Xu Hướng 9/2023 # Me Rừng: Loài Cây Quen Thuộc Với Nhiều Công Dụng # Top 11 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Me Rừng: Loài Cây Quen Thuộc Với Nhiều Công Dụng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Me Rừng: Loài Cây Quen Thuộc Với Nhiều Công Dụng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mô tả về dược liệu

Me rừng còn có tên gọi khác là Ngưu cam tử, Du cam tử, Dư cam tử, Mận rừng. Tên khoa học Phyllanthus emblica, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây là loài thực vật thân nhỡ, có chiều cao trung bình trong khoảng 5 – 8m. Lá nhỏ xếp sít lại thành hai dây, và có hình dạng trông như lá kép lông chim.

Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 4 – 5. Hoa mọc thành cụm ở nách lá, có màu vàng với kích thước nhỏ. Quả thịt có hình cầu, màu nâu vàng nhạt, có khía rất mờ.

Bộ phận dùng

Lá, vỏ cây, rễ và quả đều được sử dụng để làm thuốc.

Phân bố và thu hái

Me rừng có nguồn gốc từ Ấn độ và Malaysia. Thường thấy cây mọc hoang ở khu vực rừng núi.

Có thể thu hái dược liệu quanh năm, riêng quả hái vào mùa thu – đông cho chất lượng tốt nhất. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong quả chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng, bao gồm acid gallic 5%, lipid 6%, acid phyllemblic 6.3%, emblicol, vitamin C, tanin, acid mucic,… Hạt me chứa tinh dầu, phosphatide; còn lá chứa tanin, vỏ chứa leucodelphinidin và tanin.

Theo Đông y

Theo Đông y, mỗi bộ phận của Me rừng đều có những đặc tính nhất định:

Lá tính bình có vị cay.

Quả có tính mát vị hơi chát, chua ngọt.

Rễ có tính bình vị đắng chát.

Theo dân gian, mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng riêng biệt. Quả có tác dụng tiêu viêm, sinh tân chỉ khát, hạ nhiệt, nhuận phế, hóa đờm. Lá có tác dụng lợi tiểu. Rễ và vỏ có tác dụng hạ áp, thu liễm. Hoa có tác dụng hạ nhiệt và nhuận tràng.

Cây thường được dùng để điều trị cảm mạo phát sốt, cao huyết áp, tiểu tiện không thông, tiểu đường, đau răng, viêm ruột, đau thượng vị, viêm da mẩn ngứa, chàm,…Cây cũng được sử dụng nhiều ở các nước với các công dụng khác như:

Ở Ấn Độ: người dân sử dụng quả me để trị lỵ, tiêu chảy, xuất huyết, vàng da, khó tiêu và thiếu máu. Ngoài ra người ta còn ngâm rượu me uống để trị ho và kích thích tiêu hóa.

Ở Thái Lan, thảo dược được sử dụng để trị chứng thiếu vitamin C, tiêu chảy, tiểu tiện ít, sốt cao,…

Quả me rừng quả thịt có hình cầu, màu nâu vàng nhạt, có khía rất mờ Theo Y học hiện đại

Cây Me rừng đã được nghiên cứu nhiều và phát hiện ra các tác dụng dược lý như sau:

Tăng cường chức năng tiêu hóa: Chất xơ trong quả có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón. Ngoài ra me rừng còn làm giảm các triệu chứng ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi,…

Tăng khả năng hấp thu calci của cơ thể: Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, thảo dược có tác dụng tăng khả năng hấp thu của calci với cơ thể.

Tác dụng đối với hệ tim mạch: Thành phần Cr trong Me rừng có tác dụng hạn chế tích tụ cholesterol trong thành mạch. Từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết áp cao và đột quỵ.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Ngoài ra, Cr trong dược liệu còn tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và lipid. Không chỉ vậy Cr còn tăng liên kết giữa các cơ quan thụ cảm với insulin từ đó điều tiết nồng độ insulin trong máu và giữ đường huyết ở mức ổn định.

Bài thuốc chữa chứng tăng huyết áp

Rễ cây 15 – 30g. Sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống, nên dùng hết trong ngày.

Bài thuốc trị cảm mạo gây sốt cao

Quả me rừng 10 – 30g. Sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc lợi tiểu

Dùng vỏ thân 10 – 20g, sắc uống trong ngày.

Chuẩn bị lá me rừng 10 – 20g, mã đề và râu ngô mỗi thứ 1 ít. Đem sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị tiểu đường

Quả Me rừng 15 – 20g. Ướp với muối ăn rồi dùng uống hằng ngày.

Bài thuốc trị nước ăn chân

Dùng quả Me rừng giã lấy nước rồi thoa lên chỗ da bị nước ăn.

Rượu me rừng kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng sinh lý

Rượu trắng 2 lít, quả Me rừng 1 kg. Rửa sạch, để ráo rồi xếp vào bình đổ rượu vào ngâm trong vòng 1 tháng. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, dùng 3 lần/ ngày trong bữa ăn.

Bài thuốc trị thấp chẩn, mẩn ngứa, viêm da mãn tính

Vỏ quả 15 – 30g, Lá me rừng 10 – 20g, Quả me rừng 10 – 30g. Tất cả sắc uống, ngày dùng 1 lần. Đồng thời dùng lá me rừng nấu lấy nước tắm rửa hằng ngày.

Qua bài viết trên cho thấy, Me rừng ngoài những tác dụng dược lý đa dạng, nó còn là một loại thực phẩm bổ dương. Do đó bạn có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn để nâng cao sức khỏe, cũng như dùng phù hợp liều lượng để điều trị bệnh. Tuy nhiên cần tránh trường hợp dùng quá liều lượng sẽ không mang lại hiệu quả cao

Làng Cù Lần Đà Lạt – Điểm Đến Quen Thuộc Của Du Khách

Nguồn gốc tên gọi làng Cù Lần Đà Lạt

Làng Cù Lần, theo một số người ở địa phương cho rằng đó là cái tên được lấy từ tên của một loài cây ở chính ngôi làng này. Đó là cây cù lần, vốn là một loài dược liệu quý dùng để cầm vết thương. Người ta cũng tận dụng chính thân của loài cây này để đẽo thành những món đồ dễ thương làm quà cho khách du lịch.

Thêm một lý giải về nguồn gốc của tên gọi cho ngôi làng này là bắt nguồn từ tên gọi của một loại động vật cũng có tên là cù lần. Đặc điểm của chúng là có đôi mắt to, thoạt nhìn khá giống với loài khỉ, chúng có bộ lông màu vàng rất rậm rạp.

Địa chỉ Làng Cù Lần Đà Lạt

Địa chỉ: Thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Làng Cù Lần Đà Lạt, một khu du du lịch nằm lọt thỏm giữa một thung lũng nhỏ, với diện tích lên đến 20ha, không biết từ bao giờ đã trở thành điểm đến thân thuộc của hàng ngàn du khách khi đến với Đà Lạt.

Làng Cù Lần Đà Lạt có gì chơi?

Được xây dựng thành khu du lịch sinh thái văn hóa đầu tiên ở huyện Lạc Dương, làng Cù Lần là sự pha trộn giữa hai loại hình du lịch, môt là du lịch sinh thái và thứ 2 là du lịch văn hóa.

Thật bất ngờ khi làng Cù Lần cho phép du khách có thể tham gia vào những trò chơi như chèo thuyền trên hồ, bắt cá dưới suối,vv…Nếu đi theo nhóm đông người bạn nên cùng nhau tổ chức các trò chơi team building sẽ thích hợp hơn. Riêng với những bạn không thích tụ tập hoặc là đi riêng lẻ, làng Cù Lần còn có nhiều trải nghiệm thú vị khác hoặc có thể đi ghép vào tour xe Jeep. Đây được biết đến là hoạt động thú vị và hấp dẫn bậc nhất ở làng Cù Lần Đà Lạt.

Nổi bật nhất về điểm du lịch văn hóa có thể nói đến là các buổi giao lưu công chiêng – một “đặc sản” của Tây Nguyên. Những ngôi nhà với những mẫu hoa văn đặc trưng của người dân tộc thiểu số, con suối len lỏi dẫn lối vào làng hay những loài hoa với đủ sắc màu tạo nên một không gian mang đậm nét văn hóa của người bản địa.

Giá vé vào cổng tham quan làng Cù Lần Đà Lạt là bao nhiêu?

Hiện nay, giá vé vào cổng được quy định là 60 nghìn/ người lớn. Riêng với trẻ em cao dưới 1,2m free, riêng trẻ cao trên 1,2m được tính là người lớn. Ngoài ra, giá vé đi xe Jeep là 100 nghìn/ người. Các chương trình tổ chức teambuilding chỉ chấp nhận đoàn từ 30 người trở lên, giá vé là 120 nghìn/ người. Nếu muốn tham gia, mọi người phải liên hệ trước với bên bán vé để kịp chuẩn bị dụng cụ và lên kế hoạch.

Bên cạnh đó, giá vé để đốt lửa trại là 120 nghìn/ người, giá mua củi là 700 nghìn/ khối. Nếu muốn lưu trú qua đêm tham gia vào lễ hội cồng chiêng, đốt lửa trại mọi người có thể liên hệ với bên khu du lịch. Có khá nhiều hình thức lưu trú với các mức giá khác nhau, nếu ở resort giữa rừng sẽ có giá trung bình là 2,5 triệu/ đêm dành cho 4 người ngủ, với 2 giường đôi rộng 1m8. Ngoài ra, rẻ hơn chút là dòng Bugalow với giá 1,5 triệu dành cho 2 người ở, ở tối đa 4 người với phí phụ thu là 200 nghìn người.

Làng Cù Lần Đà Lạt, một điểm đến có thể đưa bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đó không hẳn là một ngôi làng bình yên trong cổ tích mà còn nhiều hoạt động đặc trưng của một khu du lịch. Nếu đi đông người thì việc sắp xếp để tổ chức teambuilding cũng là một trải nghiệm mới mẻ giữa núi rừng Đà Lạt.

Đăng bởi: Thúy Đặng

Từ khoá: Làng Cù Lần Đà Lạt – điểm đến quen thuộc của du khách

Khám Phá Tác Dụng Của Cây Mía Dò Với Sức Khỏe

Tên thường gọi: Mía dò, Cát lồi, Ðọt đắng, Đọt hoàng, Tậu chó

Tên khoa học: Costus speciosus (Koenig) Sm.

Họ khoa học: thuộc họ Mía dò (Costaceae). Một số hệ thống phân loại trước đây xếp vào họ Gừng (Zingiberaceae), hiện nay thì tách chi Mía dò ra thành họ riêng.

Bộ phận dùng: Thân rễ – Rhizoma Costi Speciosi

1.1. Mô tả toàn cây

Cây mía dò là cây thảo cao chừng 50 – 60cm, có thể lên tới 1m, có thân xốp. Thân rễ to phát triển thành củ nạc. Lá xòe ra hình mác, mọc so le, có bẹ. Lá non thường mọc thành một đường xoắn ốc, mặt dưới lá có lông mịn. Cuống lá ngắn. Cụm hoa moc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mang nhiều hoa màu trắng, có lá bắc màu đỏ xếp cặp đôi không đối xứng. Quả nang dài 13mm, chứa nhiều hạt đen nhẵn bóng.

Cây Mía dò 1.2. Đặc điểm sinh trưởng, thu hái và chế biến

Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, ngoài ra cũng được đưa tới quần đảo Cook, Hawaii và Fiji. Cây của vùng Ấn Ðộ, Malaysia, mọc hoang ở nhiều nơi trong các lùm bụi, trên các gò đất, chỗ đất ẩm mát. Loài này sinh trưởng bằng thân rễ, được phát tán bằng hạt nhờ chim chóc. Có thể trồng bằng đoạn thân, thân rễ, mầm của thân và hạt. Thu hoạch thân rễ vào mùa thu, rửa sạch, tỉa bớt rễ, thái nhỏ, đồ chín và đem phơi khô.

Mía dò sau khi bào chế 1.3. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý 1.3.1. Thành phần hóa học

Diosgenin, diosgenone, dioscin, tigogenin, saponins, β-sitosterol, α-tocopherol, gracillin, Cycloartanol (25-en-cycloartenol và octacosanoic acid), costunolide, eremanthin

Các chất béo như: α-humulene, zerumbone, camphene, α-amyrin stearate, β-amyrin, costunolide và lupeol

1.3.2. Tác dụng dược lý của cây mía dò

Mía dò có hoạt tính kháng ở mức độ trung bình các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermis, và Bacilus subtilis. Một số tác dụng của cây mía dò:

Có hiệu quả kháng viêm, giảm đau và hạ sốt.

Hỗ trợ điều trị viêm hầu họng, amiđan rất tốt với hiệu quả tương đương với kháng sinh sau ngày thứ 5 điều trị

Hoạt tính chống ung thư nhờ điều hòa hướng lên các phân tử apoptosis tế bào như p53, p21, p27 và caspases. Đồng thời điều hòa hướng xuống các tác nhân chống apoptosis như Akt, Bcl2, NFκB, STAT3, JAK, MMPs, actin, surviving và vimentin.

Làm giảm rõ rệt đường huyết và lipid máu trên chuột thực nghiệm, bên cạnh đó làm giảm cả chỉ số xơ vữa mạch máu.

1.4. Tác dụng của cây mía dò trong y học cổ truyền

Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chấn dương. Rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun.

Có thể được dùng trong điều trị viêm thận, thuỷ thũng, xơ gan, cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu, ho gà, tiểu buốt, tiểu gắt, cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.

Liều dùng: 3-10g (có thể dùng đến 8-16g sắc uống), hoặc nấu cao uống. Thân rễ được dùng ngoài trị bệnh mề đay, mụn nhọt sưng đau và viêm tai giữa. Có thể giã nhỏ đắp lên chỗ sưng tấy hoặc nấu nước tắm rửa trị mẩn ngứa.

Ở Ấn Ðộ, người ta còn dùng để trị rắn cắn. Có nơi nhân dân dùng cành lá tươi đem nướng, vắt lấy nước hoặc giã lấy nước chữa đau tai, đau mắt.

Dùng quá liều Mía dò tươi có thể bị ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chóng mặt, đau bụng, nôn mửa. Do đó chỉ dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

4.1. Điều trị cổ trướng do xơ gan

Sử dụng 10g Mía dò phơi khô, hạt Dành dành (Chi tử), lá Bồ công anh, mỗi vị 10g, Nhân trần 15g, sắc với 4 bát nước đến còn 1.5 bát thì được. Chia thành 2 lần dùng uống với buổi sáng và buổi tối, trước bữa ăn khoảng 15 phút.

4.2. Chữa viêm gan do virus

Dùng 12g Mía dò, 20g Nhân trần, Chi tử, Xà tiền tử, Thổ phục linh, Bồ công anh, Sâm bố chính, mỗi vị 12g, Mạch môn 10g, Cam thảo đất 6g, Thủy xương bồ 8g. Mang các vị thuốc sắc uống mỗi ngày một thang.

4.3. Điều trị tiểu gắt tiểu buốt, nước tiểu màu vàng

Dùng Mía dò, Mã đề, Bồ công anh, Rau má, Râu ngô, Cam thảo dây, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 10g, sắc thành nước, dùng uống 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi ngày uống một thang.

4.4. Chữa tai đau nhức, viêm tai mạn tính

Sử dụng ngọn cây Mía dò tươi, rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước nhỏ trực tiếp vào tai. Để yên 5 phút rồi lấy bông thấm cho khô. Mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Cách Nói Chuyện Với Bạn Gái Mới Quen

Bạn đang bị say nắng bởi một cô gái mới quen, bạn không biết cách để nhắn tin làm quen với cô ấy, bạn không phải làm như thế nào để có thể trò chuyện với cô ấy. Đừng lo, hôm nay Tin nhanh Plus sẽ chia sẻ đến bạn cách nói chuyện với bạn gái mới quen dễ thương nhất!

Nếu như bạn là một người đàn ông đẹp trai, có sức hút thì chuyện nhắn tin với một cô gái mới quen sẽ rất là dễ dàng, không có gì khó khăn cả. Tuy nhiên, nếu như bạn là một người đàn ông rụt rè, không khéo ăn nói thì việc nhắn tin với bạn gái mới quen sẽ khó khăn hơn một chút. Hiểu được điều này, mình sẽ mách nhỏ bạn những cách nói chuyện với bạn gái mới quen đáng yêu nhất!

Để bắt đầu một câu chuyện thì lời chào đầu tiên sẽ rất quan trọng, nếu như bạn gửi một lời chào khô khan, cộc lốc đến bạn gái mới quen thì tỷ lệ bị bơ tin nhắn sẽ là rất cao. Do đó, để có được ấn tượng ban đầu thì bạn hãy gửi những tin nhắn lời chào dễ thường như: “xin chào cô gái xinh đẹp, em đang làm gì đấy?”, “Xin chào công chúa, không biết anh có thể nói chuyện với em được không?”…

Để có thể trinh phục được một cô gái thì bạn chỉ cần làm cho cô ấy cười là có thể chiếm được trái tim của cô ấy rồi, vì thế khi nói chuyện với bạn gái mới quen thì bạn nên nói những câu chuyện hài hước, những câu chuyện khiến cho cô ấy cười, chỉ cần bạn làm cho cô ấy cười thích tỷ lệ bạn có thể cưa đổ được cô ấy là rất cao.

Nếu như bạn là một chàng trai khô khan, không biết nói chuyện gây hài hước thì bạn cũng đừng ngại, bạn hãy tập nói chuyện hài hước hoặc nghĩ ra những câu chuyện hài hước để cho cô ấy cười thì cô ấy sẽ nhớ đến bạn. Đây là cách nói chuyện với bạn gái mới quen hài hước rất thích hợp khi tán gái!

Là con gái thì họ sẽ có vô vàn những sở thích, nếu như bạn biết được sở thích của cô ấy là gì thì cuộc nói chuyện sẽ trở nên rất thú vị, cô ấy sẽ cảm động trước sự quan tâm đáng yêu của bạn, cô ấy sẽ cho rằng bạn là một người rất hiểu cô ấy, từ đó cô ấy sẽ để ý đến bạn.

Con gái rất thích nói chuyện với những anh chàng lễ phép, lịch sự. Họ cho rằng bạn là một chàng trai ngoan, khi đó cô ấy sẽ tự tin hơn khi nói chuyện với bạn. Ngoài ra, khi một người con trai nói chuyện lịch sự với con gái sẽ khiến cho cô ấy cảm thấy tin tưởng, có kiến thức…

Do đó, để cho cuộc nói chuyện trở nên thân thiện thì bạn hãy nhắn tin thật sự nghiêm túc, lịch sự với cô ấy, chắc chắn điều này sẽ làm cho cô ấy ấn tượng về bạn. Đây là cách nói chuyện với bạn gái mới quen ấn tượng mà bạn nên tham khảo.

Là ai thì cũng sẽ có những điều riêng tư của riêng mình, vì thế bạn nên tránh hỏi những chuyện riêng tư của cô ấy, điều này sẽ làm mất đi cảm tình của cô ấy nếu như bạn trót dại hỏi cô ấy.

Đã là chuyện riêng tư của cô ấy thì bạn không nên hỏi cô ấy, nó sẽ khiến cho cô ấy cảm thấy khó sử. Có thể cô ấy sẽ không muốn nói chuyện với bạn nữa, vì cô ấy nghĩ bạn là một anh chàng lắm chuyện, hay tò mò. Do đó, nếu bạn lần đầu nói chuyện với bạn gái mới quen thì bạn không nên hỏi những chuyện riêng tư của cô ấy.

Lời kết

Rong Biển: Vị Thuốc Quý Từ Biển Với Nhiều Tác Dụng Không Ngờ

Rong biển từ lâu đã được ứng dụng làm thực phẩm và làm thuốc, đặc biệt ở các nước châu Á.

Nó có nhiều loại, thuộc nhiều họ thực vật khác nhau. Ở Việt Nam, được biết có khoảng hơn 30 loại. Chúng phân bố rải rác ở các vùng biển, hải đảo. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo trong Đông y là loài Sargassum fusiforme (Harv.). Thuộc họ Rong mơ Sargassaceae.

Loại rong biển này được ghi nhận đầu tiên trong Thần nông bản thảo, được viết năm 200 trước Công nguyên. Ở Nhật Bản, người ta gọi đây là rau trường thọ. Bởi trong rong biển giàu chất xơ, khoáng chất thiết yếu như Ca, Mg… iod, nhiều algin hay alginic acid, protid, lipid, phytosterols… Ở châu Âu, rloại rong này cũng được sử dụng như rau hoặc thực phẩm sấy khô.

1. Điều trị bệnh lý tuyến giáp

Rong biển hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp: suy giáp, bướu giáp đơn thuần, và ung thư tuyến giáp. Trong loại rong này chứa nhiều iod, chất không thể thiếu trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Cơ thể không thể tự sản sinh iod nên phải nạp từ thực phẩm. Nhu cầu iod mỗi ngày của người trưởng thành là 10mg iod, đặc biệt phụ nữ mang thai cần tới 30mg iod mỗi ngày.

Thiếu iod trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm tổng hợp hormon tuyến giáp, gây suy giáp. Hoặc tình trạng thiếu hormon tuyến giáp này sẽ báo về não. Não kích thích tuyến giáp phì đại lên, sản xuất bù hormon tuyến giáp, lâu ngày gây bướu cổ. Rối loạn hoạt động hormon tuyến giáp lâu ngày có thể gây ung thư tuyến giáp.

Bổ sung trong chế độ ăn hoặc làm thuốc sẽ giúp điều hòa hormon tuyến giáp, phòng ngừa suy giáp, bướu cổ, ung thư tuyến giáp.

2. Cải thiện chức năng trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Trong một nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy, chế độ ăn có bổ sung rong biển giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer được gây ra trên chuột.

Alzheimer là một trong những nguyên nhân chủ yếu của sa sút trí tuệ. Alzheimer làm người bệnh thay đổi nhận thức từ từ theo kiểu suy giảm trí nhớ và khuyết tật ngôn ngữ. Nghiên cứu cho thấy trong bệnh Alzheimer, những tổn thương não bộ đặc trưng là tích tụ mảng amyloid b ngoại bào. Sự hình thành đám rối sợi thần kinh, mất chức năng synap, stress oxy hóa, viêm thần kinh… Trong đó sự tích tụ amyloid ᵦ thành các mảng bám amylois, được coi là dạng có độc tố  ngăn cản cân bằng ion canxi trong tế bào, kích hoạt quá trình chết tế bào (apotosis).

Trong nghiên cứu trên chuột, người ta thấy chế độ ăn có bổ sung loại rong này làm giảm hình thành mảng bám amylois. Ngoài ra, chuột được dung nạp rong biển cũng có trí nhớ ngắn hạn tốt hơn. Từ đó thấy được triển vọng của nó trong cải thiện chức năng não bộ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

3. Ngăn ngừa bệnh lý xơ vữa mạch máu

Rong biển được Trung Quốc sử dụng làm thuốc điều trị xơ vữa mạch máu đã từ lâu. Ngày nay khoa học còn chứng minh được rong biển có khả năng hạ mỡ máu. Trong đây có chứa một số loại phytosterols, có vai trò trong hạ mỡ máu.

Phytosterol được chứng minh là chất có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu (LDL) và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Phytosterol có cấu trúc hóa học giống với cholesterol động vật, nhưng mạch nhánh của chúng khác với cholesterol. Chất này có mặt trong một số loài thực vật.

Vì vậy, phytosterol có cũng thực hiện những chức năng gần giống cholesterol động vật và có thể cạnh tranh với sự hấp thu cholesterol tại ruột, gia tăng cholesterol thải qua phân. Do đó làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) có trong máu.

4. Bảo vệ thận

Nghiên cứu chứng minh rằng, chất polysaccharides từ rong biển có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh thận do thuốc cản quang. Các polysaccharides này chứa nhiều gốc sulfat và fucose, có hoạt tính sinh học cao. Chúng nhặt các gốc tự do, tác nhân gây tổn thương và lão hóa tế bào. Từ đó, polysaccharides trong rong biển chứng minh được các đặc tính bảo vệ thận trong bệnh lý thận do thuốc cản quang.

5. Ngăn ngừa lão hóa, tăng cường chức năng hệ miễn dịch

Rong biển chứa nhiều chất có khả năng chống stress oxy hóa, thu nhặt các gốc tự do. Đây là những tác nhân hàng đầu gây lão hóa và suy giảm miễn dịch.

6. Tác dụng theo y học cổ truyền

Rong biển có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh: phế, tỳ, thận. Rong biển được xem như vị thuốc điều trị các chứng u bướu, phù thũng, tiểu khó..

Hỗ trợ điều trị bướu giáp đơn thuần

Hải tảo 50g, côn bố 50g, đậu tương 100g, rửa sạch, hầm nhừ rồi ăn khi vẫn còn nóng.

Hỗ trợ điều trị chướng bụng, bướu giáp

Củ cải 20g, hải tảo 20g, hải đới 50g, ba loại cùng đem rửa sạch, thái nhỏ, rồi nấu chín, thêm gia vị rồi hàng ngày ăn thay canh.

Do chứa các chất gây khó tiêu nên những người hệ tiêu hóa yếu hạn chế dùng.

Cây An Xoa Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Mà Bạn Chưa Biết

Mô tả dược liệu

Cây thường mọc thành cụm và sống trong nhiều năm, toàn bộ cây thường được phủ đầy lông. Phần lá nhám có hình xoan, mặt trên thường có màu xanh đậm còn mặt dưới thường có mày trắng. Phần hoa nhỏ có màu tím, còn phần quả có hình như sâu róm và có lông dài.

Phân bố, sinh thái

Loại cây này thường tập trung ở ven sống, ven suối hay trong rừng sâu. Mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, Bình Phước.

Sau khi thu hoạch cây an xoa thường được phơi khô

Bộ phận dùng

Sử dụng cả thân, cành và phần lá để làm thuốc. Cắt nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Thành phần của cây An xoa có chứa nhiều hoạt chất flavonoid, alcoloid, nhiều enzyme và các nguyên tố vi lượng. Trong đó hoạt chất alcoloid có khả năng kháng lại các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Còn hoạt chất flavonoid có khả năng chống oxi hóa và bảo vệ các tế bào miễn dịch. Đồng thời có thể ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do có thể gây bệnh.

Cây An xoa có vị cay, mùi thơm. Quy vào kinh Can. Cây có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị ung thư, nhất là ung thư gan. Đồng thời giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh về gan như men gan cao, viêm gan, xơ gan,… Hỗ trợ giải độc gan, làm mát gan, hạ men gan và tăng cường chức năng gan. Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, vàng da, chân tay yếu ớt.

Dùng khoảng 100g nấu với 1l nước dùng uống hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư gan

Nhiều trường hợp ung thư gan giai đoạn cuối vẫn kiên trì áp dụng cách này. Người bệnh có thể tiến hành như sau:

Chuẩn bị: 100g cây an xoa đã phơi khô

Dùng nguyên liệu nấu với 1l nước cho đến khi còn 800ml thì tắt bếp.

Uống trước khi ăn tầm 20 phút.

Điều trị ung thư gan với việc kết hợp với cây xạ đen

Việc kết hợp với cây xạ đen có thể làm gia tăng khả năng điều trị căn bệnh này, tiến hành như sau:

Chuẩn bị: 50g cây an xoa đã sao vàng và 50g cây xạ đen

Cho tất cả nguyên liệu nấu cùng 1500ml nước cho đến khi còn 800ml thì tắt bếp.

Dùng uống sau khi ăn khoảng 15 phút.

Điều trị ung thư gan bằng cách kết hợp với cà gai leo

Ngoài xạ đen thì cà gai leo cũng có thể kết hợp để điều trị ung thư gan. Tiến hành bài thuốc như sau:

Chuẩn bị: 30g cây an xoa và 30g cây cà gai leo

Cây an xoa đem sao vàng hạ thổ rồi cho 2 vị thuốc vào sắc cùng 1000ml nước, cho đến khi còn 600 ml thì tắt bếp.

Dùng uống hết trong ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm gan B

Đã nhiều bệnh nhân chữa khỏi bệnh viêm gan B nhờ kiên trì bài thuốc sau:

Chuẩn bị: 15g cây an xoa, 30g cây xạ đen, 30g cây cà gai leo và 10g rễ cây mật nhân.

Dùng tất cả nguyên liệu đun cùng với 1000ml nước cho đến khi còn 500ml thì tắt bếp.

Chia ra 3 lần uống hết trong ngày.

Điều trị viêm đại tràng

Bạn có thể chữa viêm đại tràng với các bước như sau:

Chuẩn bị: 100g cây an xoa đã sao vàng hạ thổ.

Dùng nguyên liệu nấu với 1500ml cho đến khi còn 1 chén nước thì tắt bếp và dùng chén thuốc đó.

Tiếp tục cho thêm 2000ml nước vào đun cho đến khi còn 2 chén nước và cũng dùng để uống trong ngày.

Việc sao vàng hạ thổ nguyên liệu rất quan trọng, quá trình này có thể giúp đốt cháy lớp lông trên cây. Nhờ đó mà hạn chế được tình trạng ho, ngứa rát cổ họng khi dùng thuốc. Quá trình sao vàng, hạ thổ nguyên liệu này thường được tiến hành như sau:

Cây An xoa sau khi thu hoạch sẽ được phơi hơi héo.

Cho vào chảo đã làm nóng và sao vàng trong khoảng từ 20 đến 30 phút.

Liên tục dùng đũa để đảo sao cho nguyên liệu vàng đều.

Đổ nguyên liệu đã được sao vàng xuống nền nhà sạch rồi úp chảo còn nóng lên chỗ cây an xoa trong khoảng 60 phút.

Đợi nguyên liệu nguội bớt rồi cho vào túi, bảo quản để dùng dần.

Không nên dùng dược liệu An xoa cùng với thuốc Tây vì có thể làm thay đổi tác dụng của cả hai phương pháp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Me Rừng: Loài Cây Quen Thuộc Với Nhiều Công Dụng trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!