Xu Hướng 10/2023 # Nôn (Ói): Nguyên Nhân Thường Hay Gặp Ở Trẻ Nhỏ # Top 15 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nôn (Ói): Nguyên Nhân Thường Hay Gặp Ở Trẻ Nhỏ # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nôn (Ói): Nguyên Nhân Thường Hay Gặp Ở Trẻ Nhỏ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nôn hay ói là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em. Nôn có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Đôi khi cảm lạnh thông thường vẫn có thể gây nôn ở trẻ em. Ngoài ra, các bệnh nghiêm trọng mà bạn cần theo dõi sát khi trẻ nôn như viêm ruột thừa hoặc viêm màng não. Vậy những nguyên nhân khiến trẻ thường hay nôn (ói) là gì? Cách chăm sóc trẻ như thế nào? Cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh tìm hiểu qua bài viết sau.

Nôn là sự làm trống thức ăn có trong trong dạ dày. Đây được xem như là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi cần tống xuất những gì khiến trẻ khó chịu. Mức độ có thể dựa vào số lần:

Nhẹ: 1-2 lần/ngày.

Trung bình: 3-7 lần/ngày.

Nặng: Nôn tất cả mọi thứ hoặc ít nhất trên 8 lần/ngày.

Tuy nhiên, sau đó trẻ thường có xu hướng giảm số lần nôn hơn. Điều quan trọng mà bạn cần chú ý đến nguy hiểm chính của nôn là dấu hiệu mất nước.

Lượng nước tiểu giảm. Trẻ không đi tiểu trong hơn 12 giờ hoặc với lượng rất ít. Màu sắc của nước tiểu vàng sậm giống nước trà đặc. Đây là một trong những triệu chứng xảy ra sớm khi trẻ bắt đầu mất nước.

Môi khô nứt, giảm tiết nước bọt. Mắt trũng sâu vào trong.

Nhiễm trùng tiêu hóa được xem là một trong những nguyên nhân chính. Có thể là do trẻ nhiễm virus như Rotavirus hoặc vi trùng. Bệnh bắt đầu với triệu chứng nôn. Tiêu phân vàng lỏng theo sau trong vòng 12 đến 24 giờ. Đa số có thể tự cải thiện với thuốc điều trị hỗ trợ và chăm sóc vệ sinh an toàn cho trẻ.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây nôn và tiêu chảy nhanh chóng trong vài giờ sau khi ăn thực phẩm không được chế biến an toàn. Nguyên nhân là do độc tố từ vi trùng phát triển ở trong thực phẩm bảo quản quá lâu. 

Ho nhiều cũng có thể khiến con bạn nôn. Đó là phản xạ hoàn toàn bình thường.

Dinh dưỡng

Cung cấp thêm nước cho trẻ trong 8 giờ: Bạn nên cho trẻ uống với số lượng nhỏ thường xuyên. Ngoài nước lọc, bạn có thể cho trẻ uống thêm ORS. Nếu trẻ vẫn còn nôn, tạm thời cho trẻ nghỉ 5 phút. Sau đó, đút muỗng chậm với lượng ít từ từ. Nếu sau 4 giờ, trẻ không nôn thêm, bạn có thể tăng số lượng nước cho trẻ uống. Sau 8 giờ mà trẻ hết nôn, có thể cho trẻ ăn uống trở lại bình thường.  

Nếu trẻ nôn quá 12 giờ, bạn nên ngừng cho trẻ uống nước. Thay vào đó, bạn nên chuyển sang cho trẻ uống dung dịch ORS. 

Thuốc

Ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn và không cần thiết cho trẻ. Tốt nhất chỉ nên uống thuốc theo toa của Bác sĩ. Vì trẻ đang nôn nên việc uống thuốc cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Nghỉ ngơi

Bạn hãy cho trẻ đi ngủ trong vài giờ. Bởi vì giấc ngủ thường làm trống dạ dày và giảm số lần trẻ nôn.  

Giữ vệ sinh

Quan trọng là bạn cần rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc với chất nôn hoặc thay tã cho trẻ. Nếu trẻ lớn, bạn nên dạy trẻ rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh.

Nôn do bệnh lí nhiễm siêu vi thường cải thiện sau 12 đến 24 giờ. Trẻ có thể vẫn còn nôn 1-2 lần/ngày và buồn nôn đến 3 ngày. Triệu chứng tiêu phân lỏng cũng dừng sau khi trẻ hết nôn. Đây là diễn tiến hoàn toàn bình thường. 

Đối với nôn kèm theo tiêu chảy, nếu con bạn vẫn không thể giảm các triệu chứng này dù bạn đã làm theo hướng dẫn trên, hãy đưa trẻ đến khám Bác sĩ. Bởi vì trẻ đang có nguy cơ mất nước nếu không điều trị kịp thời. Trong thời gian bệnh, trẻ nên nghỉ ngơi ở nhà. Ngoài việc cần chăm sóc và theo dõi sát, đó cũng là cách giảm lây bệnh cho những trẻ khác ở trường. Con bạn có thể trở lại trường học sau khi hết nôn và sốt.

Đưa trẻ đến khám Bác sĩ nếu có những vấn đề sau:

Nôn ra nước hay chất lỏng trong hơn 8 giờ, nôn ra máu.

Nôn vẫn còn sau hơn 24 giờ.  

Có dấu hiệu mất nước.

Tiêu chảy nhiều hơn hoặc có máu trong phân.

Đau bụng xuất hiện và không có xu hướng giảm.

Chính bạn là người hiểu rõ con mình nhất. Vì vậy, hãy tin vào bản năng làm cha mẹ của bạn nếu con bạn có vẻ không ổn. Những dấu hiệu quan trọng ở trẻ cần theo dõi sát bởi cha mẹ và điều trị an toàn bởi Bác sĩ sẽ giúp trẻ tránh những biến chứng không mong muốn.

6 Sự Cố Thường Gặp Ở Nồi Áp Suất Điện Tử – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Núm vặn không trả về 0

Nguyên nhân

Bạn cần để ý, đối với những nồi điều khiển bằng núm vặn nếu sau khi có thông báo (bằng đèn hoặc bằng tiếng kêu) kết thúc quá trình nấu và rút điện nồi áp suất, mà núm vặn không quay về số 0 thì nó đã bị hỏng.

Cách khắc phục

Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng mà bạn đã mua sản phẩm để họ kịp thời hỗ trợ sớm nhất.

Nồi áp suất điện Supor SPC50YA310VN 5.0 lít

Nắp nồi áp suất điện tử bị hở, có hiện tượng xì hơi

Nguyên nhân

Trong quá trình nấu đồ ăn bằng nồi áp suất điện bạn sẽ thấy hơi nước thoát ra từ nắp nồi trong khi nồi chỉ hơi nóng. Nguyên nhân ở đây có thể là do:

Miếng đệm cao su dưới nắp lắp không đúng.

Thức ăn bám ở nắp hay thành nồi làm nắp không đậy kín được.

Cũng có thể do bạn đậy nắp không kín khi sử dụng.

Cách khắc phục

Trước hết, bạn hãy rút phích cắm điện ra, bạn nên đợi nồi hơi nguội để hạn chế bị bỏng.

Kiểm tra xem đệm cao su lắp đã đúng khớp hay chưa, trên nắp nồi có bị dính thứ gì lạ làm nắp không đậy được hay không. Nếu có thì bạn hãy tiến hành vệ sinh thật kỹ sau đó đậy kín nắp nồi lại là được.

Nồi hầm dưỡng sinh Kangaroo KG3SC1 3 lít

Nắp nồi không mở được

Nguyên nhân:

Bạn không tài nào mở được nắp nồi áp suất dù nồi đã nguội và van cũng xả xong, trường hợp này xảy ra là do van thoát hơi của nồi bị bẩn không hạ xuống khi xả áp.

Cách khắc phục:

Việc đầu tiên bạn cần quan tâm đến chính là không nên dùng sức mở mạnh nắp nồi ra, vì có thể nồi chưa xả hết áp suất sẽ gây bỏng khi bạn cố gắng mở.

Gặp phải trường hợp này bạn hãy dùng một thanh mỏng, dài như đũa, sau đó đẩy nhẹ van để nó hạ xuống, như thế bạn có thể mở nắp được bình thường.

Nắp nồi áp suất khó đóng lại

Nguyên nhân

Nếu nắp nồi áp suất không đóng được có thể nguyên nhân do vị trí lắp vòng đệm cao su của nắp chưa đúng, bị chênh lệch khiến nắp khó đóng lại hoặc có thể do cần đẩy bị kẹt bởi van xả áp.

Cách khắc phục

Cách đơn giản để khắc phục khi gặp phải tình trạng này chính là đẩy nhẹ nhàng, cần đẩy qua lại đến khi nào chúng hoạt động bình thường. Tiếp đến, bạn hãy tháo vòng đệm ra và lắp lại cho đúng với khớp, lúc này việc đóng nắp sẽ dễ dàng và an toàn hơn.

Van xả áp không nổi lên

Nguyên nhân:

Bạn thấy van xả áp không nổi lên dù nồi đã cho thức ăn và nước vào. Nguyên nhân có thể là do nước trong nồi không đủ để van nổi lên hoặc do nắp nồi bị thoát hơi dù đã đậy kín

Advertisement

Cách khắc phục: 

Gặp phải trường hợp này có 2 cách bạn cần phải khắc phục đó là:

Nếu van xả áp không nổi lên vậy thì bạn hãy cho thêm thức ăn và nước vào cho đến khi van xả nổi.

Nếu nắp bị xì hơi vậy thì bạn phải đưa đến nơi mua hàng để bảo hành (trong thời gian bảo hành) hoặc mang đến trung tâm uy tín để sửa chữa.

Van xả áp hở, nhanh thoát hơi

Nguyên nhân:

Nếu trong thời gian sử dụng nồi, tại van thoát hơi bạn nghe thấy có tiếng xả hơi nước và ngày càng to hơn, thì chắc hẳn nồi áp suất của bạn gặp phải tình trạng van xả áp hở, nhanh thoát hơi.

Đây là hiện tượng van bị hở do vòng đệm cao su của nắp nồi bị bám thức ăn, lắp không đúng khớp hoặc bị hỏng, không thể giữ được áp suất trong nồi.

Cách khắc phục:

Bạn tháo vòng đệm ở nắp nồi và kiểm tra xem có thức ăn bám vào hay không, nếu có hãy vệ sinh sạch và lắp lại đúng khớp. Không nên để vòng đệm bị bám bẩn hoặc thức ăn quá lâu vì như thế sẽ dễ bị hư hỏng.

Khi kiểm tra nếu bạn thấy miếng đệm bị hư không thể lắp lại được, vậy thì bạn cần mua miếng mới để thay.

Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Rụng Tóc Vành Khăn Ở Trẻ Nhỏ

Chứng rụng tóc vành khăn là gì?

Đây là hiện tượng rụng nhiều tóc của bé ở phần phía sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu.

Rụng tóc vành khăn còn xuất hiện ở những người bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Vì vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong sự phát triển của lông, tóc, móng.

Nếu trẻ thiếu vitamin D, chân tóc thường bị yếu và dễ rụng vì vậy khi cho bé nằm xuống, phần đầu sẽ cọ xát với gối, chiếu sẽ bị rụng thành vành nên được gọi là rụng tóc vành khăn.

Ngày nay, tỉ lệ trẻ bị rụng tóc vành khăn tương đối cao, ở Viện dinh dưỡng Quốc gia cứ 10 trẻ em đến khám thì có 3-4 bé bị rụng tóc vành khăn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rụng tóc vành khăn

Trẻ em bị rụng tóc vành khăn thường là bị phía sau đầu, rụng tóc thành hình vành khăn hoặc rụng rất nhiều theo từng mảng khắp da đầu kèm theo các dấu hiệu như:

Em bé ngủ không sâu giấc, quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân.

Khi ngủ dễ bị giật mình và đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm (nhiều mồ hôi trộm).

Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn? Trẻ bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?

Nếu trẻ em bị rụng tóc hình vành khăn đã được bố mẹ đưa trẻ đi khám và kết quả không bị thiếu canxi, thì lúc này nên cân nhắc đến một số nguyên nhân khác gây rụng tóc như là:

Tóc mỏng và nằm nhiều: Hầu hết thời gian của bé là nằm ngửa vậy nên vùng da đầu phía sau sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài làm cho tóc khó mọc hơn. Đặc biệt với những trẻ có sợi tóc mảnh, dễ rụng thì thường xảy ra tình trạng này hơn.

Tác dụng phụ của thuốc: Khi trẻ mới bị ốm và cần sử dụng một số loại thuốc thì cũng là nguyên nhân bị rụng tóc.

Nấm da đầu: Nếu trẻ có những mảng da đầu trống, không mọc tóc thì có thể mắc phải một vài dạng nấm. Nấm da đầu thường sẽ kéo dài và lây sang các vùng da khác trên cơ thể vậy nên các bố mẹ không nên bỏ qua tình trạng này.

Hiện nay, rụng tóc vành khăn ở trẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để biết chắc chắn trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải mắc bệnh còi xương hay không thì các bố mẹ cần phải đưa bé đi khám dinh dưỡng hoặc thử máu (nếu cần) để tìm ra giải pháp đúng đắn, kịp thời cho trẻ.

Cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ

Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn, phụ huynh nên bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: Kẽm, sắt, vitamin C, vitamin D, canxi kịp thời thì tóc sẽ mọc trở lại và trẻ phát triển tốt hơn.

Nếu có điều kiện, các bố mẹ nên cho trẻ được khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu giúp ngăn ngừa rụng tóc.

Cách bổ sung vitamin D tốt và phù hợp cho trẻ

Để bổ sung vitamin D cho trẻ có những cách sau đây:

Cho trẻ uống liều cao trong 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Khi vitamin D vào cơ thể sẽ bị giữ lại ở gan và được điều tiết để cơ thể phát triển bình thường, khoẻ mạnh.

Tùy theo từng lứa tuổi mà cho trẻ uống vitamin D mỗi ngày theo các đơn vị khác nhau (từ 400 – 800 đơn vị/ ngày)

Trẻ có thể bổ sung vitamin D bằng cách được tắm nắng. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý phải tắm nắng đúng cách cho con trong khoảng thời gian từ 9h-10h sáng và chỉ tắm từ 10-15 phút.

Người Trẻ Tuổi Thường Gặp Những Khó Khăn Gì Khi Du Lịch Nước Ngoài?

Nhu cầu du lịch của du khách Việt Nam nói chúng và các bạn trẻ nói riêng ngày càng tăng cao. Nếu đã thăm quan hết các điểm du lịch nổi tiếng trong nước, thì sao bạn không thử một chuyến du lịch ra nước ngoài nhỉ?

Các vấn đề về tài chính

Tài chính là phần đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định sự thành công của toàn bộ chuyến du lịch bao gồm phí ăn ở, đi lại, mua sắm, tỷ giá ngoại tệ, các chi phí phát sinh.

Trước tiên, bạn cần lên danh sách những khoản cần chi cho một du lịch nước ngoài. Các khoản chi phí cơ bản sẽ bao gồm:

Sự an toàn

An toàn cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên cập nhật tin tức về địa điểm bạn dự định sẽ tới du lịch, nhất là với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông trên Internet hiện nay, điều này khá dễ dàng.

Nếu đi du lịch nước ngoài một mình hoặc cùng một nhóm bạn, bạn nên chọn những địa điểm du lịch thật sự an toàn, cũng như tránh tham gia các hoạt động quá mạo hiểm hoặc có tính chất rủi ro cao. Bất kỳ hành động tự phát nào cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà bạn không thể lường trước được. Không ai muốn chuyến du lịch của mình trở thành một kỷ niệm đáng sợ đúng không?

Nếu bạn đi du lịch tới các nước có những bất ổn về chính trị, xin lưu ý các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân. Tránh đi vào những khu vực thường xảy ra xung đột vũ trang. Bạn cũng có thể hỏi những người dân ở địa phương để có thêm những lời khuyên hữu ích.

Các thủ tục visa đi nước ngoài

Các thủ tục xin visa sẽ là một trong những thử thách khó khăn phải vượt qua, đặc biệt đối với những bạn trẻ chưa có tài chính vững mạnh, lịch sử đi lại yếu và có sự ràng buộc không chắc chắn ở Việt Nam. Nguyên nhân là do đây là các điều kiện bắt buộc khi xin visa. Để xin visa nước ngoài, bạn buộc phải có giấy tờ chứng minh tài chính. Mức chứng minh tài sản nhiều hay ít phụ thuộc vào quy định của từng nước. Nhưng nhìn chung đối với các bạn trẻ mới tốt nghiệp ra trường thì đây quả là một điều khó khăn vì trong tay các bạn không có quá nhiều tài sản.

Ngoài ra nếu là lần đầu bạn xin visa du lịch nước ngoài, việc phải tìm hiểu tới đâu để xin visa, các giấy tờ xin visa bao gồm những gì, quy trình cấp visa như thế nào, lệ phí cấp visa là bao nhiêu chắc chắc khiến không ít người đau đầu. Cách duy nhất là tự mình tìm hiểu các quy định trên các trang web chính thức của các lãnh sự quán của nước mà định tới du lịch để nắm được các thông tin cần thiết, sau đó chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ đúng theo quy định.

Tiếp nhận sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa và ẩm thực

Mỗi quốc gia có nét đặc trưng riêng về văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực nên sự xung đột về những mặt này giữa quốc gia của bạn và nơi bạn sẽ tới du lịch là điều không thể tránh khỏi. Bạn cần chuẩn bị tâm lý để ứng phó với những điều này trong suốt chuyến đi. Và cách tốt nhất vẫn là chủ động tìm hiểu các thông tin trên sách báo và Internet.

Bạn nên tìm hiểu trước và ghi nhớ những điều nên và không nên làm tại quốc gia mà bạn chuẩn bị tới du lịch. Bạn cũng nên học một vài câu giao tiếp cơ bản bằng tiếng bản địa nếu có thể. Đây sẽ là cách bạn ghi điểm trong mắt người dân địa phương và sẽ dễ dàng hơn trong trường hợp bạn cần sự giúp đỡ từ họ. Hoặc không, bạn có thể trau dồi vốn tiếng Anh của mình, vì hiện nay, tiếng Anh là một ngôn ngữ khá thông dụng.

Tới một quốc gia mà không thưởng thức ẩm thực địa phương thì có vẻ hơi thiếu sót. Tuy nhiên nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa thì cũng nên lưu ý khi chọn các đặc sản địa phương để thưởng thức. Ngoài ra, trong mỗi chuyến đi bạn nên mang theo một số loại thuốc tiêu hóa thông dụng để sử dụng khi cần thiết.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần được lưu ý. Bạn có thể tham khảo trước chuyến đi để nắm được những địa điểm bán đồ ăn ngon và đảm bảo vệ sinh trong khu vực bạn đến du lịch. Lưu những thông tin này vào sổ tay cá nhân rồi mang theo bên người bởi chúng chắc chắn sẽ rất hữu ích đấy!

Lựa chọn điểm đến và lịch trình

Đăng bởi: Thái Ngọc Hân

Từ khoá: Người trẻ tuổi thường gặp những khó khăn gì khi du lịch nước ngoài?

Đái Dầm Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Dứt Điểm

Đái dầm khá phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ tè dầm khi 5 tuổi và có đến 10% trẻ vẫn còn khi lên 7 tuổi. Ở những độ tuổi lớn hơn, tỉ lệ này giảm chỉ còn từ 1% đến 3%. Điều thú vị là, bé trai có tỷ lệ tè dầm cao gấp 2 lần bé gái.

Có 2 loại đái dầm, đó là:

Đái dầm nguyên phát: trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu và thường tè dầm về đêm;

Đái dầm thứ phát: trẻ đã không còn tè dầm ít nhất 6 tháng nhưng bây giờ bị lại.

Trong đó, đái dầm nguyên phát thường gặp nhiều hơn. Đái dầm thứ phát ít gặp nhưng thường xảy ra ở trẻ lớn tuổi và nên được đưa đi khám bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe như: nhiễm trùng tiểu, vấn đề thần kinh, căng thẳng,…

Nguyên nhân

Mặc dù nguyên nhân tại vẫn chưa được biết rõ, người ta cho rằng đây là do sự chậm phát triển của ít nhất một trong ba yếu tố sau:

Bàng quang: bàng quang đầy nước tiểu khi ngủ;

Thận: sản xuất nhiều nước tiểu trong đêm;

Não: khó thức dậy khi đang ngủ.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, sự liên kết giữa não bộ và bàng quang chưa được hình thành đầy đủ. Do đó, bàng quang sẽ thải nước tiểu bất cứ khi nào bị đầy. Khi trẻ lớn hơn, sự liên kết này phát triển, giúp não bộ kiểm soát bàng quang tốt hơn. Chính vì vậy mà tè dầm sẽ giảm dần theo lứa tuổi.

Bên cạnh đó, não bộ kiểm soát bàng quang dễ hơn vào ban ngày và phải mất nhiều thời gian sau mới có thể kiểm soát vào ban đêm. Do đó, trẻ thường bị đái dầm vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.

Những yếu tố nguy cơ

Di truyền: nếu cha/mẹ sau 5 tuổi vẫn tè dầm thì khoảng 40% trẻ sẽ bị tương tự. Nếu cả cha và mẹ đều tè dầm khi còn nhỏ thì tỉ lệ này lên đến 70%.

Căng thẳng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đái dầm thứ phát. Điều trị căng thẳng có thể loại bỏ được trẻ tè dầm.

Ngủ sâu: đây có thể là một phần của sự phát triển bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, cũng có thể do trẻ ngủ quá ít giờ, chất lượng giấc ngủ kém.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Trong một số ít trường hợp, đái dầm xảy ra do trẻ bị ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy.

Táo bón: Bàng quang và ruột nằm rất gần nhau. Táo bón có thể kích thích bàng quang, làm mất kiểm soát bàng quang. Ở những trường hợp này, điều trị táo bón là bước đầu tiên trong điều trị trẻ tè dầm.

Bệnh lý thận, bàng quang: những trường hợp này trẻ thường đái dầm cả ban ngày và ban đêm. Đồng thời trẻ có thể có thêm các triệu chứng khác như: đau khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt.

Bệnh thần kinh: Nếu như con bạn có các triệu chứng khác như tê, đau ở chân, yếu chân, thì cần xem xét các vấn đề về cột sống. Tuy nhiên, đây là một nguyên nhân rất hiếm gặp của đái dầm.

Thuốc: một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ tè dầm ở trẻ.

Những bệnh lý khác: tiểu đường, tăng động, giảm chú ý cũng có thể gây đái dầm ở trẻ em.

Đái dầm có thể tác động đến cảm xúc của cả trẻ và bố mẹ.

Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, lo lắng hoặc tự ti. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, cũng như việc học của bé. Trẻ hay đái dầm có thể ngại đi chơi xa, không dám ngủ ở nhà bạn. Thậm chí, anh chị em của bé có thể phải ngủ riêng. Bố mẹ ngày nào cũng phải lau chùi phòng, giường nệm và quần áo bé.

Điều rất quan trọng cần nhớ là, đây không phải là lỗi của con bạn. Trẻ không thể kiểm soát được việc này. Bố mẹ và bạn bè không nên xấu hổ, trêu chọc hay la mắng bé. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể thử các cách sau để giúp đỡ trẻ.

Chuông báo động đi tiểu

Nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa số trẻ sử dụng chuông báo đi tiểu sẽ giúp trẻ hạn chế đái dầm sau một vài tuần.

Chuông sẽ báo động hoặc rung khi đồ lót của trẻ bị ướt. Theo thời gian, não bộ sẽ được huấn luyện khi nào trẻ cần đi tiểu. Phương pháp này cần có sự tham gia tích cực của bố mẹ để đảm bảo trẻ tỉnh giấc hoàn toàn và đi vệ sinh khi chuông báo kêu.

Thuốc

Thuốc được dùng đầu tiên là Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tiết nước tiểu, tránh tè dầm ban đêm.

Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinine. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu tốt hơn và giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.

Rối Loạn Khứu Giác: Bệnh Lý Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi

1. Mất khứu do viêm nhiễm

Nguyên nhân thường gặp của mất khứu vĩnh viễn là viêm nhiễm đường hô hấp trên nghiêm trọng. Siêu vi (virus) làm tổn thương lớp tế bào thần kinh trong hốc mũi. Nguyên nhân này hiếm thấy ở người dưới 45 tuổi. Tình trạng mất khứu thường xảy ra ở nam sớm hơn nữ. Biểu hiện của tình trạng này làm người cao tuổi thường than phiền thức ăn không có mùi vị gì. Đó cũng được xem như nguyên nhân lớn gây tử vong ở người cao tuổi do hít hơi độc. 

Một số trường hợp mất khứu ở tuổi cao do mảnh sàng trở nên cứng hơn, gây ra cản trở sợi thần kinh khứu giác đi xuyên qua để lên não. 

2. Mất khứu do chấn thương

Nguyên nhân thường thấy thứ hai: rối loạn khứu giác sau chấn thương đầu. Khoảng 7 – 5% bệnh nhân bị chấn thương đầu gây giảm khứu nặng hoặc mất hẳn khứu giác. Đa số những ca này do mảnh sàng bị vỡ, làm đứt đoạn sợi thần kinh khứu giác. 

Đụng dập não cũng có thể gây ra rối loạn khứu. Một số người có thể hồi phục khứu sau khi điều trị máu tụ hay tình trạng phù não giảm đi. 

3. Giảm khứu kéo dài do bệnh mũi xoang mạn tính

Nguyên nhân thứ ba gây mất khứu kéo dài là bệnh lý ở mũi xoang như pô-líp hay phản ứng viêm do dị ứng. Điều này được giải thích đơn giản như sau: cùng với tình trạng nghẹt mũi của người bệnh thì các phân tử mùi bay trong không khí sẽ không vào được vùng khứu giác.

Với những trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ pô-líp mũi hoặc dùng thuốc kháng viêm dạng xịt tại mũi theo chỉ định của bác sĩ có thể cải thiện tình trạng ngửi mùi. Tuy nhiên, tình trạng viêm mũi xoang mạn tính có thể gây mất khứu vĩnh viễn ở một người hoàn toàn khỏe mạnh. 

Ngoài ra, tình trạng rối loạn khứu giác ở người cao tuổi còn có nhiều nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như:

Bẩm sinh.

U màng não vùng rãnh khứu, u não thùy trán.

Sau xạ trị ung bướu.

Suy dinh dưỡng hay rối loạn dinh dưỡng trong xơ gan, thiếu vitamin B1.

Bệnh nội tiết như: bệnh Addison, đái tháo đường, hội chứng Kallmann.

Động kinh.

Bệnh suy thận mạn.

Ngày nay, với khả năng đánh giá khả năng khứu giác với nhiều thử nghiệm đủ tiêu chuẩn. Chúng ta có thể biết triệu chứng khứu giác trong các bệnh thần kinh, tâm thần.

Bệnh tâm thần có thể làm giảm khả năng khứu giác của bệnh nhân như trong tâm thần phân liệt. Những bảng điểm đo lường khách quan khả năng phân biệt mùi theo diễn biến bệnh giúp bác sĩ điều trị đánh giá được bệnh nhân đang trong giai đoạn kịch phát hay lui bệnh.

Khoảng 90% bệnh nhân Parkinson vì những lý do chưa rõ, bị mất khứu còn nhiều hơn triệu chứng run điển hình của bệnh. Mất khứu trong bệnh này không đáp ứng điều trị cũng không thay đổi theo thời gian. 

Ở người cao tuổi, hai bệnh khó phân biệt nhất là bệnh Alzheimer với trầm cảm. Nhưng gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy dùng thử nghiệm nhận dạng mùi 3 hạng mục rất hiệu quả. Thử nghiệm trên 1604 bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên, cho thấy có thể tiên đoán được mức suy thoái tri giác trước 2 năm. 

Tính chất: mất khứu, giảm khứu, ảo khứu, loạn khứu?

Tiền sử mắc các bệnh lý nội khoa khác?

Đã dùng thuốc gì trước đó?

Bác sĩ sẽ khám, có thể kết hợp với nội soi Tai Mũi Họng, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để tìm các bệnh lý xoang hay khối u trong não. Đồng thời thử nghiệm nhận dạng mùi trên bệnh nhân và thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác tùy tình trạng bệnh nhân.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể được khám tâm thần hoặc thử nghiệm bệnh lý tâm thần kinh khác…

Cơ quan khứu giác đem đến nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta. Từ việc cảm nhận mùi thức ăn hay hương thơm… Khứu giác còn có chức năng bảo vệ khi nó giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện được những nguy hiểm gần kề như mùi khí ga rò rĩ, mùi xăng chảy, mùi khói độc… Vậy nên, sẽ rất nguy hiểm nếu cơ quan này bị tổn thương.

Rối loạn khứu giác ở người cao tuổi còn biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, một khi chúng ta cảm thấy có vấn đề khi ngửi mùi, hay nghe than phiền từ ông bà, cha mẹ, hãy nhanh chóng đưa họ đến khám để được điều trị sớm nhất. 

Cập nhật thông tin chi tiết về Nôn (Ói): Nguyên Nhân Thường Hay Gặp Ở Trẻ Nhỏ trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!