Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Mì Quảng Gà Ngon Đậm Đà Ngon Đúng Vị Miền Trung được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách nấu mì quảng gà ngon đậm đà đúng vị miền Trung
Mì quảng gà là món ăn đặc sản nổi tiếng của miền Trung, nếu có dịp nếm thử món mì quảng gà, bạn sẽ nhớ mãi món này bởi vị ngọt đậm đà từ nước dùng kết hợp với sợi mì dai, thịt gà ta và các loại rau.
1Nguyên liệu nấu mì quảng gà
2Cách nấu mì quảng gà ngon đơn giản tại nhà Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Gà mua về làm sạch, sau đó lọc xương rồi xắt thành những miếng vừa ăn. Thịt và xương để riêng ra với nhau.
Tỏi lột vỏ băm nhuyễn, hành khô lột vỏ cắt lát, ớt đập dập. Gừng thái sợ, ớt đập dập nguyên trái.
Trứng cút luộc, lột vỏ. Lạc rang giã sơ, xà lách và giá đỗ rửa sạch.
Rau chuối chẻ đôi, sau đó cắt lát mỏng cho vào tô nước đá có cho sẵn vài lát chanh, ngâm khoảng 10 phút, vớt ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước.
Bước 2 Ướp gàCho thịt gà vào 1 cái tô, cho vào một ít tỏi băm, hành khô, ớt vào trộn đều. Ướp thêm với nước mắm, chút đường, hạt tiêu, bột ngọt, muối. Trộn đều tất cả nguyên liệu và ướp trong khoảng 30 phút.
Bước 3 Nấu mì quảng
Cho xương gà vào một cái nồi và hầm trong khoảng 20 phút để lấy nước dùng.
Đặt 1 cái chảo lên bếp cùng với một ít dầu ăn, cho tỏi băm vào phi đến vàng thơm. Cho phần thịt gà đã ướp vào đảo đều. Sau đó cho 1 lít nước dùng vào. Khi thịt gà đã mềm, bạn tiến hành nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp. Bạn có thể cho thêm một ít dầu ớt để nước dùng có màu đẹp mắt.
Bước 4 Trình bày món ăn
Bạn xếp rau các loại vào một cái đĩa, sau đó, cho mì quảng vào một cái tô, lần lượt xếp vào tô rau, giá, trứng cút, thịt gà, bánh đa và đậu phộng. Cuối cùng, rưới một ít nước gà vào tô, vậy là có thể thưởng thức rồi đấy.
Bước 5 Thành phẩm
Khi ăn thì các bạn vắt thêm miếng chanh, thêm xíu nước mắm ngon, bánh đa bẻ nhỏ rồi trộn đều và thưởng thức.
3Thưởng thức
Sợi mì quảng dai dai, ăn kèm với nước dùng đậm đà, thịt gà mềm, ngon vô cùng luôn. Đảm bảo ăn một lần sẽ thích mê.
4Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua gà ngon
Đối với gà sống
Gà còn khoẻ là thân gà nhỏ gọn, săn chắc, ức nhỏ, chân thẳng và đều di chuyển linh hoạt, lông sáng bóng, mỏ gà sắc nhọn.
Da gà vàng óng, mỏng, mềm, không bị thâm, tím tái, không có các đốm đen, nổi nốt. Ở các vùng như ức cánh, lưng có màu vàng đậm, đặc biệt khi bóp nhẹ vào thân gà thấy săn chắc.
Gà bị tẩm thuốc vàng là gà có lớp da dai, vàng óng đều, mỡ gà trắng. Ngoài ra, dưới cánh gà, nách gà có thể thấy thịt, tia máu thì chứng tỏ gà săn chắc không nhiều mỡ.
Không chọn các con gà chân cứng, đóng vẩy, lông bị xù, lông đầu dựng lên và phần lông hơi ẩm ướt.
Không chọn con gà biểu hiện như mào tái, thâm tím, dáng vẻ ủ rũ mệt mỏi, phần đầu lúc nào cũng chui xuống dưới, mỏ chảy nhớt, mắt lờ đờ,… đây là dấu hiệu của gà bị bệnh
Đối với gà làm sẵn
Chọn con gà có kích thước vừa phải, phần da gà sẽ có màu vàng óng đặc trưng.
Lớp da bên ngoài mỏng, có độ đàn hồi tốt, sờ vào mịn, không quá gồ ghề.
Phần thịt gà tươi có màu đỏ hồng tự nhiên không quá nhạt hay quá đậm. Tránh mua gà có vết bầm hay vết máu tụ, lớp da xuất hiện chảy nhớt.
Cách chọn mua trứng cút tươi ngon
Không nên chọn mua trứng đã để lâu ngày. Tránh mua trứng có vỏ ngoài màu xám hay có các đường vân.
Chọn trứng cút có vỏ màu tươi mới, cứng cáp, không có vết nứt, mùi hôi.
Trứng cút tươi là trứng khi được soi sẽ thấy được lòng bên trong sẽ có màu hồng trong suốt, lòng đỏ ở giữa.
Trứng cút tươi sẽ rất đặc, khi lắc không phát ra tiếng động.
Mua rau xanh tươi ngon tại Bách hóa XANH ăn kèm với mì quảng gà:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Tổng Hợp Công Thức Mì Quảng Miền Trung Đậm Vị Quê Hương
Một trong những cách làm mì quảng đơn giản nhất, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu chính như ức gà, xương heo, thịt heo ba chỉ, tôm cùng với một ít gia vị là bạn đã có nồi nước dùng đậm đà. Để ngon hơn bạn nên ăn mì kèm với rau sống, đậu phộng rang, bánh đa nướng, nước mắm cay cay để tăng thêm hương vị thơm ngon.
Mì quảng ếch là món ăn nổi tiếng ở Đà Nẵng, để nấu được món này, bạn cần chuẩn bị ếch, xương heo để tăng độ ngọt của nước dùng và gia vị như sả, ớt, tỏi, muối, hạt nêm,…Vậy là bạn có thể thưởng thức món mì quảng ếch với một ít rau sống, hoa chuối, nước mắm mặn cùng với rau thơm thật tuyệt cú mèo.
Một món ăn khá dân dã đối với người dân miền Trung đó là món mì quảng trộn với một ít mì quảng, thịt heo ba chỉ, tôm, trứng cút cùng với rau thơm và gia vị. Sau đó, bạn trộn đều các nguyên liệu lại với là có ngay một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Với món ăn này, bạn có thể dùng vào bữa sáng dành cho gia đình cũng phù hợp lắm đấy!
Nhắc đến mì quảng gà là món ăn đặc sản của người dân miền Trung với cách chế biến cực kì đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu chính như thịt gà, trứng cút cùng một số gia vị đặc trưng như muối, hạt nêm, tỏi, gừng,…là bạn đã có ngay món mì đậm đà. Đừng quên ăn kèm với rau sống, đậu phộng rang và bánh đa nướng để cảm nhận được vị ngon của món mì này.
Với sự kết hợp giữa cá lóc được ướp và thấm đều gia vị hòa quyện với một ít nước mắm cay ngọt cùng với rau thơm, rau sống và nguyên liệu không thể thiếu đó là mì quảng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của cá, vị mặn mặn, cay nhẹ và hương thơm nhẹ của rau tạo nên món mì đậm vị miền Trung thanh đạm và thơm ngon.
Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp thơ mộng, hữu tình mà còn có nhiều món ăn ngon, khó cưỡng. Trong đó phải nhắc đến món mì quảng siêu ngon, nguyên liệu để chế biến món này bao gồm mì quảng, sườn non heo, thịt heo ba chỉ, tôm khô, củ sắn cùng với một số gia vi dùng để nêm nếm. Món này ăn kèm với rau xà lách, hành lá, húng quế, tía tô, giá,…
Advertisement
Đối với các tín đồ ăn chay thì mì quảng chay là một món ăn thanh đạm, dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Với các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như mì quảng, nấm linh chi nâu, mì căn, nấm đùi gà, tàu hũ ky khô cùng với hành pa-rô, củ nén, gia vị dùng để nêm nếm là có thể chế biến được món mì mang hương vị đậm đà, đặc trưng của mảnh đất miền Trung.
Cách Nấu Bún Riêu Miền Nam Chuẩn Vị Thơm Ngon Nhất
1. Bún riêu miền Nam có gì đặc biệt?
Bún riêu miền Nam là món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi hương vị và cách nấu đặc biệt. Theo đánh giá của nhiều người, bún riêu miền Nam là món xứng đáng đại diện cho ẩm thực vùng này: đa dạng, phóng khoáng, không quan trọng chuẩn mực, quy tắc trong ăn uống.
Khác với bún riêu miền Bắc, bún riêu miền Nam có nguyên liệu đa dạng hơn. Trong đó có một số nguyên liệu cơ bản như: bún rối, chả cua, cà chua, mắm ruốc, nước me.
Tùy vào mỗi vùng ở miền Nam, hoặc mỗi mùa sẽ có thay đổi về cách nấu bún riêu khác nhau.
Phần riêu cua trong món bún riêu miền Nam được trộn với lòng đỏ trứng vịt, thịt xay và ép thành miếng to dày và cắt nhỏ khi ăn.
Một tô bún riêu miền Nam luôn đầy ắp những đồ ăn kèm như huyết, móng giò heo, chả bò… Mỗi quán một kiểu cách chế biến riêng, rất đa dạng và phong phú.
Bún riêu miền Nam có hương vị độc đáo, đậm đà. Ảnh: Internet
2. Cách nấu bún riêu miền Nam chuẩn vị nhấtVới món bún riêu miền Nam, phần nguyên liệu để nấu tương đối cầu kỳ. Tuy vậy, bạn đọc đừng vội nản lòng bởi những nguyên liệu này dễ tìm mua ở chợ hoặc các siêu thị.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
200 gram cua xay
150 gram chả lụa
2 quả trứng vịt
200 gram đậu hũ chiên nhỏ
300 gram bún tươi
500 gram chân giò heo
200 gram huyết heo
100 gram bò viên
3 quả cà chua
Gia vị gồm: tiêu xay, hành tím, ớt băm, me, màu hột điều nước, màu gạch tôm, mắm tôm, chanh, ngò gai.
Rau ăn kèm gồm: bắp chuối bào, rau muống bào, giá, tía tô, húng quế, kinh giới
Huyết heo và giò heo là hai nguyên liệu không thể thiếu trong món bún riêu miền Nam. Ảnh: Youtube Tú Lê
2.2. Cách nấu bún riêu miền Nam chi tiếtĐể có món bún riêu miền Nam chuẩn vị, bạn có thể sẽ mất kha khá thời gian. Nhưng thành phẩm sau cùng luôn hấp dẫn, chinh phục được bất cứ ai nếm thử.
2.2.1. Sơ chế nguyên liệu
Chân giò heo sau khi mua về cạo lông và rửa lại với nước sạch nhiều lần. Chặt khúc vừa ăn và cho vào nồi trụng sơ với nước sôi khoảng 1 – 2 phút rồi đổ ra rổ để ráo.
Với cua xay thì đổ 1 chén nước lọc vào. Dùng muỗng khuấy đều cua và nước, lọc qua rây thật kỹ.
Đậu hũ cắt miếng vừa ăn rồi mang chiên sơ qua một chút.
Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.
Các loại rau thơm ăn kèm, giá rửa sạch cho ra rổ để ráo.
Bò viên trụng sơ qua nước sôi rồi dùng dao cắt hình dấu thập lên. Làm như vậy khi nấu bò viên sẽ nở bung ra đẹp mắt.
Chả lụa cắt miếng vừa ăn.
Huyết trụng qua nước sôi rụng nước sôi, vớt ra cắt miếng vừa ăn.
Phi vàng hành tím để riêng.
Các nguyên liệu sơ chế trước khi nấu bún riêu. Ảnh: Youtube Tú Lê
2.2.2. Cách nấu nước dùng và làm riêu cua miền Nam
Cho chân giò heo vào nồi nước 1,5 lít rồi thêm gia vị gồm: muối, màu gạch tôm vào. Bật bếp hầm nước dùng trong 45 phút.
Khi chân giò đã mềm, vớt ra để riêng. Vặn lửa nồi nước dùng thật nhỏ, cho cua đã lọc vào, dùng đũa khuấy nhẹ để riêu nổi thành từng mảng. Khi riêu nổi hết, vớt riêu ra để vào chén.
Sau khi vớt riêu ra ngoài thì cho màu điều nước, đậu hủ, huyết, bò viên, cà chua vào. Đun cho nồi nước dùng sôi trở lại rồi vặn lửa liu riu.
Riêu cua sau khi đã vớt ra thì cho 2 lòng đỏ trứng vịt, tiêu, hạt nêm vào khuấy đều.
Mang đi chưng cách thủy khoảng 15 phút cho riêu chín. Cắt riêu thành từng phần nhỏ vừa ăn.
Bước làm riêu cua miền Nam. Ảnh: Internet
2.2.3. Hoàn thành và thưởng thức bún riêu
Gia giảm lại gia vị cho vừa miệng.
Bún trụng sơ qua nước sôi rồi cho vào tô. Lấy muỗng múc huyết heo, đậu hũ, bò viên, riêu cua xếp lên trên. Thêm miếng chả, chân giò heo vào và chan nước dùng lên trên.
Rắc thêm ít hành phi, ngò gai xắt nhuyễn. Khi dùng ăn kèm các loại rau thơm, giá.
Với bún riêu miền Nam không thể thiếu mắm tôm có pha nước me cùng ít đường và ớt băm.
Thưởng thức bún riêu miền Nam khi còn nóng hổi.
Tô bún riêu miền Nam luôn đầy ắp giò, huyết, đậu hũ… Ảnh: Youtube Tú Lê
3. Lưu ý trong cách nấu bún riêu miền Nam tại nhàĐể nấu được bún riêu miền Nam chuẩn vị, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Nguyên liệu quan trọng khác là dầu màu điều – nguyên liệu này sẽ giúp tô bún được đẹp và ngon hơn.
Riêu cua nên trộn chung với lòng đỏ trứng vịt để tạo được vị thơm ngon đặc biệt hơn.
Khi thưởng thức bún riêu miền Nam không thể thiếu chén mắm tôm kèm me. Đây được xem là hương vị đặc biệt mang lại cho món bún riêu vị đậm đà, thơm hơn.
Đức Lộc
Đăng bởi: Kiên Võ
Từ khoá: Cách nấu bún riêu miền Nam chuẩn vị thơm ngon nhất
Đậm Đà Hương Vị Món Ngon Trứ Danh Hà Thành
Phở Hà Nội
Có lẽ khi nhắc tới những món ăn khi du lịch Hà Nội không thể không nhắc tới món phở, bởi đây là món ăn đặc trưng của người dân Hà Thành từ bao đời nay. Phở Hà Nội có rất nhiều loại trong đó phải kể đến phở bò (Lò Đúc, bờ hồ), phở gà (Quán Thánh, Tôn Đức Thắng), phở áp chảo (Bát Đàn)… Mỗi loại phở đều có những hương vị đặc trưng riêng, ngon không đâu sánh bằng. Vị thanh ngọt đậm đà của thứ nước lèo chan ngập lên bát bánh phở trắng, ăn khi còn nóng bốc hơi không những đẩy lùi cơn đói mà còn cho bạn cảm giác thỏa mãn nhất. Nếu tới thăm Hà Nội mà chưa được thưởng thức bát phở thơm ngon thì coi như chưa từng tới Hà Nội.
Phở cuốnBên cạnh phở Hà Nội lừng danh, phở cuốn mang hương vị rất riêng cũng là một trong những món ăn ngon nổi tiếng mà chỉ riêng Hà Nội mới có. Với nguyên liệu chính là bánh phở trắng cuộn lấy thịt bò xào kèm theo các loại rau thơm, dùng cùng nước chấm chua ngọt có thêm vài miếng dưa giòn giòn vừa lạ miệng lại vừa thơm ngon tròn vị là bạn đã có món phở cuốn đúng chất Hà Thành.
Bún đậu mắm tômCó thể nói bún đậu mắm tôm là một trong những món ăn đặc trưng nhất của người dân Hà Thành. Đó là sự kết hợp của đĩa mún tươi mềm, đậu phụ rán giòn cùng với bát mắm tôm pha sẵn, rau sống, dưa leo, thịt lợn luộc, một vài nơi còn ăn kèm chả cá…. Bún đậu mắm tôm Hà Nội nổi tiếng với những quá ăn ven đường, có lẽ đây là nét riêng biệt của những gánh hàng bán bún đậu mắm tôm.
Bún chảMón ăn “gây nghiện” không chỉ hấp dẫn người dân thủ đô mà du khách nước ngoài cũng phải mê mẩn món ăn này. Bún tươi cho vào bát, ăn kèm với rau sống và thịt được tẩm ướp khéo léo đậm vị, nướng chín trên than đá ngâm trong bát nước chấm pha đủ vị chua, ngọt… những ai ăn cay có thể cho thêm ớt xay vào nước dùng. Nhiều người sành ăn cũng phải công nhận rằng bún chả Hà Nội luôn giữ hương vị rất riêng, và lọt vào danh sách 10 món đường phố tuyệt nhất thế giới.
Nem chua rán, nem chua nướngTuy chỉ là món ăn vặt, nhưng đây được xem như đặc sản có một không hai tại Hà Nội. Nem chua nướng có lớp vỏ vàng rượm vị béo, còn nem chua rán lại có màu hồng tương của thịt quyện dính vào sợi bì có hương vị rất hay. Ngày nay, bạn dễ dàng tìm được hai món ăn này ở rất nhiều hàng quán, tuy nhiên ngon nhất có thể kể đến vẫn là nem rán Tạm Thương và nem nướng ngõ Ấu Triệu.
Bún ốcBún ốc là một đặc sản ẩm thực của người Hà Nội bởi sự tinh tế, cầu kỳ và hương vị tuyệt vời khó lẫn. Bún ốc không chỉ có nước dùng, ốc, đậu là đặc trưng cơ bản mà còn có thể có chuối xanh, một ít rau sống hay rau muống chẻ, giá, cần, cà chua…vừa đậm đà vừa màu sắc nức lòng tất cả thực khách. Bún ốc cũng có nhiều loại: bún ốc nguội, bún riêu cua ốc bò, bún ốc chuối đậu, bún ốc tóp mỡ… Trên khắp các tuyến phố Hà Nội, bạn có thể dễ dàng tìm được một quán bún ốc để thưởng thức bởi nó là món ăn dân dã và cũng rất dễ ăn, ăn bất cứ lúc nào, nơi đâu.
Bún thangĐây là món ăn bình dị của người dân Hà Thành nhưng lại rất kì công. Nguyên liệu chính của món bún thang bao gồm lườn gà xé nhỏ, giò lụa thái sợi, trứng gà rán mỏng ăn cùng với bún. Có lẽ sự hấp dẫn của món bún thang là sự kết hợp giữa màu hồng phớt của giò lụa, màu trắng vàng của thịt và màu vàng của trứng rán thái chỉ. Đối với những người sành về ẩm thực Hà Nội thì sẽ không bỏ qua món bún thang này.
Bánh tôm Hồ TâyBánh tôm là món ăn rất nổi tiếng của Hà Nội và được nhiều người yêu thích. Món bánh tôm là sự kết hợp giữa bột mỳ và tôm bắt ở Hồ Tây, bánh sau khi rán sẽ được để cho ráo mỡ và ăn nóng, dùng với nước chấm chua, cay, mặn, ngọt và kèm theo một chút rau sống. Thêm vào đó, nước chấm cũng quyết định một phần rất quan trọng của món bánh tôm này, với sắc đỏ tươi của những lát ớt nhỏ, sắc hồng của cà rốt, trắng xanh của dưa góp làm từ đu đủ và ẩn hiện là màu trắng của chút tỏi càng tạo nên sức hấp dẫn của món ăn.
Chả cá Lã Vọng Bánh cuốn Thanh TrìMón ăn bình dị, quen thuộc, không cầu kì nhưng lại tinh tế được ví như một nét ẩm thực duyên dáng của mảnh đất Hà thành. Bánh cuốn được tráng một cách khéo léo thành những lớp mỏng ăn kèm với nước chấm và chả và rau thơm. Với hương vị dịu mát, dễ ăn và không ngấy bánh cuốn Thanh Trì từng mê hoặc biết bao du khách khi đặt chân tới đây.
Chả rươiRươi nhiều chất đạm, có thể nấu củ cải, hấp, xào lá gấc, xào niềng niễng… nhưng đặc sắc nhất vẫn là làm chả. Cái vị thanh thanh, đăng đắng của vỏ quýt làm dậy mùi món chả, vị béo của trứng và thịt, ngọt của rươi hay thơm thơm của thì là… đánh thức cả ngũ quan người thưởng thức. Quanh năm, phố Hàng Lược, Chả Cá, Gia Ngư… đều có bán rươi nhưng để ăn đúng món rươi tươi chính vụ, bạn nên tới đây vào mùa thu mới thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc biệt của nó.
Bánh cốm Làng VòngCó thể nói bánh cốm là một món quà tinh túy của người dân Hà Thành từ bao đời nay, thường gặp trong những đám lễ hỏi. Màu xanh tươi của cốm cùng với mùi thơm dịu mát đã tạo nên sự cuốn hút của bánh cốm Làng Vòng. Nếu bạn có dịp du lịch Hà Nội một lần nên thưởng thức bánh cốm Làng Vòng.
Đăng bởi: Hiền Nguyễn Thị Thu
Từ khoá: Đậm đà hương vị món ngon trứ danh Hà Thành
2 Cách Nấu Canh Chua Bông Điên Điển Đúng Vị Miền Tây Nam Bộ
Bông điên điển, loại rau dân dã mọc hoang mé sông, bờ ao ấy vậy mà làm “say đắm” biết bao thực khách yêu ẩm thực. Và hôm nay, chúng mình sẽ chia sẻ cùng bạn cách nấu canh chua bông điên điển. Đây là món ngon đặc sản miền Tây mùa nước nổi ai ăn cũng gật gù khen ngon.
1. Bông điên điển là đặc sản mùa nước nổi miền TâyBông điên điển được người dân miền Tây ví von là “mai vàng mùa nước nổi”. Vì loài hoa này chỉ nở rộ vào mùa nước nổi của miền Tây, có nhiều ở Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang và Long An. Hoa chín có màu vàng, hương thơm rất đặc biệt, vị giòn, béo, hơi khá chát.
Cây bông điên điển thường mọc ở mé sông, bờ ao, đầm lầy, ruộng nước,… Mặc cho thân cây bị nhấn trong nước, những bông điên điển vẫn nở rộ, rực rỡ giữa trời đã trở thành hình ảnh ký ức của biết bao thế hệ người con miệt sông nước.
Cây bông điên điển thường mọc ở mé sông, bờ ao, đầm lầy, ruộng nước – Ảnh: Internet
Vượt ra khỏi cái mộc mạc, dung dị của quê hương miền Tây, bông điên điển ngày nay đã có mặt trong rất nhiều món ngon được lòng bao thực khách. Phải kể đến là món canh chua bông điên điển cá linh, lẩu mắm, bún cá điên điển, bánh xèo điên điển, gỏi bông điên điển.
2. 2 cách nấu canh chua bông điên điển đậm vị miền Tây Nam Bộ 2.1. Cách nấu canh chua bông điên điển với cá linhSản vật thiên nhiên đặc trưng mùa nước nổi miền Tây ngoài bông điên điển chính là cá linh. Người dân đã rất biết cách kết hợp 2 sản vật thiên nhiên này tạo nên món canh chua cá linh bông điên điển mang đậm vị quê hương.
2.1.1. Nguyên liệu món canh chua bông điên điển nấu với cá linh
Cá linh: 500g
Bông điên điển: 300g
Bông so đũa: 200g
Cà chua: 3 quả
Me vắt: 1 vắt nhỏ hoặc 200g me trái
Tỏi: 2 tép
Ớt hiểm: 2 trái
Rau nêm: ngò ôm, ngò gai
Gia vị cần chuẩn bị: nước mắm, muối, đường, hạt nêm, dầu ăn, bột ngọt
2.1.2. Cách nấu canh chua bông điên điển cá linh đậm vị miền Tây 2.1.2.1. Sơ chế nguyên liệuLàm sạch cá linh
Người miền Tây thường không làm sạch vảy cá linh khi nấu canh chua vì đây là loại cá linh đồng. Nên sau khi bắt được hoặc mua về chỉ cần rửa sạch.
Khi làm cá linh, bạn có thể bỏ hoặc giữ lại phần đầu nếu thích. Ngoài ra cá linh vốn có vị đắng nên nếu không thích ăn đắng, bạn nên bỏ phần bụng bên trong.
Người miền Tây thường không làm sạch vảy cá linh khi nấu canh chua – Ảnh: Internet
2.1.2.2. Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Bông điên điển ngắt bỏ phần cuống, rửa sạch, để ráo nước.
Bông so đũa sau khi mua về cần ngắt bỏ phần nhụy vì phần này gây chát và đắng. Sau đó bạn nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút. Rửa lại sạch với nước và vớt ra để ráo.
Cà chua rửa sạch, cắt làm 4-6 miếng/ quả.
Ớt rửa sạch, thái lát mỏng.
Rau nêm rửa sạch, cắt nhỏ để nêm canh.
Tỏi lột vỏ, băm nhỏ.
2.1.2.2. Các bước nấu canh chua bông điên điển cá linh
Bắc nồi lên bếp và cho thêm khoảng 1-1,5l nước lọc. Đun nóng cho đến khi nước bắt đầu sôi lăn tăn thì nêm nếm gia vị
Sau đó cho phần cá linh đã chuẩn bị vào nồi. Tiếp tục đun sôi.
Bạn cho phần nước cốt này vào nồi canh. Tiếp tục đun sôi
Khi cá chín, bạn cho hết phần bông điên điển và bông so đũa đã chuẩn bị vào nồi. Dùng giá (muôi) đảo nhẹ.
Cho rau nêm vào nồi và tắt bếp ngay sau đó để tránh làm rau nêm bị đen và chín quá.
Canh chua bông điên điển miền Tây phải có thêm ớt mới ngon – Ảnh: Internet
Canh chua bông điên điển cá linh là sự “hòa quyện” của vị ngọt cá, chua chua của me, bông điên điển thơm thoang thoảng cộng với một chút đắng chát nơi đầu lưỡi. Món ăn này vừa bổ dưỡng, lại ngon miệng.
2.2. Cách nấu canh chua bông điên điển với cá bông lau 2.2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bông điên điển: 300g
Cá bông lau: 500g
Cà chua: 3 quả
Bông súng: 200g
Me: 1 vắt nhỏ 50g hoặc 200g me trái
Rau nêm: ngò gai, ngò ôm
Ớt: 2 trái
Tỏi: 3 tép
Gia vị cần có: đường, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn.
Người miền Tây thường nấu canh chua cá bông lau với bông súng – Ảnh: Internet
2.2.2. Cách nấu canh chua bông điên điển cá bông lau 2.2.2.1 Sơ chế nguyên liệuLàm cá
Cá bông lau làm sạch.
Để khử mùi tanh cho cá, bạn rửa cá với chút muối.
Rửa sạch lại với nước, cắt thành khúc mỏng vừa ăn.
Cho ra rổ để ráo nước.
Cá bông lau sau khi làm sạch, cắt khúc vừa ăn – Ảnh: Internet
Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Bông điên điển ngắt bỏ phần cuống, rửa lại với nước sạch và vớt ra rổ để ráo nước.
Cà chua rửa sạch, cắt thành 4-6 miếng/ quả.
Bông súng lột vỏ, cắt thành khúc ngắn vừa ăn. Ngâm trong nước muối loãng khoảng 5-10 phút.
Rau nêm rửa sạch, cắt khúc để nêm canh.
Ớt rửa sạch, thái lát mỏng. Chia làm 2 phần. Một phần cho vào canh, một phần để làm nước chấm.
Tỏi lột vỏ, băm nhỏ.
2.2.2.2. Các bước nấu canh chua
Cho me vào tô, thêm một ít nước nóng. Dùng giá dầm để ra nước cốt. Lọc qua rây lấy nước cốt me.
Bắc nồi lên bếp và cho vào khoảng 2 thìa cà phê dầu ăn. Đun nóng dầu thì cho tỏi băm nhỏ vào phi thơm.
Để cá không bị tanh, bạn cho cá bông lau vào nồi chiên sơ qua ngay khi tỏi vừa vàng.
Tiếp đến cho khoảng 1l nước và nước cốt me đã chuẩn bị vào nồi
Khi nước sôi, bạn nêm nếm gia vị. Tiếp tục đun ở lửa vừa khoảng 5-10 phút.
Khi cá chín, bạn cho bông súng và bông điên điển vào. Dùng giá đảo nhẹ.
Khi canh sôi bùng lên, bạn cho rau nêm vào và tắt bếp.
Canh chua bông điên điển nấu với cá bông lau sau khi thành phẩm – Ảnh: Internet
Thủy Nguyễn
Đăng bởi: Hải Nguyễn
Từ khoá: 2 cách nấu canh chua bông điên điển đúng vị miền Tây Nam Bộ
9 Cách Làm Gà Xào Nấm Hương Vị Đậm Đà Giòn Ngọt Tự Nhiên
Gà xào nấm là món ăn dinh dưỡng, thơm ngon được nhiều gia đình yêu thích. Bạn có thể lựa chọn các loại nấm phong phú tùy theo khẩu vị như nấm hương, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mỡ… Theo đó các món ăn sẽ có hương vị riêng, đậm đà, cực lôi cuốn. Đặc biệt gà xào nấm cũng được xếp vào món ăn “eat clean” giúp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, giảm cân, tăng cơ. Chính vì thế mọi người có thể cập nhật các công thức mới đưa vào thực đơn bữa cơm ngay.
1. Gà xào nấm đông côGà xào nấm đông cô thơm ngon, đậm đà sẽ cực bắt cơm. Món ăn thường xuyên được chị em nội trợ tìm kiếm công thức cập nhật vào thực đơn. Theo đó thịt gà và nấm đông cô cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng, tẩm bổ cho cả nhà.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1/2 con gà ta
12 tai nấm đông cô khô
4 tép tỏi
2 củ hành tím
Ít hành, ngò rí
Gia vị: Dầu ăn, đường, muối, hạt nêm, bột ngọt, dầu hào, nước mắm, tiêu.
1.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Thịt gà làm sạch, chà xát muối và giấm lên toàn bộ mặt thịt. Sau đó rửa sạch, chặt gà thành các miếng vừa ăn.
Bước 2 : Nấm đông cô khô ngâm vào nước ấm đến khi nở mềm thì cắt bỏ phần chân, rửa sạch lại, để ráo nước. Tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch băm nhuyễn. Hành, ngò rí cắt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 3 : Bắc chảo lên bếp cho vào 3 thìa canh dầu ăn đun nóng rồi phi thơm vàng hành tỏi. Tiếp theo cho thịt gà vào xào săn lại nêm nếm 1 cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa cà phê đường.
Bước 4 : Tiếp theo bạn cho nấm vào xào cùng đến khi thấm gia vị thì đổ vào 1 chén nước lọc đậy nắp lại nấu 20 phút. Sau đó mở nắp ra nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn để thêm 10 phút rồi tắt bếp rắc hành ngò vào là xong.
Phận thịt gà bạn có thể chọn gà ta để món ăn được ngon hơn. Ảnh: Internet
Món gà xào nấm đông cô thơm dậy mùi cả gian bếp khiến cả nhà háo hức mong chờ bữa cơm. Theo đó chị em nội trợ cũng được dịp trổ tài khả năng nữ công gia chánh của mình. Đây sẽ là món mặn dùng để ăn chính kết hợp với các món canh ngon bổ dưỡng , các món xào cho bữa cơm trọn vị.
Món ăn thơm lừng, đậm đà ăn cùng cơm trắng là hết ý. Ảnh: Internet
2. Gà xào nấm rơmNấm rơm rất thường xuyên được đưa vào thực các món xào. Trong đó món ăn tiêu biểu phải kể đến thịt gà xào nấm rơm. Món ăn có cách thực hiện khá đơn giản, nhanh gọn và không mất nhiều thời gian của chị em nội trợ.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
500gram thịt gà
400gram nấm rơm
Hành lá
5 tép tỏi
Ớt
Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, nước mắm.
2.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Thịt gà chà muối, chanh vài phút sau đó rửa lại với nước sạch để ráo. Ướp thịt gà với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường cát, 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cà phê phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, ít tiêu xay trộn đều ướp gà 20 phút cho thấm gia vị.
Bước 2 : Nấm rơm cắt chân, chẻ đôi ngâm vào nước muối loãng 10 phút sau đó rửa sạch lại để ráo nước. Hành lá cắt hốc, rửa sạch thái nhỏ. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ, ớt thái lát.
Bước 3 : Bắc nồi lên bếp cho vào ít dầu ăn phi thơm vàng tỏi băm. Tiếp theo cho nấm rơm vào xào sơ nêm vào 1/3 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa canh nước màu (tự thắng). Sau khi thấy nấm thấm gia vị thì tắt bếp.
Bước 4 : Bắc chảo khác lên bếp cho vào ít dầu ăn phi thơm tỏi băm còn lại. Tiếp theo cho gà vào xào đều. Khi gà săn lại thì cho vào ít nước lọc. Khi thấy gà chín nước rút thì bạn cho nấm rơm vào xào cùng. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, rắc hành lá, ớt lát vào.
Thịt gà mang ướp, nấm rơm cắt đôi vừa ăn, nấm nhỏ để nguyên. Ảnh: Internet
Múc thịt gà nấm rơm ra đĩa ăn cùng cơm trắng nóng sẽ cực hao cơm. Thịt gà mềm dai, thấm vị vị, nấm rơm giòn ngọt tự nhiên càng ăn càng cuốn. Bạn chỉ cần nấu thêm món canh bí đỏ , canh rau hay các món xào ngon từ rau xanh là có thể hoàn thiện bữa cơm.
Thịt gà mềm dai thấm gia vị, nấm rơm giòn sần sật cực ngọt. Ảnh: Internet
3. Gà xào nấm hương sốt dầu hàoThịt gà là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của gia đình. Theo đó bạn có thể nấu món gà kho sả ớt, gà chiên nước mắm , nộm gà xé phay… Trong đó gà xào nấm hương sốt dầu hào sẽ mang đến hương vị đặc trưng ăn với cơm nóng là hết sẩy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Mì Quảng Gà Ngon Đậm Đà Ngon Đúng Vị Miền Trung trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!