Xu Hướng 9/2023 # Chữa Viêm Loét Dạ Dày # Top 13 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chữa Viêm Loét Dạ Dày # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chữa Viêm Loét Dạ Dày được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1 – Loét tá tràng (Duodenal ulcers): tá tràng là phần gần của ruột non dài khoảng 25 cm và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, vì nó giữ mật. Ống dẫn mật và ống tụy đều dẫn vào tá tràng, vì vậy nó có thể bị co lại hoặc giãn ra theo tình trạng sản xuất mật khi cơ quan này phản ứng với những thứ khác xảy ra trong cơ thể. 2 – Loét thực quản (Esophageal ulcers): vết loét phát triển ngay phía trên dạ dày, trong thực quản – ống mang thức ăn từ miệng xuống cơ quan tiêu hóa. 3 – Loét chảy máu (Bleeding ulcers): Những vết loét chưa được chữa trị có thể bắt đầu chảy máu, gây ra các biến chứng khác. Chảy máu do loét dạ dày được coi là nguy hiểm nhất. Chảy máu trong cũng có thể góp phần gây loét khi có một mạch máu bị vỡ trong dạ dày hoặc ruột non của bạn. 4 – Loét dạ dày (Gastric ulcers): Ở một số người bị loét, có sự gia tăng axit của dịch vị dạ dày, làm thay đổi tác động của axit dạ dày lên niêm mạc đường tiêu hóa. Nói chung, gastric ulcer là một tên khác để mô tả các lỗ nhỏ trong niêm mạc dạ dày dẫn đến hình thành loét dạ dày. Để chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ có thể thực hiện nội soi, cho phép bác sĩ xem lớp màng nhầy bảo vệ bên trong thực quản, dạ dày và ruột non.

Sữa chua: Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn “thân thiện” giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành. Dầu ô liu: Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori. Quả nam việt quất: Một thực phẩm có thể giúp điều trị loét dạ dày là nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, có thể làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh. Nước lọc: Bạn có thể điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài. Quả việt quất: Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách thêm một số quả việt quất tươi trong ăn sáng. Quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn chống lại virus và các bệnh tật, giảm triệu chứng loét và thúc đẩy chữa bệnh. Những thực phẩm khác giàu chất chống oxy hóa bao gồm anh đào, bí đỏ và ớt chuông. Hạnh nhân: Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.

Thực phẩm giàu chất xơ: Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

Viêm Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày Là Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Dạ dày được chia thành nhiều phần. Phần trên dạ dày nối với thực quản bởi tâm vị. Phần dưới nối với tá tràng bởi môn vị. Giữa tâm vị và môn vị nối với nhau thành phần thân dạ dày phình ra ở giữa. Phần này có hai bờ nằm hai bên, bờ cong nhỏ bên phải và bờ cong lớn bên trái.

Bao phủ toàn bộ bề mặt trong dạ dày là lớp niêm mạc. Niêm mạc có nhiệm vụ bài tiết dịch vị, là hỗn hợp gồm HCl và enzyme pepsin. Vì một rối loạn nào đó, lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tùy vào nơi tổn thương đó mà bệnh sẽ có tên theo từng vị trí tương ứng (viêm loét hang vị, môn vị, bờ cong nhỏ…).

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là tình trạng sưng nề, viêm, loét niêm mạc vùng bờ cong nhỏ do nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.

Nguyên nhân

Theo quan niệm trước đây, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày được giải thích theo cơ chế thần kinh. Nhưng ngày nay, viêm loét dạ dày nói chung do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nguyên nhân chính (trên 80% trường hợp viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày) là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), corticosteroid.

Uống rượu nhiều và thường xuyên.

Ngoài ra, có một vài tác nhân ít phổ biến hơn cũng có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày:

Ăn uống không đúng giờ, nhai quá vội

Thường xuyên bỏ bữa, ăn các thức ăn chua, cay

Chấn thương

Nhiễm virus

Căng thẳng cực độ

Các bệnh tự miễn, hệ miễn dịch tấn công niêm mạc dạ dày

Bệnh Crohn

Sử dụng các chất gây nghiện

Trào ngược dịch mật từ tá tràng

Ăn các chất có tính ăn mòn như thuốc độc

Biến chứng phẫu thuật

Suy thận

Đang sử dụng máy thở hoặc mặt nạ phòng độc

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình nhất là đau vùng bụng trên (phía trên rốn). Có vài trường hợp vị trí đau lan lên xương ức, lan ra sau lưng. Tính chất đau thay đổi có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội. Vào giai đoạn đầu (viêm), triệu chứng xuất hiện sau khi ăn no, do dạ dày bị sung huyết bị thức ăn chạm vào kích thích. Khi đã diễn tiến đến loét bệnh nhân đau cả khi đói và no.

Ngoài ra, buồn nôn và nôn cũng là các triệu chứng thường gặp. Do đau bụng kéo dài làm người bệnh chán ăn, mệt mỏi, ăn vào là nôn, mất ngủ triền miên. Lâu ngày bệnh nhân gầy sút, da xanh, kém linh hoạt, hay cáu gắt, lười suy nghĩ và có khuôn mặt buồn.

Các triệu chứng khác có thể gặp như:

Khó tiêu.

Đi cầu phân đen.

Nôn ra máu giống bã cà phê đã qua sử dụng.

Cảm giác đầy bụng trên sau ăn.

Các phương pháp hình ảnh học chẩn đoán bệnh thường được sử dụng ngày nay như:

Chụp dạ dày với thuốc cản quang: chụp 5 tư thế khác nhau. Người bệnh cần nhịn ăn để dạ dày rỗng trước khi chụp.

Nội soi dạ dày: để khảo sát niêm mạc dạ dày thông qua đầu nội soi có gắn camera nhỏ.

Các phương pháp chẩn đoán khác:

Tổng phân tích tế bào máu (công thức máu hoàn chỉnh CBC) để kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Xét nghiệm máu, hơi thở hoặc nước bọt để định tính H.pylori.

Xét nghiệm phân tìm máu ẩn (FOBT).

Sinh thiết mô dạ dày bằng cách loại bỏ một mẩu nhỏ mô dạ dày và phân tích dưới kính hiển vi.

Điều trị bằng thuốc

Có cả thuốc tự mua và thuốc kê toa cho viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày. Thông thường bác sĩ sẽ kết hợp nhiều loại thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị, như:

Thuốc kháng acid như Pepto-Bismol, TUMS, hoặc sữa Magie giúp trung hòa acid dạ dày. Những thuốc này có thể được chỉ định cho bất kỳ trường hợp viêm dạ dày nào. Liều dùng thường xuyên khoảng 30 phút một lần nếu cần.

Thuốc đối kháng H2 như famotidine (Pepcid) và cimetidine (Tagamet) làm giảm sản xuất acid dạ dày. Thường uống từ 10 đến 60 phút trước bữa ăn.

Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole (Prilosec) và esomeprazol (Nexium) ức chế sản xuất acid dạ dày. Liều dùng theo khuyến cáo chỉ nên sử dụng 01 lần mỗi 24 giờ và dùng không quá 14 ngày.

Thuốc kháng sinh chỉ cần thiết nếu bệnh nhân viêm dạ dày do vi khuẩn như H.pylori. Thuốc kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị những trường hợp này là amoxicillin, tetracyclin (không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi) và clarithromycin.

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng kết hợp với thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng acid hoặc thuốc kháng H2. Quá trình điều trị thường kéo dài 10 ngày đến 4 tuần.

Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị bệnh nhân ngưng dùng NSAIDs hoặc corticosteroid để theo dõi xem triệu chứng có thuyên giảm hay không. Tuy nhiên, không được tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị tại nhà

Thay đổi lối sống có thể làm giảm triệu chứng bệnh. Những thay đổi hữu ích bao gồm:

Tránh hoặc hạn chế uống rượu

Tránh thức ăn cay, đồ chiên và chua

Ăn nhiều bữa nhỏ

Tránh căng thẳng

Tránh dùng các loại thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày như NSAIDs và aspirin

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là một dạng của viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngoài tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, loại bỏ những thói quen xấu để thúc đẩy hiệu quả điều trị đạt tốt nhất. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường như đã nêu ra ở trên hoặc cảm thấy không an tâm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn, thăm khám kịp thời.

Thuốc Dạ Dày Mộc Hoa: Giá, Liều Dùng Và Cách Dùng Hiệu Quả

Thuốc dạ dày Mộc Hoa là gì? Nên sử dụng thuốc với liều lượng và thời gian sử dụng điều trị như thế nào để hiệu quả chữa bệnh được tối ưu? Cần lưu ý những điều gì trong và sau khi điều trị với thuốc? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây nhé!

Thuốc dạ dày Mộc Hoa có thể đem lại các tác dụng chính như:

Giúp trung hòa axit dạ dày. Ngoài ra, còn làm giảm biểu hiện khó chịu như đầy bụng, đau tức vùng thượng vị dạ dày, ợ nóng, ợ chua, ăn không tiêu, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản…

Ngoài ra, sản phẩm còn làm giảm cơn đau dạ dày cấp tính và mạn tính. Đồng thời giúp hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày, tá tràng.

Không những vậy, thuốc dạ dày Mộc Hoa còn giúp ức chế hoạt động của xoắn khuẩn, vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thuốc dạ dày Mộc Hoa được bán khá rộng tại các nhà thuốc lớn nhỏ. Do vậy, để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng, cần tìm đến những nơi bán thuốc uy tín.

Trên thị thường hiện nay, giá bán lẻ tham khảo của thuốc sẽ phụ thuộc vào số lượng gói/ hộp, cụ thể:

Với hộp 20 gói thuốc có giá tham khảo khoảng 500.000 VNĐ/ hộp.

Với hộp 30 gói thuốc có giá tham khảo khoảng 650.000 VNĐ/ hộp.

Lưu ý: Giá thuốc còn thay đổi theo từng nơi và cũng như từng thời điểm. Giá được đề cập bên trên chỉ mang tính tham khảo cho thời điểm hiện tại.

Liều dùng thông thường

Đối tượng là người lớn: Dùng mỗi ngày 3 lần và mỗi lần dùng 1 gói thuốc dạ dày mộc hoa.

Trường hợp là trẻ em: Liều dùng 1 gói/ lần x 2 lần/ ngày.

Thời gian điều trị để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người cụ thể:

Trường hợp bệnh nhẹ nên kéo dài tối thiểu 1 tháng.

Trường hợp người bệnh nặng nên cho dùng 2 – 3 tháng.

Liệu trình theo nhà sản xuất

Sử dụng với liệu trình 10 ngày với hộp gồm 30 gói, sẽ đem lại các hiệu quả sau:

Dần hồi phục được vết loét.

Giúp cải thiện tình trạng viêm loét, trào ngược.

Ngoài ra, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Không những vậy, tình trạng trào ngược axit cũng giảm.

Khi dùng 3 hộp, nghĩa là 90 gói trong 1 tháng thì những hiệu quả mà sản phẩm có thể mang lại là:

Số lượng vi khuẩn Hp: Giảm.

Giúp giảm diện tích vết vết loét lên đến 2 lần so với ban đầu.

Ngoài ra, có thể giúp cải thiện tình trạng viêm hang vị và trào ngược dạ dày.

Với liệu trình 2 tháng dùng 180 gói/ 6 hộp thì người bệnh không còn triệu chứng viêm loét.

Thuốc dạ dày Mộc Hoa được bào chế dưới dạng bột. Do đó, để dùng cần phải hòa tan bột thuốc vào nước cho đến khi tan hoàn toàn và dùng ngay.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả khi dùng cần đọc kĩ hướng dẫn được in sẵn trên nhãn dán hoặc tờ đơn hướng dẫn trước khi dùng.

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có ghi nhận về trường hợp quá liều khi dùng thuốc dạ dày Mộc Hoa. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng cho phép nên đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nguyên tắc khi quá liều: hạn chế hấp thu thuốc vào màu (gây nôn) và tập trung điều trị triệu chứng cho người bệnh.

Đối tượng sử dụng

Những đối tượng nên dùng sản phẩm dạ dày Mộc Hoa:

Đối tượng bị đau thượng vị dạ dày.

Người bệnh bị viêm loét dạ dày, bị trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, có thể dùng sản phẩm này trên các đối tượng bị ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc dạ dày Mộc Hoa cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào khác có trong sản phẩm.

Trong quá trình dùng sản phẩm, cần lưu ý một số điều sau

Phải đảm bảo dùng đúng và đủ liệu trình.

Ngoài ra, song song với việc dùng thuốc dạ dày Mộc Hoa cần phải xây dựng một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, hợp lý.

Cần đảm bảo hạn chế tình trạng stress trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Phải luôn thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao nhằm tăng cường sức khỏe. Không những vậy, các hoạt động thể dục thể thao còn có khả năng làm tăng đề kháng của cơ thể.

Để sản phẩm dạ dày Mộc Hoa ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Nhiệt độ bảo quản tốt nhất nên

<

30º C.

Không để thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ và thú cưng trong nhà.

Bên trên là thông tin về sản phẩm thuốc dạ dày Mộc Hoa. Bên cạnh điều trị với thuốc, cần phải tiến hành thăm khám định kiỳ để đảm bảo chức năng của dạ dày đã trở về bình thường. Ngoài ra, cần lưu ý khi sử dụng thuốc: đảm bảo đúng cách, dùng đúng liều và thời gian mà bác sĩ/ dược sĩ đã tư vấn. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường, hãy gọi cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời nhé!

Lời Khuyên Của Bác Sĩ Về Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì?

Ung thư dạ dày đứng thứ tư trong các loại ung thư trên toàn thế giới. Bệnh lý này gây hậu quả nghiêm trọng trên người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy, dự phòng và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng. Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lương Huy sẽ cung cấp ý kiến chuyên gia về ung thư dạ dày nên ăn gì và phòng ngừa ra sao. Hy vọng kiến thức này giúp bạn và gia đình trên hành trình bảo vệ sức khỏe!

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào ngăn ngừa hoàn toàn ung thư dạ dày. Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố khác đều có thể nằm trong kiểm soát của bạn. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm hiểu. Tuy nhiên, những phương pháp sau có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý này:1 2 3

Kiểm tra các vết loét trong dạ dày

Helicobacter pylori (H. Pylori) là một loại vi khuẩn phổ biến, thường gây viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, không phải lúc nào vi khuẩn này cũng gây ra triệu chứng khiến bạn khó chịu. Ngoài ra, vi khuẩn này có khả năng sinh ra một chất gây ung thư. Vì vậy, nếu bị loét dạ dày, bác sĩ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm H. pylori hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ điều trị nó. Nếu bệnh lý này không được điều trị đúng và kịp thời, nguy cơ mắc ung thư dạ dày của bạn rất cao đấy.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Việc bỏ thuốc lá không chỉ giúp bạn mà còn hạn chế nguy cơ “hút thuốc thụ động” của những người xung quanh.

Giữ cân nặng ở mức độ phù hợp

Các nghiên cứu cho thấy: thừa cân, béo phì có mối tương quan với việc mắc ung thư dạ dày. Vì vậy, duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý sẽ giúp bạn có được một sức khỏe tốt.

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục hằng ngày là một thói quen mang lại hiệu quả sức khỏe từ đầu đến chân. Vì thế, cũng giúp bạn hạn chế ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau một cách hợp lý

Bạn thường hay dùng các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen,… để giảm đau, giảm viêm hoặc hạ sốt. Các loại thuốc này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày và cơ quan hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, bạn không được tự ý dùng những loại thuốc đó để ngăn ngừa ung thư dạ dày. Bởi vì chúng cũng có thể gây xuất huyết dạ dày. Bạn nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc cần dùng.

Tầm soát các bệnh lý ung thư dạ dày có yếu tố gia đình

Khi bạn có những người thân mắc ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ giúp bạn biết có cần tầm soát hay không. Xét nghiệm di truyền có thể cho bạn biết nếu bạn mang một số gen nhất định khiến bạn nhạy cảm hơn với ung thư dạ dày, bao gồm gen CDH1 và hội chứng Lynch.

Thói quen ăn uống hợp lý

Bạn cần hạn chế những thực phẩm hun khói, ngâm hoặc muối chua. Một lượng lớn muối và chất bảo quản có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và khiến bạn dễ bị ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu lượng cồn tiêu thụ qua rượu bia cũng là cách để ung thư dạ dày không tiến triển.

Nội dung tiếp theo sẽ hướng dẫn cụ thể chế độ ăn cho bệnh nhận ung thư dạ dày.

Những thực phẩm giàu chất đạm Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như: lê, dâu tây, bơ, khoai lang, táo, chuối,…4

Khoai lang cũng được khuyến cáo nên sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh lý này. Khoai lang cung cấp beta-caroten và caffeic acid. Cả hai thành phần này đều là những chất chống oxy hóa.5 6 Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày.7

Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì) là thực phẩm nhiều chất xơ phải kể đến trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư dạ dày.

Các loại trái cây có múi

Các loại trái cây có múi thường gặp bao gồm: cam, chanh, quýt và bưởi.

Các loại trái cây này mang lại cho chúng ta một lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C không chỉ giúp bạn chống lại cảm lạnh mà nó còn là một chất chống ung thư. Vitamin C loại bỏ các gốc tự do, các hợp chất nguy hiểm phát sinh trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Khí thải ô tô hay ống khói của nhà máy thải ra khói, các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn tạo ra các gốc tự do có thể làm hỏng DNA. Và tổn thương DNA là bước đầu tiên của quá trình ung thư. Vitamin C bảo vệ bạn, vô hiệu hóa các gốc tự do khi chúng hình thành.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bưởi có thể làm thay đổi nồng độ một số loại thuốc trong máu. Vì vậy, hãy thận trọng khi dùng bưởi khi đang dùng thuốc điều trị ung thư dạ dày.

6 Cách Chữa Viêm Lợi (Viêm Nướu Răng) Tại Nhà Nhanh Nhất Bạn Nên Biết

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi hay viêm nướu răng là một bệnh phổ biến, là giai đoạn đầu tiên trong các bệnh về răng miệng. Tuy là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì viêm lợi sẽ chuyển biến nặng nề hơn và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tác nhân gây hại chính là những mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày trên răng, các vi khuẩn, vi nấm.

Biểu hiện của viêm lợi bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, hở chân răng, chảy máu, đau nhức răng. Một số trường hợp nặng có thể gặp phải như sâu răng, viêm nha chu thậm chí rụng răng.

Muối là một nguyên liệu có sẵn trong mọi gia đình, có công dụng làm sạch và sát trùng các vết thương, ổ viêm nhiễm. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày giúp làm dịu viêm lợi, dọn sạch ổ viêm.

Pha loãng muối với nước thành một dung dịch, súc miệng 3 lần/ngày. Đây là cách làm đơn giản nhất có thể áp dụng tại nhà, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.

Muối giúp săn se bề mặt, giảm tình trạng viêm

Hiện nay có nhiều sản phẩm chăm sóc răng miệng mà trong thành phần có chứa tinh dầu. Cũng bởi vì công dụng kháng khuẩn và tính an toàn mà tinh dầu được xem như một thành phần lý tưởng trong điều trị các bệnh răng miệng.

Tinh dầu sả có chứa citral có công dụng chống oxy hóa, sát khuẩn, chống viêm…

Cách dùng tinh dầu sả trong điều trị viêm lợi như sau: pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả với nước sau đó dùng để súc miệng 3 – 4 lần một ngày.

Tinh dầu sả vừa an toàn vừa có tác dụng kháng khuẩn

Sử dụng nha đam trong điều trị viêm lợi có ưu điểm là lành tính, chi phí thấp và hiệu quả đem lại khá tốt. Nha đam (tên gọi khác lô hội) có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, giải độc.

Lá nha đam sau khi rửa sạch, đem cắt gọt vỏ bên ngoài ép lấy phần gel bên trong. Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với nước. Súc miệng với nước nha đam 3 lần một ngày.

Gel nha đam làm giảm viêm lợi, kháng viêm hiệu quả

Tương tự như tinh dầu sả, tinh dầu tràm trà cũng xuất hiện trong danh sách các cách chữa viêm lợi tại nhà. Nó cũng có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm, điều trị viêm, nhiễm khuẩn vô cùng hiệu quả.

Trong một nghiên cứu so sánh tác dụng chống viêm của nước súc miệng tinh dầu tràm trà và nước súc miệng có chứa Cetylpyridinium chloride đã thu được kết quả tốt. Nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà có thể thay thế cho nước súc miệng có chứa Cetylpyridinium chloride và hơn nữa nó còn không chứa cồn và ít tác dụng phụ hơn. [1]

Tuy nhiên các đối tượng cần lưu ý trước khi dùng nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà đó là người mắc bệnh tiểu đường, hen suyễn, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Với các trường hợp trên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách pha nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà vô cùng đơn giản. Dùng một ly nước ấm sau đó nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm trà, khuấy đều và súc miệng ngay, một ngày thực hiện vài ba lần.

Tinh dầu tràm trà điều trị viêm nướu tại nhà

Cây ổi – một loài cây ăn trái quen thuộc với tất cả mọi người. Trong dân gian các bộ phận của cây ổi được sử dụng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, làm lành vết loét,…

Ngày nay, ổi đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, bảo vệ gan, chống oxy hóa, tăng cường đường huyết. Vì vậy nước súc miệng bằng lá ổi giúp loại bỏ mảng bám, kháng viêm, làm săn se niêm mạc. [2]

Để làm nước súc miệng từ lá ổi, nguyên liệu cần chuẩn bị là lá ổi đã rửa sạch, sau đó vò nát đem đun sôi với nước ở lửa nhỏ khoảng 15 phút và để nguội. Bạn nên súc miệng một ngày vài ba lần với dung dịch này.

Làm nước súc miệng bằng lá ổi để chữa viêm lợi

Advertisement

Trong một nghiên cứu về bệnh viêm lợi đã cho thấy mật ong có tác dụng tương tự các loại nước súc miệng thông thường trong việc điều trị bệnh.[3]

Thoa một lượng vừa đủ mật ong lên vị trí viêm, sưng tấy sẽ giúp làm dịu tình trạng viêm, kháng khuẩn và giảm sưng viêm.

Đối với phương pháp này, thực hiện như sau:

Bước 1: Vệ sinh răng miệng và dùng khăn hoặc giấy thấm khô khoang miệng, đặc biệt là vị trí ổ viêm

Bước 2: Dùng tăm bông lấy một lượng mật ong nguyên chất thoa đều lên vị trí viêm, phần chân răng bị hở.

Bước 3: Giữ nguyên trong vòng 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.

Thực hiện đều đặn hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Mật ong nguyên chất có công dụng giảm sưng viêm

Chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà

12 cách chữa đau răng tại nhà đơn giản, an toàn

Nguồn: Espiredental, medicalnewstoday

Nguồn tham khảo

Comparative antiplaque and antigingivitis effectiveness of tea tree oil mouthwash and a cetylpyridinium chloride mouthwash: A randomized controlled crossover study

Psidium guajava: A review on its potential as an adjunct in treating periodontal disease

Effect of honey in preventing gingivitis and dental caries in patients undergoing orthodontic treatmen

Trà Dây Hỗ Trợ Điều Trị Dạ Dày Lava Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Dùng

Trà Dây Lava là thực phẩm chức năng được sử dụng với mục đích bảo vệ dạ dày cũng như làm giảm các cơn đau.

Sản phẩm được bào chế và đóng gói ở dạng túi lọc khá tiện lợi và dễ sử dụng. Lava đã được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng với cơ quan chức năng. Sản phẩm bao gồm đầy đủ nhãn mác bao bì và hạn dùng.

Thành phần của sản phẩm bổ sung dưỡng chất

Trong công thức của trà gồm các thành phần nguyên chất 100% từ cây chè dây. Và trong trà không có sự pha tạp hoá chất, hương liệu cũng như chất bảo quản.

Công dụng của trà dây có trong công thức mỗi túi trà lọc

Trà Dây còn có tên gọi khác là trà dây leo, hồng huyết long. Từ lâu về trước, người dân đã hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa ra hoa, kết quả. Sau đó, cây sẽ được rửa sạch – thái nhỏ – phơi khô. Tiếp đó sẽ được sao cho thơm rồi hãm với nước sôi.

Viêc uống nước trà dây hàng ngày nhằm giúp:

Thanh nhiệt, hỗ trợ tăng cường quá trình giải độc.

Hỗ trợ an thần.

Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng như:

Giúp diệt trừ vi khuẩn HP.

Giúp vết thương mau lành.

Làm tăng lượng chất nhầy có trong dịch vị.

Giúp bảo vệ cũng như hỗ trợ tái tạo niêm mạc dạ dày, tá tràng.

Từ đó, trà dây giúp phục hồi sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên thị trường hiện nay trà dây hỗ trợ điều trị dạ dày Lava được bán với giá tham khảo 35.000 – 40.000 VNĐ cho hộp 30 gói. Tuy nhiên, tùy theo chính sách khuyến mãi cũng như các chương trình ưu đãi về giá mà sản phẩm được bán ra có thể chênh lệch ít nhiều với giá tham khảo.

Có thể thấy, có nhiều ý kiến sau khi sử dụng trà dây hỗ trợ điều trị dạ dày Lava. Có nhiều trường hợp đã được báo cáo khả quan và có phản hồi tích cực về bệnh dạ dày sau khi sử dụng sản phẩm nói trên. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện bệnh của sản phẩm vẫn còn phải phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Cơ địa.

Tình trạng bệnh nhân.

Tuân thủ quá trình sử dụng.

Ngoài ra, muốn đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, người dùng cần phải:

Nên tìm hiểu để thiết kế cũng như xây dựng một chế độ nghỉ ngơi thật phù hợp với từng người bệnh. Song song đó cần phải kết hợp với một kế hoạch ăn uống thật khỏe mạnh.

Cần thiết kế và thực hiện các bài tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hơn nữa, việc tập luyện đều đặn có thể giúp cơ thể tăng cường quá trình đào thải độc tố bên trong.

Dùng sản phẩm trà dây này cho các trường hợp cụ thể sau:

Đối tượng bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Các trường hợp có tình trạng dạ dày nhiễm khuẩn HP

Đối tượng bệnh nhân có các triệu chứng như cảm giác no hơi, bị ợ chua, bị trào ngược thức ăn,…

Cách dùng

Sản phẩm trà dây Lava được bào chế cũng như đóng gói ở dạng túi lọc và dùng theo đường uống.

Cách pha: pha theo tỷ lệ 3 túi lọc với 1 lít nước nóng và sử dụng.

Thời điểm dùng: dùng nhiều vào buổi sáng sớm trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ đem lại hiệu quả diệt khuẩn HP tốt nhất.

Liều dùng được khuyến nghị cụ thể như sau

Lượng trà sử dụng: mỗi ngày pha 6 túi lọc và sử dụng như loại nước uống hằng ngày.

Thời gian sử dụng: để có hiệu quả tốt nên dùng trà thường xuyên và sử dụng liên tục lớn hơn 4 tháng.

Vẫn chưa có bất cứ báo cáo nào về tình trạng quá liều khi dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày.

Khi xuất hiện các dấu hiệu quá liều, nên ngừng sử dụng sản phẩm. Ngay lập tức cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Lưu ý, không dùng gấp đôi lượng sản phẩm được khuyến cáo vì có thể làm tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Cho đến hiện tại vẫn chưa có nhiều tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng trà dây Lava.

Tuy nhiên, cần phải theo dõi sức khỏe cẩn thận sau khi sử dụng. Nếu có những dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay cho các nhân viên y tế để được xử trí.

Không nên dùng trà dây hỗ trợ dạ dày Lava trên bệnh nhân bị dị ứng với những thành phần có trong công thức sản phẩm.

Sản phẩm trà dây này chỉ hỗ trợ điều trị dạ dày không phải là thuốc. Do đó, Lava không có tác dụng thay thế chức năng điều trị như thuốc chữa bệnh.

Cho đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về tình trạng tương tác thuốc khi dùng chế phẩm Lava này với các chế phẩm khác.

Tuy nhiên, nên thông tin các thuốc cùng thực phẩm chức năng đang và sẽ dùng một cách đầy đủ. Điều này sẽ giúp để bác sĩ nắm rõ và tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả.

Bảo quản chế phẩm Lava ở nơi khô ráo thoáng mát.

Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là nên < 25ºC.

Lưu ý, để tránh xa tầm với của trẻ em cũng như thú cưng trong nhà.

Không nên để sản phẩm trà dây ở những nơi quá nóng hoặc nơi quá ẩm ướt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chữa Viêm Loét Dạ Dày trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!