Xu Hướng 9/2023 # Quan Hệ Sau Sinh Mổ Và Những Điều Chị Em Cần Lưu Ý # Top 16 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Quan Hệ Sau Sinh Mổ Và Những Điều Chị Em Cần Lưu Ý # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Quan Hệ Sau Sinh Mổ Và Những Điều Chị Em Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cho đến khi cổ tử cung đóng hoàn toàng (khoảng 6 tuần), vợ chồng bạn không nên “yêu”. Ảnh Internet

2. Sau sinh mổ, khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại?

Không có một giới hạn thời gian cố định cho tất cả các chị em khi nào thì có thể sinh hoạt vợ chồng sau sinh mổ , tuy nhiên bạn nên đợi ít nhất từ 4 đến 6 tuần sau sinh mới nên quan hệ trở lại.

Sau sinh mổ có thể bạn sẽ có ít sản dịch hơn sinh thường, nhưng cổ tử cung vẫn cần khoảng 6 tuần để đóng lại hẳn. Một số phụ nữ có thể sẵn sàng giao hợp sớm hơn những người khác, tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa. Sau khi bác sỹ nói ổn, bạn hãy quan hệ lại nếu thấy cơ thể sẵn sàng và tinh thần thoải mái để nhập cuộc.

3. Lấy lại sự thoải mái

Mặc dù sự phục hồi sinh lý là như nhau đối với cả sinh mổ và sinh thường , tuy nhiên với các mẹ trải qua phẫu thuật lấy thai thì quá trình phục hồi vùng bụng lại rất khác. Thông thường, bạn sẽ được hướng dẫn cắt chỉ khoảng 1 tuần sau sinh và vết mổ sẽ lành trong khoảng 6 tuần. Hầu hết chị em sẽ cảm thấy khó chịu vùng quanh vết mổ. Một số người còn thấy tê và ngứa vùng này nhiều tháng sau sinh. Tình trạng này là bình thường chừng nào cảm giác đau không tăng lên và bạn không bị một số triệu chứng khác như sốt, sưng đỏ kèm theo.

Vài tháng sau sinh, vết mổ đẻ vẫn có thể khiến cho chị em khó chịu. Ảnh Internet

Do bạn sẽ thấy không thoải mái khu vực quanh vết mổ, nên trong khi quan hệ, hãy cố gắng không tạo áp lực lên vùng này. Lần đầu tiên quay lại “chuyện ấy” bạn có thể lo lắng và sợ hãi vì liên tưởng tới những gì đã trải qua khi sinh nở. Đồng thời, cảm giác khó chịu sẽ tăng lên nếu bạn đang cho con bú mẹ, hoặc đang dùng biện pháp tránh thai . Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của bạn, có thể khiến bạn tiết ít chất nhờn hơn và bạn dễ bị đau. Vì vậy, hãy trò chuyện với chồng, cố gắng kéo dài màn dạo đầu, dùng thêm chất bôi trơn và hãy thả lỏng cơ thể. Nếu bạn thấy đau bất thường, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sỹ.

4. Bài tập Kegel

Có thể bạn nghĩ rằng Kegel chỉ dành cho những mẹ sinh thường, nhưng bạn lầm rồi đấy. Vì bài tập này không chỉ dành cho âm đạo mà cho cả vùng cơ sàn chậu. Khu vực này bị tác động bởi quá trình mang thai dù bạn sinh thường hay sinh mổ.

Bạn có thể tập Kegel trong khi mang thai hoặc bắt đầu sau khi sinh. Bạn hãy thực hiện Kegel như sau:

Thắt chặt vùng cơ sàn chậu như khi bạn nín tiểu trong vòng vài giây rồi thả lỏng.

Lặp lại động tác này vài lần trong ngày, khi bạn thấy thuận tiện.

Hãy tập bài tập Kegel vì nó tốt cho cả vùng cơ sàn chậu của bạn. Ảnh Internet

5. Tránh thai sau sinh mổ

Vì bạn có thể có thai rất sớm sau khi sinh nên hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sớm nhất có thể. Bên cạnh đó vết rạch ở tử cung cần khá nhiều thời gian để lành hoàn toàn. Nếu bạn có thai sớm, túi thai có thể làm tổ ở vị trí vết mổ, và khi thai nhi lớn dần vết mổ bị căng dần có thể dẫn tới rách và bể tử cung rất nguy hiểm.

Có rất nhiều phương pháp hiệu quả và không ảnh hưởng đến việc cho con bú bằng sữa mẹ, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để chọn phương pháp tránh thai phù hợp với bạn.

6. Khi nào cần gặp bác sỹ

Hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn thấy vết mổ bị chảy mủ, chảy máu, sưng, đỏ hay bị đau nhiều kèm theo sốt. Vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Nhìn chung, bạn cần có thời gian để thích nghi với việc quan hệ trở lại sau sinh mổ. Hãy nhớ rằng không có gì phải vội vàng, hãy chú ý đến cơ thể và cảm nhận của bản thân, cũng trò chuyện một cách cởi mở với chồng bạn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để nhận những lời khuyên hữu ích. Điều quan trọng nhất là bạn đừng tự ti về cơ thể hay về vết sẹo bởi vì đó là dấu hiệu của một hành trình kỳ diệu, và hãy luôn nghĩ rằng, khi sinh con là bạn đã làm nên một điều tuyệt vời.

Theo Healthline

Lily Nguyễn lược dịch

Ai Nên Tiêm Viêm Gan A Và Những Điều Cần Lưu Ý Sau Khi Tiêm

Hiện nay, bệnh viêm gan A vẫn chưa có liệu pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy việc tiêm vắc-xin để phòng bệnh là điều cần được quan tâm. Tuy nhiên, có phải vắc-xin sẽ thích ứng và ngăn ngừa bệnh trên mọi đối tượng không? Ai nên tiêm viêm gan A? Sau khi tiêm vắc-xin chúng ta cần lưu ý điều gì? Hiểu đúng những điều này thì bạn mới có thể thực hiện tiêm phòng hiệu quả!

Bệnh viêm gan siêu vi A là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở gan do virus viêm gan A gây ra. Mức độ có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Thời gian diễn biến bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Đây là bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác do thực phẩm, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là với lượng rất nhỏ.

Theo thông tin thống kê, người bệnh viêm gan A nhập viện điều trị chiếm khoảng 20%. Con số này có thể được giải thích như sau: 5 người bệnh thì có 1 người nhập viện.

Vì bệnh dễ lây nhiễm đối với các đối tượng tiếp xúc gần như những người trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Do vậy, việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bản thân và các bé được bảo vệ an toàn.

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trung bình sau 15-50 ngày sau khi nhiễm virus. Tình trạng này thường kéo dài <2 tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài đến 6 tháng và một số lại không có bất kì triệu chứng gì. Khi mắc bệnh viêm gan A, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

Sốt, cảm giác mệt mỏi.

Bị mất cảm giác ngon miệng.

Buồn nôn và nôn.

Nước tiểu sậm màu.

Xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt.

Người bệnh bị đau bụng vùng hạ sườn bên phải. Đặc biệt nhất là khi ấn vào.

Màu sắc: phân bạc màu và lỏng hơn bình thường.

Với trẻ em <6 tuổi thường nhiễm siêu vi A viêm gan A sẽ không có triệu chứng (70%). Trường hợp có thì thường trẻ  không có biểu hiên vàng da. 70% trẻ lớn hơn và người lớn sẽ bị vàng da.

Để đánh giá chắc chắn liệu người bệnh có mắc bệnh viêm gan siêu vi A hay không. Các yếu tố cần có để chẩn đoán là

Các triệu chứng bệnh

Khám da và mắt để tìm dấu hiệu về gan hoặc khám bụng để xác định xem gan có to hơn bình thường hay không.

Tiếp đến có thể cho làm xét nghiệm máu để xem hoạt động của gan. Xét nghiệm sẽ giúp đánh giá xem có biểu hiện bất thường gì ở gan hay không. Đồng thời có thể giúp xác định loại virus nào gây viêm gan.

Việc tiêm vắc-xin để phòng bệnh là cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên thực hiện tiêm chủng vắc-xin viêm gan A.

Những trường hợp nên tiêm ngừa bệnh viêm gan A

Người bệnh có bệnh gan mạn tính.

Các bệnh nhân được điều trị với yếu tố đông máu.

Trẻ em hoặc vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A.

Cần tiêm 2 liều vắc xin ít nhất 6 tháng hoặc có thể tiêm cùng lúc với các loại vắc-xin khác để phòng ngừa bệnh

Đối tượng là trẻ em, liều đầu tiên có thể tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.

Với những người có nguy cơ cao nhiễm viêm gan A cần nên tiêm phòng

Ai không nên tiêm vắc-xin phòng viêm gan A

Bị dị ứng nặng với mũi tiêm vắc-xin viêm gan siêu vi A lần đầu.

Hoặc có thể dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Lưu ý tất cả vắc xin viêm gan A có chứa nhôm và một vài loại thì có chứa 2-phenoxyethanol.

Đối tượng đang mắc bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng nên hoãn tiêm. Nếu trường hợp bệnh nhẹ thì có thể tiêm được.

Thông thường các phản ứng sau tiêm sẽ xuất hiện sau khi tiêm phòng. Thường sau khi tiêm sẽ xuất hiện những phản ứng nhẹ, những phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra.

Các triệu chứng nhẹ thường kéo dài từ 1 – 2 ngày với các biểu hiện

Nhức đầu đều xảy ra ở cả trẻ em và người lớn

Trẻ cảm giác chán ăn

Đa phần người lớn lại có cảm giác mệt mỏi hơn

Acid Nalidixic Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Dùng

Thành phần hoạt chất: Acid nalidixic.

Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Quinoneg, Nalidixic, Nergamdicin,..

Acid nalidixic là một Quinolon kháng khuẩn. Ngoài thị trường, Acid nalidixic có các dạng thuốc và hàm lượng:

Viên nén 0,25 g; 0,5 g; 1,0 g acid nalidixic.

Hỗn dịch uống 5 ml có chứa 0,25 g acid nalidixic.

Acid nalidixic là thuốc kháng khuẩn phổ rộng, tác dụng với hầu hết các vi khuẩn ƣa khí Gram âm E. coli, Proteus, Klebsiella. Enterobacter thƣờng nhạy cảm với thuốc.

Thuốc được dùng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới nhưng chưa có biến chứng do vi khuẩn Gram (-), trừ Pseudomonas.

Ngoài ra, Acid nalidixic trước đây đã được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do các chủng nhạy cảm Shigella sonnei, nhưng hiện nay có những thuốc kháng khuẩn khác (các fluoroquinolon, co – trimoxazol, ampicilin, ceftriaxon) được sử dụng nhiều hơn để điều trị nhiễm khuẩn do Shigella.

Dị ứng với Acid nalidixic hoặc dị ứng với các quinolon khác.

Bệnh nhân bị suy thận.

Không dùng thuốc nếu người bệnh mắc bệnh rối loạn tạo máu (thiếu máu).

Đối tượng bị động kinh, tăng áp lực nội sọ.

Không những vậy, với các đối tượng trẻ em < 3 tháng tuổi cần thận trọng khi sử dụng.

Đối tượng là người lớn:

Liều dùng 4 g/ngày.

Người bệnh có thể chia thành 4 lần uống và dùng ít nhất 7 ngày.

Trẻ em từ 3 tháng – 12 tuổi:

Liều dùng từ 50 – 55 mg/kg/ngày.

Có thể chia thành 4 lần/ ngày.

Nếu điều trị kéo dài, nên dùng liều từ 30 – 33 mg/kg/ngày.

Với người bệnh suy thận cần lưu ý những điều sau:

Trường hợp độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút thì liều trong 24 giờ phải được cân nhắc giảm xuống còn 2 g.

Các triệu chứng thường gặp

Nhức đầu.

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn màu không chuẩn.

Phản ứng ngộ độc ánh sáng với các mụn nước trong trường hợp phơi nắng khi điều trị hoặc sau điều trị.

Một số triệu chứng xuất hiện với tần suất rất ít

Tăng áp lực nội sọ đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Mày đay, ngứa, cản quang.

Ngoài ra, người bệnh có thể trải qua các tác dụng không mong muốn hiếm gặp như

Lú lẫn, ảo giác, ác mộng.

Phản ứng phản vệ

Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ƣa eosin, thiếu máu tan máu nhất là ở ngƣời thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase.

Phù mạch, đau khớp.

Theophylline.

Cafein.

Warfarin và các dẫn chất.

Cyclosporin.

Các thuốc kháng acid dạ dày có chứa magnesi, nhôm, calci, sucralfat và các cation hóa trị 2 hoặc 3 như kẽm, sắt có thể làm giảm hấp thu acid nalidixic.

Nitrofurantoin.

Nguy cơ tích lũy thuốc đặc biệt gặp ở các đối tượng bị suy giảm chức năng thận, chức năng gan và thiếu enzym G6PD.

Ngoài ra, cần phải chú ý tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp trong quá trình điều trị với acid nalidixic

1. Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc Acid nalidixic có thể gây ra tình trạng nhức đầu, buồn ngủ, ảnh hưởng thị lực.

Do đó, cần phải thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ như đã trình bày ở trên.

2. Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú

Triệu chứng quá liều:

Loạn tâm thần nhiễm độc.

Tình trạng co giật.

Tăng áp lực nội sọ.

Toan chuyển hóa buồn nôn, nôn.

Có thể xuất hiện tình trạng ngủ lịm.

Xử trí tình trạng quá liều:

Rửa dạ dày khi mới dùng thuốc.

Nếu thuốc đã được hấp thu, nên truyền dịch và dùng biện pháp hỗ trợ như thở oxy và hô hấp nhân tạo.

Trường hợp người bệnh bị nặng thì sử dụng liệu pháp chống co giật để điều trị.

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Để thuốc Acid nalidixic tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Acid nalidixic ở những nơi ẩm ướt.

Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Du Lịch Bhutan

  

 Bhutan tuy là một quốc gia nằm tại vị trí khá biệt lập và khép kín nhưng ngành du lịch tại quốc gia này lại rất phát triển. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 2 ở Bhutan và là một trong những nguồn thu nhập chính của quốc gia Phật giáo này. Tuy nhiên, ngoài mục tiêu gia tăng lượng du khách thì quốc gia Rồng sấm cũng rất chú trọng tới việc bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn nền văn hóa lâu đời, do đó Bhutan có những quy định khá đặc biệt đối với du khách đến đây du lịch.   Trước đây, chính phủ đặt ra giới hạn lượng du khách nhập cảnh Bhutan ở mức tối đa là 6.000 người mỗi năm, tức là chỉ khoảng 15 người được phép nhập cảnh vào Bhutan trong 1 ngày. Nhưng hiện nay chính phủ ở đây đã bỏ đi quy định này nhằm mục đích thu hút khách du lịch tốt hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo tất cả du khách đến đây đều được hưởng những dịch vụ chất lượng cũng như hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng tới thiên nhiên, văn hóa nơi đây, chính phủ Bhutan có những quy định rất chặt chẽ đối với các hoạt động du lịch được tổ chức trên lãnh thổ.  

Tour và du lịch tự túc Xin Visa du lịch

Mọi người đi du lịch trước khi đến Bhutan đều phải xin visa trước, trừ những người mang hộ chiếu từ Ấn Độ, Bangladesh và Maldives. Người có hộ chiếu từ ba quốc gia này có thể có Giấy phép nhập cảnh miễn phí khi đến nơi, miễn là hộ chiếu của họ có thời hạn tối thiểu là 6 tháng. Công dân Ấn Độ cũng có thể sử dụng Thẻ Nhận diện Cử tri. Những công dân nước khác sẽ phải làm visa với chi phí 40 USD (929 nghìn đồng). Bạn phải thanh toán trước cho các nhà điều hành tour du lịch đã đăng ký (không phải đại sứ quán), đồng thời đặt trước tiền tour trước khi đi. Bạn nên cố gắng sắp xếp việc mọi thứ ít nhất 90 ngày trước khi đi Bhutan để có thời gian hoàn thành tất cả các thủ tục. Visa được xử lý thông qua một hệ thống trực tuyến của các nhà điều hành tour du lịch, và được chấp thuận bởi Hội đồng Du lịch Bhutan sau khi đã nhận được toàn bộ chi phí của chuyến đi. Khách du lịch được cấp một tờ giấy in visa, và phải xuất trình khi nhập cảnh đến sân bay của Bhutan. Sau đó visa được đóng dấu trong hộ chiếu.

Các mùa trong năm ở vương quốc Bhutan

Tùy vào mục đích của bạn muốn ngắm và làm gì ở Bhutan, Nếu bạn muốn đi trekking, thì tháng 4, tháng 5, tháng 9 và tháng 10 là những tháng thích hợp để thực hiện, mặc dù trời thì có lạnh hơn những tháng khác trong năm, nhìn chung thì trời xanh và trong, quan trọng nhất là đường đi không có bùn lầy. Chú ý mùa mưa ở Bhutan là vào tháng 7 và tháng 8. Mưa thường vào buổi chiều ( 1 – 2 tiếng ). Rất hiếm có những cơn mưa lớn, nặng hạt. Mùa này không khuyến khích du khách đi trekking. Mùa đông là mùa thích hợp để gặp được loại sếu cổ đen di cư về Bhutan, thung lũng Phojikha và mùa hè cũng là thời gian tuyệt vời để đi hai nấm ( có một sự kiện là lễ hội nấm Matsutake ) đôi khi có thể thoáng thấy cầu vòng đôi ở thung lũng. Nếu bạn đến đó để nghỉ dưỡng hay vì lý do về tâm linh thì bất cứ lúc nào cũng có thể đến Bhutan.

Nên du lịch Bhutan thời gian nào? Hãy chú ý về vấn đề trang phục

Những cái “không” khác tại Bhutan

Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)

Đăng bởi: Hào Hào

Từ khoá: Những điều cần lưu ý khi du lịch Bhutan

Xét Nghiệm Sinh Thiết Là Gì Và Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Sinh thiết được thực hiện khi bệnh nhân có một số triệu chứng nhất định hoặc khi bác sĩ đã phát hiện được vị trí có vấn đề trên cơ thể người bệnh. Sinh thiết có thể xác định bệnh nhân có bị ung thư hay một vấn đề sức khỏe khác hay không.

Sinh thiết là phương pháp thu thập một phần mô của cơ thể để tiến hành phân tích

Sinh thiết thường được thực hiện để xác định hoặc loại trừ nghi ngờ mắc ung thư. Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI, rất hữu ích trong việc phát hiện các khối u hoặc mô bất thường. Tuy nhiên, các phương pháp này không thể phân biệt giữa tế bào ung thư và tế bào không ung thư. Đối với hầu hết bệnh ung thư, cách duy nhất để chẩn đoán là kiểm tra kỹ các tế bào, mô bằng sinh thiết.

Sinh thiết cũng được thực hiện để chẩn đoán các nguyên nhân của triệu chứng. Bao gồm:2

Rối loạn viêm, chẳng hạn như viêm thận, viêm gan,…

Nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh lao,…

Rối loạn miễn dịch: viêm tụy mãn tính,…

Sinh thiết cũng được thực hiện để người bệnh có phù hợp để cấy ghép nội tạng hay không. Nếu đã được cấy ghép, việc thực hiện sinh thiết có mục đích đảm bảo rằng cơ thể người bệnh không bài trừ phần nội tạng đã được ghép.2

Đôi khi, sinh thiết sẽ giúp bác sĩ định hình liệu pháp điều trị của bệnh nhân. Ví dụ: sinh thiết có thể giúp bác sĩ xác định xem liệu phương án phẫu thuật có phải là lựa chọn điều trị tốt nhất hay không, có phương án điều trị nào khác thay thế được không.2

Sinh thiết kim là phương pháp dùng một loại kim chuyên dụng đưa qua da để thu thập các tế bào từ vị trí mà bác sĩ nghi ngờ có vấn đề trên cơ thể người bệnh. Đây được gọi là sinh thiết mô qua da.

Sinh thiết kim thường được áp dụng trên các khu vực mà bác sĩ nghi ngờ có vấn đề thông qua việc cảm nhận qua da của bệnh nhân. Ví dụ: khối u ở vú, hạch bạch huyết mở rộng,… Khi được kết hợp với thủ thuật hình ảnh, sinh thiết kim có thể được áp dụng để lấy các tế bào từ vị trí có vấn đề mà bác sĩ không thể cảm nhận được qua da.

Thủ thuật sinh thiết kim bao gồm:

Chọc hút kim nhỏ. Trong quá trình này, một loại kim dài và mảnh sẽ được đưa vào vị trí sinh thiết. Cùng với đó, một ống tiêm kết nối với kim được dùng để hút chất lỏng và tế bào ra nhằm phục vụ cho việc phân tích.

Sinh thiết kim lõi. Với loại sinh thiết này, một kim lớn cùng một đầu cắt sẽ được sử dụng để rút một mẫu mô ra khỏi vị trí cần sinh thiết.

Sinh thiết có hỗ trợ chân không. Phương pháp này có thêm thiết bị hút. Thiết bị này sẽ làm tăng lượng chất lỏng và lượng tế bào được lấy ra qua kim. Điều này giúp làm giảm số lần kim đi vào cơ thể.

Sinh thiết có hướng dẫn hình ảnh. Sinh thiết có hướng dẫn hình ảnh là phương pháp kết hợp giữa sinh thiết kim với các xét nghiệm hình ảnh như: chụp CT, MRI hoặc siêu âm.

Sinh thiết có hướng dẫn hình ảnh giúp bác sĩ tiếp cận các vị trí đã nghi ngờ có vấn đề nhưng lại không thể cảm nhận được qua da. Ví dụ như trên gan, phổi hoặc tuyến tiền liệt. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh sẽ giúp bác sĩ đảm bảo kim đến đúng vị trí cần sinh thiết.

Khi thực hiện sinh thiết kim, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ để giảm thiểu sự đau đớn.

Phương pháp xét nghiệm sinh thiết kim

Trong quá trình nội soi sinh thiết, các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi có đèn chiếu sáng ở đầu để xem các cơ quan bên trong cơ thể người bệnh. Một số dụng cụ đặc biệt được đưa qua ống nhằm lấy một mẫu mô nhỏ phục vụ cho việc phân tích.

Tùy vào vị trí mà người bệnh sẽ được chỉ định loại sinh thiết nội soi khác nhau. Ống nội soi có thể được đưa qua miệng, trực tràng, đường tiết niệu hoặc qua một vết rạch nhỏ trên da của bệnh nhân. Ví dụ: nội soi bàng quang sẽ thu thập mô bên trong bàng quang, nội soi phế quản sẽ lấy mô từ bên trong phổi, nội soi đại tràng sẽ thu thập mô từ bên trong ruột kết,…

Tùy vào loại sinh thiết nội soi mà bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp vô cảm khác nhau. Ví dụ như: uống thuốc an thần, gây mê,…

Ống nội soi mỏng được sử dụng trong nội soi sinh thiết

Sinh thiết da là phương pháp thu thập các tế bào khỏi bề mặt cơ thể của bệnh nhân. Sinh thiết da được sử dụng thường xuyên nhất để chẩn đoán các tình trạng da, bao gồm ung thư tế bào hắc tố và các bệnh ung thư khác.

Tùy thuộc vào lượng tế bào được cho là có vấn đề và loại ung thư mà bệnh nhân có thể mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định loại sinh thiết da phù hợp. Thông thường, sinh thiết da sẽ bao gồm các loại:

Sinh thiết cạo. Các bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ tương tự như dao cạo để cạo bề mặt da của bệnh nhân.

Sinh thiết bấm. Một dụng cụ hình tròn được sẽ được dùng để lấy một phần nhỏ các lớp dưới của da.

Sinh thiết rạch. Trong sinh thiết rạch, bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ để thu thập một vùng da nhỏ. Tùy thuộc vào diện tích da được thu thập mà bác sĩ có thể khâu vết rạch hoặc không.

Sinh thiết chuyên dụng. Trong loại này, toàn bộ khối u hoặc vùng da mà bác sĩ nghi ngờ bị bệnh sẽ được lấy. Bác sĩ sẽ khâu vết rạch để đóng vị trí sinh thiết.

Trước khi thực hiện sinh thiết da, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ.

Phương pháp sinh thiết bấm lấy mẫu dưới da

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện sinh thiết tủy xương dựa trên kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân hoặc trong trường hợp nghi ngờ ung thư đang ảnh hưởng đến tủy xương của bệnh nhân.

Tủy xương là vật chất có tính xốp, nằm bên trong một số xương lớn trong cơ thể. Tuy xương là nơi tạo ra các tế bào máu. Việc phân tích mẫu tủy xương có thể cho biết nguyên nhân của các bệnh về máu, cả bệnh ung thư và bệnh không phải ung thư. Ví dụ như: ung thư máu, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, đa u tủy,…

Sinh thiết tủy xương cũng có thể phát hiện bệnh ung thư bắt nguồn từ vị trí khác và đang di căn đến tủy xương người bệnh.

Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tủy xương từ phần sau xương hông người bệnh bằng một loại kim dài. Một số trường hợp khác, mẫu sinh thiết có thể được lấy từ các xương khác trong cơ thể. Bệnh nhân được gây tê cục bộ hoặc uống một số loại thuốc theo chỉ định để giảm thiểu sự khó chịu trong quá trình sinh thiết.

Minh họa xét nghiệm sinh thiết tủy xương

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện sinh thiết phẫu thuật nếu không thể tiếp cận các tế bào bằng các loại sinh thiết khác, hoặc nếu kết quả của các loại sinh thiết khác không đưa ra chẩn đoán được.

Bác sĩ sẽ rạch một đường trên da bệnh nhân để tiếp cận vị trí nghi ngờ có vấn đề. Ví dụ: sinh thiết phẫu thuật cắt bỏ khối u vú để chẩn đoán ung thư vú, sinh thiết phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết để chẩn đoán ung thư hạch,…

Phương pháp sinh thiết phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ một phần hoặc tất cả của vùng tế bào được cho là không khỏe.

Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ để làm tê vùng sinh thiết. Một số loại sinh thiết phẫu thuật sẽ yêu cầu gây mê toàn thân. Bệnh nhân có thể cần ở lại bệnh viện sau khi làm sinh thiết.

Tùy thuộc vào loại sinh thiết, bác sĩ có thể đưa ra một số đề xuất với người bệnh, như:

Tạm thời ngừng dùng một số loại thuốc, như aspirin hoặc thuốc làm loãng máu.

Không ăn hoặc uống trước khi làm sinh thiết.

Người bệnh sẽ nói với bác sĩ về:

Tất cả các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thực phẩm chức năng, vitamin và các sản phẩm không kê đơn khác.

Các loại dị ứng bệnh nhân mắc phải, bao gồm cả dị ứng cao su.

Các bệnh lý, vấn đề sức khỏe đang mắc phải.

Cần thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc có khả năng đang mang thai.

Tùy thuộc vào loại sinh thiết mà quá trình thực hiện có thể diễn ra tại phòng khám của bác sĩ hoặc phòng phẫu thuật. Nếu là loại sinh thiết đơn giản và không gây đau (sinh thiết cạo), người bệnh sẽ không cần gây tê. Với các loại sinh thiết phức tạp hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp vô cảm cho bệnh nhân. Đó có thể là thuốc gây tê cục bộ vị trí lấy sinh thiết, thuốc gây tê vùng để làm tê một vùng cơ thể lớn hơn hoặc gây mê toàn thân.

Sau khi phương pháp vô cảm phát huy tác dụng, quá trình sinh thiết được diễn ra. Sau khi sinh thiết, tế bào hoặc mẫu mô của bệnh nhân sẽ được tiến hành phân tích.

Thông thường, sinh thiết là thủ thuật đơn giản và người bệnh sẽ được gây tê cục bộ. Người bệnh cũng không cần phải ở lại bệnh viện qua đêm trong cái trường hợp này.

Nhưng với một số loại sinh thiết, chẳng hạn như loại cần lấy mẫu mô từ cơ quan nội tạng, bệnh nhân có thể được chỉ định gây mê toàn thân và khâu đóng vết rạch. Khi này, người bệnh sẽ cần phải ở lại bệnh viện qua đêm để hồi phục sau gây mê. Việc nằm lại bệnh viện cũng giúp y bác sĩ đảm bảo không có tình trạng chảy máu bên trong.

Sau khi sinh thiết, người bệnh thường sẽ không cảm thấy đau. Nhưng trong trường hợp mẫu mô được lấy từ tủy xương hoặc một cơ quan chính, chẳng hạn như gan, bệnh nhân có thể cảm thấy đau âm ỉ. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau để giúp giảm bớt tình trạng này.

Tình trạng chảy máu nghiêm trọng sau sinh thiết là rất hiếm. Nếu có, người bệnh có thể phải phẫu thuật hoặc được truyền máu.

Bệnh nhân nữ thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô từ cơ quan sinh sản (chẳng hạn như niêm mạc cổ tử cung) có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ tạm thời.

Thời gian nhận lại kết quả sinh thiết có thể phụ thuộc vào việc phân tích mẫu thử được thực hiện ngay tại bệnh viện hay phải gửi đi các đơn vị khác. Thông thường, kết quả thường có trong vòng vài ngày, thường là dưới 10 ngày.2

Trong một vài phương pháp sinh thiết, bác sĩ có thể chẩn đoán và kết luận ngay sau khi lấy mẫu tế bào hoặc mô của người bệnh.

Sinh thiết có độ chính xác cao. Các bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi chuyên dụng để xem xét các tế bào trong mẫu thử của bệnh nhân.

Sinh thiết có thể gây ra một số rủi ro, bao gồm:

Chảy máu.

Nhiễm trùng.

Sẹo tại vị trí sinh thiết.

Thông báo ngay với y bác sĩ nếu sau sinh thiết người bệnh có triệu chứng:

Sốt, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Chảy máu không ngừng tại vị trí sinh thiết.

Nổi mẩn đỏ, sưng tấy hoặc rỉ dịch từ vị trí sinh thiết.

Nên thông báo với bác sĩ nếu có dấu hiệu sốt sau sinh thiết

Trước khi sinh thiết, hãy báo với bác sĩ nếu bệnh nhân đang có thai hoặc nghi ngờ có thai. Bác sĩ sẽ không thực hiện một số phương pháp hướng dẫn hình ảnh. Lý do là vì bức xạ có thể gây hại cho thai nhi.

Nếu đang mang thai, người bệnh có thể phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung trước khi làm sinh thiết. Các biện pháp này phụ thuộc vào loại sinh thiết và vị trí thực hiện. Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về tác động của sinh thiết đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.2

Sinh thiết có an toàn với trẻ nhỏ không? là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm.

Quy trình sinh thiết ở trẻ em và người lớn là giống nhau. Sinh thiết ở trẻ cũng có thể có một số rủi ro như người lớn. Nhưng nhìn chung, sinh thiết là biện pháp an toàn. Phụ huynh có thể trao đổi với bác sĩ về những biện pháp giảm bớt sự lo lắng và cơn đau với trẻ em.2

Sinh thiết cổ tử cung là một phương pháp loại bỏ mô từ cổ tử cung để kiểm tra các tình trạng bất thường như tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Sinh thiết cổ tử cung có thể thu thập một hoặc toàn bộ các mẫu mô bất thường để xét nghiệm.

Sinh thiết cổ tử cung bao gồm các loại:

Sinh thiết bấm. Quy trình này sử dụng một lưỡi dao tròn, giống như một chiếc dùi lỗ trên giấy, để lấy mẫu sinh thiết. Sinh thiết bấm có thể được thực hiện trên các vùng khác nhau của cổ tử cung.

Sinh thiết chóp cổ tử cung. Thủ thuật này sử dụng tia laser hoặc dao mổ để lấy một mẫu mô lớn hình nón từ cổ tử cung.

Nạo nội mạc cổ tử cung (ECC). Thủ thuật này sử dụng một dụng cụ hẹp để nạo lớp niêm mạc của ống nội mạc cổ tử cung. Đây là khu vực không thể nhìn thấy từ bên ngoài cổ tử cung.

Sinh thiết cổ tử cung có thể được thực hiện khi bác sĩ phát hiện những bất thường trong quá trình thăm khám vùng chậu, trong quá trình xét nghiệm PAP hoặc khi xét nghiệm dương tính với vi rút u nhú HPV.

Sinh thiết cổ tử cung có thể được thực hiện để xác định bệnh ung thư. Phương pháp này cũng có thể giúp tìm tế bào tiền ung thư trên cổ tử cung. Tế bào tiền ung thư có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư sẽ phát triển trong nhiều năm sau đó.

Sinh thiết cổ tử cung cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán và giúp điều trị những tình trạng sau:

Mụn cóc sinh dục. Đây là dấu hiệu người bệnh đã nhiễm vi rút HPV. HPV là một yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.

Tiếp xúc với Diethylstilbestrol (DES) nếu có mẹ dùng DES trong thời kỳ mang thai. DES làm tăng nguy cơ ung thư hệ thống sinh sản.

Một vài lý do khác.

Trong quá trình thực hiện sinh thiết tuyến giáp, bác sĩ sẽ lấy một ít tuyến giáp hoặc các cục u (còn gọi là nốt) phát triển trên đó để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Trước khi làm sinh thiết tuyến giáp, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu và các xét nghiệm hình ảnh để xem tuyến giáp hoạt động như thế nào. Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện sinh thiết.

Việc sinh thiết tuyến giáp sẽ giúp phát hiện:

Các u nang, nốt chứa đầy dịch gây tình trạng đau cổ hoặc khó nuốt. Tình trạng này hiếm khi phát triển thành bị ung thư nhưng vẫn cần điều trị.

Bệnh Graves (bướu cổ basedow), đây là bệnh lý khiến tuyến giáp phát triển và tạo ra quá nhiều hormone.

Bệnh Hashimoto.

Nhiễm trùng, tình trạng gây đau và sưng tuyến giáp.

Các nốt sần hoặc bướu lớn gây trở ngại cho bệnh nhân bởi kích thước của chúng. Chúng có đè lên các bộ phận xung quanh và khiến người bệnh khó thở hoặc khó nuốt.

Các nốt hoặc bướu độc (thông thường không phải là ung thư) khiến tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone.

Ung thư, bệnh lý chiếm khoảng 10% các trường hợp.

Bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết tuyến giáp nếu trên tuyến giáp bệnh nhân có nốt lớn hơn 1cm. Đặc biệt khi xét nghiệm hình ảnh cho thấy đó là nốt rắn, có canxi và không có đường viền rõ ràng. Bệnh nhân vẫn có thể được chỉ định sinh thiết tuyến giáp nến bị đau nhiều dù họ không có các cục u trên tuyến giáp.

Các loại sinh thiết tuyến giáp:

Chọc hút bằng kim nhỏ.

Sinh thiết kim lõi.

Sinh thiết phẫu thuật.

Nếu phát hiện ra điều khác thường trên phim chụp X-quang hoặc CT ngực của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu làm sinh thiết phổi. Một mẫu tế bào nhỏ từ phổi người bệnh sẽ được lấy ra và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu của bệnh.

Sinh thiết phổi cũng được thực hiện để tìm ra nguyên nhân phổi có dịch hoặc để chẩn đoán ung thư.

Các thủ thuật sinh thiết phổi:

Nội soi sinh thiết phế quản (Sinh thiết xuyên phế quản).

Sinh thiết kim phổi (Sinh thiết xuyên lồng ngực).

Sinh thiết phổi qua nội soi lồng ngực (Thoracoscopy).

Sinh thiết phẫu thuật phổi.

Loại sinh thiết gan phổ biến nhất là sinh thiết gan qua da.

Sinh thiết gan có thể được thực hiện để:

Chẩn đoán vấn đề về gan không xác định được bằng các xét nghiệm khác.

Xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh gan.

Giúp định hướng các kế hoạch điều trị dựa trên tình trạng của gan.

Xác định mức độ hiệu quả của liệu trình điều trị bệnh gan.

Theo dõi sau khi ghép gan.

Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết gan nếu bạn có:

Kết quả xét nghiệm gan bất thường mà không giải thích được.

Một khối u hoặc các bất thường khác trên gan dựa vào các xét nghiệm hình ảnh.

Sốt liên tục, không rõ nguyên nhân.

Sinh thiết gan cũng thường được thực hiện để chẩn đoán và phân loại một số bệnh về gan. Bao gồm:

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Viêm gan B hoặc C mãn tính.

Viêm gan tự miễn.

Bệnh gan do rượu.

Xơ gan mật tiên phát.

Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát.

Bệnh Wilson.

Sinh thiết và nuôi cấy mô dạ dày, còn được gọi là sinh thiết dạ dày. Đây là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán một loạt các bệnh lý, bao gồm cả viêm loét dạ dày.

Bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết mô dạ dày nếu một người bị đau bụng, sụt cân hoặc phân có thay đổi bất thường để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng này. Sinh thiết dạ dày cũng cũng có thể được chỉ định nếu không tìm ra nguyên nhân của vấn đề dạ dày sau khi khám sức khỏe ban đầu, kiểm tra hơi thở hoặc xét nghiệm máu.

Sinh thiết dạ dày thường được chỉ định nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau:

Đi tiêu phân đen.

Đau hoặc khó chịu trong dạ dày.

Buồn nôn và nôn.

Sụt cân đột ngột.

Chán ăn.

Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô dạ dày và phân tích nó để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ thường sẽ xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori. Đây là nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa. Bác sĩ cũng có thể phân tích mô để xác định ung thư.

Kết quả phân tích bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm hoặc ung thư dạ dày.

Xét nghiệm sinh thiết là một trong những phương pháp được thực hiện phổ biến hiện nay. Vì thế, trên cả nước có rất nhiều đơn vị thực hiện sinh thiết. Người bệnh thường sẽ thắc mắc nên thực hiện xét nghiệm sinh thiết ở đâu? Giá xét nghiệm sinh thiết là bao nhiêu? Để đảm bảo được sự an toàn trong quá trình sinh thiết, độ chính xác của kết quả cũng như những tư vấn hợp lý sau sinh thiết, người bệnh và gia đình nên thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín.

Mẹ Mang Thai Ở Tuần 10 Cần Lưu Ý Những Điều Quan Trọng Gì Về Sức Khỏe?

Tử cung của mẹ chỉ có kích thước của một quả lê nhỏ trước đó, và khi bước vào tuần thứ 10 thì nó sẽ to như quả bưởi. Mẹ sẽ cảm thấy quần áo thường ngày dường như chật chội, không còn phù hợp. Đồng thời việc ngực phát triển to ra sẽ làm căng áo ngực, không thoải mái.

Phần bụng to ra cũng rất có thể là do mẹ đầy hơi và tăng cân nhẹ. Mặc quần và váy có chất liệu đàn hồi hoặc có vòng eo thấp đặt dưới bụng lúc này sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời, mang lại sự thoải mái cần thiết.

Mẹ bầu cũng sẽ bắt đầu nổi gân xanh ở ngực và bụng. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạch máu sẽ chính là nguồn cung cấp máu và dinh dưỡng tới thai nhi đang lớn dần. Nhưng đừng lo, những gân xanh sẽ biến mất sau quá trình sinh đẻ và cho con bú.

Ngoài ra, ở tuần thứ 10 của thai kỳ có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:

Mệt mỏi: Do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi mà mẹ bầu sẽ vẫn cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn này.

Ốm nghén: Mẹ bầu sẽ vẫn có cảm giác buồn nôn và nôn thường xuyên. Nhưng không nên bỏ bữa vì nếu huyết áp của mẹ thấp thì cảm giác buồn nôn sẽ tăng thêm.

Ợ nóng và khó tiêu: Sự phát triển của thai nhi tạo áp lực lên dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược axit.

Chóng mặt: Để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi mà lượng máu luôn tăng dần. Dẫn đến việc mẹ bầu sẽ cảm thấy chóng mặt khi áp lực máu cao.

Đau dây chằng: Các dây chằng ở bụng mẹ bầu đang giãn ra nên mẹ bầu có thể cảm thấy đau.

Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 10, bé nặng khoảng 7g, kích thước cỡ bằng quả quất, đồng thời chiều dài từ đầu đến chân bé ngắn hơn 2,54 cm. Ở giai đoạn này, tất cả những cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đã được hình thành và bắt đầu hoạt động cùng nhau.

Bé bắt đầu có những thay đổi bên ngoài như tách các ngón tay và ngón chân, sự biến mất của đuôi. Đồng thời là sự phát triển bên trong như chồi răng dần hình thành bên trong miệng. Trong trường hợp mẹ đang mang thai một cậu bé thì tinh hoàn của bé sẽ bắt đầu sản sinh hormone testosterone của nam giới.

Một điều may mắn là hầu như những dị tật sẽ không còn cơ hội phát triển sau giai đoạn tuần thai thứ 10 này. Điều này cũng sẽ đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ phôi thai. Phôi thai bây giờ nhìn chung đã có hình hài con người. Sau đó, bắt đầu vào tuần tới, bé sẽ được coi là một thai nhi chính thức .

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Bằng cách lắng nghe nhịp tim trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ cho mẹ biết liệu mẹ có mang song thai hay không. Nếu đó là hai nhịp tim riêng biệt thì rất có thể niềm vui của mẹ sẽ nhân đôi! Tuy nhiên, chẩn đoán này không hoàn toàn chính xác vì nhịp tim của một bào thai cũng có thể được nghe thấy ở nhiều địa vị trí.

Vì thế, cách chẩn đoán song thai chính xác nhất thường là phương pháp siêu âm sớm. Trong hầu hết các trường hợp thì siêu âm sẽ cho kết quả rất chính xác liệu mẹ có mang đa thai hay không. Trừ trường hợp hiếm như bào thai bị giấu ẩn sau một bào thai khác mà đầu dò không thể quan sát được.

Những xét nghiệm, kiểm tra nào mẹ cần làm?

Tùy theo những nhu cầu cụ thể của mẹ mà bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra sau đây để thăm dò sự phát triển của thai nhi:

Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm

Kiểm tra nhịp tim của thai nhi

Đo cân nặng và huyết áp

Đo kích thước của tử cung: Sờ nắn bên ngoài để xem tương quan về kích thước như thế nào cho đến ngày sinh nở

Chiều cao của đáy vị (đỉnh tử cung)

Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 10

Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Đối với những ai sắp được làm mẹ, vấn đề trọng yếu nhất chính là an toàn trong thai kỳ ở tuần 10 để mẹ tròn con vuông. Do đó, hãy thật sự thận trọng trong việc sử dụng thuốc. Đồng thời tránh tuyệt đối tiêu thụ đồ uống có cồn và hút thuốc lá để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý về việc quan hệ tình dục khi đang mang thai. Mẹ vẫn có thể sinh hoạt tình dục như mong muốn miễn là thai kỳ đang phát triển bình thường.

Advertisement

ham muốn gần gũi bạn đời có thể bị giảm đi nếu mẹ phải trải qua những biến động hormone, sự buồn nôn và mệt mỏi.

Tuy nhiên

Từ tháng thứ sáu trở đi, việc tăng lưu lượng máu đến ngữ cũng như các cơ quan sinh dục có thể khơi lại ham muốn của mẹ. Tuy nhiên từ tháng thứ chín về sau thì việc tăng cân, đau lưng cùng một số triệu chứng khác một lần nữa có thể lại làm giảm sự nhiệt tình trong chuyện chăn gối của mẹ.

Nhìn chung, mặc dù hầu hết phụ nữ vẫn có thể sinh hoạt tình dục an toàn trong suốt thai kỳ, nhưng mẹ vẫn nên hết sức thận trọng. Bác sĩ có thể khuyên mẹ tránh quan hệ trong các trường hợp sau:

Mẹ có nguy cơ sinh non

Mẹ bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân

Mẹ đang rò rỉ nước ối

Cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở sớm

Mẹ được chẩn đoán là bị nhau tiền đạo

Cập nhật thông tin chi tiết về Quan Hệ Sau Sinh Mổ Và Những Điều Chị Em Cần Lưu Ý trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!