Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Rau Đay Trong Thùng Xốp Tại Nhà Cực Đơn Giản được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách trồng rau đay trong thùng xốp tại nhàChuẩn bị trồng rau
Khay trồng: Bạn có thể tận dụng các thùng nhựa, khay nhựa, thùng xốp sẵn có ở nhà hoặc mua tại các cửa hàng chuyên cây trồng hay các sạp bán hoa quả. Nếu khay trồng chắc chắn thì bạn có thể sử dụng trong một vài năm. Sau đó, bạn khoét vài lỗ nhỏ ở thành khay chứa, cách đáy tầm 3 – 5 cm để giúp thoát nước.
Đất trồng: Bạn chuẩn bị đất sạch, có trộn mùn sơ dừa, vỏ trấu hun và thêm phân hữu cơ (như phân gà, phân bò, phân trùn quế), kết hợp với phân lân và kali để tăng dinh dưỡng cho đất. Đất được trồng rau đay cần tơi xốp, đảm bảo độ giữ ẩm tốt để giúp cây phát triển nhanh. Sau khi đất được trộn đều với mùn và phân bón, bạn đổ đất vào khay chứa. Nếu khay chứa có nhiều đất sẽ giúp cho bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh.
Hạt giống: Để gieo hạt đạt tỉ lệ nảy mầm cao, cây mập, khỏe mạnh thì bạn cần chọn những hạt giống chắc khỏe, không bị lép, sâu. Bạn có thể mua hạt giống : Để gieo hạt đạt tỉ lệ nảy mầm cao, cây mập, khỏe mạnh thì bạn cần chọn những hạt giống chắc khỏe, không bị lép, sâu. Bạn có thể mua hạt giống rau đay đỏ hoặc rau đay trắng đều được nhưng chú ý chọn mua hạt giống rau đay tại các công ty và cửa hàng có uy tín, thời hạn sử dụng còn dài. Hạt giống được ngâm trong nước ấm pha theo công thức 2 sôi 3 lạnh để hạt nhanh nảy mầm và nảy đều hơn. Thường bạn sẽ cần ngâm hạt rau đay trong khoảng tầm 3 – 4 tiếng là được.
Vị trí trồng rau: Vì rau đay là cây ưa ánh sáng tán xạ, nên khi trồng trong thùng chứa, bạn cần đặt ở vị trí thoáng, thời gian chiếu sáng không quá dài và quá mạnh. Nếu chọn vị trí có cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, cây sẽ phát triển khó khăn.
Gieo hạt và trồng cây con
Hạt giống sau khi được ngâm, bỏ ra để ráo nước sau đó mang gieo vào khay trồng. Bạn rắc hạt thưa đều trên mặt đất. Sau khi gieo, dùng đất bột rải đều một lượt để lấp kín hạt để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm tốt, độ dày của lớp đất phủ lên hạt khoảng 0,5 cm.
Sau khi gieo hạt, bạn cần tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối để đảm bảo độ ẩm cho đất. Khi hạt nảy mầm và cây phát triển được tầm 3 – 4 lá thật, bạn có thể tỉa chỗ cây mau để trồng ở chậu khác hoặc trồng ở những chỗ cây thưa.
Chăm sóc rau đay
Chăm sóc cây là một khâu quan trọng, và bạn cần phải làm trong suốt thời gian trồng cây. Nếu bạn đảm bảo tốt độ ẩm và dinh dưỡng cho cây, ray đay sẽ liên tục phát triển nhanh và khỏe mạnh. Bạn nên tưới rau đay ngày 2 lần, vào buổi sáng và chiều tối. Tuy rau đay cần nước, nhưng không được để cây bị ngập úng dẫn đến thối rễ, hỏng cây, vì vậy bạn cần chú ý điều chỉnh lượng nước tưới cho rau sao cho phù hợp.
Sau khi thu hoạch rau lần đầu, bạn nên tiến hành bón thúc cho cây để đảm bảo dinh dưỡng cho cây, giúp các mầm nhánh nhanh phát triển. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hữu cơ như phân trùn quế, phân gà, phân bò để bón cho rau hoặc sử dụng thêm phân lân và kali nhưng cần chú ý thời gian cách li.
Thu hoạch rau đay trồng thùng xốpKhi cây mọc cao khoảng 30 – 35 cm, bạn có thể tiến hành bấm ngọn để ăn. Khi ngắt ngọn, bạn cần chừa lại khoảng 3 – 4 đốt từ gốc của cây để cây tiếp tục phát triển nhiều nhánh. Với những nhánh tiếp theo, khi mọc dài khoảng 15 – 20 cm, bạn tiếp tục ngắt ngọn, chú ý chừa lại khoảng 2 – 3 đốt. Sau một vài lần ngắt ngọn như vậy, cùng với bổ sung phân bón đầy đủ, cây sẽ cho nhiều ngọn, phát triển xanh tốt. Như vậy, dù có trồng trong thùng xốp nhỏ, bạn vẫn luôn có đủ rau ăn, chế biến đủ món canh ngon bổ mát trong tuần.
Cách Nấu Bột Rau Củ Cho Bé Ngon Mà Đơn Giản Tại Nhà
1. Bột ăn dặm với khoai lang ngon cho bé
Nguyên liệu nấu bột khoai lang ngon cho bé
Ѕ Cб»§ khoai lang nhб»Џ
Bột ăn dặm loại ngọt.
Cách nấu bột khoai lang ngon cho bé
Khoai lang nấu chín kỹ, nhừ. Có thể luộc hoặc hấp khoai lang, sau đó nghiền thật mịn khoai lang với 1 ít nước luộc hoặc ít sữa công thức đã pha. Dùng loại bột ăn dặm khuấy đều với nước ấm (lượng bột và nước cho bé theo công thức hướng dẫn của từng loại bột ăn dặm). Sau đó thêm vào bát bột của bé hỗn hợp khoai lang đã tán nhuyễn rồi trộn thật đều.
Lượng bột ăn dặm cho vào khoai tùy theo khẩu phần ăn của từng bé. Nên tính theo tỉ lệ 1:1, sau khi hoàn thành chia hỗn hợp thành 2 phần ăn cho bé dùng trong 1 ngày hoặc dùng trong 2 ngày, mỗi ngày 1 lần sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Để tăng cường dinh dưỡng hơn cho bé, có thể trộn thêm vào 1 -2 vài thìa sữa bột tùy ý.
Mách nhỏ: Bột bán sẵn có nhiều hương vị khác nhau, nếu muốn thêm khoai lang vào bột cho bé nên chọn loại bột ít hương vị như bột gạo sữa, bột ngũ cốc sẽ có mùi vị dễ ăn hơn. Ban đầu, chỉ nên khuấy 2 thìa cafe hỗn hợp khoai lang vào bát bột để bé làm quen.
2. Bột ăn dặm với cà rốt
Nguyên liệu nấu bột ăn dặm với cà rốt ngon cho bé
Đậu trắng luộc chín: 20g
Thịt gà: 20g
Cà rốt: 30g
Bột ăn dặm 50g
Bơ: 1 muỗng canh (10g)
Bánh mì sandwich: 1 lát
Dầu ăn để chiên bánh mì
Cách nấu bột ăn dặm với cà rốt ngon cho bé
Thịt gà nạc cắt lát, xay nhuyễn bằng cối xay.
Cà rốt luộc chín, xay nhuyễn, chừa lại khoảng 1/3 cắt mỏng sau đó băm mịn.
Đậu trắng bóc bỏ vỏ lụa, tán mịn hoặc xay vừa.
Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng, cho một nửa bơ vào chảo, khi bơ nóng cho bột ăn dặm vào vào nấu cùng một lượng nước vừa phải. Cho tiếp thịt gà, cà rốt xay và đậu trắng vào xào chung. Nấu bột đến khi đạt độ sệt vừa phải, nấu sôi, cho phần cà rốt băm vào, bắc xuống cho nốt phần bơ còn lại vào.
Bánh mì sandwich bỏ phần rìa cứng, chiên vàng trong dầu, sau đó giã mịn. Rắc một chút lên mặt dĩa súp.
Video hướng dẫn cách nấu bột rau củ chuẩn vị
Thông tin cách nấu bột rau củ đơn giản, chuẩn vị
Thời gian chuẩn bị nấu bột rau củ: 10M
Thời gian nấu bột rau củ: 20M
Tổng thời gian nấu bột rau củ : 30M
Món bột rau củ dành cho : 2 người
Món bột rau củ cho bữa : sáng, trưa, tối
Nguồn gốc xuất xứ của món bột rau củ : Việt Nam
Tổng calories Món bột rau củ : 200-300 calories
Đăng bởi: Dũng Trần
Từ khoá: Cách nấu bột rau củ cho bé ngon mà đơn giản tại nhà
Cách Làm Gỏi Cá Hồi Ngon Tại Nhà Cực Đơn Giản
Gỏi cá hồi tươi sống vô cùng thanh mát và ngon. Cách làm gỏi cá hồi tươi sống tại nhà cực đơn giản, gỏi không bị tanh và đảm bảo vệ sinh.
Cá hồi có thịt ngọt, vị béo, không tanh rất giàu omega 3, ít chất béo. Cá hồi thường được làm thành món gỏi sống giữ được hương vị thanh mát, tươi ngon và vẹn nguyên giá trị dinh dưỡng.
Gỏi cá hồi ăn với rau gì? Gỏi cá hồi thường được ăn với lá tía tô, kinh giới, đinh lăng, diếp cá, lá mơ lông… và còn có thể ăn kèm với dưa chuột, cà rốt, bơ, gừng.
Cách làm gỏi cá hồi tại nhà rất đơn giản và nguyên liệu dễ kiếm. Bếp Eva hướng dẫn cách làm gỏi cá hồi ngon cực đơn giản tại nhà, gỏi giữ được nhiều dinh dưỡng, thanh mát.
1. Cách làm gỏi cá hồi đơn giản nhấtNguyên liệu làm gỏi cá hồi
– 400g cá hồi tươi phi lê
– Dầu vừng, nước tương
– Ớt băm, tỏi băm, vừng rang
– 1 nắm tía tô, 1 quả khế xanh, 1 quả xoài xanh
Cách làm gỏi cá hồi tươi sống
Bước 1: Cá hồi phi lê mua về lọc hết da và phần màng đen (phần này rất tanh). Sau đó pha rượu trắng với xíu muối rồi cho vào rửa để khử bớt tanh. Rửa lại với nước lọc. Dùng giấy nấu ăn thấm cho thật khô hết nước. Thái cá hồi thành từng lát vừa ăn. Đóng vào hộp để vào ngăn mát tủ lạnh.
Cá hồi làm sạch rồi thái miếng mỏng vừa ăn để ngăn mát tủ lạnh
Bước 2: Hành khô bóc vỏ, thái thành từng lát nhỏ. Hành lá nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Ớt và tỏi băm nhuyễn. Lá tía tô nhặt rửa sạch, để ráo nước. Khế chua rửa sạch thái miếng mỏng. Xoài xanh rửa sạch, gọt vỏ thái lát mỏng.
Bước 3: Cho hành khô, tỏi băm, ớt băm vào 1 bát, thêm vào 3 thìa canh nước tương, 1 thìa dầu vừng, 1 ít vừng rang rồi trộn đều hỗn hợp.
Bước 4: Lấy cá hồi trong tủ lạnh ra, cho cá hồi vào hỗn hợp nước trộn gỏi vừa pha, trộn đều để sốt thấm đều vào cá hồi. Đảo nhẹ tay để cá hồi không bị nát. Trộn gỏi xong để vào ngăn mát tủ lạnh 10 phút cho ngấm đủ gia vị là có thể thưởng thức.
Trộn gỏi cá hồi
Hoàn thành và thưởng thức
– Xếp gừng hồng, khế chua, xoài xanh, lá tía tô lên bàn. Bày gỏi cá hồi lên bàn.
– Khi ăn gỏi cá hồi, dùng 1 lá tía tô to, thêm một miếng xoài, khế chua, gừng hồng, miếng cá hồi trộn gỏi và xíu mù tạt rồi thưởng thức. Gỏi cá hồi tươi ngon, thanh mát tốt cho sức khỏe.
Gỏi cá hồi
2. Cách làm gỏi cá hồi cuốnChuẩn bị nguyên liệu làm gỏi
– 500g cá hồi tươi phi lê
– Nước tương nhật, dầu vừng, nước tương đậu nành, vừng rang, mù tạt, bột ớt
– Hành khô, hành lá, vừng rang, ớt, tỏi
– 2 quả bơ, 4 quả dưa chuột, 1 củ cà rốt, 3 cây xà lách
– 1 ít gừng hồng
– Bánh đa để cuốn
Cách làm gỏi cá hồi cuốn
Bước 1: Cá hồi mua về lọc bỏ hết da và phần thâm đen. Rửa với rượu trắng pha muối rồi thấm cho thật sạch nước. Thái cá hồi thành từng lát mỏng vừa ăn. Cho cá hồi vào ngăn mát tủ lạnh đậy kín.
Bước 2: Hành khô bóc vỏ thái lát mỏng. Hành lá nhặt rửa sạch thái nhỏ. Ớt, tỏi băm nhỏ.
Bước 3: Bỏ chín gọt vỏ, bỏ hạt thái lát. Dưa chuột, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi dài. Xà lách nhặt rửa sạch để ráo nước.
Bước 4: Cho hành lá, hành khô, tỏi băm, ớt băm vào tô lớn, thêm vào 1 thìa ớt bột, 2 thìa tương đậu nành, 1 thìa dầu vừng, 1 ít vừng rang rồi trộn đều hỗn hợp. Sau đó lấy cá hồi ra, cho vào hỗn hợp đảo đều, nhẹ tay để cá không bị nát. Cho cá vào ngăn mát tủ lạnh ủ 20 phút cho ngấm gia vị.
Pha sốt và trộn gỏi cá hồi
Bước 5: Cuốn gỏi cá hồi
Dùng 1 miếng bánh đa trải lên mặt phẳng sạch, lấy 1 miếng xà lách nhỏ đặt lên, thêm 1 miếng cà rốt, dưa chuột, bơ, gừng hồng đặt lên, cuối cùng là cá hồi. Sau đó cuộn chặt lại giống như cuốn nem, để lên đĩa.
Cuốn gỏi cá hồi
Hoàn thành và thưởng thức
– Nước tương nhật cho ra bát, thêm 1 ít mù tạt lên. Bày những miếng gỏi cá hồi cuộn lên đĩa và thưởng thức.
– Gỏi cá hồi cuộn chấm với nước tương Nhật có mùi tạt vừa cay cay đậm đà lại vô cùng thanh mát. Món gỏi cuốn giữ được độ tươi của cá hồi và kết hợp với các loại rau củ quả bùi bùi, béo ngậy hấp dẫn.
Gỏi cá hồi cuốn
Gỏi cá hồi cuốn chấm với nước tương có thêm mù tạt kiểu Nhật vô cùng hấp dẫn
3. Cách làm gỏi cá hồi đơn giảnChuẩn bị nguyên liệu:
– 500g cá hồi phi lê
– Gừng hồng
– Chanh tươi
– Nước tương Nhật và mù tạt
– 1 bó lá tía tô
Cách làm gỏi cá hồi đơn giản nhất
Bước 1: Cá hồi rửa sạch với rượu trắng và muối. Lọc bỏ hết da và phần thâm của thị. Sau đó thái lát thật mỏng, xếp vào đĩa và để vào ngăn mát tủ lạnh.
Cá hồi thái mỏng rồi để lạnh
Bước 2: Lá tía tô nhặt rửa sạch. Xếp ra đĩa. Gừng hồng xếp ra bát. Chanh vắt lấy nước cốt để ra bát riêng.
Bước 3: Nước tương nhật đổ ra bát và thêm xíu mù tạt, khuấy đều.
Hoàn thành và thưởng thức
– Lấy cá hồi từ ngăn mát tủ lạnh và và thưởng thức ngay khi còn lạnh. Nhúng cá hồi và bát nước chanh, dùng 1 lá tía tô gói cá hồi và 1 miếng gừng hồng và chấm với nước tương rồi thưởng thức.
– Cách làm gỏi cá hồi đơn giản, hương vị cá hồi được giữ nguyên không pha trộn vô cùng thanh mát.
Gỏi cá hồi đơn giản nhưng giữ được vị tươi ngọt nguyên bản nhất
Lưu ý khí làm gỏi cá hồi:
– Phần cá hồi mua miếng cá tươi nguyên, tốt nhất mua từ những con cá vừa được phi lê xong, thịt cá hồng sáng đẹp mắt ăn gỏi sẽ ngon hơn.
– Khi sơ chế cá nhất định phải nạo bỏ hết phần thâm đen tiếp xúc thịt cá với da cá, nếu không ăn gỏi sẽ bị tanh.
– Đối với món gỏi cá hồi, có thể trộn với sốt hoặc không đều ngon. Nếu không ăn được cá hồi sống nguyên bản thì nhúng vào nước cốt chanh để làm chín tái cá.
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
3.5/5
5 Cách Trồng Giá Đỗ Tại Nhà Tươi Ngon Mà Đơn Giản, An Toàn
Là thực phẩm rất được ưa chuộng nhưng hiện nay rất nhiều giá đỗ bán tràn lan ngoài thị trường không đảm bảo cho sức khỏe. Cùng mình học làm giá đỗ không cần lót khăn, vừa sạch, an toàn lại mập ngay tại nhà nào.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 Chai nhựa 1,5l
Dao, que nhọn
100g đậu xanh (tầm 80-100 hạt)
Các bước làmBước 1 Ngâm hạt đậu xanh trong nước lạnh từ 4-6 tiếng. Nhớ dùng tay chà xát nhẹ hạt đậu.
Bước 3 Cho hạt đậu đã ngâm qua nước vào thân chai, đặt thân chai nằm ngang để các hạt đậu không bị dồn vào 1 chỗ. Đặt chai vào chỗ tối không có ánh sáng.
Bước 4 Mỗi ngày bạn chỉ cần đem chai ngâm vào chậu tầm 1 phút rồi nhấc lên cho chảy hết nước sau đó lại đặt vào chỗ cũ là bạn đã thu hoạch được mẻ giá ngon rồi đấy.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
100g đậu xanh
1 rổ nhựa hoặc tre
2 cái khăn: 1 khăn vừa để ủ, 1 khăn để lót
1 cái tô
Các bước làmBước 1 Ngâm hạt đậu xanh qua đêm từ 6-8 tiếng.
Bước 2 Lót khăn dưới rổ, rải hạt đậu xanh lên trên, tiếp theo bạn dùng tô úp kín phần đậu tránh cho ánh sáng tiếp xúc.
Bước 3 Tiếp tục dùng 1 khăn thấm nước, phủ lên trên rổ. Đặt rổ vào nơi không có ánh sáng.
Bước 4 Mỗi ngày bạn đem rổ ngâm vào chậu nước tầm 3 phút, 3 lần trên ngày để duy trì độ ẩm cho giá nha. Khoảng 3-4 ngày là bạn đã thu hoạch được rồi đó.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
100 đậu xanh
1 rổ nhựa thưa
Lá tre
Các bước làmBước 1 Bạn ngâm đậu xanh từ 4- 6 tiếng trong nước lạnh.
Bước 2 Lót lá tre dưới rổ, sau đó rải đậu xanh lên trên lá tre. Tiếp theo bạn phủ tiếp một lớp lá lên trên đậu, cứ 1 lớp lá 1 lớp đậu cho đến khi hết đậu, cuối dùng đĩa hoặc tô úp kín bề mặt rổ để ngăn cách ánh sáng.
Bước 3 Ngâm rổ vào chậu nước, khi nhấc lên nhớ để rổ chảy bớt nước rồi hãy đem đặt vào chỗ tối nha.
Bước 4 Mỗi ngày bạn ngâm rổ vào chậu tầm 2-3 lần. Sau khoảng 2-3 ngày bạn đã có thể thu hoạch giá để chế biến thành món ăn rồi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
70g hạt đậu xanh
1 hộp sữa 1l, có nắp
Các bước làmBước 1 Đầu tiên bạn ngâm đậu xanh vào nước ấm tầm 4-5 tiếng cho đậu nứt vỏ ra là được.
Bước 2 Rửa sạch hộp sữa, cắt hai mép đầu để gạn nước mỗi lần ngâm. Cho đậu vào hộp, đậy nắp, để ở nơi tối, thoáng, mát.
Bước 3 Mỗi ngày bạn ngâm hộp sữa vào chậu nước tầm 5 phút, vào mỗi sáng tối nha. Rồi lại chắt hết nước trong nộp ra, để lại vào chỗ tối. Cứ như vậy tầm 3 ngày là bạn đã có thể cắt hộp sữa để thu hoạch giá rồi đó.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
100g hạt đậu xanh
1 thùng xốp
2 kg đất hoặc xơ dừa
Giấy mềm, hoặc khăn mỏng
Các bước làmBước 2 Cho 1 lớp đất mỏng tầm 3cm
Advertisement
Rau Đay Là Rau Gì? Cây Rau Đay Trông Như Thế Nào?
Rau đay là rau gì
Cây rau đay thuộc họ Đay, một loại cây thuộc thân thảo, thường cao từ 60 – 70cm, cũng có thể cao tới 1 – 2 mét tùy vào điều kiện phát triển. Thân trơn bóng, có màu đỏ tía hoặc màu xanh, phân nhánh mạnh. Ở nước ta, người dân dựa vào màu sắc thân cây để gọi tên hai loại rau đay phổ biến. Loại thân màu đỏ tía được gọi là rau đay đỏ, còn rau đay thân màu xanh được gọi là rau đay xanh, cũng có nơi gọi là rau đay trắng. Rau đay đỏ được trồng từ rất lâu ở Việt Nam, còn rau đay xanh mới được trồng và đang trở nên phổ biến hơn. Ít ai biết đến tên khoa học của hai loại rau đay này. Rau đay đỏ chính là loại rau đay quả tròn, có tên khoa học là Corchorus capsularis L. và rau đay xanh còn được gọi là rau đay quả dài với tên Corchorus olitorius L.
Cây rau đay trông như thế nàoLá rau đay hình trái xoan, nhọn ở đầu, mép lá có răng nhỏ, có 3 – 5 gân ở phía gốc, mặt lá hơi nhám. Tuy lá rau đay hơi nhớt, nhưng nó chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe và được chế biến thành rất nhiều món ngon khác nhau như món canh rau đay nấu mướp với cua đồng của Việt Nam, món súp ewedu của Nigeria, hay saluyot của Phillipin. Không chỉ được chế biến thành những món ăn ngon, bổ ích cho sức khỏe, lá rau đay còn có tác dụng chữa bệnh, không chỉ được áp dụng ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước châu Á và châu Phi khác.
Hoa rau đay nhỏ, có màu vàng, mọc ở nách lá, xếp từng 3 cái trên một cuống chung ngắn, cuống hoa cũng ngắn.
Quả đay có hình cầu hay hình trụ dài tùy thuộc vào loại đay. Rau đay đỏ có quả hình cầu hay hình lê, dài khoảng 12mm, rộng 10 – 11mm, có sống hơi rõ, trong chứa 2 hàng hạt, mỗi hàng 5 hạt. Trong khi đó, quả của cây rau đay xanh hình trụ, dài từ 2 – 8 cm, màu xanh xám hoặc đen nâu, vỏ nhẵn, có 10 đường lồi. Hạt hình quả lê, tiết diện ngang có hình 5 cạnh. Mỗi một quả đay có thể chứa tới 125 – 200 hạt.
Về bộ rễ, rau đay thuộc loại rễ cọc, đâm sâu từ 0,5 – 1,5 m, các rễ con phát triển ngang và tập chung ở tầng đất 30 – 35 cm. Tuy nhiên, bộ rễ có một chút khác biệt nhỏ giữa hai loại rau đay. Cây rau đay đỏ có rễ cọc ngắn, rễ con phân bố rộng và có nhiều khả năng chịu úng, còn cây rau đay xanh có rễ cọc dài, rễ con ít hơn và có khả năng chịu hạn.
Ở nước ta, rau đay được gieo trồng chủ yếu vào vụ xuân và thu hoạch từ vụ hè đến vụ thu do nó thuộc loại cây ưa thích khí hậu ấm áp, ôn hòa, có khả năng chịu nắng nhưng chịu rét kém. Thời vụ gieo trồng thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 và thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Nếu gieo hạt và trồng cây vào mùa lạnh, hạt sẽ chậm nảy mầm, cây sinh trưởng phát triển kém, thân lá cằn cỗi. Nhiệt độ lý tưởng để rau đay phát triển từ 25 – 30C.
Thành phần dinh dưỡng của rau đayTrong 100g lá rau đay nấu chín có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Vitamin B1: 0,133 mg
Vitamin B2: 0,546 mg
Vitamin B3: 1,26 mg
Vitamin B5: 0,072 mg
Vitamin B6: 0,6 mg
Vitamin B9: 123 mcg
Vitamin A: 5559 IU
Vitamin C: 37 mg
Canxi: 208 mg
Đồng: 0,255 mg
Sắt: ,76 mg
Magie: 64 mg
Mangan: 0,123 mg
Photpho: 83 mg
Kali: 559 mg
Selen: 0,9 mcg
Natri: 8 mg
Kẽm: 0,79 mg
Protein: 4,65 g
Thông qua các thông tin và hình ảnh ở trên, bạn đã có thể biết rau đay là rau gì thông qua hình dáng và đặc điểm các bộ phận của cây rau đay. Qua đó, với những ai không biết đến rau đay đều có thể dễ dàng nhận biết và có được thêm một số thông tin hữu ích về loại cây này.
Cách Làm Bánh Tai Yến Cực Giòn Ngon, Đơn Giản Tại Nhà
Bánh tai yến là một món bánh dân dã lâu đời của người dân miền sông nước. Tên bánh cũng được đặt khá đơn giản bởi bánh tai yến trông giống như tổ yến. Bánh tai yến ăn vỏ ngoài giòn, bên trong mềm, thơm ngậy mùi dừa và là một món ăn rất đáng thử. Cách làm bánh tai yến này cũng dễ đến bất ngờ. Cùng Leflair thử làm món ăn truyền thống lâu đời này tại nhà nào!
Bánh tai yến là bánh gì?
Bánh có hình tròn, từ bên ngoài trông giống hình dạng của tổ chim yến. Nghe tên thì có vẻ cầu kỳ nhưng thực chất bánh tai yến rất dễ làm. Nếu bạn đã thử làm qua bánh rán thì loại bánh này không thể làm khó “tay nghề” của bạn.
Recipe By Leflair Course: Cusine:Việt Nam Difficulty:Easy
Servings
2 minutes
Preparing Time
30 minutes
Cooking Time
30 minutes
Calories
kcal
INGREDIENTS
Bột gạo 270 gr
Bột năng 30 gr
Bột nếp 30 gr
Trứng 1 quả
Nước cốt dừa 230 gr
Đường cát trắng 150g
Bột vani 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 250ml
1 muỗng cà phê muối
Nước lọc
DIRECTION
Bước 1: Đánh trứng
Đập một quả trứng vào bát rồi khuấy đều. Khi vừa đánh thì bạn thêm đều 160ml nước lọc cùng.
Bước 2: Trộn bột
Cho lượng bột gạo, bột nếp, bột năng và hai ống vani đã chuẩn bị vào một bát lớn. Sau đó cho hỗn hợp trứng gà và nước đã đánh đều lúc trước, lọc qua rây rồi cho vào hỗn hợp bột để trộn.
Bước 3: Trộn đường
Tiếp tục cho thêm đường vào hỗn hợp để trộn tiếp.
Bước 4: Chiên bánh
Bắc bếp, làm nóng chảo rồi đổ vào một lượng dầu vừa phải. Khi dầu đã chín thì bắt đầu đổ bột đã trộn vào. Bạn nhớ là hãy luôn để dầu ăn ngập bánh tai yến.
NOTESNguồn gốc bánh tai yến
Bánh tai yến là món ăn truyền thống của người dân miền Tây sông nước. Sau đó loại bánh này dần phổ biến, và trở thành một trong những món quà bánh quen thuộc của người dân Sài Gòn. Hình ảnh những người bán hàng gánh hay đẩy những xe bánh tai yến khắp các con đường, hẻm Sài Gòn đã trở thành một trong điểm nhấn của thành phố này những năm 90. Tuy nhiên dần dà những món ăn mới của thời đại ra đời, bánh tai yến cũng dần vắng bóng.
Cách làm bánh tai yến ngon, giòn, thơm nức mũi
Nguyên liệu chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau để hoàn thành món bánh này (Với lượng bột này bạn có thể làm khoảng 15 chiếc bánh tai yến thơm ngon. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh nếu như muốn làm với số lượng khác)
Bột gạo 270gr
Bột năng 30 gr
Bột nếp 30 gr
Trứng 1 quả
Nước cốt dừa 230 gr
Đường cát trắng 150g
Bột vani 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 250ml
1 muỗng cà phê muối
Nước lọc
Dụng cụ kèm theo khi làm bánh tai yến: Chảo, thau trộn bột,…
Các bước thực hiện món bánh tai yến thơm ngon hấp dẫn
Bước 1: Đánh trứng
Bạn đập một quả trứng vào bát rồi khuấy đều để lòng trắng và lòng đỏ tan vào nhau. Khi vừa đánh thì bạn thêm đều 160ml nước lọc cùng.
Đập trứng vào tô và khuấy đều cùng nước lọc (Nguồn: Internet)
Bước 2: Trộn bột
Cho lượng bột gạo, bột nếp, bột năng và hai ống vani đã chuẩn bị vào một bát lớn. Sau đó bạn cho hỗn hợp trứng gà và nước đã đánh đều lúc trước, lọc qua rây rồi cho vào hỗn hợp bột. Bạn có thể dùng tay hoặc dùng phới dẹt trộn làm sao bột không bị vón cục.
Bạn nhớ trộn bột đều tay để không bị vón cục lại (Nguồn: Internet)
Bước 3: Trộn đường
Khi phần bột và trứng bạn trộn ở trên đã đều hơn, bạn tiếp tục cho thêm đường vào hỗn hợp để trộn tiếp. Nếu bạn muốn bánh ngon hơn, bạn có thể kết hợp dùng đường trắng và đường nâu, tuy nhiên điều này là không bắt buộc. Bạn trộn bột càng lâu, càng đều tay thì hỗn hợp hòa quyện đều hơn với nhau. Thời gian trộn bột lý tưởng là vào khoảng từ 20 đến 30 phút.
Bạn trộn bột càng mịn thì bánh càng ngon (Nguồn: Internet)
Bước 4: Chiên bánh
Sau khi trộn bột xong thì bạn sẽ chuyển qua giai đoạn chiên bánh. Để chiên bánh yến ngon, bạn nên chọn 1 chiếc chảo nhỏ và có lòng sâu. Bởi chiên lòng sâu thì bánh tai yến sau chiên mới có tai bánh (thành bánh) cao. Lưu ý khi chiên bạn nên luôn giữ lửa ở mức vừa phải để đảm bảo bánh chín nhưng không bị cháy.
Sau đó bạn tiếp tục bắc bếp, làm nóng chảo rồi đổ vào một lượng dầu vừa phải. Khi dầu đã chín thì bắt đầu đổ bột đã trộn vào. Bạn nhớ là hãy luôn để dầu ăn ngập bánh tai yến.
Khi bạn đổ bánh cũng cần chú ý. Khâu này bạn có thể dùng ly sau đó đổ bột từ trên cao xuống giữa lòng chảo. Khi đổ bột cần chắc tay, bột đổ với lượng chảy đều đặn, không lúc ít lúc nhiều.
Bạn nên chiên ngập dầu và chỉnh lửa nhỏ để bánh không bị cháy (Nguồn: Internet)
Khi thấy viền bánh có màu vàng thì bạn có thể lật bánh. Sau khi thấy bánh đã vàng đều hai mặt, viền bánh hơi phồng lên thì bánh đã chín thì bạn có thể vớt ra để thưởng thức.
See Also
LifeStyle
Những Kiểu Tóc Hime “Chuẩn” Gái Nhật Mà Các Nàng Không Thể Bỏ LỡĐể bánh ngon hơn trước khi thưởng thức, bạn nên dùng giấy thấm qua dầu để bánh đỡ ngấy mỡ.
Phần bột còn lại bạn có thể làm điều tương tự đến hết.
Bước 5: Thành phẩm
Bánh tai yến khi đã hoàn thành tỏa ra mùi hương của vani thơm ngậy, tai bánh cao giòn; bên ngoài bánh giòn bên trong mềm thơm. Bánh khi ăn có độ ngọt vừa phải, kết hợp cùng với độ ngọt ngậy, thơm béo của nước cốt dừa có thể khiến bạn không thể ngừng ăn. Để đỡ ngán, bạn có thể kết hợp chấm cùng ít tương ớt cay cay nồng nồng.
Bánh tai yến thưởng thức lúc nóng vô cùng thơm ngậy hấp dẫn.
Bánh tai yến làm tại nhà vẫn rất thơm ngậy hấp dẫn (Nguồn: Internet)
Chế biến bánh tai yến bằng bột mì tại nhà
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm bánh tai yến từ bột mì
Bột mì: 150g
Đường trắng: 40gr
Lá dứa: 25gr
Sữa tươi có đường: 40-50ml
Một chút muối
Trứng gà: 1 quả
Cách làm món bánh tai yến từ bột mì đơn giản:
Bước 1: Làm nước lá dứa
Bạn sơ chế qua lá dứa bằng cách rửa sạch, rồi cắt lá dứa thành các miếng nhỏ. Sau đó bạn có thể dùng chày và cối giã, còn nếu như bạn có máy xay sinh tố thì cho lá dứa vào xay nhuyễn cùng phần sữa tươi đã chuẩn bị. Bạn cố gắng xay nhiều lần cho nhuyễn, sau đó dùng rây lọc để thu được phần nước cốt lá dứa vừa làm.
Nước lá dứa sẽ giúp bánh thơm ngon hơn (Nguồn: Internet)
Bước 2: Trộn và ủ bột
Bạn đập trứng gà vào tô, sau đó cho khoảng 40 gam đường trắng vào và khẽ khuấy đều. Vừa khuấy bạn cho từ từ phần nước lá cốt dứa vừa chuẩn bị vào.
Khi hỗn hợp đã tan vào nhau, bạn đổ từ từ hỗn hợp này vào phần bột mì đã chuẩn bị kết hợp khuấy đều tay. Thực hiện cho đến khi nào thu được hỗn hợp sền sệt.
Cuối cùng bạn dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại hỗn hợp bột vừa rồi và ủ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Ủ bột khoảng ba tiếng đồng hồ là có thể chiên được (Nguồn: Internet)
Bước 3: Chiên bánh tai yến
Chiên vàng đều hai mặt bánh tai yến (Nguồn: Internet)
Bạn bắc chảo và đợi cho đến khi chảo nóng thì cho dầu vào. Bạn nhớ là luôn giữ bếp ở lửa vừa để khi đổ bột vào thì bánh không bị cháy.
Khi dầu nóng, bạn dùng ly hoặc thìa canh đổ từ từ bột bánh vào. Khi đã thấy vàng một mặt thì lật để chiên mặt thứ hai. Chiên đến khi nào bánh vàng đều hai mặt, bánh có độ giòn và phần ở giữa bánh phồng lên là bánh có thể được vớt ra.
Bánh tai yến từ bột mì xanh màu lá dứa trông rất bắt mắt (Nguồn: Internet)
Bánh tai yến làm từ bột mì này sẽ có màu xanh từ lá dứa tự nhiên trông rất bắt mắt. Bánh có mùi thơm nhẹ từ lá dứa, vị sẽ thanh thanh và ngọt ngậy từ đường và sữa đó. Chắc chắn bạn đã ăn rồi thì không thể nào quên mùi vị này đâu.
Một số tip để thực hiện thành công bánh tai yến
Bạn có thể sử dụng nước cốt dừa thay thế cho nước lọc để giúp hương vị bánh thơm ngon hơn
Bạn nên sử dụng một cái ly nhỏ khi đổ bột vào chảo chiên để có được tạo hình bánh đẹp hơn.
Bánh nên được chiên ngập dầu để đạt được sự giòn ngon ở phần rìa bánh, và giúp bánh trông vàng và đẹp hơn
Đăng bởi: Nguyễn Hào
Từ khoá: Cách Làm Bánh Tai Yến Cực Giòn Ngon, Đơn Giản Tại Nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Rau Đay Trong Thùng Xốp Tại Nhà Cực Đơn Giản trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!