Bạn đang xem bài viết Đái Dầm Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Dứt Điểm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đái dầm khá phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ tè dầm khi 5 tuổi và có đến 10% trẻ vẫn còn khi lên 7 tuổi. Ở những độ tuổi lớn hơn, tỉ lệ này giảm chỉ còn từ 1% đến 3%. Điều thú vị là, bé trai có tỷ lệ tè dầm cao gấp 2 lần bé gái.
Có 2 loại đái dầm, đó là:
Đái dầm nguyên phát: trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu và thường tè dầm về đêm;
Đái dầm thứ phát: trẻ đã không còn tè dầm ít nhất 6 tháng nhưng bây giờ bị lại.
Trong đó, đái dầm nguyên phát thường gặp nhiều hơn. Đái dầm thứ phát ít gặp nhưng thường xảy ra ở trẻ lớn tuổi và nên được đưa đi khám bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe như: nhiễm trùng tiểu, vấn đề thần kinh, căng thẳng,…
Nguyên nhânMặc dù nguyên nhân tại vẫn chưa được biết rõ, người ta cho rằng đây là do sự chậm phát triển của ít nhất một trong ba yếu tố sau:
Bàng quang: bàng quang đầy nước tiểu khi ngủ;
Thận: sản xuất nhiều nước tiểu trong đêm;
Não: khó thức dậy khi đang ngủ.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, sự liên kết giữa não bộ và bàng quang chưa được hình thành đầy đủ. Do đó, bàng quang sẽ thải nước tiểu bất cứ khi nào bị đầy. Khi trẻ lớn hơn, sự liên kết này phát triển, giúp não bộ kiểm soát bàng quang tốt hơn. Chính vì vậy mà tè dầm sẽ giảm dần theo lứa tuổi.
Bên cạnh đó, não bộ kiểm soát bàng quang dễ hơn vào ban ngày và phải mất nhiều thời gian sau mới có thể kiểm soát vào ban đêm. Do đó, trẻ thường bị đái dầm vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.
Những yếu tố nguy cơ
Di truyền: nếu cha/mẹ sau 5 tuổi vẫn tè dầm thì khoảng 40% trẻ sẽ bị tương tự. Nếu cả cha và mẹ đều tè dầm khi còn nhỏ thì tỉ lệ này lên đến 70%.
Căng thẳng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đái dầm thứ phát. Điều trị căng thẳng có thể loại bỏ được trẻ tè dầm.
Ngủ sâu: đây có thể là một phần của sự phát triển bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, cũng có thể do trẻ ngủ quá ít giờ, chất lượng giấc ngủ kém.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Trong một số ít trường hợp, đái dầm xảy ra do trẻ bị ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy.
Táo bón: Bàng quang và ruột nằm rất gần nhau. Táo bón có thể kích thích bàng quang, làm mất kiểm soát bàng quang. Ở những trường hợp này, điều trị táo bón là bước đầu tiên trong điều trị trẻ tè dầm.
Bệnh lý thận, bàng quang: những trường hợp này trẻ thường đái dầm cả ban ngày và ban đêm. Đồng thời trẻ có thể có thêm các triệu chứng khác như: đau khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt.
Bệnh thần kinh: Nếu như con bạn có các triệu chứng khác như tê, đau ở chân, yếu chân, thì cần xem xét các vấn đề về cột sống. Tuy nhiên, đây là một nguyên nhân rất hiếm gặp của đái dầm.
Thuốc: một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ tè dầm ở trẻ.
Những bệnh lý khác: tiểu đường, tăng động, giảm chú ý cũng có thể gây đái dầm ở trẻ em.
Đái dầm có thể tác động đến cảm xúc của cả trẻ và bố mẹ.
Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, lo lắng hoặc tự ti. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, cũng như việc học của bé. Trẻ hay đái dầm có thể ngại đi chơi xa, không dám ngủ ở nhà bạn. Thậm chí, anh chị em của bé có thể phải ngủ riêng. Bố mẹ ngày nào cũng phải lau chùi phòng, giường nệm và quần áo bé.
Điều rất quan trọng cần nhớ là, đây không phải là lỗi của con bạn. Trẻ không thể kiểm soát được việc này. Bố mẹ và bạn bè không nên xấu hổ, trêu chọc hay la mắng bé. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể thử các cách sau để giúp đỡ trẻ.
Chuông báo động đi tiểu
Nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa số trẻ sử dụng chuông báo đi tiểu sẽ giúp trẻ hạn chế đái dầm sau một vài tuần.
Chuông sẽ báo động hoặc rung khi đồ lót của trẻ bị ướt. Theo thời gian, não bộ sẽ được huấn luyện khi nào trẻ cần đi tiểu. Phương pháp này cần có sự tham gia tích cực của bố mẹ để đảm bảo trẻ tỉnh giấc hoàn toàn và đi vệ sinh khi chuông báo kêu.
ThuốcThuốc được dùng đầu tiên là Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tiết nước tiểu, tránh tè dầm ban đêm.
Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinine. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu tốt hơn và giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.
Bệnh Ghẻ Nước: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Dứt Điểm
Ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra, hay còn gọi là con ghẻ cái hoặc cái ghẻ. Ghẻ cái có chiều dài 0,3 – 0,5mm màu trắng bẩn, rất khó để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Thời gian từ khi sinh ra đến khi bắt đầu đẻ trứng của ghẻ cái là 20 ngày, khi ký sinh trên da được 3 tháng đẻ được khoảng 150 triệu con. Ghẻ cái thường ký sinh trên vật chủ khoảng 1 tháng sau đó rời đi. Sau khi rời khỏi vật chủ, hẻ cái chỉ sống được vài ngày.
Sau khi giao phối xong ghẻ đực sẽ chết, nên bệnh này do ghẻ cái gây ra bằng cách đào hang ở lớp sừng trên da để đẻ trứng. Giai đoạn ghẻ cái đào hang để đẻ trứng người bệnh cảm thấy rất ngứa. Nếu không chữa trị dứt điểm bệnh ghẻ nước sẽ càng lan rộng và để lại sẹo.
Ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng gây nên
Ghẻ nước có hai đường lây chính như:
Do lây nhiễm trực tiếp: dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như ôm hôn, chăm sóc, nắm tay, quan hệ tình dục,… hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo,…
Do môi trường sống: do sống trong môi trường không sạch sẽ, môi trường ẩm mốc cùng với thói quen ở bẩn rất dễ mắc bệnh ghẻ nước.
Vùng da mỏng như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, chân, cơ quan sinh dục,… xuất hiện những mụn nước có ranh giới rõ ràng, tách biệt với nhau.
Thấy dịch chảy ra từ mụn nước, lấy kim khều có thể phát hiện cái ghẻ.
Các vết xước, vảy da, đỏ da xuất hiện do bệnh nhân gãi khi ngứa hoặc do chà xát. Các vết này có thể gây chàm hoá trên da.
Triệu chứng của ghẻ nước
Khi ngứa ngáy bệnh nhân sẽ gãi và gây nên các vết xước da, và có thể có sẹo thâm đỏ. Bệnh phải chữa trị sớm, nếu không sẽ có các biến chứng như ghẻ nhiễm khuẩn (xuất hiện mụn mủ), bị viêm da (có các mụn đỏ).
Nếu không chữa viêm da sẽ dẫn đến eczema (bệnh chàm), trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp ở nam.
Các dấu hiệu có thể gợi ý bạn có thể đã mắc ghẻ nước như:
Có tiền sử tiếp xúc, hoặc dùng chung đồ dùng với người ghẻ nước.
Xuất hiện các mụn nước tách biệt nhau, có ranh giới rõ ràng, xuất hiện nhiều ở các vùng kẽ ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, các nếp gấp ở chân,…
Các nốt mụn nước khiến cho bạn khó chịu và gãi gây ra các vết đỏ, ngứa hoặc vảy da.
Nếu môi trường sống không vệ sinh và bạn nghi ngờ rằng mình bị ghẻ nước, có thể đến bác sĩ để có được chẩn đoán phù hợp nhất.
Dựa vào đặc điểm mụn nước trên da để chẩn đoán bệnh
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩNgứa xảy ra liên tục, khiến người bệnh không thể chịu được, ngứa có thể tăng lên vào ban đêm.
Tình trạng ngứa kéo dài khiến người bệnh không thể ngủ được, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Xuất nhiều nhiều sẩn, mụn nước, các vết gãi khắp thân người.
Các triệu chứng kéo dài từ 3 – 6 tuần không khỏi.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nơi khám các bệnh da liễu uy tín
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu chúng tôi Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai,…
Dùng thuốcD.E.P: là chất lỏng không màu, không mùi, sánh, an toàn cho làn da và tuyệt đối không gây kích ứng da. Chỉ bôi lên vết thương, không bôi lên vùng xung quanh, không bôi vùng niêm mạc như lợi, lưỡi hay để dính vào mắt. Sử dụng thuốc mỗi ngày 2-3 lần và thực hiện liên tục 3 ngày. Nên tắm sạch (xát mạnh xà phòng vào nốt ghẻ và rửa sạch), lau khô trước khi bôi thuốc.
Kem (Crotamiton 100mg/g) trị ghẻ và sẩn ngứa: nếu để điều trị ngứa, bôi 2 – 3 lần/ngày lên chỗ ngứa cho đến khi hết ngứa. Nếu để điều trị ghẻ thì bôi 1 lần vào buổi tối trong 3 – 5 ngày, tắm trước khi bôi giúp cho các vết ghẻ ngứa nhanh chóng biến mất và không để lại hư tổn trên bề mặt da.
Dầu Benzyl benzoat: bôi lên vùng tổn thương trừ đầu và mặt và đến ngày thứ 3 tắm sạch sẽ bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Bôi liên tục giúp các tinh chất từ dầu Benzyl benzoate thấm sâu vào ổ bệnh ghẻ giúp trị tận gốc cái ghẻ gây bệnh.
Ivermectin: dùng với liều lượng 200 µg/kg, liều duy nhất, có thể nhắc lại sau 10-14 ngày.
Lưu ý: người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc này.
Mẹo dân gianCác loại lá như lá ba chạc, lá xà cừ, lá đào,… hay được dân gian khuyên dùng để chữa ghẻ nước. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kỹ các bài thuốc này, do chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tính hiệu quả.
Dùng nước muối pha: có tác dụng làm sạch, vệ sinh vùng da ghẻ nước, tránh nhiễm trùng hoặc gây ra biến chứng chàm hóa. Nước muối không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ra ghẻ nước.
Dùng nước muối để tắm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng
Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước bẩn, mùa mưa hạn chế đi lại khi bị ngập lụt tránh nguy cơ mắc ghẻ nước.
Giặt quần áo sạch sẽ, tránh để ẩm mốc khi đi mưa về. Hạn chế mang giày nếu có đi giày sau khi về phải giặt rửa sạch sẽ, không đi tất khi chưa khô hẳn để tránh môi trường ẩm mốc làm ghẻ kí sinh.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng tắm mỗi ngày, nhất là khi đi ngoài đường về hay tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa.
Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong gia đình, đồ dùng cá nhân hay sử dụng, tiếp xúc.
Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: khăn lau, quần áo, chăn, màn. Tránh tiếp xúc da kề da, hoặc ở quá gần người bệnh.
Trong gia đình có người bệnh nên chữa trị chung để tránh tình trạng lây chéo.
Advertisement
Chú ý thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn màn, quần áo bằng nước nóng và phơi ngoài nắng để trừ các tác nhân gây nên bệnh.
Giữ môi trường sống sạch sẽ
Người bệnh tránh cào gãi, chà xát gây trầy xước dễ nhiễm trùng da, lây lan bệnh.
Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị, tránh trường hợp chẩn đoán sai bệnh làm bệnh càng thêm nặng.
Không tự ý mua thuốc về điều trị bệnh do không thể nắm rõ được liều lượng cũng như cách dùng với từng mức độ của bệnh ghẻ nước.
Với thuốc bôi dạng kem chữa bệnh ghẻ nước, nên bôi trên diện rộng và bôi trước lúc đi ngủ vào ban đêm.
XEM THÊM:
Viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ghẻ tránh tái phát
Cách trị ghẻ ngứa bằng nguyên liệu tự nhiên không tác dụng phụ
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Mụn Ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Mụn lưng phát triển giống như các loại mụn khác. Lỗ chân lông trên da ở lưng bị tắc do bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi và bã nhờn. Từ đó sinh ra mụn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ra mụn khác:
Tiền sử gia đình mắc các vấn đề về mụn.
Các đồ vật, quần áo cá nhân có xát với làn da ướt mồ hôi cũng có thể gây ra mụn hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ở lưng.
Do nội tiết tố: phụ nữ mang thai hoặc thanh thiếu niên đang dậy thì có khả năng bị mụn ở lưng hơn khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi.
Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng mụn, trong đó có mụn ở lưng.
Không vệ sinh, tắm gội sạch sẽ.
Một số sản phẩm chăm sóc da như lotion hay kem dưỡng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân chân và dẫn đến mụn.
Căng thẳng, stress khiến cơ thể tạo nhiều hormone cortisol hơn. Khi hormone này tăng lên sẽ làm cơ thể tạo nhiều bã nhờn, dễ gây mụn hơn.
Đa số các trường hợp mụn ở lưng đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 5 – 10 ngày nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu tình trạng này cứ liên tục tiếp diễn, các nốt mụn ngày càng sưng to và gây đau hoặc nhiễm trùng, hãy tìm tới bác sĩ da liễu ngay lập tức để có được lời khuyên kịp thời.
Thuốc không kê toaCác sản phẩm trị mụn không kê đơn sau đây có thể giúp làm sạch tình trạng mụn lưng nhẹ (hoặc trung bình) khi được kết hợp với việc chăm sóc da:
Benzoyl peroxide: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Sử dụng hàng ngày giúp kiểm soát mụn trứng cá ở lưng và giảm các đợt bùng phát. Để benzoyl peroxide bám trên da từ 2-5 phút để phát huy tối đa tác dụng. Có nhiều sản phẩm với hàm lượng benzoyl peroxide khác nhau. Sử dụng sản phẩm có chứa 5,3% benzoyl peroxide ít có khả năng khiến da bị kích ứng, khô hoặc bong tróc. Nếu bạn cảm thấy cần loại mạnh hơn, bạn có thể bắt đầu với sản phẩm có chứa 10% benzoyl peroxide. Đó là nồng độ benzoyl peroxide mạnh nhất mà bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc.1
Retinoid (gel adapalene 0,1%): Sử dụng cùng với benzoyl peroxide giúp cải thiện tình trạng mụn lưng. Retinoid giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp benzoyl peroxide hoạt động tốt hơn. Nên thoa adapalene sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng đều đặn hằng ngày đem lại kết quả tốt hơn.1
Xà phòng có chứa thành phần Axit Salicylic: thường được sản xuất thành dạng sáp (xà bông cục) giúp tẩy nhẹ tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông.
Thuốc theo toa2Nếu thuốc bôi thông thường không giúp cải thiện tình trạng mụn ở lưng, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn kịp thời những loại thuốc sau:
Thuốc Dùng nó trong bao lâu Các tác dụng phụ có thể xảy ra
Liệu pháp kháng sinh 6 – 8 tuần, có thể 4 – 6 tháng tùy tình trạng và đáp ứng Kích ứng da, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Isotretinoin Ít nhất 4 – 5 tháng Da và môi khô, chảy máu cam, đau cơ, thay đổi tâm trạng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Prednisolone liều thấp 4 – 6 tuần Giữ nước, teo da, loét dạ dày – tá tràng.
Thuốc tránh thai (chỉ dành cho nữ) Ít nhất 2 – 6 tháng Nhức đầu, buồn nôn, thay đổi tâm trạng và căng ngực.
Spironolactone (chỉ dành cho nữ) Ít nhất 4 – 6 tuần Chóng mặt, mệt mỏi và đau đầu.
Liệu pháp laserLaser là một trong những phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại để trị mụn và thâm sau mụn. Ánh sáng laser đi sâu vào trong da, phá hủy sắc tố melanin – nguyên nhân gây thâm sau mụn. Từ đó da nhanh chóng sáng mịn và săn chắc. Tuy nhiên, đi đôi với hiệu quả tốt thì giá thành của phương pháp này khá cao.
Để đạt được hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc, cách chăm sóc da mụn ở lưng cũng cực kì quan trọng:
Tránh cọ xát, cào vào vùng lưng, đặc biệt là vùng da có mụn. Điều này khiến mụn bị vỡ và làm da tổn thương khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn.
Vệ sinh vùng lưng sạch sẽ bằng xà phòng dịu nhẹ để gột rửa bụi bẩn và vi khuẩn gây bí tắc lỗ chân lông. Sử dụng xà phòng chuyên biệt để trị mụn lưng cho hiệu quả tốt hơn.
Không tự ý nặn mụn.
Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời có xu hướng làm mụn thâm và lâu khỏi hơn. Vì vậy thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài là rất cần thiết.
Chọn quần áo rộng rãi, thoải mái để da thông thoáng và luôn thay quần áo sau khi tập luyện thể dục.
Tình trạng mụn nhọt dễ tái đi tái lại vì tuyến mồ hôi trên vùng da lưng rất phát triển. Nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn sẽ gây ra sự đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, phòng ngứa mụn nhọt ở lưng là rất cần thiết và bạn có thể thực hiện bằng những việc như sau:
Chăm sóc da đúng cách.
Vệ sinh sạch sẽ chăn nệm và quần áo.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
Chọn loại vải thông thoáng, thấm hút mồ hôi.
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Rụng Tóc Vành Khăn Ở Trẻ Nhỏ
Chứng rụng tóc vành khăn là gì?
Đây là hiện tượng rụng nhiều tóc của bé ở phần phía sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu.
Rụng tóc vành khăn còn xuất hiện ở những người bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Vì vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong sự phát triển của lông, tóc, móng.
Nếu trẻ thiếu vitamin D, chân tóc thường bị yếu và dễ rụng vì vậy khi cho bé nằm xuống, phần đầu sẽ cọ xát với gối, chiếu sẽ bị rụng thành vành nên được gọi là rụng tóc vành khăn.
Ngày nay, tỉ lệ trẻ bị rụng tóc vành khăn tương đối cao, ở Viện dinh dưỡng Quốc gia cứ 10 trẻ em đến khám thì có 3-4 bé bị rụng tóc vành khăn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rụng tóc vành khănTrẻ em bị rụng tóc vành khăn thường là bị phía sau đầu, rụng tóc thành hình vành khăn hoặc rụng rất nhiều theo từng mảng khắp da đầu kèm theo các dấu hiệu như:
Em bé ngủ không sâu giấc, quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân.
Khi ngủ dễ bị giật mình và đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm (nhiều mồ hôi trộm).
Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn? Trẻ bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?Nếu trẻ em bị rụng tóc hình vành khăn đã được bố mẹ đưa trẻ đi khám và kết quả không bị thiếu canxi, thì lúc này nên cân nhắc đến một số nguyên nhân khác gây rụng tóc như là:
Tóc mỏng và nằm nhiều: Hầu hết thời gian của bé là nằm ngửa vậy nên vùng da đầu phía sau sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài làm cho tóc khó mọc hơn. Đặc biệt với những trẻ có sợi tóc mảnh, dễ rụng thì thường xảy ra tình trạng này hơn.
Tác dụng phụ của thuốc: Khi trẻ mới bị ốm và cần sử dụng một số loại thuốc thì cũng là nguyên nhân bị rụng tóc.
Nấm da đầu: Nếu trẻ có những mảng da đầu trống, không mọc tóc thì có thể mắc phải một vài dạng nấm. Nấm da đầu thường sẽ kéo dài và lây sang các vùng da khác trên cơ thể vậy nên các bố mẹ không nên bỏ qua tình trạng này.
Hiện nay, rụng tóc vành khăn ở trẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để biết chắc chắn trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải mắc bệnh còi xương hay không thì các bố mẹ cần phải đưa bé đi khám dinh dưỡng hoặc thử máu (nếu cần) để tìm ra giải pháp đúng đắn, kịp thời cho trẻ.
Cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻKhi trẻ bị rụng tóc vành khăn, phụ huynh nên bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: Kẽm, sắt, vitamin C, vitamin D, canxi kịp thời thì tóc sẽ mọc trở lại và trẻ phát triển tốt hơn.
Nếu có điều kiện, các bố mẹ nên cho trẻ được khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu giúp ngăn ngừa rụng tóc.
Cách bổ sung vitamin D tốt và phù hợp cho trẻĐể bổ sung vitamin D cho trẻ có những cách sau đây:
Cho trẻ uống liều cao trong 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Khi vitamin D vào cơ thể sẽ bị giữ lại ở gan và được điều tiết để cơ thể phát triển bình thường, khoẻ mạnh.
Tùy theo từng lứa tuổi mà cho trẻ uống vitamin D mỗi ngày theo các đơn vị khác nhau (từ 400 – 800 đơn vị/ ngày)
Trẻ có thể bổ sung vitamin D bằng cách được tắm nắng. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý phải tắm nắng đúng cách cho con trong khoảng thời gian từ 9h-10h sáng và chỉ tắm từ 10-15 phút.
Mụn Nhọt Ở Mông: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của mụn nhọt ở mông. Staphylococcus aureus thường là tác nhân dẫn đến mụn nhọt. Chúng thường sống trên da hoặc bên trong mũi.1
Các nếp gấp trên da là vị trí thường xuyên xuất hiện mụn nhọt. Những vùng cơ thể có lông, đổ mồ hôi hay bị cọ sát cũng rất dễ nổi mụn nhọt.
Một số yếu tố có thể khiến một người dễ bị mụn nhọt bao gồm:
Tiếp xúc với người bị mụn nhọt: MRSA và các vi khuẩn kháng thuốc khác có thể truyền từ người này sang người khác. Điều này rất dễ xảy ra trong bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, nơi có nhiều người bị bệnh.
Đã từng xuất hiện nhọt trước đây: Mụn nhọt xuất hiện trở lại là điều rất bình thường. Nhọt tái phát từ 3 lần trở lên trong vòng 12 tháng. Nhọt tái phát phổ biến nhất là do vi khuẩn MRSA gây ra.
Bệnh chàm, bệnh vẩy nến: Điều này cho phép vi khuẩn xâm nhập vào các mô da sâu hơn.
Bệnh thận.
Đái tháo đường.
Vệ sinh cá nhân kém.
Béo phì.
HIV và các tình trạng suy giảm miễn dịch khác.
Mụn nhọt ở mông là một cục u nổi lên và có thể kèm theo những biểu hiện sau:2
Vùng da xung quanh trở nên đỏ.
Sưng lên.
Mềm.
Đau đớn.
Nhiệt độ cao hơn ở vùng da bị nhọt.
Xuất hiện đầy mủ.
Nhọt thường xuất hiện ban đầu bằng một vết sưng nhỏ, chắc, có kích thước bằng hạt đậu.
Theo thời gian, chúng có thể phát triển về kích thước và trở nên mềm hơn, thường có đầu màu vàng hoặc trắng, rỉ mủ hoặc chất lỏng trong suốt. Mụn nhọt có thể phát triển to bằng quả bóng gôn hoặc thậm chí lớn hơn.
Các biện pháp khắc phục tại nhà1
Chườm ấm bằng cách ngâm một miếng vải hoặc gạc sạch vào nước nóng.
Đắp miếng gạc lên vùng bị ảnh hưởng trong 10 đến 15 phút, khoảng 3 hoặc 4 lần một ngày, cho đến khi mủ chảy ra.
Bạn có thể sử dụng dùng ibuprofen hoặc acetaminophen nếu nhọt quá đau.
Giữ khu vực sạch sẽ. Tránh chạm hoặc cọ xát nó.
Nếu nhọt vỡ ra, hãy băng hoặc gạc để ngăn vi khuẩn lây lan.
Nhọt do MRSA có thể cần điều trị lâu hơn và cần điều trị với kháng sinh.
Mọi người cũng nên tránh chích hoặc cố gắng nặn mụn nhọt tại nhà, vì điều này có thể khiến nó bị viêm nhiều hơn và làm tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị tại cơ sở y tế1Trong một số trường hợp, nhọt lớn không tự khỏi thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Một quy trình thông thường khi xử lý mụn nhọt ở mông bao gồm:
Sát khuẩn vùng da bị nhọt.
Rạch và dẫn lưu nhọt.
Rửa sạch mủ trong nhọt bằng nước muối vô trùng.
Băng lại bằng gạc sạch.
Thuốc uống và thuốc bôi1Thuốc uống và thuốc bôi để ngăn ngừa mụn nhọt ở mông xuất hiện hoặc lan rộng, tùy theo tính chất và mức độ nặng của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Chúng bao gồm:
Thuốc kháng sinh uống và bôi.
Thuốc sát trùng tại chỗ.
Xà phòng diệt khuẩn.
Nước rửa tay diệt khuẩn.
Nếu không được điều trị kịp thời, bạn có thể có biến chứng do mụn nhọt ở mông. Các biến chứng này chủ yếu là do nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các biến chứng có thể bao gồm:1
Sẹo nghiêm trọng.
Một cụm nhọt xuất hiện.
Nhiễm trùng huyết.
Viêm mô tế bào: Là tình trạng viêm da và mô mềm xung quanh.
Viêm nội tâm mạc: Là tình trạng viêm của tim.
Viêm tủy xương.
Nếu nổi mụn ở mông, bạn cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng nó không phát triển lớn hơn. Nếu mụn nhọt phát triển hoặc khiến việc ngồi quá đau, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Đa phần nhọt sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu nhọt kéo dài hơn một tuần, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:2
Nếu mụn nhọt phát triển trên mặt, cổ họng, cổ hoặc cột sống.
Nếu sốt kèm theo.
Nếu nhọt rất đau và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Để giảm nguy cơ để lại biến chứng và tránh tái phát mụn nhọt ở mông. Việc thay đổi lối sống là rất cần thiết.1 3
Không tự ý nặn nhọt hay chạm tay thường xuyên vào nhọt.
Giặt riêng quần áo và khăn tắm để tránh lây nhiễm.
Thay ga trải giường thường xuyên.
Tắm thường xuyên.
Giữ nhà sạch sẽ.
Giảm cân để giảm nếp gấp da.
Tránh tập thể dục, bơi lội và tiếp xúc với các môn thể thao trong khi nhọt của bạn đang lành để tránh làm tình trạng nặng thêm hoặc lây nhiễm cho người khác.
Tránh hút thuốc lá.
Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.
Nguyên Nhân Và Các Phương Pháp Giảm Mỡ Đùi Hiệu Quả
1. Nguyên nhân gây ra mỡ vùng đùi:
Trước khi tìm hiểu về 2 phương pháp giảm mỡ đùi, các bạn nên điểm qua một vài nguyên nhân vì sao vùng đùi lại dễ tích tự mỡ thừa nhé:
– Do di truyền: Nếu vùng đùi của bạn tích tụ mỡ là do di truyền thì những động tác, bài tập vận động sẽ không giúp ích bạn quá nhiều, lúc này bạn chỉ có thể nhờ đến phẫu thuật để có được chiếc đùi thon gọn.
– Do ăn uống vô tội vạ: Ăn uống được xem là niềm vui của cuộc sống chúng ta. Thể nhưng nếu bạn ăn uống mất kiểm soát thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Khi ấy, muốn giảm mỡ đùi hiệu quả, bạn cần phải kết hợp ăn uống và luyện tập thường xuyên.
Muốn giảm mỡ đùi hiệu quả, trước tiên cần tìm ra nguyên nhân tích tụ mỡ vùng đùi
– Do sinh hoạt không đúng cách: Lười vận động, ăn ngủ không đúng giờ giấc làm đảo lộn đồng hồ sinh học cũng là một trong những nguyên nhân gây béo ở vùng đùi. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cải thiện các thói quen xấu và tích cực xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh hơn.
– Do luyện tập sai cách: Bạn đừng nghĩ việc tập luyện liên tục không ngừng nghỉ thì sẽ giúp bạn giảm mỡ đùi nhanh chóng và sớm có được đôi chân thon chắc khỏe nhé. Nếu bạn luyện tập không hợp lý, tập luyện quá sức thì vùng đùi của các bạn sẽ trở nên to hơn. Vậy nên, bạn cần có lịch tập luyện phù hợp.
2. Giảm mỡ đùi bằng cách tập luyệnĐộng tác 1: Plie Squats (đứng tấn)
Plie squat với tạ giúp giảm mỡ đùi hiệu quả cho các bạn
Plie squat với tạ giúp giảm mỡ đùi hiệu quả cho các bạn
– Để thực hiện động tác này, đầu tiên, bạn đứng thẳng người, hai chân dang rộng hơn vai, mũi bàn chân hướng ra phía ngoài.
– Tiếp theo, giữ thẳng lưng, từ từ hạ trọng tâm xuống thấp, thân trên giữ nguyên. Lúc này phần đùi của bạn song song với mặt đất. Lúc này bạn sẽ cảm thấy vùng đùi và mông căng cứng.
– Bạn có thể cầm thêm tạ tay và đặt lên phần đùi để tăng thêm hiệu quả giảm mỡ đùi cho bài tập. Giữ tư thế đứng tấn từ 20-25s rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác này 3 hiệp.
Động tác 2: Pilates Leg Lift (nâng chân)
Pilates Leg Lift (nâng chân) – động tác giúp giảm mỡ đùi.
– Đây là động tác giảm mỡ đùi khá đơn giản. Bạn nằm một bên, hai chân duỗi thẳng
– Sau đó, nâng một chân từ từ lên cao nhất có thể để tập cho vùng đùi ngoài
– Giữ yên động tác từ 20-25s rồi hạ thấp chân từ từ trở lại vị trí ban đầu và thực hiện tương tự với bên chân còn lại. Bạn có thể kết hợp thêm tạ tay để tăng thêm hoạt động cho các cơ.
– Với tư thế nâng chân giảm mỡ đùi này, bạn nên thực hiện 3 -5 hiệp mỗi ngày.
Động tác 3: Bridge Raises (nâng toàn cơ thể)
Bridge Raises (nâng toàn cơ thể) – tư thế giảm mỡ đùi
– Để chuẩn bị cho bài tập giảm mỡ đùi này, bạn bắt đầu với tư thế nằm ngửa, hai chân co lại, dang hai chân rộng hơn vai 1 chút.
– Tiếp theo, bạn từ từ nâng toàn bộ thân người lên, hai chân chống dưới đât làm trụ, tay đặt song song mặt đất, nâng từ phần đầu gối tới phần ngực lên cao.
– Cuối cùng, bạn hạ thấp hông và trở lại tư thế ban đầu.
– Nên thực hiện động tác này 3-5 hiệp để tăng hiệu quả giảm mỡ đùi, mỗi hiệp giữ cơ thể từ 20-25s.
3. Ăn gì để giảm mỡ đùi hiệu quả?Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm mỡ đùi
Giảm mỡ đùi với các thực phẩm từ chất xơ.
Giảm mỡ đùi với các thực phẩm từ chất xơ.
Trong thực đơn giảm mỡ đùi, thực phẩm chứa nhiều chất xơ luôn đóng 1 vai trò rất quan trọng trong việc giúp đôi chân thon nhỏ. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ: Đậu đen, mân xôi, hạt chia, bông cải xanh, bơ, khoai lang…Những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp cho bạn chất xơ mà còn chứa những khoáng chất khác như vitamin A,E,C rất có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này chứa lượng calo rất nhỏ nên bạn có thể ăn thỏa thích mà không sợ béo.
Ăn thịt gà để giảm mỡ đùi
Thịt gà thường xuất hiện trong các thực đơn giảm mỡ đùi
Thịt gà, đặc biệt là phần ức gà được xem là thực phẩm tốt nhất giúp giảm mỡ đùi, thon gọn đôi chân. Thực đơn giảm mỡ đùi với thịt gà sẽ chứa ít cal hơn các loại thịt khác. VD: 100g ức gà chứa 134 Kcal, 100g thịt bò chứa 310Kcal, thịt lợn chứa 307Kcal. Như vậy, việc ức gà được ưa chuộng trong các thực đơn giảm cân là điều không quá khó hiểu phải không các bạn?
Ăn táo giảm mỡ đùi:
Táo là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn giảm mỡ đùi
Táo là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn giảm mỡ đùi
Táo là loại thực phẩm được rất nhiều tín đồ làm đẹp ưa chuộng. Và đây cũng là món ăn kèm không thể thiếu trong thực đơn giảm cân, giảm mỡ đùi cho mọi đối tượng. Ăn táo mỗi ngày không chỉ giúp giảm béo mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất thiết yếu acid malic , vitamin A, C, E… ngăn ngừa nguy cơ ung thư, giúp xương rắn chắc và chống lão hóa da.
Dưới đây sẽ là menu giúp giảm mỡ đùi trong 6 bữa ăn hằng ngày mà bạn nên áp dụng thử trong vòng 1 tuần:
Bữa sáng: 2 miếng bánh mì tươi + 1 trứng luộc + cà chua/ bơ/ hạnh nhân
Bữa phụ: 1 trái táo
Bữa trưa: 1 củ khoai lang + 100g thịt bò + rau súp lơ xanh
Bữa chiều: 1 trái chuối
Bữa tối: 100g ức gà + rau xanh + 1 chén cơm trắng
Trước khi ngủ: 2 lòng trắng trứng + 1 ly sữa không đường.
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã bỏ túi cho mình được những bài tập và những loại thực phẩm giúp giảm mỡ đùi hiệu quả. Đôi chân thon gọn săn chắc không còn là ước mơ quá xa vời, chỉ cần các bạn cố gắng kiên trì luyện tập mà thôi. Ngoài ra, nếu bạn có những thắc mắc về các bài tập thể hình, hãy liên hệ với CFYC để được các chuyên gia tư vấn cụ thể bạn nhé. CFYC mong muốn được trở thành người bạn đồng hành cùng bạn trong chặn đường thay đổi vóc dáng.
Đăng bởi: Trần Tiền
Từ khoá: Nguyên nhân và các phương pháp giảm mỡ đùi hiệu quả
Cập nhật thông tin chi tiết về Đái Dầm Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Dứt Điểm trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!