Xu Hướng 10/2023 # Mụn Nhọt Ở Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 11 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Mụn Nhọt Ở Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mụn Nhọt Ở Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của mụn nhọt ở mông. Staphylococcus aureus thường là tác nhân dẫn đến mụn nhọt. Chúng thường sống trên da hoặc bên trong mũi.1

Các nếp gấp trên da là vị trí thường xuyên xuất hiện mụn nhọt. Những vùng cơ thể có lông, đổ mồ hôi hay bị cọ sát cũng rất dễ nổi mụn nhọt.

Một số yếu tố có thể khiến một người dễ bị mụn nhọt bao gồm:

Tiếp xúc với người bị mụn nhọt: MRSA và các vi khuẩn kháng thuốc khác có thể truyền từ người này sang người khác. Điều này rất dễ xảy ra trong bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, nơi có nhiều người bị bệnh.

Đã từng xuất hiện nhọt trước đây: Mụn nhọt xuất hiện trở lại là điều rất bình thường. Nhọt tái phát từ 3 lần trở lên trong vòng 12 tháng. Nhọt tái phát phổ biến nhất là do vi khuẩn MRSA gây ra.

Bệnh chàm, bệnh vẩy nến:  Điều này cho phép vi khuẩn xâm nhập vào các mô da sâu hơn.

Bệnh thận.

Đái tháo đường.

Vệ sinh cá nhân kém.

Béo phì.

HIV và các tình trạng suy giảm miễn dịch khác.

Mụn nhọt ở mông là một cục u nổi lên và có thể kèm theo những biểu hiện sau:2

Vùng da xung quanh trở nên đỏ.

Sưng lên.

Mềm.

Đau đớn.

Nhiệt độ cao hơn ở vùng da bị nhọt.

Xuất hiện đầy mủ.

Nhọt thường xuất hiện ban đầu bằng một vết sưng nhỏ, chắc, có kích thước bằng hạt đậu.

Theo thời gian, chúng có thể phát triển về kích thước và trở nên mềm hơn, thường có đầu màu vàng hoặc trắng, rỉ mủ hoặc chất lỏng trong suốt. Mụn nhọt có thể phát triển to bằng quả bóng gôn hoặc thậm chí lớn hơn.

Các biện pháp khắc phục tại nhà1

Chườm ấm bằng cách ngâm một miếng vải hoặc gạc sạch vào nước nóng.

Đắp miếng gạc lên vùng bị ảnh hưởng trong 10 đến 15 phút, khoảng 3 hoặc 4 lần một ngày, cho đến khi mủ chảy ra.

Bạn có thể sử dụng dùng ibuprofen hoặc acetaminophen nếu nhọt quá đau.

Giữ khu vực sạch sẽ. Tránh chạm hoặc cọ xát nó.

Nếu nhọt vỡ ra, hãy băng hoặc gạc để ngăn vi khuẩn lây lan.

Nhọt do MRSA có thể cần điều trị lâu hơn và cần điều trị với kháng sinh.

Mọi người cũng nên tránh chích hoặc cố gắng nặn mụn nhọt tại nhà, vì điều này có thể khiến nó bị viêm nhiều hơn và làm tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Điều trị tại cơ sở y tế1

Trong một số trường hợp, nhọt lớn không tự khỏi thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Một quy trình thông thường khi xử lý mụn nhọt ở mông bao gồm:

Sát khuẩn vùng da bị nhọt.

Rạch và dẫn lưu nhọt.

Rửa sạch mủ trong nhọt bằng nước muối vô trùng.

Băng lại bằng gạc sạch.

Thuốc uống và thuốc bôi1

Thuốc uống và thuốc bôi để ngăn ngừa mụn nhọt ở mông xuất hiện hoặc lan rộng, tùy theo tính chất và mức độ nặng của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Chúng bao gồm:

Thuốc kháng sinh uống và bôi.

Thuốc sát trùng tại chỗ.

Xà phòng diệt khuẩn.

Nước rửa tay diệt khuẩn.

Nếu không được điều trị kịp thời, bạn có thể có biến chứng do mụn nhọt ở mông. Các biến chứng này chủ yếu là do nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các biến chứng có thể bao gồm:1

Sẹo nghiêm trọng.

Một cụm nhọt xuất hiện.

Nhiễm trùng huyết.

Viêm mô tế bào: Là tình trạng viêm da và mô mềm xung quanh.

Viêm nội tâm mạc: Là tình trạng viêm của tim.

Viêm tủy xương.

Nếu nổi mụn ở mông, bạn cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng nó không phát triển lớn hơn. Nếu mụn nhọt phát triển hoặc khiến việc ngồi quá đau, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đa phần nhọt sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu nhọt kéo dài hơn một tuần, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:2

Nếu mụn nhọt phát triển trên mặt, cổ họng, cổ hoặc cột sống.

Nếu sốt kèm theo.

Nếu nhọt rất đau và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Để giảm nguy cơ để lại biến chứng và tránh tái phát mụn nhọt ở mông. Việc thay đổi lối sống là rất cần thiết.1 3

Không tự ý nặn nhọt hay chạm tay thường xuyên vào nhọt.

Giặt riêng quần áo và khăn tắm để tránh lây nhiễm.

Thay ga trải giường thường xuyên.

Tắm thường xuyên.

Giữ nhà sạch sẽ.

Giảm cân để giảm nếp gấp da.

Tránh tập thể dục, bơi lội và tiếp xúc với các môn thể thao trong khi nhọt của bạn đang lành để tránh làm tình trạng nặng thêm hoặc lây nhiễm cho người khác.

Tránh hút thuốc lá.

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.

Mụn Ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mụn lưng phát triển giống như các loại mụn khác. Lỗ chân lông trên da ở lưng bị tắc do bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi và bã nhờn. Từ đó sinh ra mụn.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ra mụn khác:

Tiền sử gia đình mắc các vấn đề về mụn.

Các đồ vật, quần áo cá nhân có xát với làn da ướt mồ hôi cũng có thể gây ra mụn hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ở lưng.

Do nội tiết tố: phụ nữ mang thai hoặc thanh thiếu niên đang dậy thì có khả năng bị mụn ở lưng hơn khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng mụn, trong đó có mụn ở lưng.

Không vệ sinh, tắm gội sạch sẽ.

Một số sản phẩm chăm sóc da như lotion hay kem dưỡng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân chân và dẫn đến mụn.

Căng thẳng, stress khiến cơ thể tạo nhiều hormone cortisol hơn. Khi hormone này tăng lên sẽ làm cơ thể tạo nhiều bã nhờn, dễ gây mụn hơn.

Đa số các trường hợp mụn ở lưng đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 5 – 10 ngày nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu tình trạng này cứ liên tục tiếp diễn, các nốt mụn ngày càng sưng to và gây đau hoặc nhiễm trùng, hãy tìm tới bác sĩ da liễu ngay lập tức để có được lời khuyên kịp thời.

Thuốc không kê toa

Các sản phẩm trị mụn không kê đơn sau đây có thể giúp làm sạch tình trạng mụn lưng nhẹ (hoặc trung bình) khi được kết hợp với việc chăm sóc da:

Benzoyl peroxide: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Sử dụng hàng ngày giúp kiểm soát mụn trứng cá ở lưng và giảm các đợt bùng phát. Để benzoyl peroxide bám trên da từ 2-5 phút để phát huy tối đa tác dụng. Có nhiều sản phẩm với hàm lượng benzoyl peroxide khác nhau. Sử dụng sản phẩm có chứa 5,3% benzoyl peroxide ít có khả năng khiến da bị kích ứng, khô hoặc bong tróc. Nếu bạn cảm thấy cần loại mạnh hơn, bạn có thể bắt đầu với sản phẩm có chứa 10% benzoyl peroxide. Đó là nồng độ benzoyl peroxide mạnh nhất mà bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc.1

Retinoid (gel adapalene 0,1%): Sử dụng cùng với benzoyl peroxide giúp cải thiện tình trạng mụn lưng. Retinoid giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp benzoyl peroxide hoạt động tốt hơn. Nên thoa adapalene sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng đều đặn hằng ngày đem lại kết quả tốt hơn.1

Xà phòng có chứa thành phần Axit Salicylic: thường được sản xuất thành dạng sáp (xà bông cục) giúp tẩy nhẹ tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông.

Thuốc theo toa2

Nếu thuốc bôi thông thường không giúp cải thiện tình trạng mụn ở lưng, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn kịp thời những loại thuốc sau:

Thuốc Dùng nó trong bao lâu Các tác dụng phụ có thể xảy ra

Liệu pháp kháng sinh 6 – 8 tuần, có thể 4 – 6 tháng tùy tình trạng và đáp ứng Kích ứng da, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Isotretinoin Ít nhất 4 – 5 tháng Da và môi khô, chảy máu cam, đau cơ, thay đổi tâm trạng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Prednisolone liều thấp 4 – 6 tuần Giữ nước, teo da, loét dạ dày – tá tràng.

Thuốc tránh thai (chỉ dành cho nữ) Ít nhất 2 – 6 tháng Nhức đầu, buồn nôn, thay đổi tâm trạng và căng ngực.

Spironolactone (chỉ dành cho nữ) Ít nhất 4 – 6 tuần Chóng mặt, mệt mỏi và đau đầu.

Liệu pháp laser

Laser là một trong những phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại để trị mụn và thâm sau mụn. Ánh sáng laser đi sâu vào trong da, phá hủy sắc tố melanin – nguyên nhân gây thâm sau mụn. Từ đó da nhanh chóng sáng mịn và săn chắc. Tuy nhiên, đi đôi với hiệu quả tốt thì giá thành của phương pháp này khá cao.

Để đạt được hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc, cách chăm sóc da mụn ở lưng cũng cực kì quan trọng:

Tránh cọ xát, cào vào vùng lưng, đặc biệt là vùng da có mụn. Điều này khiến mụn bị vỡ và làm da tổn thương khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn.

Vệ sinh vùng lưng sạch sẽ bằng xà phòng dịu nhẹ để gột rửa bụi bẩn và vi khuẩn gây bí tắc lỗ chân lông. Sử dụng xà phòng chuyên biệt để trị mụn lưng cho hiệu quả tốt hơn.

Không tự ý nặn mụn.

Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời có xu hướng làm mụn thâm và lâu khỏi hơn. Vì vậy thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài là rất cần thiết.

Chọn quần áo rộng rãi, thoải mái để da thông thoáng và luôn thay quần áo sau khi tập luyện thể dục.

Tình trạng mụn nhọt dễ tái đi tái lại vì tuyến mồ hôi trên vùng da lưng rất phát triển. Nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn sẽ gây ra sự đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, phòng ngứa mụn nhọt ở lưng là rất cần thiết và bạn có thể thực hiện bằng những việc như sau:

Chăm sóc da đúng cách.

Vệ sinh sạch sẽ chăn nệm và quần áo.

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Chọn loại vải thông thoáng, thấm hút mồ hôi.

Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Rụng Tóc Vành Khăn Ở Trẻ Nhỏ

Chứng rụng tóc vành khăn là gì?

Đây là hiện tượng rụng nhiều tóc của bé ở phần phía sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu.

Rụng tóc vành khăn còn xuất hiện ở những người bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Vì vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong sự phát triển của lông, tóc, móng.

Nếu trẻ thiếu vitamin D, chân tóc thường bị yếu và dễ rụng vì vậy khi cho bé nằm xuống, phần đầu sẽ cọ xát với gối, chiếu sẽ bị rụng thành vành nên được gọi là rụng tóc vành khăn.

Ngày nay, tỉ lệ trẻ bị rụng tóc vành khăn tương đối cao, ở Viện dinh dưỡng Quốc gia cứ 10 trẻ em đến khám thì có 3-4 bé bị rụng tóc vành khăn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rụng tóc vành khăn

Trẻ em bị rụng tóc vành khăn thường là bị phía sau đầu, rụng tóc thành hình vành khăn hoặc rụng rất nhiều theo từng mảng khắp da đầu kèm theo các dấu hiệu như:

Em bé ngủ không sâu giấc, quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân.

Khi ngủ dễ bị giật mình và đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm (nhiều mồ hôi trộm).

Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn? Trẻ bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?

Nếu trẻ em bị rụng tóc hình vành khăn đã được bố mẹ đưa trẻ đi khám và kết quả không bị thiếu canxi, thì lúc này nên cân nhắc đến một số nguyên nhân khác gây rụng tóc như là:

Tóc mỏng và nằm nhiều: Hầu hết thời gian của bé là nằm ngửa vậy nên vùng da đầu phía sau sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài làm cho tóc khó mọc hơn. Đặc biệt với những trẻ có sợi tóc mảnh, dễ rụng thì thường xảy ra tình trạng này hơn.

Tác dụng phụ của thuốc: Khi trẻ mới bị ốm và cần sử dụng một số loại thuốc thì cũng là nguyên nhân bị rụng tóc.

Nấm da đầu: Nếu trẻ có những mảng da đầu trống, không mọc tóc thì có thể mắc phải một vài dạng nấm. Nấm da đầu thường sẽ kéo dài và lây sang các vùng da khác trên cơ thể vậy nên các bố mẹ không nên bỏ qua tình trạng này.

Hiện nay, rụng tóc vành khăn ở trẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để biết chắc chắn trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải mắc bệnh còi xương hay không thì các bố mẹ cần phải đưa bé đi khám dinh dưỡng hoặc thử máu (nếu cần) để tìm ra giải pháp đúng đắn, kịp thời cho trẻ.

Cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ

Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn, phụ huynh nên bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: Kẽm, sắt, vitamin C, vitamin D, canxi kịp thời thì tóc sẽ mọc trở lại và trẻ phát triển tốt hơn.

Nếu có điều kiện, các bố mẹ nên cho trẻ được khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu giúp ngăn ngừa rụng tóc.

Cách bổ sung vitamin D tốt và phù hợp cho trẻ

Để bổ sung vitamin D cho trẻ có những cách sau đây:

Cho trẻ uống liều cao trong 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Khi vitamin D vào cơ thể sẽ bị giữ lại ở gan và được điều tiết để cơ thể phát triển bình thường, khoẻ mạnh.

Tùy theo từng lứa tuổi mà cho trẻ uống vitamin D mỗi ngày theo các đơn vị khác nhau (từ 400 – 800 đơn vị/ ngày)

Trẻ có thể bổ sung vitamin D bằng cách được tắm nắng. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý phải tắm nắng đúng cách cho con trong khoảng thời gian từ 9h-10h sáng và chỉ tắm từ 10-15 phút.

Bế Sản Dịch Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bế sản dịch là gì?

Dấu hiệu bế sản dịch

Những ngày sau đó, sản dịch sẽ tiết ít dần trước khi hết hoàn toàn sau 2 – 4 tuần. Một số trường hợp tiếp tục ra dịch sản trong vài tuần tiếp theo, tối đa 45 ngày sau sinh.

Căng tức vùng hạ vị, thỉnh thoảng có cơn đau âm ỉ

Có cục cứng ở bụng, cảm nhận rõ khi sờ

Cổ tử cung đóng kín, đau khi ấn đáy tử cung

Nguyên nhân gây bế sản dịch sau khi sinh

Một số nguyên nhân sau đây dễ dẫn tới nguy cơ phát hiện tắc sản dịch sau khi đẻ:

1. Sinh mổ

2. Mất máu nhiều trong lúc sinh

Mất máu là hiện tượng bình thường khi sinh nở, nhưng nếu bị mất máu quá nhiều, tử cung sẽ co bóp kém, thậm chí mất hẳn khả năng co bóp để đẩy sản dịch. Đây chính là nguyên nhân phổ biến của tình trạng tắc sản dịch sau sinh.

3. Biến chứng sau sinh

Các biến chứng xảy ra trong và sau khi sinh như thai to, đa thai, đa ối, quá trình chuyển dạ kéo dài… sẽ dễ khiến sản phụ bị bế tắc sản dịch.

4. Chế độ hậu sản không tốt

5. Nguyên nhân khách quan

Khi trương lực cơ tử cung của sản phụ kém, cổ tử cung bị đóng kín, sức khỏe sản phụ suy kiệt… sẽ làm cho sản dịch không thể thoát ra ngoài.

Bế sản dịch có nguy hiểm không?

Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng này bao gồm nhiễm khuẩn máu, rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, trong trường hợp nặng có thể phải cắt bỏ tử cung. Vì thế, các sản phụ sau sinh cần hết sức chú ý đến thời kỳ hậu sản của mình. Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường, tuyệt đối không nên chủ quan mà phải đi khám ngay để có hướng xử trí đúng cách.

Cách chữa trị bế sản dịch cho sản phụ như thế nào?

1. Nong cổ tử cung

Đây là cách đầu tiên để xử trí tình trạng ứ sản dịch. Bác sĩ thực hiện nong cổ tử cung bằng cách đưa dụng cụ chuyên khoa vào để lấy hết phần tế bào, dịch ứ đọng bên trong tử cung ra ngoài. chúng tôi Đinh Thị Hiền Lê lưu ý, thủ thuật này nên được tiến hành tại các cơ sở y tế đảm bảo điều kiện vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng hay biến chứng về sau.

2. Hút dịch tử cung

Tương tự như nong cổ tử cung, với phương pháp hút dịch tử cung, bác sĩ cũng sử dụng một dụng cụ chuyên khoa (là ống hút) để hút hết sản dịch ra ngoài. Ống hút này cần được vô trùng tuyệt đối; nếu không, sản phụ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm tàng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

3. Dùng thuốc kích thích co bóp tử cung

Cách phòng ngừa bế sản dịch như thế nào?

Để phòng tránh tình trạng ứ sản dịch sau sinh, mẹ cần ghi nhớ những biện pháp sau: (2)

1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Sản dịch là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển, gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo và tử cung. Do đó, phụ nữ cần vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh nhiễm khuẩn sau sinh. Bạn hãy rửa sạch vùng âm đạo sau mỗi lần thay băng vệ sinh, tốt nhất là bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh pha loãng.

2. Đi lại, vận động nhẹ nhàng

Mẹ sau sinh chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 6 – 8 giờ, sau đó phải ngồi dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng. Điều này giúp tử cung co bóp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.

3. Cho bé bú sữa mẹ sớm

Cho con bú sớm là một hình thức gián tiếp kích thích tử cung co bóp để “tống khứ” sản dịch. Chính vì thế, bạn hãy thực hiện một số mẹo nhỏ nhằm kích sữa về nhanh (như massage bầu ngực, cho bé bú trực tiếp, dùng máy hút sữa…).

4. Chế độ ăn uống hợp lý

5. Đi tiểu thường xuyên

Giải pháp phòng ngừa và điều trị tắc sản dịch sau sinh mổ/thường tại BVĐK Tâm Anh

Để phát hiện sớm và chữa ứ sản dịch hiệu quả cho bà bầu cũng như những tai biến sản khoa khác, sản phụ cần được tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia sản khoa giàu kinh nghiệm. Vậy nên, bên cạnh việc lựa chọn gói khám thai và sinh con tại những bệnh viện uy tín, các bà mẹ còn rất quan tâm đến gói chăm sóc mẹ và bé sau sinh. Chọn được bệnh viện với dịch vụ tốt, cả mẹ và con sẽ được theo dõi và chăm sóc chu đáo. Nhờ đó, phát hiện sớm vấn đề sức khỏe để có được sự hỗ trợ kịp thời.

Khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến như máy siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm Doppler màu, hệ thống máy siêu âm Voluson E10 thế hệ mới cho hình ảnh hiển thị có độ phân giải cao trên màn hình LCD, thông báo chính xác các thông số biểu hiện sức khỏe của mẹ và bé… giúp phát hiện và xử lý bế sản dịch kịp thời cũng như các tai biến sản khoa khác.

Ngoài ra, khoa Phụ Sản còn áp dụng các phương pháp đẻ không đau; thời gian gây mê được rút gọn ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc; chiếu plasma sau sinh, dịch vụ tư vấn và hướng dẫn thực hiện các phương pháp nuôi con khoa học hiện đại như nuôi con bằng sữa mẹ, cắt dây rốn chậm, da kề da ngay sau sinh, trữ máu cuống rốn, chăm lo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh… giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội

TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Fanpage:

Polyp Mũi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Polyp mũi là những khối mềm, không đau, không phải ung thư. Chúng phát triển trên niêm mạc mũi xoang (lớp lót bên trong hốc mũi hoặc lòng xoang). Chúng có hình dạng như giọt nước hay chùm nho. Polyp mũi hình thành do quá trình viêm lâu dài của niêm mạc mũi xoang.

Những polyp mũi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng gì. Polyp lớn hay nhiều polyp có thể làm tắc nghẽn (nghẹt) hốc mũi và dẫn tới các vấn đề về hít thở, gây mất ngửi hay thường xuyên nhiễm trùng.

Các polyp mũi mềm và ít gây cảm giác. Nên với những polyp nhỏ, bạn sẽ không có cảm giác gì. Polyp lớn hay nhiều polyp có thể làm tắc nghẽn đường thoát dịch của mũi xoang dẫn đến tích tụ chất nhầy và vi khuẩn. Điều này khiến mũi xoang dễ bị nhiễm trùng hơn.

Những biểu hiện thường gặp của viêm mũi xoang mạn tính có hiện diện polyp mũi bao gồm:

Chảy mũi.

Nghẹt mũi liên tục.

Chảy mũi sau.

Giảm hay mất cảm giác ngửi (mất mùi).

Mất vị giác.

Đau nhức đầu mặt.

Đau nhức răng hàm trên.

Ngáy.

Thường xuyên chảy máu mũi.

Polyp được hình thành tại niêm mạc tiết nhầy trong mũi xoang. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong hốc mũi và các xoang.

Khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguyên nhân gây ra polyp mũi. Người ta cũng chưa giải thích được tại sao quá trình viêm kéo dài khiến polyp hình thành ở người này nhưng không hình thành ở người khác.

Vài bằng chứng cho thấy, người có polyp phát triển thì hệ thống miễn dịch có những đáp ứng khác so với người bình thường. Trong lớp nhầy của họ có chứa các chất khác biệt so với lớp nhầy ở những người không xuất hiện polyp.

Các triệu chứng của dị ứng, bao gồm chảy mũi, hắc hơi và ngứa mũi… làm cho người bệnh có nhiều khả năng hình thành polyp hơn. Viêm xoang cũng  đóng vai trò quan trọng trong hình thành polyp.

Bệnh có 4 mức độ sau đây:

Mức độ 1: Khối polyp còn nhỏ, chỉ có thể phát hiện bằng nội soi mũi xoang.

Mức độ 2: Khối polyp phát triển vừa, có thể phát hiện nếu khám mũi bằng đèn Clar (đèn đội đầu trong khám tai mũi họng).

Mức độ 3: Khối polyp to lên và lấp hết hốc mũi. Nó làm nghẹt mũi và gây ảnh hưởng đến việc thở qua mũi, ngửi. Chỉ cần dùng ngón tay nâng đỉnh mũi lên rồi soi gương cũng có thể nhìn thấy dễ dàng.

Mức độ 4: Khối polyp phát triển quá lớn khiến hốc mũi bị lấp kín mít và ló ra ngoài mũi. Lúc này khối polyp hơi đục và chắc, có thể quan sát được rõ ràng.

Bất cứ ai cũng có thể bị, nhưng bệnh thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi. Nam giới mắc bệnh gấp đôi nữ. Trẻ dưới 10 tuổi hiếm khi bị polyp mũi. Nếu có, bác sĩ sẽ khám để tìm các dấu hiệu của bệnh xơ nang ở trẻ.

Điều gì khiến bạn dễ mắc polyp mũi hơn?

Bất cứ tình trạng nào làm cho mũi xoang bị kích thích và viêm kéo dài đều làm tăng nguy cơ mắc polyp mũi, ví dụ như nhiễm trùng hay dị ứng.

Viêm mũi dị ứng.

Hen suyễn.

Nhạy cảm thuốc Aspirin.

Viêm xoang.

Các nhiễm trùng cấp hay mạn tính khác tại mũi xoang.

Dị vật trong mũi bị bỏ quên.

Bệnh xơ nang: Là bệnh di truyền dẫn đến làm dày và dính các dịch trong cơ thể, làm dày lớp nhầy niêm mạc mũi xoang.

Hội chứng Churg-Strauss: Một bệnh hiếm gây viêm các mạch máu.

Thiếu vitamin D: Xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ vitamin D.

Polyp mũi lớn hay nhiều polyp mũi có thể ngăn cản dòng không khí và dẫn lưu dịch trong mũi xoang, dẫn đến các hậu quả sau:

Chứng ngưng thở khi ngủ. 

Làm bùng phát cơn hen suyễn: Viêm xoang mạn tính kèm polyp mũi có thể khiến bệnh hen nặng hơn và làm cơn hen cấp xuất hiện nhiều hơn.

Nhiễm trùng xoang: Polyp mũi có thể khiến bạn dễ bị mắc viêm xoang tái phát nhiều lần.

Triệu chứng của viêm xoang mạn tính và polyp mũi cũng có thể giống với rất nhiều bệnh lý khác, ví dụ như bệnh cảm thông thường. Bạn nên đến khám bác sĩ nếu các biểu hiện trên kéo dài hơn 10 ngày.

Hãy đến bệnh viện ngay khi bạn có những triệu chứng sau:

Các biểu hiện trên đột ngột xấu đi.

Khó thở dữ dội.

Nhìn đôi (nhìn 1 hình thành 2 hình).

Nhìn mờ hay giảm cử động mắt (khó liếc mắt qua lại hay lên xuống).

Sưng nề nặng quanh mắt.

Đau đầu nhiều hơn kèm với sốt cao hay không thể gập cổ về phía trước.

Khi nào thì bạn cần phẫu thuật và bệnh có các phương pháp điều trị ra sao? Tìm hiểu trong bài viết: Polyp mũi: Có những cách điều trị nào? Khi nào cần phẫu thuật?

Polyp mũi không phải là ung thư. Nó hình thành do niêm mạc mũi xoang bị viêm kéo dài. Triệu chứng của polyp mũi có thể dễ lầm với các bệnh lý thông thường khác. Nếu các biểu hiện nêu trên kéo dài hay các triệu chứng đột ngột nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách Trị Mụn Thâm Hiệu Quả Nhất Ngay Tại Nhà

Khi bạn đã kiên trì và chữa được hết sạch hoàn toàn những đốm mụn có trên da mặt bạn thì bạn lại phải tiếp tục đối diện với những vết mụn thâm vô cùng đáng ghét làm bạn cảm thấy khó chịu.

Cách trị mụn thâm hiệu quả nhất ngay tại nhà bằng nghệ tươi

Cách trị mụn thâm hiệu quả bằng nghệ tươi Công dụng

Do trong nghệ có chứa các thành phần Curcumin – nhiều chất oxi hóa mạnh mẽ, có khả năng chống viêm, chống được vi khuẩn, giúp điều tiết rất tốt tuyến bã nhỡn, ngăn ngừa được mụn trứng cá và giúp bạn có thể khôi phục lại sự cân bằng tự nhiên cho da. Đặc biệt có thể làm mờ dần đi các vết thâm trên da do mụn trứng cá để lại. Chính vì thế, nghệ tươi chính là một trong những nguyên liệu được chị em phụ nữ lựa chọn và sử dụng để trị mụn thâm nhiều nhất.

Cách làm như sau

Bạn chỉ cần lấy một củ nghệ tươi rồi đem rửa thật sạch và đập cho nát hoặc cũng có thể giã nhỏ. Tiếp đó, bạn đắp chỗ nghệ đã giã lên trên vùng da bị mụn thâm và để trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút rồi đi rửa mặt thật sạch lại với nước ấm. Bạn thực hiện theo cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi những mụn thâm trên da dần được mở đi và biến mất khỏe làn da. Cách này bạn cũng có thể gọi là cách đắp mặt nạ cho da trị mụn thâm bằng nghệ tươi hiệu quả nhất.

Cách trị mụn thâm hiệu quả bằng nghệ tươi – trị thâm mụn

Cách trị mụn thâm hiệu quả bằng khoai tây Công dụng

Khoai tây là một loại củ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và là một trong những món ăn được rất nhiều người thích. Đặc biệt đây lại còn là một trong những nguyên liệu được dùng để trị thâm mụn cực hiệu quả và làm cho làn da bạn trở lên đẹp một cách tự nhiên. Lượng vitamin C trong khoai tây rất cao nên có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Với tính kiềm của khoai tây có thể giúp bạn loại bỏ được các bã nhờn bên trong các lỗ chân lông nên có khả năng chống lại mụn rất hiệu quả.

Cách làm như sau

Cách trị mụn thâm hiệu quả bằng bằng khoai tây – trị mụn thâm

Cách trị mụn thâm nhanh chóng bằng nha đam Công dụng

Nha đam là một loại cây rất dễ trồng và cũng rất phổ biến ở mọi nơi. Trong nha đam có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như: vitamin A, B1, C, E và rất nhiều các loại khoáng chất như: canxi, kẽm, natri. Hơn thế nữa là trong thân nha đam có chưa một loại gel có tác dụng giúp loại bỏ hết các vết thâm do mụn để lại, bổ sung cho da một độ ẩm nhất định, làm cho làn da bạn trở lên sáng hơn và giúp se khít hết các lỗ chân lông rất hiệu quả.

Cách làm như sau

Bạn dùng dao gọt bỏ hết vỏ và tách lấy lại phần thịt bên ở trong rồi đem đi rửa sạch với nước. Sau đó, thái ra thành từng lát mỏng một và đắp lên trên mặt. Bạn để trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút rồi đi rửa mặt thật sạch lạ với nước lạnh là được.

CГЎch trб»‹ mụn thГўm bбє±ng nha Д‘am hiệu quбєЈ nhất ngay tбєЎi nhГ

Đăng bởi: Thảo Phương

Từ khoá: Cách trị mụn thâm hiệu quả nhất ngay tại nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Mụn Nhọt Ở Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!