Bạn đang xem bài viết Polyp Mũi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Polyp mũi là những khối mềm, không đau, không phải ung thư. Chúng phát triển trên niêm mạc mũi xoang (lớp lót bên trong hốc mũi hoặc lòng xoang). Chúng có hình dạng như giọt nước hay chùm nho. Polyp mũi hình thành do quá trình viêm lâu dài của niêm mạc mũi xoang.
Những polyp mũi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng gì. Polyp lớn hay nhiều polyp có thể làm tắc nghẽn (nghẹt) hốc mũi và dẫn tới các vấn đề về hít thở, gây mất ngửi hay thường xuyên nhiễm trùng.
Các polyp mũi mềm và ít gây cảm giác. Nên với những polyp nhỏ, bạn sẽ không có cảm giác gì. Polyp lớn hay nhiều polyp có thể làm tắc nghẽn đường thoát dịch của mũi xoang dẫn đến tích tụ chất nhầy và vi khuẩn. Điều này khiến mũi xoang dễ bị nhiễm trùng hơn.
Những biểu hiện thường gặp của viêm mũi xoang mạn tính có hiện diện polyp mũi bao gồm:
Chảy mũi.
Nghẹt mũi liên tục.
Chảy mũi sau.
Giảm hay mất cảm giác ngửi (mất mùi).
Mất vị giác.
Đau nhức đầu mặt.
Đau nhức răng hàm trên.
Ngáy.
Thường xuyên chảy máu mũi.
Polyp được hình thành tại niêm mạc tiết nhầy trong mũi xoang. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong hốc mũi và các xoang.
Khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguyên nhân gây ra polyp mũi. Người ta cũng chưa giải thích được tại sao quá trình viêm kéo dài khiến polyp hình thành ở người này nhưng không hình thành ở người khác.
Vài bằng chứng cho thấy, người có polyp phát triển thì hệ thống miễn dịch có những đáp ứng khác so với người bình thường. Trong lớp nhầy của họ có chứa các chất khác biệt so với lớp nhầy ở những người không xuất hiện polyp.
Các triệu chứng của dị ứng, bao gồm chảy mũi, hắc hơi và ngứa mũi… làm cho người bệnh có nhiều khả năng hình thành polyp hơn. Viêm xoang cũng đóng vai trò quan trọng trong hình thành polyp.
Bệnh có 4 mức độ sau đây:
Mức độ 1: Khối polyp còn nhỏ, chỉ có thể phát hiện bằng nội soi mũi xoang.
Mức độ 2: Khối polyp phát triển vừa, có thể phát hiện nếu khám mũi bằng đèn Clar (đèn đội đầu trong khám tai mũi họng).
Mức độ 3: Khối polyp to lên và lấp hết hốc mũi. Nó làm nghẹt mũi và gây ảnh hưởng đến việc thở qua mũi, ngửi. Chỉ cần dùng ngón tay nâng đỉnh mũi lên rồi soi gương cũng có thể nhìn thấy dễ dàng.
Mức độ 4: Khối polyp phát triển quá lớn khiến hốc mũi bị lấp kín mít và ló ra ngoài mũi. Lúc này khối polyp hơi đục và chắc, có thể quan sát được rõ ràng.
Bất cứ ai cũng có thể bị, nhưng bệnh thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi. Nam giới mắc bệnh gấp đôi nữ. Trẻ dưới 10 tuổi hiếm khi bị polyp mũi. Nếu có, bác sĩ sẽ khám để tìm các dấu hiệu của bệnh xơ nang ở trẻ.
Điều gì khiến bạn dễ mắc polyp mũi hơn?Bất cứ tình trạng nào làm cho mũi xoang bị kích thích và viêm kéo dài đều làm tăng nguy cơ mắc polyp mũi, ví dụ như nhiễm trùng hay dị ứng.
Viêm mũi dị ứng.
Hen suyễn.
Nhạy cảm thuốc Aspirin.
Viêm xoang.
Các nhiễm trùng cấp hay mạn tính khác tại mũi xoang.
Dị vật trong mũi bị bỏ quên.
Bệnh xơ nang: Là bệnh di truyền dẫn đến làm dày và dính các dịch trong cơ thể, làm dày lớp nhầy niêm mạc mũi xoang.
Hội chứng Churg-Strauss: Một bệnh hiếm gây viêm các mạch máu.
Thiếu vitamin D: Xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ vitamin D.
Polyp mũi lớn hay nhiều polyp mũi có thể ngăn cản dòng không khí và dẫn lưu dịch trong mũi xoang, dẫn đến các hậu quả sau:
Chứng ngưng thở khi ngủ.
Làm bùng phát cơn hen suyễn: Viêm xoang mạn tính kèm polyp mũi có thể khiến bệnh hen nặng hơn và làm cơn hen cấp xuất hiện nhiều hơn.
Nhiễm trùng xoang: Polyp mũi có thể khiến bạn dễ bị mắc viêm xoang tái phát nhiều lần.
Triệu chứng của viêm xoang mạn tính và polyp mũi cũng có thể giống với rất nhiều bệnh lý khác, ví dụ như bệnh cảm thông thường. Bạn nên đến khám bác sĩ nếu các biểu hiện trên kéo dài hơn 10 ngày.
Hãy đến bệnh viện ngay khi bạn có những triệu chứng sau:
Các biểu hiện trên đột ngột xấu đi.
Khó thở dữ dội.
Nhìn đôi (nhìn 1 hình thành 2 hình).
Nhìn mờ hay giảm cử động mắt (khó liếc mắt qua lại hay lên xuống).
Sưng nề nặng quanh mắt.
Đau đầu nhiều hơn kèm với sốt cao hay không thể gập cổ về phía trước.
Khi nào thì bạn cần phẫu thuật và bệnh có các phương pháp điều trị ra sao? Tìm hiểu trong bài viết: Polyp mũi: Có những cách điều trị nào? Khi nào cần phẫu thuật?
Polyp mũi không phải là ung thư. Nó hình thành do niêm mạc mũi xoang bị viêm kéo dài. Triệu chứng của polyp mũi có thể dễ lầm với các bệnh lý thông thường khác. Nếu các biểu hiện nêu trên kéo dài hay các triệu chứng đột ngột nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Dậy Thì Muộn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Dậy thì thường bắt đầu từ 9-14 tuổi đối với con gái, 9-15 tuổi đối với con trai. Tuy nhiên, nếu đã quá tuổi này mà trẻ không dậy thì thì được coi là dậy thì muộn. Muốn biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh lý này, tham khảo ngay nội dung sau.
Tuổi dậy thì thông thường ở nữ giới bắt đầu ở độ tuổi 9 – 14 tuổi, nam giới từ 9 – 15 tuổi, hiện tượng này của cơ thể đánh dấu sự bắt đầu quá trình phát triển hoàn thiện của cơ thể con người.
Sự phát triển chủ yếu tập trung ở cơ quan sinh dục, dưới sự tác động của tuyến yên và vùng dưới đồi, tuyến sinh dục sẽ bắt đầu tăng cường sản xuất những hormone sinh dục (estrogen ở nữ và testosterone ở nam) tác động làm ra các đặc trưng giới tính của cơ thể như phát triển tinh hoàn + cơ nắp ở bé trai, ngực + buồng trứng ở bé gái.
Dậy thì muộn, chậm dậy thì là tình trạng cơ thể không bắt đầu tuổi dậy thì vào đúng thời điểm thông thường. Có nghĩa nếu bé gái hơn 13 – 14 tuổi, bé trai hơn 15 – 16 tuổi mà vẫn chưa có các dấu hiệu đến tuổi dậy thì thì bé đã gặp tình trạng dậy thì muộn.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến có thể là do di truyền, nếu mẹ hoặc bà ngày trước bị dậy thì muộn thì rất có thể trẻ cũng có khả năng bị dậy thì muộn cao hơn. Trường hợp này thì trẻ có thể hoàn toàn yên tâm vì chắc chắn trẻ cũng sẽ dậy thì thôi, chỉ có điều sẽ muộn hơn các bạn khác một chút thôi.
Tiếp đến, hiện tượng dậy thì muộn thường xuất hiện ở những trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn không đủ bữa, ăn thiếu dinh dưỡng hay thường xuyên ăn uống giảm cân sẽ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có thể phát triển được.
Chứng dậy thì muộn cũng có thể gặp ở trẻ bị chứng suy sinh dục, tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) không hoặc ít sản xuất ra hormone. Khi mắc chứng suy sinh dục, trẻ có thể bị suy sinh dục sơ cấp và thứ cấp.
– Suy sinh dục sơ cấp xảy ra khi tuyến yên và vùng dưới đồi ở não có vấn đề, nguyên nhân do rối loạn di truyền (bị hội chứng Klinefelter ở nam, hội chứng Turner ở nữ), rối loạn phát triển, rối loạn tự miễn dịch, bị nhiễm trùng, phẫu thuật, đang xạ trị, hóa trị.
– Trẻ bị suy sinh dục thứ cấp nguyên nhân do bị chấn thương, hội chứng Kaliman, phóng xạ, phẫu thuật/có khối u ở tuyến yên hoặc não.
Với nam giới, khi bắt đầu vào độ tuổi dậy thì trên cằm sẽ bắt đầu xuất hiện râu, vỡ giọng, kích thước bộ phận sinh dục và tinh hoàn sẽ phát triển lớn hơn, nếu đến 14 tuổi rồi mà vẫn không có bất kì dấu hiệu của việc dậy thì được gọi là dậy thì muộn.
Với nữ giới, dậy thì muộn sẽ có dấu hiệu ngực không phát triển khi tới tuổi 13, không có kinh nguyệt trong độ tuổi 16.
Để chẩn đoán, 1 người có đang gặp phải tình trạng dậy thì muộn hay không, các bác sĩ thường kiểm tra mật độ estrogen, testosterone theo từng lứa tuổi, xét nghiệm máu để đo lường mức độ hormone trong máu, chụp X – quang kiểm tra sự phát triển của xương, Siêu âm để kiểm tra buồng trứng, tử cung.
Advertisement
Họ cũng tiến hành phân tích nhiễm sắc thể để loại bỏ nguyên nhân bị rối loạn, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) não kiểm tra hoạt động tuyến yên, xem tiền sử gia đình để tìm xem nguyên nhân có do thói quen ăn uống bất thường, tập thể dục thể thao quá mức dẫn đến sự trì hoãn dậy thì không.
Sau khi xác định nguyên nhân, chẩn đoán chính xác người bệnh bị dậy thì muộn, bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp hormone ngắn hạn để điều trị.
Bác sĩ bổ sung hormone estrogen/progesterone bằng thuốc uống hay gel bôi cho bé gái và tiến hành bổ sung hormone testosterone bằng cách tiêm, dùng miếng dán hoặc gel bôi đối với đối tượng bé trai.
Hội Chứng Chân Không Yên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Hội chứng chân không yên (RLS) là rối loạn do một phần của hệ thống thần kinh gây ra sự thôi thúc di chuyển chân. Bởi vì thường xuất hiện vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ nên nó cũng được coi là rối loạn giấc ngủ.
Những người mắc hội chứng chân không yên có cảm giác khó chịu ở chân (và đôi khi là cánh tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể). Có một sự thôi thúc không thể cưỡng lại để di chuyển chân của họ nhằm làm giảm cảm giác khó chịu này. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, “ngứa”, “châm chích” hoặc “cảm giác côn trùng bò lổm ngổm” ở chân. Các cảm giác thường tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi nằm hoặc ngồi.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dao động từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường tồi tệ hơn vào buổi tối và ban đêm. Đối với một số người, các triệu chứng gây gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng vào ban đêm có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của họ.
Hội chứng chân không yên ảnh hưởng đến 10% dân số Hoa Kỳ. Nó xuất hiện trên cả hai giới, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ em. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng là trung niên trở lên.
Chân không yên thường không được nhận dạng hoặc chẩn đoán sai. Điều này đặc biệt đúng nếu các triệu chứng không liên tục hoặc nhẹ. Sau khi được chẩn đoán chính xác, thường triệu chứng có thể được điều trị thành công.
Hiện tại, nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có nghi ngờ rằng gen đóng vai trò lớn trong sinh bệnh học của hội chứng này. Gần một nửa số người bị hội chứng chân không yên cũng có một thành viên gia đình mắc tình trạng này.
Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính và tình trạng y khoa bao gồm thiếu sắt, bệnh Parkinson, suy thận, tiểu đường và bệnh thần kinh ngoại biên thường xuất hiện các triệu chứng của hội chứng này. Điều trị những tình trạng này thường giúp giảm bớt các triệu chứng.
Thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống co thắt, chống nôn, thuốc chống loạn thần, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm lạnh và dị ứng có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
Thai kỳ: Một số phụ nữ trải qua hội chứng này trong khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng một tháng sau khi sinh.
Các yếu tố khác, bao gồm sử dụng rượu và thiếu ngủ có thể gây ra những triệu chứng hoặc làm cho chúng tồi tệ hơn.
Không có xét nghiệm y khoa nào để chẩn đoán hội chứng chân không yên. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm máu và những xét nghiệm khác để loại trừ các tình trạng khác. Chẩn đoán chính dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân và tiền sử gia đình có các triệu chứng tương tự, sử dụng thuốc, sự hiện diện của các triệu chứng hoặc tình trạng y tế khác, hoặc các vấn đề với việc buồn ngủ ban ngày.
Các phương pháp điều trị RLS không dùng thuốc khác có thể bao gồm:
Mát xa chân.
Tắm nước nóng hoặc đệm sưởi hoặc túi nước đá áp dụng cho chân.
Thói quen ngủ tốt.
Sử dụng miếng đệm rung.
Thuốc có thể hữu ích trong điều trị hội chứng chân không yên, nhưng không phải thuốc đều hữu ích cho tất cả mọi người. Trên thực tế, một loại thuốc làm giảm các triệu chứng ở người này có thể làm chúng tồi tệ hơn ở một người khác. Trong các trường hợp khác, một loại thuốc có thể mất hiệu quả theo thời gian.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị hội chứng chân không yên bao gồm:
Nhóm thuốc dopaminergic tác dụng với chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não được FDA phê chuẩn để điều trị hội chứng chân không yên từ trung bình đến nặng. Những nhóm khác, chẳng hạn như levodopa, cũng có thể được sử dụng.
Benzodiazepines, một nhóm thuốc an thần, có thể được sử dụng để giúp ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, chúng có thể gây buồn ngủ và ngầy ngật vào ban ngày. Thuốc giảm đau trung ương có thể được sử dụng cho trường hợp đau dữ dội.
Thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh cũng có thể có hiệu quả.
Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn hội chứng chân không yên, các phương pháp điều trị hiện tại có thể giúp kiểm soát tình trạng, giảm triệu chứng và cải thiện giấc ngủ. Thuốc phải được sử dụng dưới sự kê toa và kiểm soát của bác sĩ để giảm thiểu các tác dụng phụ.
Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Tránh Và Điều Trị Bạn Nên Biết
Dị ứng thời tiết là hiện tượng rối loạn hệ miễn dịch cơ thể và gây ra những phản ứng trước sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ không khí.
Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi đột ngột thì nhiệt độ trong không khí xuống thấp hay tăng cao sẽ khiến cho thân nhiệt của cơ thể chúng ta không hoạt động kịp và dẫn đến tình trạng rối loạn.
Dị ứng thời tiết có hai trường hợp bao gồm:
Dị ứng thời tiết nóng: Là khi nhiệt độ trong không khí tăng cao đặc biệt là vào khoảng thời gian cao điểm của mùa hè, khi đó cơ thể tiết mồ hôi nhiều và mất nước trong khi da luôn ẩm ướt dễ dẫn đến tình trạng dị ứng.
Dị ứng thời tiết lạnh: Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí xuống thấp hơn 20 độ C vào mùa đông lạnh hay giai đoạn trở gió hanh khô sau đó đi kèm với những biểu hiện dị ứng.
Dị ứng với thời tiết lạnh bao gồm 2 loại là cấp tính và mãn tính. Ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, những biểu hiện mà nó gây ra là những triệu chứng ngứa mũi, nổi mẩn đỏ trên da, gây khó chịu cho người bệnh.
Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp,…
Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí cao sẽ khiến da giảm tiết nhờn và mồ hôi lúc này da sẽ trở nên khô và đóng vảy. Một số thành phần Protein sẽ bị biến đổi và gây ra những biểu hiện khác nhau của dị ứng.
Một số nguy cơ có thể dẫn đến dị ứng thời tiết lạnh hiện nay bao gồm:
Sức đề kháng của cơ thể kém.
Cơ địa dễ phản ứng với nhiệt độ thấp.
Những đối tượng bị các bệnh nền như viêm mũi dị ứng, viêm da,…
Một số loại thực phẩm dễ kích thích dị ứng.
Những người bị dị ứng với thời tiết lạnh thường có các triệu chứng, dấu hiệu như:
Viêm mũi là biểu hiện nhiều người gặp nhất mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Người bị viêm mũi sẽ có triệu chứng bao gồm hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi,…
Nổi mề đay và những mụn nước nhỏ là biểu hiện dễ nhận biết và thường xuất hiện. Lúc này da sẽ nổi những mẩn đỏ gây ngứa ngày, khó chịu khắp cơ thể.
Khó thở xuất hiện ở nhiều bệnh nhân dị ứng thời tiết lạnh. Một số trường hợp có thể thấy tim đập nhanh, tức vùng ngực và cơ thể mệt mỏi. Lúc này cần đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Sử dụng thuốc điều trịBệnh nhân cần đi khám sức khỏe và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý mua thuốc ngoài khi chưa có bất kỳ sự kiểm tra nào từ chuyên gia vì rất dễ khiến cho bệnh nặng và nguy hiểm hơn.
Áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhàMặc dù cần phải mặc đồ dày để giữ ấm nhưng bạn nên mặc quần áo thoải mải, không nên mặc quần áo chật chội.. Phải chú ý đến độ thông thoáng, chất liệu mềm mại dành cho da.
Advertisement
Không nên tiếp xúc với những yếu tố kích thích dễ gây dị ứng như nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng,…
Có chế độ chăm sóc khoa họcBạn có thể bổ sung sức đề kháng cho cơ thể thông qua thực phẩm hàng ngày, nhất là các loại trái cây giàu Vitamin C, rau, củ quả, nước ép,..
Bạn có thể áp dụng một số cách phòng ngừa chứng dị ứng thời tiết lạnh:
Không nên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích thích như đồ thuốc lá, rượu, bia,…
Hạn chế ra ngoài mỗi khi thời tiết chuyển giao mùa, luôn phải giữ ấm cơ thể.
Có chế độ dinh dưỡng và luyện tập thân thể phù hợp.
Bệnh Não Chấn Thương Mãn Tính (Cte): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Suy nghĩ khó khăn (suy giảm nhận thức).
Hành vi bốc đồng.
Trầm cảm hoặc thờ ơ.
Mất trí nhớ ngắn hạn.
Khó khăn trong việc lập kế hoạch và thực hiện công việc (chức năng điều hành).
Cảm xúc không ổn định.
Lạm dụng chất.
Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát.
Các triệu chứng của CTE không xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương đầu. Nhưng các chuyên gia tin rằng triệu chứng có thể khởi phát sau nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau khi bị chấn thương đầu lặp đi lặp lại.
Các dấu hiệu và triệu chứng của CTE khi khám nghiệm tử thi vẫn chưa được biết đầy đủ. Không rõ CTE có thể gây ra loại triệu chứng nào hay tiến triển như thế nào.
Chấn thương đầu tái diễn có khả năng là nguyên nhân gây ra CTE. Các cầu thủ khúc côn cầu và bóng đá, quân nhân ở vùng chiến là trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu về CTE. Các môn thể thao khác và các yếu tố như hoạt động thể chất quá mức cũng có thể dẫn đến chấn thương đầu tái diễn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các vận động viên và những người trải qua chấn thương tái diễn đều tiến triển thành CTE. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ số mới mắc CTE không tăng ở những người bị chấn thương đầu tái diễn.
Người ta cho rằng CTE khiến các vùng của não bị teo đi. Chấn thương ở phần dẫn truyền xung điện thần kinh ảnh hưởng đến sự liên lạc giữa các tế bào.
Những người bị CTE có thể có dấu hiệu của một bệnh thoái hóa thần kinh khác. Chẳng hạn như bệnh Alzheimer, Xơ cứng teo cơ một bên (ALS) – còn gọi là bệnh Lou Gehrig, bệnh Parkinson hoặc bệnh thoái hóa thùy trán trước.
Yếu tố nguy cơ chính của bệnh não chấn thương mãn tính (CTE) được cho là do chấn thương đầu tái diễn. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ vẫn đang được tìm hiểu.
Hiện tại không có cách nào để chẩn đoán CTE. Những người có nguy cơ cao do chấn thương đầu lặp đi lặp lại trong nhiều năm chơi thể thao hoặc trong quân sự có khả năng mắc bệnh. Chẩn đoán cần phải có bằng chứng về sự thoái hóa của nhu mô não, sự lắng động của protein tau và các protein khác trong não. Những bằng chứng này phải được nhìn thấy khi khám nghiệm tử thi.
Một số nhà nghiên cứu đang tích cực tìm kiếm một loại xét nghiệm có thể chẩn đoán người bị CTE khi họ còn sống. Còn những người khác vẫn tiếp tục nghiên cứu não của những người đã chết. Những người có thể đã bị CTE, chẳng hạn như cầu thủ bóng đá.
Các xét nghiệm tâm thần kinh, hình ảnh học sọ não như xét nghiệm MRI chuyên biệt và dấu ấn sinh học để chẩn đoán CTE đang dần có hi vọng. Đặc biệt, hình ảnh học của amyloid và protein tau sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán.
1. PET scansNghiên cứu đang được thực hiện để phát triển các chất đánh dấu nhắm trúng đích và liên kết với protein tau và các protein khác trên PET. Bằng cách sử dụng các loại máy quét và theo dõi này để tìm kiếm sự lắng đọng protein tau trong não của các vận động viên đã về hưu, những người bị chấn thương đầu. PET scans đang còn trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được đưa ra thử nghiệm lâm sàng.
2. Các xét nghiệm khácCó rất ít nghiên cứu về sử dụng huyết tương hoặc dịch não tủy trong việc chẩn đoán diễn tiến lâu dài của CTE. Một số dấu ấn sinh học sử dụng trong nghiên cứu bệnh Alzheimer có thể hữu ích cho CTE.
Vì tình trạng hai bệnh tương tự nhau. Những dấu ấn sinh học này cần phân biệt được thoái hóa não do CTE với chấn thương não ban đầu.
CTE là một bệnh thoái hóa não tiến triển, không có cách điều trị. Cần nhiều nghiên cứu hơn về phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị hiện tại là ngăn ngừa chấn thương đầu. Điều quan trọng là phải cập nhật các khuyến cáo mới nhất trong việc phát hiện và quản lý chấn thương não.
Bệnh não chấn thương mãn tính là một bệnh hiếm gặp và vẫn chưa được hiểu rõ. Thường gặp ở những người có chấn thương đầu lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như vận động viên, người làm trong quân đội. CTE diễn tiến nhiều năm sau những chấn thương đầu tái diễn.
Nếu bạn có các triệu chứng như chấn thương đầu, rối loạn trí nhớ, thay đổi tính tình (lo âu, trầm cảm, dễ kích động), hay có ý định tự tử, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.
Bệnh Ghẻ Nước: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Dứt Điểm
Ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra, hay còn gọi là con ghẻ cái hoặc cái ghẻ. Ghẻ cái có chiều dài 0,3 – 0,5mm màu trắng bẩn, rất khó để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Thời gian từ khi sinh ra đến khi bắt đầu đẻ trứng của ghẻ cái là 20 ngày, khi ký sinh trên da được 3 tháng đẻ được khoảng 150 triệu con. Ghẻ cái thường ký sinh trên vật chủ khoảng 1 tháng sau đó rời đi. Sau khi rời khỏi vật chủ, hẻ cái chỉ sống được vài ngày.
Sau khi giao phối xong ghẻ đực sẽ chết, nên bệnh này do ghẻ cái gây ra bằng cách đào hang ở lớp sừng trên da để đẻ trứng. Giai đoạn ghẻ cái đào hang để đẻ trứng người bệnh cảm thấy rất ngứa. Nếu không chữa trị dứt điểm bệnh ghẻ nước sẽ càng lan rộng và để lại sẹo.
Ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng gây nên
Ghẻ nước có hai đường lây chính như:
Do lây nhiễm trực tiếp: dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như ôm hôn, chăm sóc, nắm tay, quan hệ tình dục,… hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo,…
Do môi trường sống: do sống trong môi trường không sạch sẽ, môi trường ẩm mốc cùng với thói quen ở bẩn rất dễ mắc bệnh ghẻ nước.
Vùng da mỏng như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, chân, cơ quan sinh dục,… xuất hiện những mụn nước có ranh giới rõ ràng, tách biệt với nhau.
Thấy dịch chảy ra từ mụn nước, lấy kim khều có thể phát hiện cái ghẻ.
Các vết xước, vảy da, đỏ da xuất hiện do bệnh nhân gãi khi ngứa hoặc do chà xát. Các vết này có thể gây chàm hoá trên da.
Triệu chứng của ghẻ nước
Khi ngứa ngáy bệnh nhân sẽ gãi và gây nên các vết xước da, và có thể có sẹo thâm đỏ. Bệnh phải chữa trị sớm, nếu không sẽ có các biến chứng như ghẻ nhiễm khuẩn (xuất hiện mụn mủ), bị viêm da (có các mụn đỏ).
Nếu không chữa viêm da sẽ dẫn đến eczema (bệnh chàm), trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp ở nam.
Các dấu hiệu có thể gợi ý bạn có thể đã mắc ghẻ nước như:
Có tiền sử tiếp xúc, hoặc dùng chung đồ dùng với người ghẻ nước.
Xuất hiện các mụn nước tách biệt nhau, có ranh giới rõ ràng, xuất hiện nhiều ở các vùng kẽ ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, các nếp gấp ở chân,…
Các nốt mụn nước khiến cho bạn khó chịu và gãi gây ra các vết đỏ, ngứa hoặc vảy da.
Nếu môi trường sống không vệ sinh và bạn nghi ngờ rằng mình bị ghẻ nước, có thể đến bác sĩ để có được chẩn đoán phù hợp nhất.
Dựa vào đặc điểm mụn nước trên da để chẩn đoán bệnh
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩNgứa xảy ra liên tục, khiến người bệnh không thể chịu được, ngứa có thể tăng lên vào ban đêm.
Tình trạng ngứa kéo dài khiến người bệnh không thể ngủ được, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Xuất nhiều nhiều sẩn, mụn nước, các vết gãi khắp thân người.
Các triệu chứng kéo dài từ 3 – 6 tuần không khỏi.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nơi khám các bệnh da liễu uy tín
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu chúng tôi Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai,…
Dùng thuốcD.E.P: là chất lỏng không màu, không mùi, sánh, an toàn cho làn da và tuyệt đối không gây kích ứng da. Chỉ bôi lên vết thương, không bôi lên vùng xung quanh, không bôi vùng niêm mạc như lợi, lưỡi hay để dính vào mắt. Sử dụng thuốc mỗi ngày 2-3 lần và thực hiện liên tục 3 ngày. Nên tắm sạch (xát mạnh xà phòng vào nốt ghẻ và rửa sạch), lau khô trước khi bôi thuốc.
Kem (Crotamiton 100mg/g) trị ghẻ và sẩn ngứa: nếu để điều trị ngứa, bôi 2 – 3 lần/ngày lên chỗ ngứa cho đến khi hết ngứa. Nếu để điều trị ghẻ thì bôi 1 lần vào buổi tối trong 3 – 5 ngày, tắm trước khi bôi giúp cho các vết ghẻ ngứa nhanh chóng biến mất và không để lại hư tổn trên bề mặt da.
Dầu Benzyl benzoat: bôi lên vùng tổn thương trừ đầu và mặt và đến ngày thứ 3 tắm sạch sẽ bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Bôi liên tục giúp các tinh chất từ dầu Benzyl benzoate thấm sâu vào ổ bệnh ghẻ giúp trị tận gốc cái ghẻ gây bệnh.
Ivermectin: dùng với liều lượng 200 µg/kg, liều duy nhất, có thể nhắc lại sau 10-14 ngày.
Lưu ý: người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc này.
Mẹo dân gianCác loại lá như lá ba chạc, lá xà cừ, lá đào,… hay được dân gian khuyên dùng để chữa ghẻ nước. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kỹ các bài thuốc này, do chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tính hiệu quả.
Dùng nước muối pha: có tác dụng làm sạch, vệ sinh vùng da ghẻ nước, tránh nhiễm trùng hoặc gây ra biến chứng chàm hóa. Nước muối không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ra ghẻ nước.
Dùng nước muối để tắm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng
Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước bẩn, mùa mưa hạn chế đi lại khi bị ngập lụt tránh nguy cơ mắc ghẻ nước.
Giặt quần áo sạch sẽ, tránh để ẩm mốc khi đi mưa về. Hạn chế mang giày nếu có đi giày sau khi về phải giặt rửa sạch sẽ, không đi tất khi chưa khô hẳn để tránh môi trường ẩm mốc làm ghẻ kí sinh.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng tắm mỗi ngày, nhất là khi đi ngoài đường về hay tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa.
Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong gia đình, đồ dùng cá nhân hay sử dụng, tiếp xúc.
Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: khăn lau, quần áo, chăn, màn. Tránh tiếp xúc da kề da, hoặc ở quá gần người bệnh.
Trong gia đình có người bệnh nên chữa trị chung để tránh tình trạng lây chéo.
Advertisement
Chú ý thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn màn, quần áo bằng nước nóng và phơi ngoài nắng để trừ các tác nhân gây nên bệnh.
Giữ môi trường sống sạch sẽ
Người bệnh tránh cào gãi, chà xát gây trầy xước dễ nhiễm trùng da, lây lan bệnh.
Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị, tránh trường hợp chẩn đoán sai bệnh làm bệnh càng thêm nặng.
Không tự ý mua thuốc về điều trị bệnh do không thể nắm rõ được liều lượng cũng như cách dùng với từng mức độ của bệnh ghẻ nước.
Với thuốc bôi dạng kem chữa bệnh ghẻ nước, nên bôi trên diện rộng và bôi trước lúc đi ngủ vào ban đêm.
XEM THÊM:
Viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ghẻ tránh tái phát
Cách trị ghẻ ngứa bằng nguyên liệu tự nhiên không tác dụng phụ
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Cập nhật thông tin chi tiết về Polyp Mũi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!