Xu Hướng 9/2023 # Tắm Lá Thuốc – Nét Văn Hóa Độc Đáo Ở Sìn Hồ # Top 10 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tắm Lá Thuốc – Nét Văn Hóa Độc Đáo Ở Sìn Hồ # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tắm Lá Thuốc – Nét Văn Hóa Độc Đáo Ở Sìn Hồ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những năm gần đây, khách du lịch đến Lai Châu thường lựa chọn loại hình du lịch homestay để khám phá nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa. Một trong những điểm đến homestay nổi bật, thu hút nhiều du khách là thị trấn Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ).

Quang cảnh đơn sơ ở Sìn Hồ đầu đông

Thị trấn Sìn Hồ nằm trải rộng trên diện tích 9,51 km², ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển. Đây là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số Dao, Mông, Lự, Phù Lá… với bản sắc văn hóa độc đáo, trong đó có tục lệ tắm lá thuốc của dân tộc Mông, Dao đỏ.

Cung đường tuyệt đẹp đến Sìn Hồ Lai Châu

Ở thị trấn Sìn Hồ có khá nhiều cơ sở tắm lá thuốc, nhưng điểm đến thu hút đông khách nhất là cơ sở tắm lá thuốc, xoa bóp và bấm huyệt của ông Sùng A Páo, một danh y người dân tộc Mông.

Dung dịch lá thuốc được đặc chế từ 10 loại cây thuốc (trong đó có gừng và sả) hái trên núi, có màu đen, nhiệt độ trung bình khoảng 40ºC và được chứa trong một thùng gỗ to vừa đủ một người ngồi.

Dung dịch lá thuốc được chuẩn bị rất công phu

Trước khi tắm, du khách sẽ được hướng dẫn một số thao tác xử lý cảm giác say thuốc (nếu có). Sau khoảng 40 phút tắm lá thuốc, du khách sẽ thấy cơ thể mình sảng khoái và khỏe ra. Tiếp theo, du khách có thể được xoa bóp và bấm huyệt để giải tỏa hoàn toàn căng thẳng, mệt mỏi.

Du khách sẽ thấy cơ thể mình sảng khoái và khỏe ra khi tắm lá thuốc

Theo ông Páo, để có một thùng nước lá thuốc đạt chất lượng, cần phải tuân thủ các quy định: chọn người biết nghề bốc thuốc lá, thông thạo địa hình có cây thuốc để đi hái lá thuốc từ lúc vẫn còn đọng sương sớm.

Người dân Sìn Hồ đi hái thuốc

Sìn Hồ còn được biết đến như “Sa Pa thứ hai” của vùng Tây Bắc bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm (nhiệt độ trung bình năm khoảng 18º C), là môi trường thích hợp để các loại cây như lê, đào, mận, thảo quả,… bốn mùa đơm hoa kết trái. Thời gian gần đây, khu vực này được biết đến nhiều hơn bởi những giống địa lan, dược liệu quý hiếm có một không hai ở khu vực Đông Nam Á cùng cá hồi – loài động vật đặc trưng xứ lạnh đã được nuôi thành công tại địa phương.

Sìn Hồ còn được biết đến như “Sa Pa thứ hai” của vùng Tây Bắc

Thiên nhiên còn ban tặng cho Sìn Hồ nhiều thắng cảnh đẹp như núi đá Ô; động Tiên, quần thể hang động Pu Sa Cáp; suối Sìn Hồ, Hồng Hồ, Hoàng Hồ… Khung cảnh nơi đây càng trở nên sống động, chẳng khác nào bức tranh màu tuyệt đẹp mỗi khi có phiên chợ cuối tuần. Trên khắp các ngả đường, người dân tộc Mông, Dao đỏ, Lự, Phù Lá… với trang phục đặc trưng cùng kéo nhau đến chợ. Tiếng nói, tiếng cười hòa quyện cùng tiếng sáo, tiếng đàn môi tạo thành âm thanh rộn rã, vang vọng khắp núi rừng. Chợ phiên Sìn Hồ ngoài bán những mặt hàng thương nghiệp đưa từ dưới xuôi lên còn có các hàng nông sản thực phẩm, thổ cẩm truyền thống của địa phương.

Đến với Sìn Hồ, bên cạnh dịp khám phá phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chợ phiên vùng cao độc đáo cùng dịch vụ chữa bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu…, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món đặc sản địa phương như thịt trâu quấn lá lốt, dê hấp, lợn bản, cá suối, xôi nếp nương, thắng cố, cá hồi, rượu men lá…

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 – 2023 chú trọng phát triển du lịch bền vững tại Sìn Hồ, trong đó có du lịch homestay, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nhưng không làm mất đi nét đẹp văn hóa bản làng. Với hướng đi này, trong tương lai, Lai Châu sẽ trở thành một trong những điểm nhấn về du lịch ở khu vực Tây Bắc, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Kinhnghiemditour – Nguồn tổng hợp

Đăng bởi: Bảo Trân

Từ khoá: Tắm lá thuốc – nét văn hóa độc đáo ở Sìn Hồ

Nét Văn Hóa Ẩm Thực Độc Đáo Của Núi Rừng Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng đất đa dạng các sắc thái văn hóa, không chỉ được thể hiện qua nghệ thuật cồng chiêng, kho tàng văn học và lễ hội các dân tộc mà còn là ở nền ẩm thực độc đáo, trong số đó không thể không nhắc đến món cơm lam thơm ngon và cực hấp dẫn.

Đôi nét về văn hóa ẩm thực Tây Nguyên

Văn hóa Tây Nguyên được hình thành và ảnh hưởng của “văn minh nương rẫy” thay vì “văn minh lúa nước” như ở đồng bằng; thêm nữa tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, văn học, lễ hội đều mang những nét đặc trưng khác biệt, mà tiêu biểu nhất phải kể đến nền ẩm thực Tây Nguyên với những món ăn độc lạ hấp dẫn, chẳng thể hòa lẫn với bất cứ vùng miền nào khác.

 

Ẩm thực Tây Nguyên với những món ăn độc lạ hấp dẫn, chẳng thể hòa lẫn với bất cứ vùng miền nào khác. Ảnh: bandontour

Ẩm thực Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng, bởi từng khu vực khác nhau đều có các cách chế biến món ăn đơn giản, cầu kỳ khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung chính là đều mang đến những hương vị đặc trưng của quê hương vùng cao, nét tinh túy của núi rừng vừa hoang sơ lạ lẫm, vừa hấp dẫn, khó cưỡng.

Những món ăn nơi đây mang hương vị đặc trưng của quê hương vùng cao. Ảnh: 24h

Từ những món ăn nhẹ nhàng của Đà Lạt như: Bánh căn, bánh xèo, canh atiso hầm giò heo; thịt nướng… đến những món ăn dân dã của đồng bào dân tộc như: Gỏi trứng kiến, heo ướp lá mắc mật, cá lăng om lá khổ qua, canh trứng kiến lá giang (Đắk Lắk, Gia Lai).

Không chỉ có những món ăn đơn giản đến những món ăn được chế biến cầu kỳ, đặc biệt nhất là cơm lam Tây Nguyên. Ảnh: grabfood

Bên cạnh đó, còn có những món ăn được chế biến cầu kỳ như: Lẩu lá rừng, gỏi lá, cá tầm phi lê cuộn hoa kim châm, gà sa lửa… và cơm lam, một món ăn truyền thống luôn có mặt trong mọi bữa tiệc hay lễ hội của người dân địa phương nơi này.

Cơm lam Tây Nguyên, thức đặc sản độc đáo kết hợp giữa thiên nhiên và con người.

Cơm lam Tây Nguyên là một món ăn thể hiện sâu sắc tính cộng đồng của người dân nơi này. Ảnh: jinsuma

Trước kia, do đòi hỏi của việc làm nương rẫy cùng với tập quán sống du canh du cư, nhiều đồng bào ở Tây Nguyên đã tận dụng những ống tre, ống nứa có sẵn trong rừng để nấu những hạt gạo mà họ mang theo trong suốt mùa làm.

Tuy mộc mạc và đơn giản, nhưng cơm lam Tây Nguyên mang hương vị thơm ngon đặc trưng. Ảnh: jack_loves_naib

Thứ cơm mà họ nấu giúp ăn chắc bụng hơn các món ăn khác, đáp ứng được nhu cầu các công việc nặng. Tuy mộc mạc và đơn giản, nhưng với cách nấu này, cơm lam Tây Nguyên mang hương vị thơm ngon đặc trưng và trở thành món ngon nổi tiếng của vùng đất này được du khách bốn phương rất yêu thích, khác hẳn với cơm lam ở vùng Tây Bắc hay của người Lào.

Cơm lam Tây Nguyên trở thành món ngon nổi tiếng của vùng đất này được du khách bốn phương rất yêu thích. Ảnh: jinsuma

Theo người địa phương, món ăn có xuất phát từ đồng bào dân tộc Ê Đê ở Buôn Đôn, Đắk Lắk. Sau này, cơm lam Tây Nguyên được chế biến với nhiều phiên bản khác nhau, nhưng dù thế thì món đặc sản này vẫn có những đặc điểm chung không thể thay đổi.

 

Theo người địa phương, món ăn có xuất phát từ đồng bào dân tộc Ê Đê ở Buôn Đôn, Đắk Lắk. Ảnh: bandontour

Để tạo được những hạt cơm lam dẻo và thơm, gạo nếp để nấu phải được lựa chọn kĩ càng, hạt vừa phải, thuôn dài, trắng và thơm. Nếu có thể mua được những lúa nương của người đồng bào thì sẽ càng làm tăng thêm hương vị của cơm lam Tây Nguyên này.

Sau này, cơm lam Tây Nguyên được chế biến với nhiều phiên bản khác nhau. Ảnh: list

Sau đó, người ta sẽ đem gạo ngâm ở trong nước lấy từ con suối đầu nguồn hay vách đá ngâm trong vài tiếng hoặc một đêm mới được vào trong ống lờ ô hoặc ống tre. Bên cạnh đó, việc chọn đúng loại ống tre nứa cũng góp phần quyết định đến sự thành công của cơm lam Tây Nguyên. 

Nhưng tựu chung lại, cơm lam Tây Nguyên vẫn có những điểm chung. Ảnh: monngon

Ống không được quá non cũng không quá già, và đặc biệt phải là những ống tươi để giữ mùi vị của tre khi cơm chín. Khi đổ gạo vào các ống không được dồn quá chặt. Sau cùng, dùng các loại lá rừng chủ yếu là lá chuối bịt kín đầu hở của ống.

Để có được món cơm lam thơm ngon, khâu chọn nguyên liệu và chế biến rất quan trọng. Ảnh: uyenphuong_uyenphuong

Tiếp theo người ta sẽ nhóm bếp than để cho những ống tre ấy vào, nhưng phải đợi cho lửa than thật hồng, thật đượm để cơm dẻo không bị khô và cháy. Đặc biệt, trong quá trình này, người đầu bếp luôn phải trở đều tay cho đến khi vỏ bên ngoài cháy hơi xém, khô lại và nghe thoang thoảng mùi nếp thơm ra từ ống thì cơm đã chín.

Việc chọn đúng loại ống tre nứa cũng góp phần quyết định đến sự thành công của món cơm lam Tây Nguyên này. Ảnh: maylam.ng_25_

Lấy xuống khỏi bếp, ống cơm lam được làm mất lớp tre đen bên ngoài chỉ để lại lớp mỏng màu trắng ngà giữ lấy hạt gạo dẻo dậy mùi hương của núi rừng. Cắt thành những khúc nhỏ vừa ăn, rồi ăn cùng với muối vừng là ngon nhất.

 

Cơm lam Tây Nguyên phải ăn cùng với muối vừng. Ảnh: van.lee.31

Bên cạnh đó, món cơm lam này sẽ còn tròn vị hơn nếu như được ăn kèm với gà nướng hoặc những xiên thịt heo nướng vàng ươm, thơm phúc cùng một chén muối é, một loại lá gia vị có nhiều ở rừng núi Tây Nguyên được giã nhỏ và trộn với ớt xanh, muối hột.

Một số địa chỉ bán cơm lam gà nướng ngon

Quán cơm lam gà nướng Kim Gia Địa chỉ: 65/1 Quang Trung, P9, TP Đà Lạt, Lâm Đồng Giờ mở cửa: 7h00 – 22h00 Giá: 20.000-300.000 đ

Nếu có dịp du lịch Tây Nguyên, bạn nhất định không được bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những thức quà đặc sản ấy. Ảnh: tony_khoa

Không chỉ làm say đắm lòng người bởi tiếng đàn đá mang âm thanh của  núi rừng hay hơi rượu cần say chếch choáng, vùng đất Tây Nguyên đã khéo léo giữ chân du khách ở lại bằng những đặc sản mang đậm hương vị của cao nguyên nắng gió này. Nếu có dịp du lịch Tây Nguyên, bạn nhất định không được bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những thức quà đặc sản ấy để có thể hiểu biết thêm về đời sống ẩm thực độc đáo và phong phú của người dân nơi này.

Đăng bởi: Thảo Thảo

Từ khoá: Cơm lam – Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của núi rừng Tây Nguyên

Tìm Hiểu 9 Nét Văn Hóa Độc Đáo Của Người Hàn Quốc

Quốc gia nhỏ bé này chỉ đứng thứ 109 trên thế giới về diện tích nhưng lại thu hút được nhiều sự chú ý trên toàn thế giới. Các bạn có thể tìm hiểu 9 nét văn hoá đặc trưng của người Hàn Quốc qua bài viết này.

9 nét văn hóa làm nên đăc trưng riêng của Hàn Quốc

Văn hoá mạng

Bạn muốn biết tương lai trông như thế nào? Hãy đặt vé máy bay Korean Air tới Hàn Quốc ngay, 78.5% dân số nước này sử dụng smartphone và 82.7% sử dụng Internet. Trong độ tuổi 18-24, số người sử dụng smartphone là 97.7%. Người Hàn Quốc sử dụng smartphone không chỉ để kết nối với bạn bè mà còn để trả các loại tiền dịch vụ khác như trả tiền mua sắm tại cửa hàng, xem TV, v.v. Có thể nói, xứ sở kim chi luôn đi đầu trong việc ứng dụng internet vào cuộc sống.

Văn hoá uống rượu

Khi không làm việc, người Hàn Quốc sẽ ăn mừng thương vụ mới nhất của họ hoặc giải sầu bằng rượu soju. Rất nhiều công ty cố gắng kiềm chế văn hoá uống rượu nhưng vẫn còn rất nhiều sếp lôi nhân viên của mình đi uống rượu/bia/whiskey. Những ai từ chối sẽ bị coi là nhàm chán hoặc mất lịch sự.

Mỹ phẩm sáng tạo

Trong lĩnh vực mỹ phẩm, người Hàn Quốc không thể ngừng thử nghiệm những thành phần và phương pháp mới. Họ cho ra đời kem ốc sên (loại kem dưỡng da làm từ ruột ốc) năm 2011.

Hiện nay, họ cho ra đời sơn móng tay có trộn lẫn cánh hoa thật trong đó. Và không chỉ có phụ nữ mới ưa chuộng các sản phẩm làm đẹp, nam giới tại xứ sở kim chi cũng rất coi trọng việc sử dụng mỹ phẩm. Hiện nay, Hàn Quốc có thị trường lớn nhất thế giới về mỹ phẩm cho nam giới.

Trò chơi Starcraft

Chơi Starcraft là một nghề hợp pháp tại Hàn Quốc. Các game thủ chuyên nghiệp kiếm được hàng trăm trăm ngàn đô la, chưa kể các khoản thu nhập thêm khác. Trò chơi này được ra đời năm 1998 và người Hàn Quốc từ già trẻ, trai gái đều đã chơi trò chơi này. Có hẳn một kênh truyền hình dành cho trò chơi này.

Văn hoá chi tiêu bằng thẻ

Người Hàn Quốc trở thành những người sử dụng thẻ credit nhiều nhất trên thế giới cách đây 3 năm, theo dữ liệu của Ngân hàng Hàn Quốc. Một người Mỹ thực hiện 77.9 giao dịch bằng thẻ credit trong một năm, người Canada thực hiện 98.6 giao dịch và người Hàn Quốc thực hiện 129.7 giao dịch.

Tại Hàn Quốc, sẽ là bất hợp pháp nếu như ai đó từ chối không thanh toán bằng thẻ credit, dù số tiền đó nhỏ tới đâu.

Các tiếp viên hàng không

Các tiếp viên hàng không trên thế giới tới Hàn Quốc để học làm thế nào để có thể phục vụ một cách duyên dáng nhất trên máy bay. Và hãy hỏi bất cứ ai đã từng đi mua vé máy bay Korean Air – hãng hàng không của Hàn Quốc, dám chắc là họ sẽ nói đó là dịch vụ hàng không tốt nhất mà họ từng được biết.

Các tiếp viên hàng không của Hàn Quốc luôn gây ấn tượng với hành khách

Các tiếp viên của Hàn Quốc không chỉ gây ấn tượng bởi nụ cười ngọt ngào nhất đối với bất kỳ yêu cầu nào của khách mà còn bởi vẻ mặt bối rối một cách tội nghiệp nhưng đáng yêu khi món bibimap bất chợt hết.

Nghiện làm việc

Người Hàn Quốc học tập rất chăm chỉ và có trình độ học vấn cao nhất trong các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), với 98% dân số hoàn thành bậc trung học và 63% hoành thành bậc cao đẳng.

Bạn có thể cảm nhận được điều này khi nhìn thấy những ánh đèn của các toà nhà công sở vẫn sáng khi tối muộn. Theo số liệu năm 2012 của Bộ Chiến lược và Tài chính của Hàn Quốc, trung bình một người dân của họ làm việc 44.6 tiếng/tuần so với 32.8 giờ của người dân các nước OECD.

Môi giới hẹn hò

Theo kết quả nghiên cứu của Duo, công ty làm dịch vụ mai mối lới nhất Hàn Quốc thì một người độc thân sẽ đi xem mặt trung bình 2 lần một tuần. Và vì việc hẹn hò qua giới thiệu phổ biến đến mức khi một người Hàn Quốc quyết định chấm dứt một mối quan hệ, họ sẽ tiến tới quan hệ khác tương đối nhanh.

Đất nước nổi tiếng về việc môi giới hẹn hò

Trung bình từ ngày gặp mặt đầu tiên cho đến đám cưới là khoảng 10.2 tháng đối với những người đang làm việc. Ngoài ra, có khoảng 2.500 công ty mai mối trên toàn Hàn Quốc.

Phẫu thuật thẩm mỹ

Cho dù bạn muốn có một chiếc cằm thon nhọn, vầng trán rộng hay răng dài hơn, không có điều gì mà bác sỹ thẩm mỹ Hàn Quốc không thể làm.

Người Nga, Trung Quốc, Mông Cổ và Nhật Bản đổ về Hàn Quốc không chỉ vì kỹ năng của các bác sỹ mà còn về chi phí hợp lý của các ca phẫu thuật. Một ca phẫu thuật nâng mặt chất lượng trung bình tại Mỹ có thể tốn $10.000USD nhưng tại Hàn Quốc, với dịch vụ tương tự, chỉ tốn $2.000 – $3.000USD.

Du lịch Hàn Quốc

Những nét văn hóa độc đáo của Hàn Quốc chính là lý do khiến nhiều du khách tìm đến với chiếc vé máy bay đi Hàn Quốc để du lịch tới đất nước tuyệt vời này. Xứ sở kim chi không chỉ là nơi lý tưởng để du lịch mà nhiều bạn trẻ hiện nay cũng chọn Hàn Quốc để đi du học và nghiên cứu.

Đăng bởi: Cầm Hồng Nhung

Từ khoá: Tìm hiểu 9 nét văn hóa độc đáo của người Hàn Quốc

Bánh Dày – Nét Văn Hoá Độc Đáo Trong Đám Cưới Hỏi Của Người Tày

Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng mình.net sẽ cùng bạn khám phá món bánh bày, một lễ vật cưới hỏi không thể thiếu của người Tày.

Bên cạnh rượu, xôi, gà, trầu cau, trà nước,…thì văn hoá cưới hỏi của người Tày luôn có bánh dày, như một lễ vật bắt buộc trong mỗi lễ cưới.

Từ những ngày xa xưa, tục dựng vợ gả chồng của người Tày đã tiến bộ hơn rất nhiều. Các chàng trai, cô gái được tự do tìm hiểu nhau. Cho tới khi quyết định “về chung nhà”, gia đình nhà trai sẽ cử người sang nhà đằng gái xin được “xem duyên số” của cả hai bằng cách mang họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người con gái nhờ thầy Tào xem và chọn giúp một ngày lành tháng tốt tổ chức lễ ăn hỏi…

Bánh dày – Lễ vật quan trọng trong đám cưới người Tày

Lễ ăn hỏi của người Tảy, nhà trai sẽ phải chuẩn bị lễ sang nhà gái. Hai bên cùng bàn bạc, thống nhất việc tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ, trong đó có việc thỏa thuận về các lễ vật nhà trai phải đem sang nhà gái.

Song dù thời nào thì sính lễ trong đám cưới đều không thể thiếu bánh dày. Số lượng bánh bày bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào họ hàng nhiều hay ít và do cả hai bên thoả thuận.

Thú vị nhất là vài hôm trước ngày cưới, không khí chuẩn bị cho đám cưới diễn ra hết sức náo nhiệt. Chủ nhà sẽ nhờ những người phụ nữ bà con trong dòng họ hoặc người trong làng đến giã bánh dày. Ai cũng sẵn lòng giúp đỡ như một cách bày tỏ niềm vui, chúc phúc tốt đẹp cho đôi trẻ.

Bánh dày được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái trước lễ cưới.

Gạo được chọn để làm bánh dày sẽ là gạo nếp ngon. Sau khi gạo nếp được đồ chín sẽ cho vào những cái cối bằng gỗ để giã nhuyễn rồi đem ra nặn. Với những bánh loại nhỏ, nhân bánh thì vừng đen giã mịn trộn với đường mật hoặc nhân đỗ xanh. Đặc biệt là cặp bánh to nhất ( có tên gọi khác là bánh mẹ, sẽ không có nhân. Bù lại sẽ lấy mực từ nước quả mồng tơi chín nhuộm, một mặt để có màu đỏ tím, mặt còn lại sẽ viết lên chữ “phúc” hoặc chữ “hỷ”.

Tục lấy bánh dày trong lễ cưới của người Tày có từ xa xưa rồi, nhưng bây giờ không nặng nề như ngày xưa nữa. Tùy vào yêu cầu của từng nhà, có nhà thì yêu cầu sẽ lấy 100 cái bánh để phát họ, còn một số gia đình thường chỉ yêu cầu nhà trai lấy bánh để cúng bàn thờ tổ tiên. Bánh dày được đặt lên bàn thờ thì được làm to hơn, gọi là bánh mẹ và thường chỉ yêu cầu lấy 1 đôi, còn bánh phát họ thì to sẽ bằng cái bát con, phát cho mỗi gia đình 1 đôi. Có một số gia đình thì yêu cầu nhà trai đem bánh dày sang từ hôm ăn hỏi để phát họ, nhưng cũng có nhiều gia đình thường chỉ yêu cầu gói gọn trong ngày cưới để phát cho những người đã mời đến tham gia lễ ăn hỏi.

Trước lễ cưới một ngày, nhà trai sẽ mang bánh dày sang nhà gái. Đa phần số bánh dày này sẽ được chia cho khách mời đến dự đám cưới, mỗi người một cặp. Chắn hẳn với những tín đồ thích khám phá thì cơ hội tham dự đám cưới của người Tày hẳn sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm đáng nhớ đấy.

Đăng bởi: Băng Thị Hồng Thắm

Từ khoá: Bánh dày – Nét văn hoá độc đáo trong đám cưới hỏi của người Tày

Nét Độc Đáo Của Chợ Tình Sapa Mộng Mơ

Sapa không chỉ được biết đến bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn nhiều nét văn hóa độc đáo cộng đồng các dân tộc anh em. Phiên Chợ tình Sapa – một trong những nét độc đáo như vậy – là nơi gặp gỡ trao duyên của biết bao đôi nam thanh nữ tú người địa phương hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi đi Tour Sapa.

Nguồn gốc chợ tình Sapa như nào?

Chợ tình Sapa là một nét văn hóa độc đáo của vùng cao Tây Bắc. Bà con dân tộc đến đây không chỉ để trao đổi mua bán các loại mặt hàng nông sản như ở những miền quê khác. Phiên chợ còn là nơi gặp gỡ, giao lưu tình cảm của biết bao trai gái trong các bản làng người dân tộc Mông, Dao.

Chợ tình ngày nay không chỉ đơn thuần là nơi hẹn hò của lứa đôi người dân tộc mà còn được xem là địa điểm thu hút du khách thập phương khi tour du lịch Sapa. Đến với nơi đây bạn sẽ có được những trải nghiệm văn hóa thú vị về con người và bản sắc dân tộc của vùng núi Tây Bắc. 

Chợ tình Sapa họp khi nào?

Chợ tình Sapa là một trong những điểm du lịch Sapa hấp dẫn, thu hút phần lớn du khách thập phương khi đến với nơi đây. Phiên chợ được tổ chức ngay giữa trung tâm Thị trấn Sapa, cách thành phố Lào Cai 36km về hướng Bắc. Với khí hậu mát mẻ quanh năm và có tuyết rơi vào mùa đông, chính bởi vậy càng tăng thêm nét cuốn hút cho điểm đến này.

Chợ tình vốn bắt nguồn từ dân tộc Dao là nơi để các chàng trai, cô gái tìm đến, cùng nhau hẹn hò và làm nên câu chuyện tình yêu lãng mạn. Ngày nay phiên chợ được họp vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần và tổ chức tại quảng trường ngay trước Nhà thờ đá Sapa.

Nơi đây tập trung đông đúc người dân bản địa với các hoạt động giải trí như: thổi khèn, thổi lá, hát đối giao duyên, nhảy sạp… Điều gây ấn tượng đặc biệt là những người phụ nữ dân tộc với đầu quấn khăn đỏ. Họ khoác trên mình bộ trang phục thổ cẩm thêu hoa văn lộng lẫy và đeo các loại vòng trang sức trông vô cùng bắt mắt, độc đáo.

Tất cả điều này tạo nên một bức tranh đầy màu sắc hài hòa mang đặc trưng riêng của vùng núi rừng Tây Bắc. Du khách Tour Sapa 2 ngày 1 đêm vẫn thường lựa chọn nơi đây như một điểm đến thú vị, không thể bỏ qua mỗi khi đến Sapa vào buổi tối. Chợ sẽ được họp vào lúc chiều muộn, khi ấy dưới phố và trước sân nhà thờ đã bắt đầu tấp nập người qua lại.

Chợ tình Sapa có gì độc đáo?

Check-in tại chợ tình Sapa

Các cô gái dân tộc người Mông, Dao xúng xính váy áo cùng trang sức lộng lẫy, yểu điệu đi chợ. Những chàng trai bản địa trong trang phục áo chàm đơn giản, mộc mạc. Tại một góc chợ tình Sapa, một số cô gái bắt đầu ngân nga giai điệu tỏ tình bằng tiếng dân tộc để thu hút sự chú ý. Hay bên này là những anh trai bản đang say sưa thổi khèn, thổi lá để đáp lại.

Điều này góp phần tạo nên một buổi hòa tấu độc đáo, có một không hai ở phiên chợ tình yêu. Các chàng trai cô gái liếc mắt đưa tình trong hơi men rượu cần làm cho bầu không khí thêm thắm nồng. Thông qua phiên chợ có rất nhiều đôi đã nên duyên vợ chồng, sống trọn đời bên nhau.

Chợ tình Sapa được xem là biểu tượng văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc Mông, Dao của núi rừng Tây Bắc. Nét lãng mạn nơi đây đã làm mê mẩn biết bao người nếu từng đặt chân đến.

Tham quan chợ tình Sapa có gì lưu ý? Du lịch Sapa vào cuối tuần

Nhà thờ đá Sapa về đêm

Chợ tình Sapa sẽ được người dân địa phương tổ chức vào mỗi tối thứ 7, chính vì vậy du khách nên tìm tour hoặc mua Combo Sapa đến thị trấn trong sương vào dịp cuối tuần. Khi vậy bạn có thể tự do đi dạo, chụp ảnh, tham gia các hoạt động văn hóa đồng thời thưởng thức hương vị đặc sản nơi đây.

Mua đặc sản, đồ lưu niệm làm quà

Chụp hình với người dân tộc

 

Khi muốn xin chụp hình cùng với những em bé dân tộc bán hàng rong thì thường sẽ phải mua các đồ lưu niệm có sẵn. Những món quà nhỏ xinh này cũng không quá đắt tiền nên bạn có thể thử. Tuy nhiên tại chợ tình Sapa vẫn thường xuất hiện cảnh rất nhiều em bé bán rong chèo kéo khách du lịch để mua đồ hay chụp ảnh gây cảm giác phiền phức, khó chịu.

(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)

Đăng bởi: Toàn Đặng

Từ khoá: Nét độc đáo của chợ tình Sapa mộng mơ

Độc Đáo Tuần Văn Hóa Và Du Lịch Danh Thắng Quốc Gia Mù Cang Chải 2014

Hàng năm, cuối tháng 9, đầu tháng 10 vào mùa lúa chín, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) lại rộn ràng chuẩn bị tổ chức Tuần Văn hóa Và Du lịch danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang. Và năm nay, Lễ hội được tổ chức và bố trí từ QL 32, đoạn thuộc xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn) đến trung tâm huyện Mù Cang Chải từ ngày 25 đến 30/9. 5 ngày diễn ra lễ hội hứa hẹn sẽ là trải nghiệm thật thú vị cho những ai yêu mến vùng đất Tây Bắc.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải – thành quả của sự chăm chỉ của đồng bào nơi đây. – Ảnh: Breakaway

Hoạt động này nhằm tôn vinh Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải và các giá trị văn hóa dân tộc Mông, phát huy giá trị danh thắng gắn với phát triển du lịch và giới thiệu các sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương đến du khách.

Khèn gọi bạn tình của các chàng trai Mông. – Ảnh: Sưu tầm

Thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, vùng đất Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái với địa hình chia cắt, điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên việc khai khẩn và canh tác gặp nhiều khó khăn.

Từ nhiều đời nay, người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải đã chăm chỉ, cần mẫn san gạt, tạo mặt bằng, be bờ giữ nước để trồng lúa nước trên các sườn núi cao dốc. Đáp lại sự cần mẫn của người nông dân, vùng đất Mù Cang Chải giờ đây không chỉ đem đến cho người dân những vụ mùa bội thu mà còn trở thành kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận và cấp bằng xếp hạng ruộng bậc thang Mù Cang Chải của người Mông là một trong những danh thắng độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam là di tích danh thắng cấp quốc gia.

Tuần Văn hóa và Du lịch danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2014 còn là dịp củng cố mối liên kết phát triển bền vững du lịch giữa các vùng trong khu vực Tây Bắc, là hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Du lịch thế giới 27/9 và chào mừng Kỷ niệm 57 năm ngày thành lập huyện Mù Cang Chải (18/10/1957 – 18/10/2014).

Theo kế hoạch, Tuần văn hóa du lịch Mù Cang Chải năm 2014 sẽ có nhiều chương trình hấp dẫn như: trình diễn trang phục công sở, trang phục tự chọn, trang phục dân tộc; phiên chợ vùng cao với 14 gian hàng (mỗi xã, thị trấn tổ chức một gian hàng) trưng bày và bán các sản vật của địa phương cho khách tham quan; thi giã bánh dày giữa các xã; chiếu phim lưu động; tổ chức các tour du lịch cộng đồng…

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn tổ chức các hoạt động ý nghĩa khác như: trình diễn nấu rượu truyền thống, làm cốm truyền thống, rèn truyền thống, giã bánh dày, làm nhạc cụ dân tộc… Những hoạt động này được bố trí ngay trên đường đi từ xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn) về đến trung tâm huyện Mù Cang Chải và ngay tại phiên chợ vùng cao.

Nhộn nhịp phiên chợ vùng cao vào tuần lễ Văn hóa. – Ảnh: Sưu tầm

Hội thi giã bánh dầy của đồng bào người Mông trong tuần lễ Văn hóa. – Ảnh: Sưu tầm

Đặc biệt, từ ngày 26/9 – 29/9, du khách có thể được tham gia cùng CLB Dù bay hàng không phía Bắc biểu diễn dù lượn từ đỉnh đèo Khau Phạ xuống dưới chân cánh đồng. Đây là điểm bay dù không chỉ đối với các phi công Việt Nam mà những du khách nước ngoài rất yêu thích. Dự kiến năm nay sẽ có khoảng hơn 120 phi công tham gia biểu diễn.

Tuần văn hoá và du lịch Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2014 còn là dịp để huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) tiếp tục quảng bá các điểm du lịch hấp dẫn, tôn vinh Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang và các giá trị văn hóa dân tộc Mông, củng cố mối liên kết bền vững phát triển liên kết du lịch giữa các vùng trong khu vực Tây Bắc.

Đến với Mù Cang Chải bạn sẽ được chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp nhất Tây Bắc. – Ảnh: Sưu tầm

MÁCH NHỎ BẠN KINH NGHIỆM DU LỊCH MÙ CĂNG CHẢI

Ngày 1: 19h00: xuất phát từ Hà Nội, theo quốc lộ 32 lên Sơn Tây, qua cầu Trung Hà đến Thanh Sơn (Phú Thọ), ăn tối tại Thanh Sơn.

Nếu trời không mưa lạnh thì sau khi ăn bạn có thể tiếp tục đi tiếp Thanh Sơn – Thu Cúc – Nghĩa Lộ, rồi nghỉ đêm tại Nghĩa Lộ. Lựa chọn phương án này, chúng ta sẽ có nhiều thời gian để khám phá xứ Mù hơn, nhưng ta sẽ không thấy được cảnh vật xung quanh.

Nếu trời mưa to hay lạnh thì không nên chạy xe đường dài buổi đêm, vừa nguy hiểm lại rất hại sức khỏe, nên chọn ngủ lại tại Thanh Sơn hay Thu Cúc, rồi sáng hôm sau tiếp tục hành trình.

Trên đường đến với xứ Mù bạn sẽ bắt gặp rất nhiều em bé Mông mắt tròn thơ ngây. – Ảnh: Sưu tầm

Hôm đoàn mình đi là ngày mưa to xối xả và rất lạnh nên kế hoạch bạn đầu là phương án 1 nhưng vì thời tiết mà cuối cùng phải quyết định thực hiện phương án 2, nhưng nhờ vậy mà được ngắm nhìn rừng cọ đồi chè xanh ngun ngát hai bên đường.

Ngày 2: 6h00: ăn sáng ở Thanh Sơn (ở đây có quán bánh cuốn và xôi bán ở vỉa hè rất ngon và rẻ – rất phù hợp với dân phượt)

6h30: tiếp tục hành trình Thanh Sơn – Thu Cúc – Ba Khe, nên nghỉ tại Ba Khe uống chén trà Bát Tiên vừa thơm vừa ngon để người và xe nghỉ ít phút, sau đó chạy thẳng Ba Khe – Nghĩa Lộ – Tú Lệ.

11h00: Khi những tầng ruộng bậc thang chín vàng xuất hiện, cũng là lúc bạn đến với Tú Lệ, dừng lại ăn trưa để thưởng thức xôi nếp Tú Lệ cùng các món ăn đặc sản nơi đây như cua suối rang, gà đồi…, tráng miệng bằng món chuối chấm cốm làm từ lúa mới. Lễ hội được tổ chức và bố trí từ QL 32, đoạn thuộc xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn) đến trung tâm huyện Mù Cang Chải. Vậy đến Tú Lệ bạn có thể chọn nhà nghỉ phù hợp hoặc xuống bản ở nhà sàn hoặc lên thị trấn Mù Cang Chải rồi mới chọn nhà nghỉ.

Vậy là bạn đã có thể tham gia tuần lễ văn hóa này rồi.

Toàn cảnh đèo Khau Phạ. – Ảnh: Sưu tầm

Sapa duyên dáng đến nao lòng qua ống kính nhiếp ảnh gia nước ngoài

Lạc bước vào một châu Âu ngay giữa thôn quê Việt Nam

Đăng bởi: Bảo Nguyễn

Từ khoá: Độc đáo Tuần Văn hóa và Du lịch danh thắng quốc gia Mù Cang Chải 2014

Cập nhật thông tin chi tiết về Tắm Lá Thuốc – Nét Văn Hóa Độc Đáo Ở Sìn Hồ trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!