Mặc dù trời mưa gió to nhưng cây cối không bị đổ nhiều.
d. Tăng tiến: Mai không những học giỏi mà còn luôn giúp đỡ học hành cho các bạn trong lớp.
Tổng Hợp Các Dạng Toán Có Lời Văn Lớp 4 Bài Toán Có Lời Văn Lớp 4
300 bài Toán có lời văn cơ bản lớp 3
30 bài Toán có lời văn lớp 3
Tổng hợp các dạng Toán có lời văn lớp 4I. Bài toán rút về đơn vị:
– Có 4 thùng dầu như nhau chứa tổng cộng 112 lít. Hỏi có 16 thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít?
– Biết 28 bao lúa như nhau thì chứa tổng cộng 1260 kg. Hỏi nếu có 1665 kg lúa thì chứa trong bao nhiêu bao?
– Xe thứ nhất chở 12 bao đường, xe thứ hai chở 8 bao đường, xe thứ hai chở ít hơn xe thứ nhất 192 kg đường. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg đường?
– Hai xe ôtô chở tổng cộng 4554 kg thức ăn gia súc, xe thứ nhất chở 42 bao, xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 15 bao. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg?
– Cửa hàng có 15 túi bi, cửa hàng bán hết 84 viên bi và còn lại 8 túi bi. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu viên bi?
– Có một số lít nước mắm đóng vào các can. Nếu mỗi can chứa 4 lít thì đóng được 28 can. Hỏi nếu mỗi can chứa 8 lít thì đóng được bao nhiêu can?
II/ Toán trung bình cộng:
– Giải được các bài toán tìm số TBC dạng:
1 – Một kho gạo, ngày thứ nhất xuất 180 tấn, ngày thứ hai xuất 270 tấn, ngày thứ ba xuất 156 tấn. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đã xuất được bao nhiêu tấn gạo?
2 – Hằng có 15000 đồng, Huệ có nhiều hơn Hằng 8000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
– Hằng có 15000 đồng, Hằng có ít hơn Huệ 8000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
3 – Lan có 125000 đồng, Huệ có nhiều hơn Lan 37000 đồng. Hồng có ít hơn Huệ 25000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
– Lan có 125000 đồng, như vậy Lan có nhiều hơn Huệ 37000 đồng nhưng lại ít hơn Hồng 25000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
4 – Hằng có 15000 đồng, Huệ có số tiền bằng 3/5 số tiền của Hằng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
– Hằng có 15000 đồng, Hằng có số tiền bằng 3/5 số tiền của Huệ. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
5 – Lan có 126000 đồng, Huệ có số tiền bằng 2/3 số tiền của Lan. Hồng có số tiền bằng 3/4 số tiền của Huệ. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
– Lan có 126000 đồng, Huệ có số tiền bằng 2/3 số tiền của Lan và bằng 3/4 số tiền của Hồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
7 – Một đoàn xe chở hàng. Tốp đầu có 4 xe, mỗi xe chở 92 tạ hàng; tốp sau có 3 xe, mỗi xe chở 64 tạ hàng. Hỏi:
a. Trung bình mỗi tốp chở được bao nhiêu tạ hàng?
b. Trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng ?
8 – Trung bình cộng của ba số là 48. Biết số thứ nhất là 37, số thứ hai là 42. Tìm số thứ ba.
– Trung bình cộng của ba số là 94. Biết số thứ nhất là 85 và số thứ nhất hơn số thứ hai là 28. Tìm số thứ ba.
– Một cửa hàng nhập về ba đợt, trung bình mỗi đợt 150 kg đường. Đợt một nhập 170 kg và nhập ít hơn đợt hai 40 kg. Hỏi đợt ba cửa hàng đã nhập về bao nhiêu kg?
– Một cửa hàng nhập về ba đợt, trung bình mỗi đợt 150 kg đường. Đợt một nhập 168 kg, và nhập bằng 4/5 đợt hai. Hỏi đợt ba cửa hàng đã nhập về bao nhiêu kg?
– Khối lớp 5 của trường em có 3 lớp, trung bình mỗi lớp có 32 em. Biết lớp 5A có 33 học sinh và nhiều hơn lớp 5B là 2 em. Hỏi lớp 5C có bao nhiêu học sinh?
9 – An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An và Bình. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi?
– An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có 23 viên bi. Dũng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An, Bình và Hùng. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi?
– An có 18 viên bi, Bình có nhiều hơn An16 viên bi, Hùng có ít hơn Bình11 viên, Dũng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An, Bình và Hùng. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi?
– An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An và Bình, Dũng có số bi bằng trung bình cộng số bi của Bình và Hùng. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi?
Mở rộng:
1- Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 20 đến 28.
– Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên chẵn từ 30 đến 40.
2 – Lan và Huệ có 102000 đồng. Lan và Ngọc có 231000 đồng. Ngọc và Huệ có 177000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
3 – Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ và Hoa là 30 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ và Hoa là 24. Hỏi bố Hoa bao nhiêu tuổi?
– Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ, Mai và em Mai là 23 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ, Mai và em Mai là 18 tuổi. Hỏi bố Mai bao nhiêu tuổi?
– ở một đội bóng, tuổi trung bình của 11 cầu thủ là 22 tuổi. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 10 cầu thủ là 21 tuổi. Hỏi đội trưởng bao nhiêu tuổi.
4 – Một tháng có 15 lần kiểm tra. Sau 10 lần kiểm tra đầu thì điểm trung bình của An là 7. Hỏi với các lần kiểm tra còn lại, trung bình mỗi lần phải đạt bao nhiêu điểm để điểm trung bình của cả tháng là 8 điểm.
Advertisement
5 – An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của cả ba bạn. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi?
– An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi nhiều hơn trung bình cộng số bi của ba bạn là 2 viên. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi?
– An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi kém trung bình cộng số bi của ba bạn là 2 viên. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi?
6 – Có 4 thùng dầu, trung bình mỗi thùng đựng 17 lít, nếu không kể thùng thứ nhất thì trung bình mỗi thùng còn lại chứa 15 lít. Hỏi thùng thứ nhất chứa bao nhiêu lít dầu
7 – Trung bình cộng tuổi bố, mẹ, và chị Lan là 29 tuổi. TBC số tuổi của bố, và chị Lan là 26 tuổi. Biết tuổi Lan bằng 3/7 số tuổi mẹ. Tính số tuổi của mỗi người.
– Trung bình cộng số tuổi của bố và mẹ là 39 tuổi. TBC số tuổi của bố, mẹ và Lan là 30 tuổi. Biết tuổi Lan bằng 2/7 số tuổi bố. Tính số tuổi của mỗi người.
– Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ, Bình và Lan là 24 tuổi. TBC số tuổi của bố, mẹ và Lan là 28 tuổi. Biết tuổi Bình gấp đôi tuổi Lan, tuổi Lan bằng 1/6 tuổi mẹ. Tìm số tuổi của mỗi người.
– Trung bình cộng tuổi ông, tuổi bố và tuổi cháu là 36 tuổi. TBC số tuổi của bố và cháu là 23 tuổi. Biết ông hơn cháu 54 tuổi. Tìm số tuổi của mỗi người.
– TBC của số số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là 26. TBC của số số thứ nhất và số thứ hai là 21. TBC của số thứ hai và số thứ ba là 30. Tìm mỗi số.
– Gia đình An hiện có 4 người nhưng chỉ có bố và mẹ là đi làm. Lương tháng của mẹ là 1100000 đồng, lương của bố gấp đôi lương của mẹ. Mỗi tháng mẹ đều để dành 1500000 đồng. Hỏi:
a. Mỗi tháng trung bình mỗi người đã tiêu bao nhiêu tiền?
b. Nếu Lan có thêm một người em nữa mà mẹ vẫn để dành như trước thì số tiền tiêu trung bình hàng tháng của mỗi người sẽ giảm đi bao nhiêu tiền?
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Tập Luyện Toàn Thân Hiệu Quả Với Chuỗi 4 Bài Tập Đơn Giản
Bạn chỉ cần tìm những bục tập đơn giản có độ cao như những băng ghế hay bậc thang ở ngoài công viên chẳng hạn là bạn có thể bắt đầu một buổi luyện tập với chuỗi 4 bài tập luyện toàn thân của Oprea rồi đấy!
“Bài luyện tập toàn thân này có thể thực hiện ở mọi nơi và nếu bạn tập trung thực hiện đúng các động tác, và nó sẽ có tác dụng lên toàn bộ cơ thể của bạn!” – Oprea đã viết.
Khi được hỏi về cảm hứng của chuỗi bài tập này, Oprea nói rằng cô ấy đang ở hồ bơi và muốn tập luyện một chút trước khi ăn trưa. “Nếu mục tiêu của bạn là một cái gì đó ngắn, nhanh chóng, nhưng hiệu quả thì chuỗi này là một lựa chọn tuyệt vời“, cô nói.
Tại sao chuỗi bài tập luyện toàn thân này là một lựa chọn tuyệt vời?Về mặt lợi ích, “Chuỗi bài tập này sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể“, Oprea nói. Có bốn động tác khác nhau và mỗi động tác có sự kết hợp khác nhau giữa các cơ hoặc nhóm cơ. Các động tác gập bụng (Sit-Up) thúc đẩy hoạt động các nhóm cơ chính; các bài tập chống đẩy (Decline Push Up) thúc đẩy hoạt động của các loại cơ như cơ ngực, lưng, vai, bắp tay sau, cơ mông và toàn bộ cơ thể; động tác Plank Twist tập trung vào cơ liên sườn, cơ mông, cơ chân, vai và cơ lưng; và các động tác squat (Bulgarian split squats) sẽ là “kẻ giết người trên đôi chân của bạn”, bởi squat tập trung chủ yếu vào cơ mông, và phần cơ cốt lõi trên cơ thể, Oprea cho biết. Nói cách khác, nếu thực hiện một mạch 4 động tác này và ngược lại, thì bạn sẽ gần như đã tác động tới các nhóm cơ chính trên cơ thể.
Trên hết, một vài trong số động tác này (như Bulgarian Split Squats và Decline Push Up) có thể khiến nhịp tim của bạn tăng lên, Oprea nói.
Một tác dụng nổi bật của bài tập luyện toàn thân này là tất cả các động tác này đều dễ thực hiện và ta có thể giảm mức độ khó của nó đi. Chuỗi mà Oprea đã thực hiện là một bài tập đang ở mức độ vừa phải. Với các điều chỉnh đơn giản, bạn có thể làm cho nó dễ dàng hơn hoặc khó hơn tùy thuộc vào mức độ luyện tập và mục tiêu của bạn.
Cách thực hiện 4 bài tập toàn thânThực hiện một mạch 4 động tác, thực hiện liên tục 4 lần như vậy, nghỉ ở giữa mỗi vòng khoảng 1 phút (hoặc ít hơn). Bạn càng ít nghỉ ngơi ở giữa mỗi vòng thì hệ tim mạch càng được rèn luyện nhiều hơn.
Như đã đề cập, bạn chỉ cần một một dụng cụ hỗ trợ duy nhất chính là một bệ đỡ (bậc thang) là bạn có thể luyện tập được rồi. Tìm một bệ đỡ chắc chắn để đảm bảo được chiều cao của đầu gối khi tập luyện, Oprea khuyên dùng. Bạn có thể cần một chiếc thảm cho bài tập gập bụng đấy.
Sit-Up and Twist (Gập bụng, vặn người)Sit-Up and Twist (Gập bụng, vặn người)
Nếu bạn sử dụng thảm, hãy đặt nó trên mặt đất và vuông góc với bệ đỡ.
Nằm ngửa người trên mặt đất (hoặc thảm tập) vuông góc với bục tập. Đặt gót chân lên bục tập sao cho các ngón chân hướng lên trên. Giữ chân thẳng và hơi cong tạo thành hình chữ V.
Nghiêng phần xương chậu xuống sâu hơn một chút để động có thể có tác dụng lên phần cơ này. Điều này sẽ bảo vệ cơ lưng không bị căng quá mức khi bạn bật dậy.
Từ đây, nâng hai cánh tay thẳng ra trước ngực và sử dụng toàn bộ cơ thể bạn nâng thân mình lên. Tiếp, bạn ngồi hẳn dậy, vươn hai tay lên và sau đó vặn thân người sang phải và đưa tay trái về phía mắt cá chân phải.
Quay lại tư thế ngồi hai tay giơ lên, sau đó dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể để hạ thấp cơ thể về tư thế nằm.
Thực hiện động tác trên 15 lần trong mỗi lần tập
“Động tác này thực sự khó đối với nhiều người“, Oprea nói. Để dễ dàng thực hiện hơn, đặt cơ thể của bạn ra xa bục tập; để làm cho nó khó khăn hơn, hãy kéo cơ thể lại gần bục tập hơn. Oprea cho biết, bạn cũng có thể thực hiện động tác nâng người dễ dàng hơn bằng cách đặt gót chân trên mặt đất, đẩy cơ thể bật dậy, Oprea nói.
Tuy nhiên, khi thực hiện động tác nâng người lên, hay các động tác vặn người, các nhóm cơ chính sẽ được hoạt động. Do đó, hãy thực hiện nó một cách “hoàn hảo và có kiểm soát”, Oprea nói. “Điều này không có nghĩa là bạn thực hiện các động tác này quá tốc độ và để cơ thể trượt khỏi vị trí ban đầu“.
Decline Push Up (Chống đẩy)
Bắt đầu với tư thế 4 chân, hai tay mở rộng hơn vai.
Đặt hai chân lên bệ đỡ (bậc thang).
Siết chặt mông và phần thân, khu vực cốt lõi sao cho lưng thẳng (không cong xuống hoặc cong lên). Cơ thể bạn phải nằm trên một đường thẳng từ đầu đến gót chân.
Tiếp theo, hạ khuỷu tay để hạ ngực xuống tiếp xúc mặt đất.
Sau đó, đẩy cơ thể trở lại tư thế ban đầu, giữ cho phần thân và lưng luôn thẳng.
Thực hiện động tác này 20 lần.
Decline Push Up (Chống đẩy)
Oprea cho biết những động tác chống đẩy này kích thích hoạt động của cơ ngực hơi khác so với các động tác chống đẩy thông thường. Sai lầm lớn nhất khi thực hiện các động tác này mà Oprea thường thất là cong lưng dưới. Để lưng không bị cong khi thực hiện động tác, hãy hạ thấp phần xương chậu, tập trung trọng lượng vào toàn bộ cơ thể từ vai đến lưng, xương sống, cơ mông và chân; sau đó hạ toàn bộ cơ thể xuống dưới. Khi bạn làm như vậy, thì ngực bạn sẽ được hạ thấp xuống chứ không phải là phần đầu, Oprea nói.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn hạ thấp cơ thể xuống một lượng đáng kể trong mỗi lần tập (không chỉ tập trung vào hình thức nâng lên hạ xuống của cánh tay). Nếu việc hạ thấp quá nhiều thật sự khó khăn hoặc bạn vẫn đang trong quá trình tập luyện để thành thạo hơn, bạn có thể chống đầu gối trên mặt đắt để dễ dàng thực hiện hơn, Oprea nói. Theo thời gian, bạn sẽ dễ dàng chống đẩy với tư thế chân thẳng hoặc có thể nghiêng người nữa.
Plank Twist
Cố định các ngón chân tiếp xúc với mặt phẳng bệ đỡ (bậc thang), chống hai tay vuông góc với vai, hóp bụng, lưng thẳng (không chùng xuống hay cong lên). Siết chặt mông và cơ đùi trước. Giống như động tác trước đó, cơ thể bạn sẽ tạo thành một đường thẳng từ đỉnh đầu đến gót chân.
Tiếp theo, nhấc chân phải của bạn ra khỏi bệ đỡ, gập đầu gối phải và kéo dần về phía ngực, ngang qua khuỷu tay trái.
Sau đó, từ từ trở về vị trí bạn đầu. Sau đó, cũng nâng chân trái lên, gập gối, đưa về phía ngực, ngang khuỷu tay phải.
Sau đó, từ từ để chân trái về lại tư thế ban đầu.
Thực hiện động tác này 20 lần trong mỗi lần tập.
Plank Twist
Khi thực hiện các động tác Plank Twist này với hai chân nâng cao (so với mặt đất), bạn có thể tạo thêm áp lực lên phần thân trên của mình. Điều này có nghĩa là cơ vai bạn sẽ được tăng cường hoạt động nhiều hơn. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang đặt quá nhiều trọng lượng lên vai, bạn có thể hạ chân xuống mặt đất để giảm sức nặng trên vai, Oprea.
Giống như các bài tập gập bụng (Sit-up twist), bạn nên tập trung thực hiện đúng động tác, chứ không nên tập trung vào tốc độ khi thực hiện Plank twist. “Không nên để cơ thể bạn xoay vòng” – Oprea nói. “Đây là những chuyển động đẹp và có kiểm soát“. Mỗi lần vặn người bạn hãy nghĩ về việc cơ bụng đang dần săn chắc.
Bulgarian Split SquatBulgarian Split Squat
Đứng ở tư thế chuẩn bị. Đặt chân trái lên bậc thang. Có thể để chân trái nằm úp để cố định dây giày hoặc nếu điều đó làm tổn thương mắt cá chân của bạn, thì để ngón chân tì lên mặt phẳng.
Nhảy chân phải về phía trước một vài feet để đầu gối không vượt qua các ngón chân khi thực hiện động tác, nhưng không cần quá xa vì nó có thể làm cơ hông sau bị căng quá mức.
Giữ chặt phần thân, sau đó, hạ thấp cơ thể cho đến khi bắp đùi song song với mặt đất. Phần thân và cột sống phải được giữ thẳng (phần thân có thể hơi nghiêng về phía trước để giữ thẳng thân và cột sống). Vai hơi hướng ra sau (không được gù hoặc hướng ra phía trước).
Đẩy gót chân đang làm trụ, duỗi thẳng chân để nâng người lên và trở về tư thế đứng.
Thực hiện động tác này 20 lần, sau đó đổi chân, và tương tự như vậy thực hiện tiếp tục 20 lần.
Động tác Squat này thực sự rất tốt, đặc biệt đối với cơ đùi trước, cơ mông và khu vực cốt lõi của cơ thể, Oprea nói. Giữ cơ thể cân bằng, đặc biệt là khu vực cốt lõi của cơ thể khi tập động tác này. Nên thực hiện liên tục động tác này trong suốt quá trình thực hiện chuỗi động tác.
Tìm hiểu thêm về Top 16 bài tập Squat cho vòng 3 đầy đặn siêu quyến rũ
Một lưu ý khácGiữ đầu thẳng cẳng chân và đầu gối hướng xuống khi thực hiện động tác. Oprea cho biết thêm nhiều người không có xu hướng giữ thẳng đầu gối. Ngoài ra không để cơ thể đổ về phía trước khi hạ thấp người, giữ vai cố định và ngực hướng về trước
Nếu bạn khó khăn trong việc giữ thăng bằng, hãy đứng gần một vật thể cứng cáp như cây, hoặc băng ghế dài, và đặt nhẹ tay lên trên vật thể đó để tăng độ ổn định. Để làm việc di chuyển khó khăn hơn, hãy cầm một bộ tạ nhẹ khi bạn hạ thấp người ngồi xuống.
Lời khuyên cuối cùng của Oprea cho toàn bộ chuỗi bài tập luyện toàn thân này chính là “Hãy vui vẻ, tuy nhiên tập trung để thực hiện những động tác hoàn chỉnh nhất”, cô ấy nói. “Đó chính là chìa khóa duy nhất trong chuỗi bài tập luyện toàn thân này”.
Đăng bởi: Thủy Trần
Từ khoá: Tập luyện toàn thân hiệu quả với chuỗi 4 bài tập đơn giản
Tổng Hợp Bài Tập Chương Iii Môn Toán Lớp 7 Bài Tập Toán Thống Kê Lớp 7
Bài tập về thống kê tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết, các dạng bài tập bám sát nội dung học trong SGK. Qua đó sẽ giúp các bạn học sinh kiểm tra kiến thức cũng như củng cố lại các kiến thức đã được học về chương 3: Thống kê. Đồng thời đây cũng là tài liệu để các bạn ôn tập để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 sắp tới.
A. Lý thuyết chương Thống kê1. Dấu hiệu nhận biết
Số liệu thống kê là các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.
Ví dụ 1: Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 20 học sinh ghi lại như sau:
28
35
29
37
30
35
37
30
35
29
30
37
35
35
42
28
35
29
37
20
Dấu hiệu ở đây là: số cân nặng của mỗi học sinh
2. Tần số
Bảng “tần số” thường được lập như sau:
Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng
Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dáu hiệu theo thứ tự tăng dần
Dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó.
Ví dụ: Lập bảng “tần số” của VD1
Số cân (x)
28
29
30
35
37
42
Tần số (n)
2
3
4
6
4
1
3. Tần suất:
– Tần suất f của một giá trị được tính theo công thức: , trong đó N là số các giá trị, n là tần số của một giá trị, f là tần suất của giá trị đó. Người ta thường biểu diễn tần suất dưới dạng tỉ số phần trăm.
4. Số trung bình cộng
– Dựa vào bảng ‘ ‘tần số”, ta có thể tính số trung bình công của môt dấu hiêu (kí hiêu bar{X} ) như sau:
– Nhân từng giá tri với tần số tương ứng;
– Công tất cả các tích vừa tìm được;
– Chia tổng đó cho số các giá trị (tức là tổng các tần số).
– Công thức tính:
Trong đó:
là giá tri khác nhau của dấu hiêu X
là k tần số tương ứng.
N là số các giá tri.
5. Mốt của dấu hiệu
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Kí hiệu là Mo
– Cách giải đối với các dạng bài tìm mốt của dấu hiệu:
Lập bảng tần số.
Tìm mốt cảu dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
6. Vẽ biểu đồ
Biểu đồ đoạn thẳng:
Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n (độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).
Xác định các điểm có tọa độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó (giá trị viết trước, tần số viết sau).
Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ.
Biểu đồ hình chữ nhật:
Các đoạn thẳng trong biểu đồ đoạn thẳng được thay bằng hình chữ nhật.
Biểu đồ hình quạt:
Đó là một hình tròn được chia thành các hình quạt mà góc ở tâm của các hình quạt tỉ lệ với tần suất.
B. Bài tập về thống kêBài toán 1: Điều tra số con trong 30 gia đình ở một khu vực dân cư người ta có bảng số liệu thống kê ban đầu sau đây:
2
4
3
2
8
2
2
3
4
5
2
2
5
2
1
2
2
2
3
5
5
5
5
7
3
4
2
2
2
3
Hãy cho biết:
a. Dấu hiệu cần tìm hiểu. Gía trị của dấu hiệu.
b. Số đơn vị điều tra
c, Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
d. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
Bài toán 2: Điều tra về sự tiêu thụ điện năng (tính theo kwh) của 20 gia đình ở một tổ dân phố, ta có kết quả sau:
165
85
65
65
70
50
45
100
45
100
100
100
100
90
53
70
140
41
50
150
Hãy cho biết:
a. Dấu hiệu cần tìm hiểu.
Advertisement
b. Số đơn vị điều tra
c. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
Khối lượng từng gói chè (tính bằng gam)
49
48
50
50
50
49
48
52
49
49
49
50
51
49
49
50
51
49
51
49
50
51
51
51
50
49
47
50
50
50
52
50
50
49
51
52
50
49
50
49
51
49
49
49
50
50
51
50
48
50
51
51
51
52
50
50
50
52
52
52
Hãy cho biết:
a, Dấu hiệu cần tìm hiểu. Số tất cả các giá trị của dấu hiệu;
b. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu;
c, Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng.
………………..
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Bài Tập Luyện Từ Và Câu Lớp 4 39 Bài Luyện Từ Và Câu Lớp 4 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!