Xu Hướng 9/2023 # Chiêm Ngưỡng Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Gỗ Ba Na # Top 17 Xem Nhiều | Iild.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chiêm Ngưỡng Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Gỗ Ba Na # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chiêm Ngưỡng Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Gỗ Ba Na được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhà thờ gỗ ở thành phố Kon Tum, tỉnh Gia Lai là một công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất của dân tộc Ba Na Tây Nguyên. Gần một trăm năm tuổi, ngôi nhà thờ cổ kính vẫn vững chãi. Trong làn sương sớm hay ánh trăng huyền ảo của đêm, đứng trước ngôi nhà thờ gỗ người ta có cảm giác đang đắm trong không gian huyền hoặc của nhiều thế kỷ trước.

Nhà thờ cổ kính gần 100 năm tuổi

Nhà thờ gỗ là tên gọi của người Kon Tum cho nhà thờ Chánh tòa, tọa lạc ngay trung tâm thành phố. Cái tên ấy xuất phát từ vật liệu chính làm nên ngôi nhà thờ. Hiện diện trên mọi chi tiết kiến trúc của nhà thờ là màu gỗ nâu đen. Với tháp chuông cao vút, mái nhọn, khung cửa hình vòm và hàng cột to tròn, ngôi giáo đường mang đặc trưng kiến trúc Roman. Nhà thờ được xây dựng trên cao nguyên đất đỏ, nhưng kiến trúc Roman phương Tây trở nên hài hòa với phương Đông bởi hoa văn trang trí, điêu khắc trên gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.

Vật liệu chính làm nên ngôi nhà thờ là gỗ

Khi đặt chân lên cao nguyên này, người Pháp đã mang theo tín ngưỡng của họ. Khi xây dựng nhà thờ, các vị linh mục thời đó đã khéo léo đưa kiến trúc Roman hòa vào kiến trúc nhà sàn Ba Na để tạo một không gian thân thiện, gần gũi với người dân bản địa. Cung thánh đường được khởi công vào năm 1913 và phải mất 5 năm với sự lao động cần mẫn của các nghệ nhân miền Trung và miền Bắc, công trình mới hoàn thành. Đến nay nhà thờ gỗ trở thành điểm đến của du khách khắp nơi khi lên miền đất cao nguyên Kon Tum.

Nhà thờ gỗ trở thành điểm đến tham quan của rất nhiều du khách

Nhìn từ xa, du khách đã thấy rõ nhà thờ gỗ màu nâu đen. Đứng trước cổng, khách không khỏi ngạc nhiên với vẻ đẹp dung dị mà sang trọng của nhà thờ. Từ cột kèo đến nóc nhọn của giáo đường và tháp chuông cao vút đều bằng gỗ. Điểm xuyết trên đó là những hoa văn mang sắc màu Tây Nguyên, tạo điểm nhấn. Bên trong nhà thờ là mái vòm cong vút cao lồng lộng. Dọc hai bên là những hàng cột làm từ gỗ cà chit đen tròn, thẳng tắp. Liên kết với các cột là những vòm gỗ. Lồng vào giữa những khối gỗ là những tấm kính màu, mô tả hình ảnh trong Kinh Thánh và cũng là chỗ lấy ánh sáng cho phía trong. Nắng soi qua kính tạo những màu sắc đẹp như bức tranh được đóng khung gỗ quý treo trên trần nhà.

Vẻ đẹp dung dị mà sang trọng của nhà thờ

Công trình gỗ vẫn đứng vững giữa cái nắng, cái gió của cao nguyên này suốt gần một thế kỷ qua. Nếu như nhiều chi tiết làm bằng gỗ thì tường và mái nhà thờ lại là đất sét và rơm đắp nên. Đất trộn rơm bện lại thành khối và đắp lên nhau tạo nên bức tường vững chắc, gắn kết với cột kèo gỗ tạo thành mô-típ kiến trúc độc đáo. Tham quan nhà thờ gỗ, nhiều kiến trúc sư đều khẳng định tính bền vững của kiến trúc và nể phục sự tài hoa của nghệ nhân trong việc thi công công trình này. Gỗ được khai thác từ rừng và đục đẽo, gắn kết nhau bằng mộng, không đinh hay thứ gì kết dính. Đặc biệt là sự pha trộn tôn vinh lẫn nhau của hai nét văn hóa kiến trúc vốn khác biệt làm nên một công trình có tính thẩm mỹ cao.

Những buổi sớm tinh mơ là thời khắc ngắm nhà thờ đẹp nhất

Mytour – Nguồn tổng hợp

Đăng bởi: Nguyễn Thuỳ Linh

Từ khoá: Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nhà thờ gỗ Ba Na

Mục Sở Thị Nhà Thờ Hàm Long, Khám Phá Kiến Trúc Độc Đáo

Đối với một vài người, nhà thờ chỉ là nơi tôn vinh tín ngưỡng tôn giáo bình thường. Nhưng một nơi mang đậm nét cổ kính như phố cổ Hà Nội, nhà thờ đã trở thành nét văn hoá giá trị. Nhà thờ Hàm Long chính là nét văn hoá tôn giáo đặc sắc ấy. Đây vẫn luôn là niềm thu hút tín đồ Công giáo và du khách mê nét đẹp cổ kính Hà Nội. 

1. ‘Mục sở thị’ nhà thờ Hàm Long

Địa chỉ: 21 Hàm Long, P. Phan Chu Trinh, Q. Hai Bà Trưng, Thủ đô Hà Nội

Điện thoại: 024 3943 9559

Số Giáo dân: 7.280 giáo dân

Như đã nhắc đến, nhà thờ Hàm Long là một trong những nhà thờ lớn nhất ở Hà Nội. Với lối kiến trúc và xây dựng độc đáo, nhà thờ còn trở thành biểu tượng Giáo xứ Hà Nội. Bên cạnh đó, nét đậm đậm chất châu Âu cùng ẩm thực độc đáo xung quanh nhà thờ đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.

Nhà thờ được xây dựng với mục đích phục vụ cho tín ngưỡng tôn giáo của rất nhiều giáo dân tại thủ đô. Người xây dựng nên công trình đáng tự hào này chính là kiến trúc sư gốc Việt Doctor Thân. Ông từng du học tại Pháp. Có lẽ chính vì vậy mà nhà thờ mang nét kiến trúc phương Tây đặc trựng vô cùng độc đáo. Công trình nhà thờ Hàm Long được hoàn thành vào tháng 12/1934 với độ cao lên đến 17m.

Nhà thờ lấy thánh Antôn thành Padova làm quan thầy.

Một số linh mục phục vụ ở đây trong những thập niên vừa qua đã trở thành hồng y và Giám mục như: Hồng y Trịnh Như Khuê, Hồng y Trịnh Văn Căn, Hồng y Phạm Đình Tụng, Giám mục Giáo phận Hải Phòng Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, Giám mục Thái Bình Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang.

Ảnh: @vuonglam0000

Chi tiết giờ lễ tại Giáo xứ Hàm Long

Ngày làm lễ Giờ làm lễ Nội dung chi tiết

Thứ 2 05:30 (06:30 mùa đông) Tối không có Lễ

Thứ 3 5:30 và 19:00 Lễ tiếng Anh

Thứ 4 5:30 và 19:00

Thứ 5 5:30 và 18:30 Lễ Thiếu Nhi, sau lễ Chầu Mình Thánh

Thứ 6 5:30 và 19:30 Thứ sáu đầu tháng có lễ 15:30, tối Chầu Mình Thánh

Thứ 7 5:30 và 19:00 Lễ Chúa Nhật

Chủ Nhật 06:30, 08:30, 17:00, 19:00

2. Làm cách nào để đi đến nhà thờ Hàm Long?

Nhà thờ Hàm Long là một địa điểm toạ lạc ở ngay trung tâm thủ đô Hà Nội. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều hình thức khác nhau.

Nếu bạn đến nhà thờ bằng xe máy, bạn di chuyển từ Hàng Bài, sau đó rẽ sang Hàm Long. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến đây theo hướng Bà Triệu. Nếu bạn là khách du lịch, bạn có thể thuê các hãng taxi uy tín để di chuyển đến đây.

Ảnh: @khanhhuy.tu.3

3. Nét độc đáo của nhà thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long không có quy mô diện tích lớn và trang trí cầu kỳ như những nhà thờ khác. Tuy nhiên nơi đây lại có nét độc đáo so với với nhà thờ Thiên chúa ở Hà Nội thời Pháp thuộc. Điểm độc đáo của nhà thờ đến từ sự đa dạng trong chất liệu xây dựng và kiến trúc.

Chất liệu xây dựng độc đáo ở đây được lấy trong dân gian như rơm hồ vôi, nứa, giấy bản. Những chất liệu này được dùng để tạo các vòm cuốn. Điều này gây hiệu quả phản âm khi hành lễ mà không cần đến những thiết bị âm thanh hiện đại. Chính vì vậy, mỗi lần có Thánh lễ, nơi đây đã thu hút rất nhiều người tới để được chiêm ngưỡng và tham gia.

Ảnh: @petertheroad

Thêm một nét độc đáo nữa là nhà thờ có đến hai mặt tiền. Mỗi mặt tiền giáp với phố Ngô Thì Nhậm và phố Hàm Long. Đứng ‘chễm trệ’ giữa trung tâm của nhà thờ là tháp chuông được trang trí giản dị. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô.

4. Địa điểm ăn uống

Nhà thờ Hàm Long nổi tiếng không chỉ nhờ kiến trúc độc đáo mà còn nhờ ẩm thực phong phú xung quanh. Đối với những Giáo dân, sau khi làm lễ thường sẽ rất đói bụng hoặc khát nước. Vì giờ làm lễ thường rạng sáng và chớm tối. Điều này cũng rất dễ dàng để họ tìm một nơi trú chân và thưởng thức món ăn ngon Hà Nội. Riêng khách du lịch thì sau khi ‘chụp choẹt’ mệt mỏi cũng rất cần một nơi nào đó để nghỉ ngơi và nạp năng lượng.

Địa điểm ăn uống Địa chỉ

Trà sữa Share Tea Nhà Thờ 86 Phạm Ngọc Thạch, Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Xôi Yến 35B Nguyễn Hữu Huân, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giảng Café 39 Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Kem Tràng Tiền 35 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trà sữa Gong Cha 56 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ốc Oanh 18 P.Hàm Long, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ảnh: @_ttalgiiii_

Một ngày khám bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Xem gì? Chơi gì?

Kinh nghiệm vui chơi tại công viên Thủ Lệ không thiếu thứ gì

Đăng bởi: Trường Phước

Từ khoá: Mục sở thị Nhà thờ Hàm Long, khám phá kiến trúc độc đáo

Độc Đáo Kiến Trúc Vùng Cao Thu Hút Khách Du Lịch

Người Hà Nhì sống tập trung chủ yếu tại hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Nhà trình tường của đồng bào các dân tộc ở vùng cao đều được làm bằng đất, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt giúp giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Kiến trúc nhà trình tường của người Hà Nhì có phần đặc biệt hơn là được làm dạng hình hộp, vuông vức. Mái nhà dốc ngắn, được lợp bằng cỏ gianh. Các ngôi nhà nằm san sát nhau, nhìn xa như những chiếc nấm khổng lồ mọc bên sườn núi, ẩn hiện trong sương mây tạo nên khung cảnh thơ mộng.

Bình yên nóc nhà Trình Tường

Người Hà Nhì thường làm nhà vào mùa nông nhàn từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. Để có được những ngôi nhà trình tường hình nấm độc đáo, đồng bào Hà Nhì với sự khéo léo, thông minh, cũng cần tốn rất nhiều công sức và thời gian, thậm chí kéo dài hàng tháng. Sau khi tìm được địa điểm và mẫu đất ưng ý, đồng bào Hà Nhì bắt đầu làm móng nhà. Móng nhà được đào sâu xuống nền đất khoảng 2 gang tay và được xếp bằng những viên đá cao hơn mặt đất một khoảng. Móng được làm bằng đá để sau này chân tường dù bị ẩm ướt cũng không bị sụt đất xuống. Sau đó đặt khuôn gỗ và đổ đất vào, dùng chày gỗ giã mạnh cho đất kết dính đến độ tháo khuôn gỗ ra mà đất không rơi. Khuôn dài 2 – 2,5m, rộng 60cm. Mỗi bức tường được làm từ 6 đến 8 khuôn trồng lên nhau. Để trình được bức tường dày, vững chắc như này phải cần sự khéo léo và sức mạnh đôi bàn tay của đồng bào, giã đất thật nhuyễn, kết dính với nhau như bê tông. Trình xong tường xung quanh, đồng bào lấy gỗ rừng làm khung nhà bên trong tường đất và lợp mái. Trước đây, đồng bào thường lợp bằng cỏ gianh hoặc rơm rạ. Nay lợp bằng prô xi măng hoặc tôn. Để làm được một ngôi nhà trình tường hoàn thiện, không ai tự trình tường cho ngôi nhà của mình mà thường có rất đông anh em, hàng xóm đến giúp.

Khung cảnh yên bình tại Trình Tường Y Tý

Nếu bạn đến Lào Cai mà muốn khám phá và chiêm ngưỡng những nếp nhà trình tường của người Hà Nhì thì hãy đến Y Tý (Bát Xát). Đến Y Tý không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong lành mà còn được phóng tầm mắt ngắm đất trời bao là, ngắm mây hưởng gió, thật sảng khoái và thú vị biết bao. Bạn được thưởng thức những món ăn đặc sản của đồng bào Hà Nhì, nghỉ dưỡng trong những ngôi nhà trình tường, sẽ đem lại cho bạn sự thư thái, yên bình mà quên đi mọi mệt nhọc, xô bồ nơi thị thành.

Ở Lào Cai không riêng gì Y Tý mà tại Bắc Hà, Si Ma Cai cũng có những ngôi nhà trình tường độc đáo của đồng bào Mông. Nếu đã trót yêu thích những ngôi nhà nấm bằng đất, đến Bắc Hà, Si Ma Cai bạn có thể lưu trú homestay ở những căn nhà bằng đất của người Mông để cảm nhận sự khác nhau giữa hai dân tộc. Hãy xách ba lô lên và đi thôi! Đi để khám phá và chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi vùng cao đầy sắc màu và chắc chắn bạn sẽ có những kỷ niệm đáng nhớ, những khung hình tuyệt đẹp. Để chuyến đi của bạn thêm ý nghĩa với đầy đủ thông tin và được chuẩn bị chu đáo, hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai, số 02 Phan Si Păng, thị xã Sa Pa, Lào Cai hoặc gọi đến số  0214 3871 975 để được tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình và miễn phí.

Lưu Vân Anh

Đăng bởi: Đức Đinh

Từ khoá: Nhà trình tường người Hà Nhì – độc đáo kiến trúc vùng cao thu hút khách du lịch

Di Tích Kiến Trúc Chăm Pa Độc Đáo Tại Ninh Thuận

Tháp Hòa Lai là một trong ba đền tháp cổ xưa hiếm hoi tồn tại qua hơn 10 thế kỷ tại Ninh Thuận. Công trình này mang trong mình vẻ đẹp đậm chất người Chăm Pa thời xa xưa nhưng vẫn còn bao nhiêu điều bí ẩn mà không có tài liệu nào có thể khẳng định được mục đích xây dựng và người đã tạo dựng nên ngôi đền tháp cổ này.

Đôi nét về tháp Hòa Lai Ninh Thuận

Ninh Thuận không chỉ nổi tiếng với những địa danh và thắng cảnh độc đáo như biển Hòn Đỏ, vịnh Vĩnh Hy hay bãi rêu xanh làng Từ Thiện mà còn với vô số công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hoá Chăm Pa. Trong số đó, không thể không nhắc đến Tháp Hòa Lai – một trong những cụm đền tháp cổ xưa nhất hiện còn tồn tại. Với sự bền vững qua thời gian và những điều bí ẩn chưa được giải đáp, đây là điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá Ninh Thuận!

Tháp Hòa Lai Ninh Thuận (Ảnh: lyndtt)

Tháp Hòa Lai (Ba Tháp) nằm trên Quốc lộ 1A, thuộc thôn Ba Tháp, X. Bắc Phong, H. Thuận Bắc, cách thành phố Phan Rang tầm 15km về phía Bắc. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo của vương quốc Chăm Pa ở vùng Panduranga cổ và cũng là di tích lâu đời nhất vẫn còn khá nguyên vẹn ở miền Trung.

So với Tháp Po Klong Garai, tháp Hòa Lai được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai đặc trưng của văn hoá Chăm Pa thế kỷ IX. Đặc điểm nổi bật của kiến trúc này là cánh cửa hình vòm với nhiều mũi tròn, các trụ bổ tường hình bát giác và phong cách trang trí lá uốn cong. Tháp Hòa Lai có giá trị lịch sử quan trọng và đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia từ năm 1997.

Ý nghĩa và nguồn gốc của tên gọi tháp Hòa Lai

Công trình được xây vào thế kỷ IX (Ảnh: pharatravel)

Thời gian trôi qua, tên gọi tháp Hòa Lai vẫn gây nhiều tranh cãi. Tỉnh Ninh Thuận  trên Quốc lộ 1A vẫn đang có hai ngọn tháp Chăm. Trước đây, khu vực này từng có ba ngôi tháp nhưng một trong số đó đã bị sụp đổ, tạo nên cái tên Ba Tháp. Người dân địa phương còn gọi địa điểm này là đền Tháp Hòa Lai. Theo giải thích của Chế Vỹ Tân, Hòa Lai có thể là phiên âm của từ Bal Lai (tên một thủ đô đã biến mất trong lịch sử), dựa trên ngôn ngữ của người Kinh vùng Ninh Thuận.

Ngày nay, tháp Hòa Lai cùng với các điểm đến nổi tiếng khác trên Quốc lộ 1A như Làng dệt Mỹ Nghiệp, Làng gốm Bàu Trúc và Tháp Po Klong Garai, thu hút những người yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng. Đặc biệt, đây là không gian lý tưởng để khám phá nguồn gốc hấp dẫn của bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Hướng dẫn cách đi đến tháp Hòa Lai

Tháp nằm ngay cạnh quốc lộ 1A (Ảnh: ninhthuanreview)

Để đến tháp Hòa Lai từ trung tâm thành phố Phan Rang, bạn sẽ đi về hướng ngã năm Phủ Hà. Tiếp tục di chuyển thẳng trên Quốc lộ 1A trong khoảng 15km, hướng về thành phố Nha Trang. Khi vượt qua cánh đồng quạt gió Ba Tháp, chỉ cần đi thêm 2km nữa, bạn sẽ thấy di tích Tháp Hòa Lai bên phía tay phải. Nếu bạn chưa biết đường, có thể sử dụng ứng dụng Google Maps hoặc hỏi đường người dân địa phương để được chỉ đường.

Bởi vì tháp Hòa Lai là một khu di tích quan trọng và cần được bảo vệ, xung quanh không có nhiều khách sạn hoặc nhà nghỉ. Nếu bạn đến từ tỉnh khác và cần tìm nơi lưu trú thì có thể sử dụng dịch vụ taxi để đi dọc theo Quốc lộ 1A đến các khách sạn, nhà nghỉ nằm khoảng cách 10km từ Tháp Hòa Lai. Có một số lựa chọn như khách sạn Thu Thảo, Eco-Chi Homestay, Nân Homestay… để bạn lựa chọn.

Trong khoảng thời gian này, Ninh Thuận thường có khí hậu khá ấm áp và nắng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan và khám phá. Ngoài ra, tháng 12 và tháng 1 là thời điểm diễn ra lễ hội Hòa Lai Ninh Thuận, một sự kiện văn hóa đặc sắc với các hoạt động truyền thống, âm nhạc và múa dân gian. Đây cũng là dịp thích hợp để bạn khám phá văn hóa và truyền thống độc đáo của địa phương.

Với khí hậu đặc trưng của vùng miền Trung, Ninh Thuận thường có nhiều ngày nắng nóng. Do đó, nếu bạn lựa chọn đến thăm Tháp Hòa Lai vào mùa hè thì hãy tránh thời gian buổi trưa để tránh nắng gay gắt. Thay vào đó, thời điểm tốt nhất để tham quan Tháp Hòa Lai là từ khoảng 8:00 – 10:00 hoặc 15:00 – 16:40, khi thời tiết trong lành và dễ chịu.

Kiến trúc Chăm Pa ấn tượng 

Tháp Hòa Lai được xây dựng theo phong cách Chăm Pa đặc trưng (Ảnh: pharatravel)

Nét đặc sắc của cụm Tháp Hòa Lai chính là phong cách trang trí hết sức tinh xảo với những đường nét hoa văn bên ngoài mặt tháp chỉ giới hạn ở vòm cửa, các trụ ốp và bộ diềm mái. Mỗi công trình tháp mang trong mình một nét đẹp riêng nhưng lại được xây dựng vô cùng hòa hợp với nhau. Trong đó, Tháp Bắc được xây bằng gạch, trên tường chạm trổ hoa văn hình mặt chim, thú, lá, hoa… rất ấn tượng. Ở hướng Đông của tháp Bắc chỉ có duy nhất một cửa vào, ba hướng còn lại đều là cửa giả. Bên trong tháp có sẵn các ô hình tam giác để gắn đèn lên mỗi khi cúng tế.

Các đường nét trang trí trên tháp rất tinh xảo (Ảnh: redsvn)

Tháp Nam là ngọn cao nhất, cũng được xây bằng gạch và chạm khắc hoa văn trên tường nhưng chưa hoàn thiện. Tòa tháp này thu hút sự chú ý với hình dáng khối lập phương đồ sộ, vươn lên từ một bệ vuông và đặt nền tảng cho một hệ thống tầng nhỏ hơn. Với hơn 1000 năm tồn tại và trải qua nhiều biến động lịch sử, Tháp Hòa Lai vẫn giữ nguyên vẻ đẹp tuyệt vời và giá trị nghệ thuật đặc sắc trong kiến trúc và điêu khắc của người Chăm xưa.

Back-ground chụp hình siêu xinh 

Tháp Nam cao và to hơn tháp Bắc (Ảnh: saigonhonngoc)

Tháp Hòa Lai là một điểm đến lý tưởng cho du khách, đặc biệt là các bạn trẻ, để check-in và khám phá. Công trình tháp này mang vẻ đẹp tráng lệ, cổ kính và bí ẩn, thu hút sự chú ý của nhiều nhiếp ảnh gia. Tại Tháp Hòa Lai, bạn sẽ có cơ hội khám phá vô vàn góc sống ảo tuyệt đẹp, đảm bảo tạo nên những bức ảnh “số like” cao. Một mẹo nhỏ là hãy lựa chọn trang phục mang phong cách vintage hoặc cổ điển để tạo ra những bức ảnh lung linh và đáng yêu

(Ảnh: pharatravel)

Vượt qua hơn 1000 năm và trải qua những biến động lịch sử, vẻ đẹp của tháp Hòa Lai vẫn mãi tồn tại và giữ nguyên những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong kiến trúc và điêu khắc của người Chăm xưa.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: Hùng Lê

Từ khoá: Tháp Hòa Lai – di tích kiến trúc Chăm Pa độc đáo tại Ninh Thuận

Kiến Trúc Độc Đáo Của Sân Vận Động Tổ Chim Ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh hay còn gọi là Khu liên hiệp thể thao Olympic – sân vận động Tổ Chim được xây dựng trong 4 năm từ 2005 đến 2008 với mục đích phục vụ cho Thế vận hội mùa hè 2008. Trong thời gian diễn ra Thế vận hội, sân vận động này có thể chứa tới 100.000 khán giả, nhưng sau kỳ Thế vận hội kết thúc sẽ giảm xuống còn 80.000 chỗ. Sân vận động dài 330, rộng 220m, cao 69,2m có tổng diện tích sàn 250.000 m², được xây bằng 36km thép (đã kéo thẳng) với tổng trọng lượng khoảng 45.000 tấn. Chi phí xây sân là 3,5 tỷ NDT (tương đương 423 triệu USD).

Sân vận động như một bức tranh 3D tạo nhiều cảm nhận thị giác về một công trình kiến trúc mang tính tạo hình đầy nghệ thuật. Và dường như cảm hứng từ thiên nhiên – chiếc tổ chim là lựa chọn tuyệt vời cho hình tượng một ngôi nhà – sân vận động vững chãi, ấm áp.

Sân vận động này được kết hợp thiết kế giữa các kiến ​​trúc sư Jacques Herzog và Pierre de Meuron của Herzog & de Meuron, kiến ​​trúc sư Stefan Marbach, nghệ sĩ Ai Weiwei và CADG đứng đầu bởi kiến ​​trúc sư trưởng Li Xinggang.

Thiết kế công trình được giao cho công ty kiến ​​trúc Thụy Sĩ Herzog & de Meuron vào tháng 4 năm 2003 sau một quá trình đấu thầu bao gồm 13 mẫu thiết kế được chọn lọc cuối cùng. Thiết kế này, bắt nguồn từ việc nghiên cứu gốm sứ Trung Quốc, các dầm thép để che phần mái nhà được thu vào. Khiến sân vận động xuất hiện như một tổ chim. Phần mái thu vào sau đó đã được gỡ bỏ khỏi thiết kế để tạo sự nhận biết dễ dàng nhất cho sân vận động. Với việc loại bỏ mái nhà có thể thu vào, tòa nhà trở nên sáng hơn, nhờ hệ thống chiếu sáng tự nhiên, và chống lại các hoạt động địa chấn; Tuy nhiên, phần trên của mái đã được thay đổi để che chắn phần khán đài trong các điều kiện thời tiết thay đổi.

Sân vận động Tổ Chim là tổng hòa của nhiều yếu tố xuất phát từ thiên nhiên. Trước hết là hình dáng chiếc tổ chim, như cách người Trung Quốc gọi chiếc tổ chim “Niao Chao” về một sự vững chãi và độc đáo. Tiếp đến là cách người ta “đan, thắt” những vật liệu kết cấu thành công trình này như cách đan một chiếc giỏ mây. Và hơn hết, cùng với những cố vấn nghệ thuật lão luyện người Hoa, các kiến trúc sư phương Tây này đã thổi hồn vào sân vận động những đường nét của một công trình uyển chuyển và mềm mại. Nhìn toàn cục, sân vận động Tổ chim là sản phẩm giữa những thứ rất ư đời thường, giản dị, mang tính văn hóa cổ truyền ngàn đời của người Trung Hoa vừa là sản phẩm của thời hiện đại.

Mùa đông, sân vận động Tổ Chim trắng lóa tuyết rơi hay được ban quản lý sân chở tuyết từ nơi khác tới để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.

Đăng bởi: Thăng Văn

Từ khoá: Kiến trúc độc đáo của Sân vận động Tổ Chim ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Hội Quán Triều Châu Hội An: Kiến Trúc Độc Đáo Của Người Hoa Giữa Lòng Phố Cổ

Hội quán Triều Châu Hội An hay còn gọi chùa Âm Bổn, tọa lạc ở 157 Nguyễn Duy Hiệu, là địa điểm tâm linh tín ngưỡng và là nơi sinh hoạt gặp gỡ của cộng đồng người Triều Châu ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Hội quán Triều Châu Hội An: Kiến trúc độc đáo của người Hoa giữa lòng phố cổ

Hội quán Triều Châu Hội An được người Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng năm 1845, làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng khi đến phố cổ Hội An sinh sống.

Cổng hội quán Triều Châu

Hội quán trở thành nơi thờ các vị thần biển chế ngự sóng gió, cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió. Hội quán còn là một công trình kiến trúc mang phong cách Trung Hoa cầu kỳ với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng các họa tiết trang trí bằng gỗ được khắc theo các truyền thuyết dân gian.

Ảnh: @huyendoan2103

Không những thế, hội quán Triều Châu Hội An còn có một số tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ đặc sắc. Đây còn là công trình kiến trúc đặc biệt với nghệ thuật đắp nổi hoa văn họa tiết, chủ yếu là đắp nổi bằng sành sứ để tăng thêm vẻ đẹp và tính nghệ thuật cho công trình, thể hiện sự khéo léo tài hoa của người nghệ nhân xa xưa.

Bên trong Hội quán Triều Châu

Ảnh: @seminaajrovic

Mặt tiền hội quán là những mảng tường lớn được chạm trổ tinh tế theo nhiều hình quen thuộc như cá chép hóa rồng, tứ linh, hồ điệp…

Ảnh: @mnb_skr

Nhà tiền điện sử dụng gỗ và đá, được thiết kế theo kiến trúc chồng rường. Các vì kèo được điêu khắc tinh tế, cạnh rường chính gắn các mảng lông, được chạm trổ độc đáo. Nhà tiền điện được xây dựng theo kiến trúc đa tầng, mỗi tầng đều được đắp nổi hình hoa điểu, nhân vật…

Chính điện được xây dựng với 3 gian chính, kết cấu bao gồm các cột gỗ to, các vì chồng rường giả thủ. Dễ dàng nhận thấy những con – ke của công trình được điêu khắc đẹp mắt với hình dạng các thân rồng đầu cá.

Ảnh: phuot3mien

Ảnh: @phatnguyen_t7

Nơi tiếp khách là nơi nối liền giữa nhà tiền điện và chính điện. Tại đây những phẩm vật cũng được chuẩn bị để hiến cúng trong các dịp đại lễ, như lễ giỗ tổ và tết Nguyên tiêu vào ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Ảnh: Kiến Thức

Nhiều hiện vật cổ ở hội quán Triều Châu. Ảnh: phuot3mien

Hội quán Triều Châu Hội An không những đóng vai trò là nơi tín ngưỡng của người Hoa mà còn là một kiến trúc độc đáo, khiến phố cổ Hội An thêm ấn tượng và cổ kính. Hãy liên hệ chúng mình để đặt tour Hội An với giá ưu đãi nhất thị trường!

chúng mình gợi ý một số tour Đà Nẵng – Hội An

Đăng bởi: Thảo Nguyên Vũ

Từ khoá: Hội quán Triều Châu Hội An: Kiến trúc độc đáo của người Hoa giữa lòng phố cổ

Cập nhật thông tin chi tiết về Chiêm Ngưỡng Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Gỗ Ba Na trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!