Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chè Bí Đỏ Đậu Xanh Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách nấu chè bí đỏ đâu xanh nước cốt dừa
Nguyên liệu nấu chè bí đỏ đậu xanh nước cốt dừa cho 6 người
Bí đỏ 350 g
Đậu xanh đã cà vỏ 100 g
Đường 100 g (hoặc 150g đường nếu ăn ngọt)
Bột năng 100 g (có thể thay thế bằng bột nếp)
Muối 1 g
Nước cốt dừa 100 ml
Vani 1 thìa cà phê (hoặc dầu chuối)
Dừa sấy 50 g (hoặc dừa tươi bào sợi)
Nước 600 ml
Cách chọn bí đỏ ngon
Quả bí ngon thường có màu vàng cam, pha xanh đậm, ruột vàng và có vị ngọt thơm, độ dẻo tương đối.
Chọn những quả bí đỏ nặng, chắc tay và có vỏ trơn nhẵn.
Chọn quả có cuống dài từ 2 – 5cm. Những quả có cuống ngắn thường dễ bị thối rửa nhanh hơn.
Quả có dạng tròn, cắt khía tự nhiên thành các phần tương đối đều nhau.
Nguyên liệu nấu chè bí đỏ đậu xanh nước cốt dừa
Cách nấu chè bí đỏ đậu xanh nước cốt dừa thơm ngon tại nhà
Cách nấu chè bí đỏ đậu xanh nước cốt dừa thơm ngon tại nhà được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Ngâm đậu xanh và sơ chế bí đỏ
Rửa sạch đậu xanh, sau đó ngâm 1 tiếng.
Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và cắt khúc.
Bước 2: Làm hạt bí đỏ
Bắc nồi lên bếp, cho vào bí đỏ cắt khúc, 600ml nước, 1g muối. Nấu bí đến khi chín mềm.
Vớt ra dĩa 100g bí đỏ rồi dùng thìa tán nhuyễn. Sau đó cho vào 15g đường, 80g bột năng và trộn đều.
Dùng tay nhào sơ bột, sau đó vo tròn thành nhiều viên bột nhỏ và luộc chín.
Mách nhỏ:
Nếu hỗn hợp bột bị chảy sau khi trộn chứng tỏ là bí đỏ không đủ nóng. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho hỗn hợp bột vào chảo chống dính, đun nhỏ lửa từ 30 giây đến 1 phút để bột dẻo.
Khi luộc, hạt bí đỏ chuyển sang màu trong là đã chín.
Bước 3: Nấu chè bí đỏ
Phần nước cốt dừa:
Đun 100ml nước cốt dừa trên lửa nhỏ. Khi thấy nước bắt đầu sôi lăn tăn thì cho vào 20g đường, khuấy đều đến khi đường tan.
Pha loãng 2g bột năng cùng 1 thìa cà phê nước, cho vào nồi nước cốt dừa khuấy đều rồi tắt bếp.
Phần chè bí đỏ:
Cho vào nồi bí đỏ 100g đậu xanh đã ngâm, sau đó nấu trên lửa vừa khoảng 10 phút để đậu xanh chín mềm.
Sau 10 phút, bạn cho vào nồi 800ml nước sôi, 100g đường và tiếp tục đun đến khi hỗn hợp hơi sánh.
Pha 10g bột năng cùng 1 ít nước, khuấy đều.
Cuối cùng cho vào nồi hạt bí đỏ đã luộc, nước bột năng, 1 thìa cà phê vani, khuấy đều rồi tắt bếp.
Thành phẩm món chè bí đỏ đậu xanh nước cốt dừa
Cho chè ra chén, rưới nước cốt dừa, thêm một ít dừa sấy khô là hoàn tất.
Cách nấu chè bí đỏ đâu xanh nước cốt dừa
Cách Nấu Chè Bắp Với Nước Cốt Dừa Ngon Khó Quên
Cách nấu chè bắp với nước cốt dừa cực hấp dẫn Nguyên liệu nấu chè bắp
-2 bắp ngô (ngô tẻ hoặc ngô nếp)
-Đường kính trắng
-Bột sắn dây (bột năng)
-Nước cốt dừa
-Muối
-Vani
Các bước hướng dẫn cách nấu chè bắp Bước 1: Luộc bắpĐể nấu món chè bắp ngon, bạn cần chọn những bắp ngô hạt đều nhau. Khi dùng ngón tay ấn nhẹ thấy mềm là ngô vẫn non, dùng để nấu chè rất ngon. Nếu bạn chọn ngô quá già, khi ninh sẽ lâu nở hơn và ăn bị cứng.
Ngô bạn đem bóc lớp vỏ bên ngoài và rửa sạch với nước. Sau đó cho vào nồi đổ ngập nước để luộc. Bạn chỉ cần luộc ngô chín tới, không nên luộc quá lâu vì sẽ bị nát và khó tách hạt.
Bước 2: Tách hạt ngôChờ ngô thật nguội, hạt sẽ se lại cứng hơn thì việc bạn bóc tách cũng dễ dàng hơn cho bạn. Nếu muốn món chè bắp trông đẹp mắt hơn, bạn dùng tay tách hạt ra khỏi phần lõi. Tuy nhiên, cách này sẽ rất mất thời gian. Để nhanh chóng, bạn chỉ cần lấy dao bào gọt sạch phần hạt ra, giữ lại phần lõi.
Bước 3: Luộc lõi bắp để lấy nước nấu chèĐây sẽ là bí quyết giúp món chè bắp của bạn ngọt dịu và thơm ngon hơn. Đừng vội đem vứt lõi bắp khi bạn vừa tách hạt xong. Bạn hãy cho lại vào nồi luộc nước ngô vừa nãy. Cho thêm lượng nước đủ dùng để nấu chè và bật lửa sôi liu riu. Đun khoảng 15 phút, bạn thử nếm thấy nước đã ngọt thì tắt bếp. Dùng đũa vớt hết phần lõi ngô, chờ nước lắng xuống, bạn gạn lấy phần nước trong. Vậy là bạn đã có một nồi nước dùng nấu chè vừa thơm vừa ngọt dịu rồi.
Bước 4: Nấu chè bắpBạn cho phần hạt đã tách riêng vào trong nồi nước luộc lõi ngô ban nãy, nấu cho đến khi bắp chín mềm. Lưu ý là để lửa nhỏ liu riu, nấu khoảng 20 phút. Khi nấu hãy cho thêm vào một chút muối, làm như vậy sẽ giúp món chè đậm đà hơn.
Trong thời gian chờ đợi chè bắp chín, bạn chuẩn bị pha bột sắn dây ( bột năng) với nước hòa tan. Lưu ý: phải hòa tan đều để khi cho vào nồi sẽ không bị vón cục lại. Đồng thời cho đường kính trắng khuấy đều ( tùy theo mức độ bạn thích ăn ngọt để điều chỉnh lượng đường).
Sau khi đun sôi 20 phút chè bắp đã chín, cho hỗn hợp đường và bột sắn dây( bột năng) đã hòa tan vào nồi. Tiếp tục đun sôi, vặn lửa nhỏ khoảng 10 phút chờ hỗn hợp chín. Khi thấy nồi chè bắp từ màu đục chuyển sang màu trắng trong và sánh quyện vào nhau nghĩa là chè đã chín và tắt bếp.
Sau khi tắt bếp, cho khoảng một lượng nhỏ vani vào nồi . Vani giúp món chè đậu xanh có hương thơm hấp dẫn hơn.
Bước 5: Cho nước cốt dừa và thưởng thứcSau đó bạn cho chè ra cốc và cho trực tiếp từ 2 đến 3 thìa nước cốt dừa vào (có thể cho nhiều hay ít tuỳ theo sở thích mỗi người) và thưởng thức món chè bắp thơm ngon, béo ngậy tự làm ngay tại nhà.
Cách nấu chè bắp thật đơn giản phải không nào?
Mong rằng những chia sẻ về cách nấu chè bắp với nước cốt dừa thơm ngon và đơn giản ngay tại nhà sẽ giúp bạn có thêm một món ăn mới trong sổ tay nội trợ của mình.
Đăng bởi: Hoàng Đức Phương
Từ khoá: Cách nấu chè bắp với nước cốt dừa ngon khó quên
Cách Nấu Chè Bánh Canh Ngọt Nước Cốt Dừa Chuẩn Vị Miền Tây Ngon Nhất
Chè bánh canh ngọt là món chè quen thuộc của những người dân miền thôn quê ở các tỉnh miền Tây sông nước. Món chè đươc kết hợp từ những sợi bánh canh bột gạo dai dai ngập trong nước đường thốt nốt và gừng sợi thơm lừng, không thể thiếu nước cốt dừa béo ngậy phía trên. Ăn vào vừa thấy lạ miệng vừa thấy quen thuộc hương vị thôn quê dân dã.
Nguyên liệu
Phần bột bánh canh
Bột gạo: 300 gr
Muối: 1/3 muỗng cà phê
Phần nước đường
Đường thốt nốt: 500 gr
Lá dứa thơm: 3 lá
Gừng: 50 gr
Phần nước cốt dừa
Nước cốt dừa: 500 ml
Đường trắng: 3 muỗng cà phê
Muối: 1/2 muỗng cà phê
Bột năng: 1 muỗng canh
Cách làm
Bước 1: Nhào bột
Lấy 250 gr bột gạo cho vào tô lớn, thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, trộn đều. Đun nước thật sôi rồi chế từ từ vào tô bột, vừa cho từng chút nước sôi vừa trộn đều cho tới khi không còn bột khô nữa thì dừng lại. Chú ý nước thật sôi và đổ từ từ để bột không bị nhão.
Lấy khối bột bàn nhồi, rắc từ từ 50 gr bột còn lại lên, vừa rắc vừa nhồi đến khi khối bột dẻo mịn, sờ không còn dính tay là được. Để bột nghỉ trong vòng 10 phút thì tiến hành cắt bột.
Bước 2: Luộc bột
Bạn chia bột thành những phần nhỏ, dùng cây cán mỏng miếng bột có độ dày khoảng 0,5 cm. Sau đó cắt bột thành những sợi dài.
Đun sôi 500 ml nước, dùng muôi khuấy nước để nước tạo thành dòng, sau đó cho từng nắm bánh canh vào luộc. Vừa luộc bạn vừa khuấy nhẹ nhàng để không làm đứt sợi bánh canh.
Khi sợi bánh canh trở nên trong suốt và nổi lên là đã chín, bạn vớt bánh canh ra, thả vào tô nước lạnh để sợi bánh dai hơn. Bạn ngâm 3 phút rồi vớt sợi bánh canh ra, để nguội.
Bước 3: Nấu chè
Cho vào nồi 1,5 lít nước, đường thốt nốt, lá dứa, gừng thái sợi. Đun sôi cho đường tan hết, trong lúc đun nước đường bạn chú ý hớt bọt nổi lên để nước đường trong, đẹp hơn.
Khi đường đã tan hết bạn thả phần sợi bánh canh vào, đun lửa nhỏ thêm 10 phút để bánh canh ngấm đường rồi tắt bếp.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
Bạn cho vào nồi 500ml nước cốt dừa, thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường và 1 muỗng canh bột năng, khuấy đều rồi bật bếp đun lên đến khi nước cốt dừa sệt lại thì tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Múc chè bánh canh ra chén, rưới lên trên một ít nước cốt dừa, một chút mè rang thơm là có thể thưởng thức rồi.
Đăng bởi: Lường Văn Khánh
Từ khoá: Cách nấu chè bánh canh ngọt nước cốt dừa chuẩn vị miền Tây ngon nhất
Cách Làm Nước Cốt Dừa Và Bảo Quản Nước Cốt Dừa Ngon Sánh Đặc
Nước cốt dừa là thành phần tạo nên vị đậm béo thơm ngon của các món chay cũng như món mặn và các món tráng miệng. Độ sánh đặc trong nước cốt và mùi thơm mát mà nó mang lại đã khiến rất nhiều món ăn trở thành đặc sản. Tuy nhiên cách làm nước cốt dừa ngon cũng như tận dụng tối đa sản phẩm tạo ra thì không hề đơn giản, và kể cả cách bảo quản cũng vậy.
Nguyên liệu
Để làm nước cốt dừa bạn cần chọn 2 trái dừa già, lắc qua lắc lại thấy nặng tay và nghe rõ tiếng nước dừa bên trong. Thêm 600ml nước ấm (cũng có thể dùng nước lạnh nhưng nước ấm thì mới vắt hết được tinh chất béo của dừa). Nếu bạn không thích dùng đường thì không cần thêm cũng được nhưng nên thêm vì nước dừa đã già thì thường có vị chua nên chắc chắn bạn sẽ cần dùng tới đó.
Cách làm
Điều quan trọng ở đây là bạn lấy phần nước dừa đem làm nóng ở lò vi sóng, sau đó đem xay mịn phần nước dừa, thịt dừa và nước. Một số bạn khi làm nước cốt dừa thì cho thẳng nước dừa vào xay không cần qua lò nướng, cách này cũng được nhưng mà không bảo quản được lâu đâu.
Bắt đầu vắt nước cốt thôi, bạn có thể đổ vào cái rây hoặc miếng vải mỏng đều được. Để tận dụng tối ưu hết trái dừa thì xác dừa sau khi vắt có thể cho vào lò nướng để sấy khô làm dừa sấy.
Muốn làm nước cốt dừa béo thì phải biết lựa dừa và cái chính là các bạn chỉ nên vắt lấy nước đầu thôi, đấy mới là nước cốt ngon nhất. Mình thấy một số nơi sau khi vắt dừa xong thấy xác dừa vẫn còn mùi thơm nên tiếp tục cho nước vào vắt, như vậy nước cốt sẽ bị loãng và không giữ được độ nguyên chất ban đầu.
Thành phẩm nước cốt dừa đã hoàn thành có màu sữa, trông giống như sữa bò tươi, có màu trắng và đậm đặc của kem.
Cách bảo quản nước cốt dừa
Nước cốt dừa tươi thường nhanh bị hư do có hàm lượng chất béo cao, do đó nên sử dụng chúng ngay hoặc giữ lạnh trong vật đựng kín khí và dụng trong vài ngày. Các bạn nên cho vào chai thủy tinh có nắp đậy kín, để tủ lạnh có thể dùng được từ 2 đến 3 tuần.
Để tiện hơn thì bạn nên chia nhỏ nước cốt thành từng phần, khi dùng chỉ lấy đúng phần đó và những phần khác không bị ảnh hưởng.
Nước cốt dừa dùng để nấu các món chè giải nhiệt như chè bưởi, chè đậu… hay kem dừa, kem chuối. Ngoài ra nước cốt dừa còn có công dụng làm đẹp như dưỡng tóc, làm mềm da, dưỡng ẩm cho môi…
Nếu dùng nước cốt dừa ăn chè bạn nên nấu lại nước cốt dừa với công thức hòa 5g bột năng vào nước cốt dừa rồi nấu sôi là ta đã có nước cốt dừa đặc sệt để ăn chè rồi.
Tuy nhiên nước cốt dừa ăn chè chúng ta nên cho thật ít nước sôi thôi, để nước cốt được đặc và sánh, nên bạn điều chỉnh cho phù hợp nha. Bây giờ thường thì người ta sử dụng bột cốt dừa đã làm sẵn chỉ cần thêm chút nước sôi vào hoa tan là được. Nhưng nếu có điều kiện các bạn nên tự làm nước cốt dừa vì sẽ đảm bảo chất lượng hơn rất nhiều.
Đăng bởi: Nguyên Thúy
Từ khoá: Cách làm nước cốt dừa và bảo quản nước cốt dừa ngon sánh đặc
Cách Nấu Chè Chuối Đậu Xanh Thơm Béo Đánh Bay Cái Nóng Mùa Hè
Nguyên liệu Cách làm chè chuối đậu xanh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chuối lột vỏ và ngâm trong nước muối 10 phút để chuối không bị thâm. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn xắt quả chuối ra làm 4 rồi cắt thành những miếng nhỏ.
Chuẩn bị 1 chiếc chảo, cho đậu phộng và muối vào rang. Rang đến khi đậu phộng xém lại thì tắt bếp. Tiếp tục cho hạt mè vào chảo, rang đến khi hạt mè vàng thơm thì cho ra chén.
Bước 2: Sơ chế chuối
Cho 2 muỗng canh bột năng vào chuối rồi trộn đều lên. Đổ chuối ra rổ rồi lắc nhẹ để phần bột còn dư rơi xuống.
Chuẩn bị 1 nồi nước sôi, cho vào đó 1 ít dầu, sau đó, cho chuối vào luộc. Luộc đến khi bột năng trong lại và chuối nổi lên mặt nước thì vớt chuối ra và ngâm trong tô nước lạnh.
Bước 3: Sơ chế đậu phộng
Cho 1 chén nước vào chảo và cho 1 muỗng canh bột năng vào. Khuấy đều cho đến khi bột sệt lại thì tắt bếp.
Cho đậu phộng đã bóc vỏ vào phần bột năng vừa nấu rồi khuấy đều lên. Áo đậu phộng qua một lớp bột năng khác (tiếp tục lắc nhẹ để bột dư rơi xuống).
Chuẩn bị một nồi nước sôi và cho đậu phộng vào luộc (thực hiện tương tự như khi luộc chuối). Khi đậu phộng nổi lên mặt nước thì vớt ra cho vào nước lạnh.
Bước 4: Nấu đậu xanh và nước cốt dừa
Chuẩn bị 1 nồi nước, cho đậu xanh vào nấu đến khi đậu chín mềm.
Cho nước cốt dừa vào nồi. Thêm vào đó 3 muỗng đường và một ít muối vào, khuấy đều và nấu sôi. Pha thêm một muỗng canh nước bột năng và đổ vào nước cốt dừa đề nước cốt sánh lại. Khi nước cốt sôi, bạn cho vào vài giọt vani vào nước cốt dừa rồi khuấy đều.
Bước 5: Nấu chè
Khi đậu xanh chín mềm, bạn cho hết phần đường còn lại vào. Sau đó, cho chuối, đậu phộng và vani vào, nêm nếm vừa ngọt rồi tắt bếp.
Cho chè ra chén, rưới nước cốt lên và rắc một ít hạt mè vào rồi thưởng thức.
Thành phẩmVậy là món chè chuối đậu xanh đã hoàn thành rồi. Tuy nhiều công đoạn nhưng thành phẩm thì rất xứng đáng đó. Khi làm món chè này, bạn chú ý không nên chọn chuối quá chín, hãy chọn chuối vừa chín tới để chuối dẻo mà không bị dừ. Món chè chuối đậu xanh này rất hấp dẫn đó nha, đậu xanh thì dẻo thơm, chuối thì ngọt nhẹ, đậu phộng giòn giòn còn mè rang thì rất bùi. Tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau thêm một chút beo béo của nước cốt dừa nên cực kì ngon và hấp dẫn luôn.
Mặc dù hơi kì công trong cách chế biến nhưng bạn sẽ bất ngờ trước hương vị thơm ngon của món chè chuối đậu xanh này đấy. Cùng lưu lại công thức và thực hiện ngay thôi nào!
Đăng bởi: Thái Thị Ngọc
Từ khoá: Cách nấu chè chuối đậu xanh thơm béo đánh bay cái nóng mùa hè
Cách Nấu Chè Hoa Cúc Thơm Mát, Ngon Miệng Ngay Tại Nhà
Chè hoa cúc là một trong những món ăn rất được ưa chuộng vì có công dụng thanh nhiệt, làm đẹp da, giải độc cơ thể. Trong y học, hoa cúc được mệnh danh là một loại “thảo dược thần kỳ” có nhiều tác dụng trong việc thưởng thức cũng như chữa bệnh.
Cùng với nguyên liệu đơn giản, không đòi hỏi nhiều công đoạn nhưng lại cần sự khéo léo và tinh tế để làm món chè thơm ngon hấp dẫn. Tết này mà có một cốc chè hoa cúc mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn.
Nguyên liệu
Hoa cúc khô: 10gram
Câu kỷ tử: 10gram
Nấm tuyết: 30gram
Táo đỏ khô: 30gram
Bạch quả: 100gram
Hạt sen: 100gram
Đường phèn: 200gram
Cách làm
Hoa cúc khô khi mua về. Các bạn rửa qua với nước sạch. Sau đó để khô vắt cho ráo nước. Đây chính là nguyên liệu chính và đặc trưng làm nên món chè hoa cúc.
Chuẩn bị một bát to, cho nấm tuyết ngâm nước nóng cho nhanh nở. Sau đó rửa sạch, rồi bỏ chân nấm và cắt nhỏ.
Hạt sen tươi rửa qua với nước sạch, vất bỏ tim sen. Cho nước vừa đủ vào nồi đã chuẩn bị. Nấu sôi trên bếp. Tiếp đó cho hạt sen, bạch quả và táo đỏ vào nấu trong khoảng 30 phút. Khi hạt sen mềm thì cho tiếp câu kỷ tử và đường phèn vào rồi nấu sôi.
Lưu ý: Nếu dùng hạt sen khô. Các bạn nên ngâm nước ấm cùng với nấm tuyết đã thực hiện ở bước trên cho nhanh nở
Khi đường đã tan, các bạn nấu thêm 1-2 phút nữa thì cho hoa cúc vào. Chờ chè sôi, lại tắt bếp. Đậy nắp trong khoảng 5 phút để hoa cúc tỏa hương thơm rồi vớt ra. Các bạn bỏ đi phần xác hoa. Cuối cùng là ta đã có một món chè hoa cúc thơm ngon, bổ dưỡng, giúp giải nhiệt ngày hè rồi.
Cách nấu chè hoa cúc rất đơn giản và dễ thực hiện phải không nào? Hoa cúc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hữu ích và hiệu quả. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giữ cho da bạn luôn sáng đẹp không bị mụn trứng cá. Hoặc các loại mụn nhọt khác. Nhờ có tính chất chống vi khuẩn mà trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa sự lão hóa trong cơ thể. Làm sạch cơ thể, tăng cường nước cung cấp nước cho da để tránh khô da, ngứa da…
Món chè hoa cúc ăn rất thanh nhuận, rất thích hợp cho mùa hè nắng nóng. Món ăn này dùng nóng hay lạnh đều sẽ rất ngon. Ngày cuối tuần mà cùng bạn bè, gia đình quây quần thưởng thức món chè hoa cúc thơm lừng thì còn gì tuyệt vời hơn. Thực hiện cách làm chè hoa cúc sẽ đem lại cho bạn cảm giác ngon miệng và thật thú vị khi thưởng thức.
Đăng bởi: Diệp Hà
Từ khoá: Cách nấu chè hoa cúc thơm mát, ngon miệng ngay tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chè Bí Đỏ Đậu Xanh Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Tại Nhà trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!