Xu Hướng 10/2023 # Siro Bổ Sung Vitamin Cho Trẻ Có Tốt Không? # Top 15 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Siro Bổ Sung Vitamin Cho Trẻ Có Tốt Không? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Siro Bổ Sung Vitamin Cho Trẻ Có Tốt Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Vitamin giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, điều hòa hoạt động và hoàn thiện chức năng các cơ quan. Từ đó hỗ trợ tăng trưởng thể chất và phát triển tinh thần, trí tuệ cho trẻ. Siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop là sản phẩm xuất xứ từ Malaysia. Appeton giúp cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Mỗi ml sirô chứa:

Siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop giúp:

Cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Cải thiện sự phát triển và trí thông minh cho trẻ.

Bổ sung vitamin cần thiết cho trẻ biếng ăn, kém hấp thu dưỡng chất.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp trẻ phòng chống các bệnh thường gặp.

Siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop giúp cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo hiệu quả:

Đảm bảo mua hàng đúng nhà sản xuất và chính hãng.

Đây là thực phẩm chức năng, cần sử dụng kiên trì, đều đặn.

Ngoài ra, bạn cần xây dựng một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống khoa học, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể bé.

Liều dùng khuyến cáo cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi là 1 ml mỗi ngày. Bạn có thể nhỏ trực tiếp vào miệng hoặc trộn với bột dinh dưỡng, nước hoa quả hay các thức ăn khác cho trẻ dễ uống. Lưu ý lắc kỹ chai trước khi dùng.

Siro Appeton Infant Drop sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0 – 12 tháng tuổi, giúp bổ sung vitamin cho trẻ. Đặc biệt, sản phẩm được khuyến cáo bổ sung cho trẻ biếng ăn, kém hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chưa thấy ghi nhận về tình trạng quá liều khi sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải các phản ứng bất thường do quá liều, bạn hãy cho bé ngưng sử dụng ngay. Sau đó thông báo với bác sĩ và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nếu quên 1 liều, bạn hãy cho bé dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu đã muộn hơn 12 giờ so với liều bình thường, bạn có thể bỏ qua liều đã quên. Tuy nhiên, bạn không được cho bé dùng gấp đôi liều tiếp theo để bù cho liều đã quên.

Chưa thấy báo cáo về tác dụng không mong muốn khi sử dụng sản phẩm đúng liều dùng và cách dùng khuyến cáo. Sản phẩm sẽ an toàn nếu sử dụng đúng liều. Tuy nhiên, bạn cần cho trẻ ngưng sử dụng nếu gặp phải tác dụng phụ. Ngoài ra cần thông báo ngay với bác sĩ, dược sĩ về tác dụng phụ mà bé mắc phải.

Không dùng nếu trẻ mẫn cảm với thành phần trong sản phẩm.

Cần tính đến lượng vitamin đưa vào từ các nguồn khác.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra cũng không thể thay cho chế độ ăn uống cân bằng.

Trước khi dùng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Cần bảo quản sản phẩm ở điều kiện được khuyến cáo sau khi mở lọ.

Chưa thấy báo cáo về tương tác của siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop với các thuốc hoặc thực phẩm khác. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra tương tác, bạn cần cho trẻ ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ. Đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời nếu phản ứng nặng. Để đảm bảo an toàn, hãy cho trẻ uống cách xa sản phẩm với các thuốc và thực phẩm khác. Ngoài ra một điều cần lưu ý là nên tính lượng vitamin đưa vào từ các nguồn khác ngoài thực phẩm bổ sung này.

Bảo quản siro ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, nơi khô mát và tránh ánh sáng trực tiếp.

Lắc kỹ trước khi dùng, đậy kín nắp chai sau khi sử dụng.

Không dùng quá 3 tháng sau khi mở nắp.

Để xa tầm tay trẻ em.

Trong nguyên tắc điều trị và dinh dưỡng, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất như siro bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh Appeton Infant Drop phải căn cứ trên nhu cầu của từng người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sử dụng thực phẩm chức năng hợp lý, không bừa bãi còn giúp tránh nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của bạn!

Bổ Sung Vitamin C Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi Đúng Cách

1. Vitamin C là gì?

Vitamin C cũng thường được chúng ta gọi là sinh tố C (hay acid ascorbis) đây là một chất rất quan trọng với con người. Vitamin C sẽ được tồn tại ở dạng tinh thể trắng. Với đặc tính là rất dễ tan trong nước. Dưỡng chất này có thể tồn tại trong môi trường 100 độ C.

Nó đóng vai trò hỗ trợ và giúp con người nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, cũng làm giảm các nguy cơ trong việc bị chảy máu. Giúp trẻ có khả năng lành vết thương được tốt hơn. Đặc biệt, việc bổ sung vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ giúp con được phát triển một cách toàn diện.

2. Lợi ích của Vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi.

Từ lâu chúng ta đều biết được lợi ích vô cùng to lớn của vitamin C với con người, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bởi chúng sẽ giúp cho cơ thể của trẻ hình thành lên các collagen, các sụn và cơ, cũng như thành mạch máu.

Các chuyên gia cũng đưa ra đánh giá rằng, vitamin C là chất chống oxy hóa nên sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Giảm nguy cơ gặp phải các chứng bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Vitamin C cũng hỗ trợ các tế bào hồng cầu và cơ. Giúp cơ thể làm lành vết thương tốt và nhanh hơn.

Vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi là rất cần thiết. Nên cần cung cấp, bổ sung đầy đủ cho trẻ. Có như vậy, con mới có thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Việc cơ thể có đủ vitamin C còn giúp trẻ có bộ nướu khỏe mạnh, cũng như củng cố các mạch máu cho trẻ. Do vậy khi bị ngã trẻ sẽ giảm việc bị trầy xước hay bị bầm tím. Vitamin C cũng làm bé có thể hấp thụ các nguồn chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm cho cơ thể như sắt. Nên trẻ từ 6 – 12 tháng có thể ngăn ngừa về bệnh còi xương.

3. Nhận biết trẻ em thiếu vitamin C

Vitimin C quan trọng trong việc phát triển của con, nhất là giai đoạn từ sơ sinh cho đến 1 tuổi. Nếu thiếu vitamin C sẽ để lại những hậu quả rất lớn. Do đó, bố mẹ cùng xem những dấu hiệu để nhận biết khi trẻ bị thiếu vitamin C.

Trẻ gặp vấn đề về răng miệng như chậm mọc răng, hay bị chảy máu chân răng và viêm lợi hoặc răng bị vàng.

Các vết xước thường lâu lành.

Có thể xuất hiện các vết bầm tím.

Trẻ còn có thể kém tập trung trong cuộc sống hàng ngày.

4. Bổ sung Vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào?

Tuy rằng vitamin C là rất quan trọng và có nhiều lợi ích cho trẻ như vậy. Nhưng cách bổ sung vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào mới là đúng. Dùng với liều lượng ra sao, thì không phải ai cũng biết. Do việc bổ sung cho trẻ dưới 1 tuổi lại khác so với trẻ trên 1 tuổi. Vì vậy, sau đây chúng ta cùng xem những cách bổ sung cho trẻ dưới 1 tuổi:

Trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng) thì bổ sung 40mg/ngày. Nhất là khi bé được 5 tháng tuổi.

Trẻ từ 7 – 8 tháng thì bổ sung 50mg/ngày. Nhất là khi bé được 8 tháng tuổi.

Với trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng đầu đời, con rất cần vitamin C qua sữa mẹ. Do đó mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để bé đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết.

Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ lên có sự tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa, hay dược sỹ. Để không sử dụng sai cách, hoặc gây ra những hậu quả khó lường. Đặc biệt, không nên bổ sung quá nhiều vitamin C sẽ khiến trẻ có thể bị “quá tải” khiến con có thể bị tiêu chảy hay đau bụng…

Đến đây, nhiều bố mẹ không biết nên bổ sung vitamin c cho trẻ bằng cách nào, cách bổ sung vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi tốt nhất là bằng các loại trái cây có chưa nhiều chất chưa như cam, chanh. Đặc biệt không nên ép con uống quá nhiều một lúc. Mà cần có sự phân bổ hợp lý trong ngày, và theo liều lượng khuyến cáo của những người có chuyên môn.

5. Các loại vitamin C cần thiết cho bé dưới 1 tuổi

Hiện nay, có 2 loại vitamin C chúng ta biết đến đó chính là vitamin C tự nhiên và một loại tổng hợp.

Vitamin C tự nhiên chúng ta hiểu đơn giản là chúng có sẵn ở trong các loại rau củ quả thức ăn hàng ngày của con người. Dạng tồn tại này ít bị oxy hóa. Giúp con có thể hấp thu tự nhiên được tốt hơn, cũng như sẽ dự trự trong cơ thê lâu hơn. Đặc biệt, vitamin C tự nhiên cũng có độ PH trung tính. Nên phù hợp, an toàn khi bố mẹ bổ sung vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của con còn non nớt và dễ bị tổn thương.

Trong cuộc sống thường ngày thì các thực phẩm giàu vitamin C gồm:

Trái cây: bởi, kiwi, đủ đủ, hoặc dâu tây…

Rau: súp lơ, bắp cải….

Dạng thứ 2, đó chính là vitamin C tổng hợp. Dạng này chúng ta thường bắt gặp dưới các hình thức như siro, viên sủi, hay viên ngậm….Đối với vitamin C tổng hợp thường sẽ có tình axit nhiều hơn. Do đó chúng không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi. Cũng như vitamin C tổng hợp rất dễ bị đào thải mà khả năng hấp thụ lại chậm, và còn dễ bị oxy hóa.

6. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong tự nhiên

Ổi: mỗi quả ổi có tới tận 377 mg.

Đu đủ: chỉ cần nửa quả đu đủ lớn là chúng ta đã dung nạp vào cơ thể 238 mg .

Súp lơ: súp lơ trắng chứa 128 mg, và súp lơ xanh chứ khoảng 82 mg.

Ớt chuông: loại quả này chứ tới 190mg.

Kiwi: không chỉ có 167mg vitamin C, quả này còn rất giàu các loại hợp chất như magie, chất xơ…

Xoài: một trái xoài có 122 mng vitamin C.

Dứa: dứa có chứa khoảng 80 mg.

Dâu tây: cùng ở mức là 80 mg so với trái dứa.

Cải xoăn: một chén cải xoăn đã có hơn 80mg.

7. Sai lầm thường gặp khi bổ sung Vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ có dấu hiệu ốm mới bổ sung: điều này sẽ không phát huy hết được hiệu quả của vitamin C. Bởi chúng phát mất khoảng 3 -5 ngày mới phát huy được tác dụng. Vì vậy, vitamin C cần được bổ sung thường xuyên và đều đặn trong các thực phẩm chế biến cho trẻ. Nhất là khi trẻ bước sáng tháng thứ 6 có thể ăn dặm và bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên như súp lơ, kiwi, ổi…

Bổ sung càng nhiều càng tốt: đây là điều hoàn toàn sai lầm. Bất cứ dưỡng chất nào nếu xảy ra dư thừa cũng đều ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu bé quá thừa vitamin C có thể gây ra tình trạng bị tiêu chảy, đau bụng…

Do đó khi bổ sung cho còn cần đảm bảo theo độ tuổi để phù hợp với nhu cầu của trẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi cần bổ sung 30 – 40 mg C mỗi ngày là đủ.

8. Lưu ý khi bổ sung vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì nên bổ sung vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi bằng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C. Nhưng vitamin C có sẵn trong rau của quả hoặc rau xanh sẽ rất dễ bị hao hụt hay “bay hơi”. Vì vậy, cần chú ý những điều sau để không làm mất đi loại dưỡng chất này trong thực phẩm.

8.1. Không để tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Khi rau, của quả tiếp xúc với ánh mặt trời và nhiệt độ cao sẽ rất dàng dàng bị mất đi lượng vitamin C có sẵn. Do đó, cần tránh để những thực phẩm này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay ở nhiệt độ cao. Chúng ta cần lưu ý trong khâu bảo quản thực phẩm sau khi mua về.

8.2. Không cắt gọt trước khi thái

Trong quá trình chế biến, cần rửa sạch rau củ quả trước khi thái nhỏ chúng. Bởi vì nếu chúng ta làm ngược lại thì lượng vitamin C sẽ bị mất ra trong cùng với nước rửa chúng.

8.3. Không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao

Chế biến ở nhiệt độ quá cao sẽ làm lượng vitamin C và các dưỡng chất có trong rau của quả bị dễ bị “bay hơi”. Hoặc đôi khi làm vitamin C biến đổi và phân hủy.

8.4. Cần ăn ngay sau khi món ăn được nấu chín

Sau khi chế biến chúng ta nên ăn ngay thức ăn vừa được làm. Có như vậy mới tránh làm mất đi hoặc “bay hơi” của vitamin C có trong rau của quả.

Vitamin C cho trẻ dưới 1 tuổi là rất quan trọng. Bởi khi con từ 0 – 6 tháng tuổi sẽ được bổ sung qua nguồn sữa mẹ, nên lúc này mẹ cần chú ý bổ sung chế độ ăn uống phù hợp đủ dưỡng chất cho con. Khi con được 6 tháng, là lúc bắt đầu ăn dặm thì bố mẹ ngoài cần bổ sung vitamin C cho con qua các thực phẩm chứa nhiều vitamin C tự nhiên. Điển hình như các loại rau súp lơ, cải xoăn… hay các loại trái cây như ổi, dâu tây….

Việc trẻ có đủ lượng vitamin C cần thiết sẽ giúp con khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh được các bệnh về hô hấp.

Trẻ Lười Ăn Nên Bổ Sung Gì? ⚡️ Top 10 Vi Chất Nên Bổ Sung Cho Trẻ

Lười ăn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ do thiếu các vi chất thiết yếu. Vậy trẻ lười ăn nên bổ sung gì để ăn ngon miệng hơn? Bổ sung vitamin qua chế độ ăn đa dạng có đảm bảo tăng trưởng cho trẻ biếng ăn? Các chuyên gia gợi ý cha mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn thông qua việc đa dạng hóa thức ăn để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển.

Trước khi đi sâu vào câu hỏi “trẻ lười ăn nên ăn gì”, cha mẹ cần xác định nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Biếng ăn, bỏ ăn là tình trạng phổ biến ở mọi trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn thường là:

Thực đơn lặp đi lặp lại và không hấp dẫn khiến bé không muốn ăn.

Bé không đói.

Bé thấy món ăn lạ (trường hợp mẹ thử món mới) nên không muốn ăn.

Thức ăn khó nhai, khó nuốt và không phù hợp với trẻ.

Con bạn có bệnh như đau họng hoặc đau dạ dày.

Dù nguyên nhân biếng ăn là gì, cha mẹ cũng không nên ép con ăn mà hãy tìm ra nguyên nhân và giải quyết triệt để. Cha mẹ có thể cố gắng khắc phục bằng cách kết hợp một hoặc một số loại thực phẩm yêu thích của con mình vào chế độ ăn uống với các loại thực phẩm khác.

Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng hay các bệnh lý khác khiến trẻ biếng ăn, cha mẹ không nên bổ sung thức ăn cho trẻ mà cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Vitamin là một trong những dưỡng chất mà trẻ biếng ăn nên bổ sung. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn khi được bác sĩ chỉ định liều lượng bổ sung phù hợp. Việc bổ sung vitamin quá liều sẽ gây ra “lợi bất cập hại”.

Nhìn chung, vitamin bổ sung cho trẻ biếng ăn có 2 nguồn là thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chức năng:

Thực phẩm tự nhiên luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và an toàn cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin trong thức ăn rất dễ hấp thu đối với trẻ.

Trộn nhiều loại thức ăn với nhau cũng giúp bé cảm thấy ngon miệng và nhận được các loại vitamin khác nhau trong mỗi bữa ăn. Đối với trẻ biếng ăn, cha mẹ nên thay đổi đa dạng món ăn mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng ăn uống của trẻ trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc hay thực phẩm chức năng trị biếng ăn.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn do thiếu hụt vi chất trầm trọng (vd: ngoài biếng ăn, trẻ thường uể oải, mờ mắt, kém tập trung, da, môi nhợt nhạt,…), tóc khô, dễ gãy và móng tay…), cha mẹ cũng có thể cân nhắc bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn thông qua thực phẩm bổ sung theo liều lượng bác sĩ khuyến cáo.

Nếu trẻ có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, suy dinh dưỡng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở hoặc phòng khám chuyên khoa để bổ sung vi chất cho trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Kẽm là cái tên đầu tiên trong danh sách này. Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé chống lại các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Ngoài ra, kẽm còn giúp vết thương nhanh lành và thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tăng cân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao như cá, thịt, thịt gia cầm, đậu, trứng, sữa, ngũ cốc, rau củ…

Lysine cũng là một đáp án lý tưởng để bổ sung vi chất dinh dưỡn mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Lysine, Còn được gọi là L-Lysine, là một axit amin cần thiết cho nhiều chức năng mà cơ thể không tự tổng hợp được. Lượng lysine được hấp thụ từ thực phẩm bé ăn hàng ngày. Một số lợi ích của lysine bao gồm:

Giúp cơ thể hấp thụ canxi, sắt và kẽm;

Thúc đẩy tăng sinh collagen;

Hỗ trợ sản xuất enzym, kháng thể và kích thích tố;

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Các loại thực phẩm sau đây được khuyến nghị cha mẹ nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày của bé: thịt đỏ, thịt gà, sữa, trứng, pho mát, cá (cá tuyết hoặc cá mòi), các loại đậu, mầm lúa mì, các loại hạt, đậu nành…

Hầu hết mọi người, kể cả người ăn chay, thường nhận đủ lysine từ chế độ ăn uống hàng ngày, vì vậy chỉ bổ sung L-lysine theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu đang băn khoăn về cân nặng của bé thì mẹ đừng quên các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12… Vitamin nhóm B giúp bé cải thiện trí nhớ. Hiệu suất tràn đầy năng lượng tổng thể, thúc đẩy tinh thần minh mẫn, tăng trưởng và phát triển. Phát triển khỏe mạnh thần kinh, da, mắt, cơ bắp và đặc biệt là cải thiện mức độ thèm ăn của bé. Vì vậy, đây cũng là nhóm vitamin rất quan trọng mà trẻ biếng ăn cần bổ sung để hỗ trợ nhu cầu năng lượng cho trẻ.

Trẻ có thể nhận vitamin B từ các nguồn thực phẩm sau: Thịt, gia cầm và cá, sữa, trứng, đậu nành, ngũ cốc…

Có hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan (pectin) và chất xơ không hòa tan. Khi đến ruột, chất xơ hòa tan hoạt động như một chất bôi trơn, trong khi chất xơ không hòa tan hoạt động như một miếng bọt biển, hút chất lỏng để giữ cho phân không bị khô và bệnh táo bón.

Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp trẻ tiêu hóa thức ăn nhanh và tốt hơn, từ đó gián tiếp khiến trẻ nhanh đói, muốn ăn nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn và không còn bị ám ảnh bởi những cơn đại tiện khó khăn, phiền phức. Các chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu đều xuất phát từ chế độ ăn thiếu chất xơ.

Tóm lại, chất xơ cũng là một dưỡng chất thiết yếu, cải thiện tình trạng biếng ăn và chậm tăng cân hiệu quả.

Axit béo Omega-3 cũng là một đáp án lý tưởng với nhiều bậc cha mẹ. Đây là một loại axit amin rất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, đặc biệt là từ giai đoạn sau sinh cho đến tuổi thiếu niên.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng axit béo Omega-3 điều chỉnh nồng độ và hoạt động của một số peptit thần kinh gây biếng ăn trong não, bao gồm neuropeptide Y, hormone kích thích alpha-melanocyte và dẫn truyền serotonin và dopamine.

Dữ liệu cho thấy rằng việc bổ sung axit béo omega-3 sẽ ngăn chặn việc sản xuất các cytokine gây viêm. Do đó, bằng cách bình thường hóa các peptide và chất dẫn truyền thần kinh ở vùng dưới đồi của não ở trẻ em, nó giúp cải thiện tình trạng biếng ăn và tăng cảm giác thèm ăn.

Cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp omega-3 nên cần bổ sung từ thực phẩm như: cá (cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích, cá cơm, cá hồi, cá ngừ), trứng, sữa, phô mai, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác , hoặc công thức bổ sung omega-3 -3.

Trong ruột của trẻ, hệ vi sinh vật đường ruột được tạo thành từ men vi sinh (thức ăn), vi khuẩn xấu, vi khuẩn tốt, nấm và vi rút. Cụ thể, men vi sinh là “vi khuẩn tốt” hoặc “Lợi khuẩn” đã có sẵn trong ruột của trẻ.

 Bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp con bạn:

Tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn: Tiêu hóa nhanh hơn và hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Chống lại các vi khuẩn có hại thường xâm nhập vào cơ thể.

Cân bằng vi khuẩn có hại để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cũng có thể giúp tấn công vi khuẩn gây bệnh.

Probiotics với men tiêu hóa cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng đường ruột (chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng, khó chịu ở bụng) và điều trị chứng không dung nạp đường sữa ở trẻ em bị dị ứng với sữa bò.

Sản xuất vitamin.

Bạn có thể cho bé uống Probiotic bằng cách:

Các sản phẩm sữa Probiotic đang được bán trên thị trường.

Sữa chua có men Lactobacillus hoặc Bifidobacterium.

Kombucha: Một dạng trà đen lên men được pha thành thức uống thơm ngon.

Kimchi: Rau lên men chua.

Dưa muối, củ cải muối, dưa muối và trái cây Việt Nam.

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì? Trẻ biếng ăn có biểu hiện xanh xao, da dẻ kém hồng hào hay chóng mặt, nhức đầu… thì sắt chính là câu trả lời mà các bậc cha mẹ đang tìm kiếm trong tình huống này.

Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Sắt rất quan trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ. Trẻ em từ 1-18 tuổi cần 7-15 mg sắt mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của trẻ. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu mãn tính, da nhợt nhạt, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và học tập của trẻ.

Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt (thịt bò, thịt lợn và thịt cừu), cá béo (cá hồi, cá ngừ và cá thu), gia cầm (gà tây, cá thu và thịt gà), trứng, ngũ cốc tăng cường sắt cho trẻ nhỏ, rau lá xanh đậm. rau, đậu, đậu phụ…

Vitamin A là loại vitamin quan trọng cho trẻ biếng ăn, hỗ trợ sự phát triển và sửa chữa các mô, tế bào trong cơ thể đồng thời giúp hỗ trợ làn da và thị lực khỏe mạnh. Trẻ em cần 300 đến 900 microgam vitamin A mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của trẻ.

Các nguồn cung cấp vitamin A trong chế độ ăn uống bao gồm: Rau củ (cà rốt, khoai lang và rau bina), các sản phẩm từ sữa, gan…

Thanh thiếu niên sẽ đạt 90% khối lượng xương tối đa ở tuổi 18 đối với nữ và 20 tuổi đối với nam. Do đó, chế độ ăn của trẻ phải chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương, chẳng hạn như canxi, vitamin D, K và magiê.

Cha mẹ có thể kết hợp bổ sung nguồn thực phẩm giàu canxi cho con như: sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua và phô mai là nguồn cung cấp canxi dồi dào), rau lá xanh, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây…

Vitamin D giúp xương chắc khỏe, chống còi xương ở trẻ nhỏ. Trẻ em dưới 12 tháng cần 400 đơn vị quốc tế (IU) hoặc 10 microgam vitamin D mỗi ngày. Trẻ em từ 1-18 tuổi cần 600IU hoặc 15mcg vitamin D mỗi ngày.

Trẻ em có thể nhận được vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, từ đó kích hoạt quá trình sản xuất vitamin D3 trong da. Tuy nhiên, phơi nắng làm tăng nguy cơ tổn thương da và bỏng. Trẻ sơ sinh nên được bôi kem chống nắng, nếu cần, để giảm nguy cơ này.

Một số nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D cho trẻ bao gồm: sữa thực vật (sữa hạnh nhân, đậu nành và yến mạch), ngũ cốc, nước ép trái cây và bơ thực vật, cá béo (cá hồi, cá ngừ và cá thu), dầu gan cá tuyết…

Cha mẹ cần chú ý thay đổi chế độ ăn hàng ngày và bổ sung khoáng chất, vitamin cho trẻ biếng ăn để kích thích trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng. Thông qua việc hấp thụ thức ăn, giúp bé có được nguồn dinh dưỡng cân bằng.

Chưa kể, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối còn có thể kiểm soát vấn đề cân nặng, từ đó hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, lao động và học tập của trẻ.

Cần lưu ý, chỉ nên bổ sung vitamin và khoáng chất nếu tình trạng biếng ăn của trẻ không được cải thiện qua chế độ ăn hàng ngày.

Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở, phòng khám uy tín để được tư vấn. Cha mẹ không nên tự mua và bổ sung vitamin cho bé tại nhà, bởi chỉ có bác sĩ mới biết cơ thể bé đang thiếu chất gì và có thể đưa ra các phương pháp hiệu quả nhất.

Fitobimbi là sản phẩm dành cho trẻ em đầu tiên tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu thảo dược Châu Âu. TỰ NHIÊN – HIỆU QUẢ là tất cả những giá trị Fitobimbi mang lại giúp bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Fitobimby là bộ sản phẩm dành cho trẻ từ 0-12 tuổi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Ý và Châu Âu. Fitobimbi đã có tuổi đời hơn 23 năm, được các bệnh viện nhi tại Ý khuyên dùng trong 15 năm, được lan truyền rộng rãi và tin dùng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới cùng nhiều đơn hàng trên toàn quốc.

Fitobimbi dựa trên nguyên lý hiệu quả tự nhiên là tổ hợp sản phẩm vô cùng ưu việt đồng hành chăm sóc sức khỏe cho bé mọi lúc mọi nơi. Fitobimbi lấy hình ảnh chú gấu làm biểu tượng để mang đến hình ảnh thân thiện, dễ thương, vui vẻ và lành mạnh cho trẻ em.

Fitobimbi sử dụng 100% thành phần từ thảo dược chuẩn hóa của Ý, đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây và thực sự an toàn cho trẻ em:

Thảo dược đã đạt chứng nhận CGMP của FDA Hoa Kỳ, ISO, IVEGAN.

Các loại thảo mộc được trồng hoàn toàn tại Ý.

Không chứa kim loại nặng, Không chứa kháng sinh, Không chứa độc tố, Không chứa Gluten, Không chứa Lactose.

Có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với thức ăn, nước uống của bé mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 18008070

Có Nên Cho Bé Uống Bổ Sung Thuốc Canxi?

Không ít ba mẹ Việt tin rằng bổ sung nhiều canxi sẽ giúp các bé tăng trưởng chiều cao tốt, nên rất sớm ngoài việc uống sữa đã cho bé dùng thêm các loại thuốc bổ sung canxi với hy vọng giúp bé cao lớn.

Nhưng ba mẹ nên hiểu rằng:

– Bé từ 0 – 2 tuổi: Việc tăng trưởng chiều cao phụ thuộc nhiều vào di truyền và vận động vui chơi của bé hơn là dinh dưỡng, yếu tố quan trọng hơn trong giai đoạn này là vitamin D (có nhiều vai trò với cơ thể bao gồm hấp thụ và chuyển hóa canxi).

Bé 0 – 2 tuổi chiều cao phụ thuộc nhiều vào di truyền, vận động chứ không phải canxi

– Yếu tố dinh dưỡng thực sự tác động chính tới chiều cao của bé bắt đầu từ giai đoạn 4 – 8 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì (bé gái 11 – 13 tuổi, bé trai 12 – 14 tuổi). Nhưng canxi chỉ là 1 trong những yếu tố dinh dưỡng (bên cạnh vitamin D, các amino acid – tạo hormone tăng trưởng, năng lượng…) chứ không phải là nhân tố quyết định.

Canxi chỉ là 1 trong những yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ

Advertisement

– Canxi được cung cấp qua sữa mẹ, sữa và các chế phẩm từ sữa, các nguồn thực phẩm khác (thịt, trứng, cá, rau xanh, trái cây, ngũ cốc…) là đủ với nhu cầu của các bé, lại là dạng hấp thu an toàn không gây mất cân bằng nồng độ canxi trong cơ thể nên được khuyên dùng hơn là thuốc canxi.

Canxi từ nguồn thực phẩm an toàn, dễ hấp thụ và được khuyên dùng hơn thuốc canxi

– Việc bổ sung canxi không hợp lý, cách không cần thiết còn gây ra nhiều bất lợi, tác hại lên sức khỏe và sự phát triển lâu dài của các bé.

Vậy nên trước khi quyết định cho con dùng thuốc bổ sung canxi, ba mẹ nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ và tốt hơn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.

– Canxi được vận động để tạo xương khi cơ thể có nhu cầu. Nếu không có nhu cầu, việc bổ sung khiến canxi dư thừa sẽ bị đào thải hay tồn đọng trong máu sẽ khiến thận hoạt động nhiều và nguy hiểm đến sức khỏe như tim mạch.

– Cơ thể hấp thụ canxi nguyên tố để kiến tạo xương. Canxi dạng muối từ thực phẩm sẽ có hoạt tính sinh học và hấp thu an toàn hơn dạng thuốc bổ sung. Việc dùng thuốc canxi không theo hướng dẫn bác sĩ sẽ làm canxi nguyên tố khó hấp thu. Gây tồn đọng canxi.

Ba mẹ cho bé dùng thuốc canxi mong hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, nhưng cẩn trọng vì có thể bé sẽ chẳng cao thêm mà còn dễ mang thêm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện, lâu dài.

Thuốc canxi chưa hẳn đã tốt trong phát triển chiều cao và cả sức khỏe cho bé

Lưu ý trước nhất, việc bổ sung thuốc canxi cho bé chỉ dùng khi thực sự cần thiết và nên theo sự hướng dẫn, tư vấn của bác sỹ. Một số trường hợp bé có thể cần tới các thuốc bổ sung canxi như:

– Bé sơ sinh: Trẻ bị thiếu hụt canxi do chế độ dinh dưỡng kém của mẹ trong giai đoạn mang thai, trẻ có các dấu hiệu thiếu canxi như thóp rộng, chậm liền, đầu to, bú kém, hay trằn trọc, quấy khóc, gồng mình, giật mình, khó ngủ, mồ hôi trộm…

– Những năm đầu đời: Trẻ cần bổ sung canxi khi gặp các vấn đề về thiếu hụt vi chất (trong đó có canxi) khiến trẻ gầy yếu, thấp còi, suy dinh dưỡng hay nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương…

– Trẻ trong độ tuổi phát triển: Giai đoạn dậy thì là thời điểm vàng để trẻ tăng trưởng chiều cao, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thể dục thể thao, ba mẹ có thể tham khảo và xin ý kiến tư vấn bác sỹ để hỗ trợ các thuốc bổ sung canxi cho trẻ.

Chỉ bổ sung thuốc canxi cho trẻ trong những trường hợp thực sự cần thiết

Lưu ý khi dùng thuốc canxi ba mẹ cần xem xét kỹ về liều lượng (theo độ tuổi) và cách dùng (thời điểm và cách kết hợp với chế độ ăn uống…) để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất mà không gây tác dụng phụ.

Có nên cho bé uống thuốc canxi hay không không phải do ba mẹ tự quyết định mà cần theo hướng dẫn, tư vấn hay chỉ định của bác sỹ khi thực sự cần thiết. Việc lạm dụng thuốc để giúp bé tăng trưởng chiều cao có thể không mang lại kết quả mà còn gây tác hại xấu cho trẻ.

Bạn sẽ quan tâm:

Canxi là gi? Vai trò của Canxi và các thực phẩm giàu Canxi

Bổ Sung Thừa Axit Folic Có Tốt Như Bạn Nghĩ?

Folate là vitamin B9, được tìm thấy tự nhiên trong các loại rau xanh và trái cây. Chúng có thể là rau bina, cải xoăn, đậu tây, đậu lăng, cam, bưởi và bơ. Nó đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe bằng cách giúp tạo ra, bảo vệ và sửa chữa DNA. Nó cũng giúp cơ thể chuyển hóa một số axit amin thành các axit khác. Nhưng không phải ai cũng có đủ folate tự nhiên trong chế độ ăn uống của họ.

Axit folic là một dạng tổng hợp của folate. Nó được thêm vào các loại thực phẩm hoặc là một thành phần trong các chất bổ sung vitamin. Cơ thể hấp thụ axit folic nhanh hơn folate. Nhưng axit folic sau đó phải được chuyển đổi thành folate trước khi nó có thể hoạt động trong cơ thể.

Dị tật ống thần kinh thường xảy ra sớm, trước khi nhiều phụ nữ biết mình mang thai. Do đó, Bộ Y tế Canada khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ nên uống vitamin tổng hợp chứa 0,4 mg axit folic mỗi ngày. Nếu bạn dự định mang thai, bạn nên dùng chất bổ sung trước ít nhất ba tháng. Lượng khuyến cáo sau đó tăng lên 0,6 mg trong thai kỳ.

Vì những lý do này, việc bổ sung vitamin B9 là phổ biến. Việc bổ sung chất dinh dưỡng này vào thực phẩm cũng là điều bắt buộc ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ và Canada. Thậm chí, nhiều người còn bổ sung vitamin này vô tội vạ, dẫn đến thừa axit folic trong cơ thể.

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) của folate được tính từ nguồn folate trong thực phẩm và các chất bổ sung axit folic. Cụ thể như sau:

Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng: Lượng hấp thụ vừa đủ (AI)* là 65 mcg/ngày;

Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng: Lượng hấp thụ vừa đủ (AI)* là 80 mcg/ngày;

Trẻ 1 – 3 tuổi: 150 mcg/ngày;

Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 200 mcg/ngày;

Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 300 mcg/ngày;

14 tuổi trở lên: 400 mcg/ngày;

Phụ nữ mang thai: 600 mcg/ngày;

Phụ nữ cho con bú: 500 mcg/ngày.

* Ở trẻ dưới 1 tuổi, không đủ dữ liệu để tính RDA, chỉ sử dụng “một lượng hấp thu vừa đủ” (AI)

Mặt khác, không phải dùng càng nhiều folate càng tốt. Lượng folate cao nhất không gây tác dụng có hại (UL) cho hầu hết mọi người như sau:

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 300 mcg/ngày;

Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 400 mcg/ngày;

Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 600 mcg/ngày;

14 – 18 tuổi: 800 mcg/ngày;

19 tuổi trở lên: 1000 mcg/ngày.

Như vậy, có thể thấy, việc tiêu thụ các thực phẩm bổ sung có chứa 0,4 mg axit folic, cộng với khẩu phần ăn giàu folate mỗi ngày là đủ để đáp ứng RDA là 0,6 mg trong thời kỳ mang thai. Nhưng nhiều phụ nữ đang tiêu thụ nhiều hơn thế, dẫn đến việc thừa axit folic khi mang thai.

Hầu hết các chất bổ sung dành cho thai phụ đều chứa 1 mg axit folic. Bản thân nó đã cao hơn nhiều so với lượng khuyến nghị, thậm chí là chạm ngưỡng trên giới hạn an toàn của axit folic.

Một số phụ nữ có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh được khuyên dùng liều axit folic cao hơn, dưới sự chăm sóc của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với hầu hết phụ nữ, việc dùng axit folic liều cao hơn khuyến nghị là không có lợi. Và tất nhiên, rủi ro của nó cũng tăng lên.

Đối với người khỏe mạnh bình thường

Như đã đề cập, axit folic là dạng tổng hợp của folate. Để được cơ thể sử dụng, trước hết axit folic cần phải có thời gian để được enzyme chuyển hóa thành axit folic. Bổ sung thừa axit folic có thể dẫn đến tăng nồng độ axit folic chưa chuyển hóa trong máu. Một số nhà nghiên cứu suy đoán rằng điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe theo thời gian. Chúng bao gồm:

Che giấu sự thiếu hụt vitamin B12: Biểu hiện của việc thiếu cả 2 loại vitamin này đều giống nhau. Việc bổ sung thừa axit folic có thể khiến việc thiếu vitamin B12 không được phát hiện kịp thời. Ở những người cao tuổi, thiếu vitamin B12 không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và làm suy giảm chức năng thần kinh.

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

Ngay cả một liều nhỏ 400 mcg hàng ngày cũng có thể khiến axit folic chưa chuyển hóa tích tụ trong máu của bạn. Ngoài ra, chúng còn gây suy giảm sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ mắc các bệnh ở trẻ em như hen suyễn, tự kỷ hoặc thúc đẩy sự phát triển của một số tế bào ung thư. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong cuộc sống sau này.

Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn trước khi có thể đưa ra kết luận chắc chắn.

Siro Trị Sổ Mũi Cho Bé Cottu F Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Dùng

Siro trị sổ mũi Cottu F Syrup là sản phẩm của Công ty Kolon Pharm Inc của Hàn Quốc. Sản phẩm này thường được sử dụng để điều trị các tình trạng cảm, cảm cúm ở trẻ. Thuốc được bào chế dưới dạng siro cùng vị ngọt thanh dễ uống nên phù hợp với trẻ em.

Siro Cottu F được sử dụng để làm nhẹ các triệu chứng gây ra do viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Các triệu chứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi. Ngoài ra có thể có viêm họng hoặc đau đầu.1

Hiện tại, siro trị sổ mũi cho bé Cottu F đang được bán trên thị trường với giá khoảng 80.000 chai/100 ml. Mức giá sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm cũng như là chính sách bán hàng của từng nơi.

1. Chlorpheniramin maleate hàm lượng 8.33 mg

Thành phần chính của siro trị sổ mũi cho bé Cottu F là Chlorpheniramine maleate. Đây là một hoạt chất kháng Histamine H1 có tác dụng chống dị ứng. Chlorpheniramin thường được sử dụng trong hầu hết các chế phẩm điều trị cảm cúm.

2. DI-Methylephedrine hydrochloride hàm lượng 62.5 mg

Thành phần thứ hai mang lại tác động điều trị là Methylephedrine. Chất này có tác dụng làm giãn phế quản. Nó thường được sử dụng kết hợp trong các chế phẩm để mang lại hiệu quả về giảm ho, nghẹt mũi.2

3. Dikali glycyrrhizinate hàm lượng 41.67 mg

Đây là một hoạt chất được sử dụng khá phổ biến và được chiết xuất từ rễ của cây Cam thảo. Dikali glycyrrhizinate được kết hợp vào để tăng tác dụng về điều trị ho. Ngoài ra, hoạt chất này còn được sử dụng như một chất làm ngọt hoặc điều hương.

4. Anhydrous caffeine hàm lượng 31.25 mg

Caffeine được sử dụng với tác động kích thích hệ thần kinh trung ương và giúp tỉnh táo. Bên cạnh đó, Caffeine còn có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp.

Hầu hết các bé khi được điều trị bằng Cottu F Syrup đều có sự đáp ứng tốt. Các triệu chứng gây ra do viêm mũi như hắt hơi, chảy nước mũi đều có sự giảm rõ rệt. Tuy nhiên, hiệu quả khi sử dụng siro trị sổ mũi cho bé Cottu F vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố bao gồm cơ địa, tình trạng sức khỏe của người sử dụng cũng như là sự tuân thủ điều trị trong quá trình sử dụng.

Siro trị sổ mũi Cottuf phù hợp cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi đang gặp các vấn đề về sức khỏe gây ra do viêm mũi.

Liều lượng được khuyến cáo cho siro Cottu F Syrup này thường dao động từ 3 – 8 ml tùy theo độ tuổi.

Đối với trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi: liều lượng là 3 ml cho mỗi lần dùng.

Đối với trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: liều lượng là 4 ml cho mỗi lần dùng.

Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi: liều lượng là 6 ml cho mỗi lần sử dụng.

Đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi: liều lượng là 8 ml cho mỗi lần dùng.

Nên sử dụng siro Cottuf ít nhất 3 lần mỗi ngày. Và không nên dùng quá 6 lần/ ngày.

Uống lại ngay một liều siro trị sổ mũi cho bé Cottu F ngay khi phát hiện quên liều.

Tuy nhiên, nếu thời điểm phát hiện quên liều gần với thời gian uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên.

Không tự ý dùng gấp đôi liều đã khuyến cáo với mục đích bỏ qua liều đã quên. Việc này có thể không làm tăng tác dụng của sản phẩm mà còn có thể gây ra hiện tượng quá liều.

Trong quá trình sử dụng Cottu F Syrup, có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như

Tình trạng sốc phản vệ.

Nếu xuất hiện các triệu chứng như mề đay, phù, tái mặt. Hoặc nặng hơn là lạnh tay chân, toát mồ hôi lạnh, thở gấp sau khi dùng thuốc thì cần phải ngưng ngay lập tức.

Trên hệ tiêu hóa có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra cũng có thể gặp tình trạng khô miệng, táo bón hoặc chán ăn.

Một số triệu chứng ít gặp hơn có thể kể đến như ban hoặc thiểu niệu.

Siro Cottu F có thể gây tình trạng ngủ gà. Do đó, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian dùng Cottu F.

Chưa có những nghiên cứu cụ thể về tính an toàn trên phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Vì vậy, cần thận trọng ở những đối tượng này.

Một số đối tượng đang có các bệnh lý như tăng nhãn áp, thiểu niệu, tiểu đường, cường giáp trạng, cao huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng.

Nên lắc kỹ siro trị sổ mũi Cottu F trước khi sử dụng để tránh tình trạng kết tủa.

Các thuốc thuộc nhóm ức chế monoamine oxydase (ức chế MAO) có thể làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của Chlorpheniramine.

Ethanol hoặc thuốc thuộc nhóm an thần gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương.

Khi dùng dùng với Phenytoin, Chlorpheniramine có thể gây ức chế chuyển hóa của Phenytoin. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc Phenytoin.

Khi sử dụng chung với các kháng sinh như Ciprofloxacin, Enoxacin, Pipemidic acid có thể làm tăng thời gian bán thải và làm giảm độ thanh thải của Caffeine.

Nên bảo quản siro tri sổ mũi Cottu F ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Tránh sự tác động trực tiếp của mặt trời.

Đậy kín nắp sau khi sử dụng và nhiệt độ bảo quản không nên quá 30 độ C.

Cập nhật thông tin chi tiết về Siro Bổ Sung Vitamin Cho Trẻ Có Tốt Không? trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!