Bạn đang xem bài viết Cách Nâng Cao Văn Hóa Ứng Xử Trong Kinh Doanh Để Thành Công được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Văn hóa ứng xử trong kinh doanh tại Việt Nam như thế nào?Văn hóa ứng xử tồn tại, phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Văn hóa ứng xử được coi là chìa khóa vàng, là sức mạnh mềm đem đến thành công cho mỗi người, mỗi dân tộc, là hành vi, là cách ứng xử để đạt đến chuẩn mực: chân – thiện – mỹ của một cộng đồng.
Văn hóa ứng xử trong kinh doanh hiện nayNgày nay, trong kinh doanh, đôi khi người ta chạy theo lợi nhuận kinh tế mà quên đi những giá trị thực. Có người bán hàng bất chấp, không quan tâm chất lượng ra sao, mặt hàng gì,… họ nói những lời mời chào “có cánh” miễn sao thuyết phục khách mua hàng càng nhiều càng tốt là được; Lại có những người bán theo kiểu bền vững, họ cho đi những giá trị, tư vấn cặn kẽ, giải thích tận tình, tạo niềm tin với khách hàng; Cũng có người bán theo kiểu bán xong là xong, không có trách nhiệm, hứa hươu hứa vượn khi có việc phát sinh thì phớt lờ như không; Hoặc cũng có trường hợp bán hàng theo kiểu cố gắng nhẫn nhịn lấy lòng khách, được tiền rồi bắt đầu tìm cách thay đổi chất lượng sản phẩm, lùi thời gian giao hàng, gian dối,… tuy nhiên, dù là bằng cách nào để tạo ra lợi nhuận thì bạn cũng nhớ rằng sự phát triển là bền vững, niềm tin là tuyệt đối, mất đi rồi rất khó lấy lại.
Người ta vẫn thường hay nói “khách hàng là thượng đế”. Muốn bán được hàng, kiếm được nhiều lợi nhuận phải coi khách hàng là tất cả, nhân viên cần thân thiện, nở nụ cười, cúi chào khi khách đến, tạm biệt khi khách đi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ… đó là văn hóa ứng xử trong kinh doanh tuy nhỏ mà có võ bất cứ ai cũng cần phải “nằm lòng” . Tuy nhiên, văn hóa ấy ngày nay lại bị hiểu sai lệch đi, vẫn chưa thật sự được coi trọng, lối suy nghĩ “xin – cho” vẫn tồn tại ở đó.
Hành động nhỏ nhưng hút khách của các doanh nghiệpBước vào nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức ngày càng gay gắt. Để lôi kéo khách hàng về phía mình các chủ cửa hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng hàng hóa, giá cả mà còn đặc biệt chú trọng đến khâu tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên và tiêu chí có văn hóa ứng xử chuẩn mực là điều quan trọng hơn cả. Đây được coi là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự thành công trong kinh doanh.
Đến các siêu thị điện máy như thế giới di động, điện máy xanh, HC, hoặc một số cơ sở ăn uống, kinh doanh thời trang,… từ nhân viên bán hàng, bác bảo vệ trông xe cho đến quản lý cấp trên chúng ta đều thấy sự nhiệt tình, cởi mở, cúi chào niềm nở đón khách. Ở các cơ sở kinh doanh này hầu hết họ đều tổ chức đào tạo về cách ứng xử, giao tiếp với khách hàng.
Sự chuyên nghiệp trong văn hóa ứng xử của nhân viên tại Điện máy xanh
Thực tế cho thấy, có rất nhiều những cửa hàng sang trọng, sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ nhưng lại không hấp dẫn bằng các cửa hàng nhỏ lẻ. Có người nói rằng “không có duyên” trong kinh doanh” hay không được “trời phú”,… đó một phần do văn hóa ứng xử mà ra. Khách đến mà nhân viên không nói, không mời chào tư vấn hoặc cau mày khi họ không mua hàng chắc chắn sẽ ít khách.
Hiện nay, các điểm kinh doanh rất chú trọng đến uy tín, hình ảnh thương hiệu của mình. Họ xây dựng hình ảnh từ những văn hóa ứng xử nhỏ nhất. Như chăm sóc sau bán hàng, bán đúng giá, tư vấn tỉ mỉ,… Hình ảnh, uy tín có được nâng lên hay không có lẽ phụ thuộc rất lớn vào thái độ ứng xử của nhân viên với khách hàng.
Bạn đọc quan tâm
Trong thời kỳ hội nhập, một công ty, doanh nghiệp, tư nhân không đề cao văn hóa ứng xử sẽ dễ gây mất lòng mọi người và đánh mất thị trường ngay lập tức.
Chung quy lại… Cách để ứng xử có văn hóa trong kinh doanhĐể nâng có văn hóa ứng xử trong kinh doanh bản thân mỗi người đều cần khắc phục những yếu điểm của mình, không ngừng trau dồi kinh nghiệm sống từng ngày. Đặc biệt, những người đứng đầu cơ sở kinh doanh cần thân thiện, chân thành gần gũi với nhân viên. Chúng ta hãy nhận thức giá trị của bản thân, nhận thức được vị trí của mình trong tập thể để:
Không ngừng rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử của bản thân. Chuẩn chỉnh từ tác phong ăn mặc, nói năng, đi đứng,…
Biết kiềm chế cảm xúc, lắng nghe khách hàng, thấu hiểu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng luôn muốn được mua hàng tốt, hợp túi tiền, muốn được tôn trọng, được tư vấn tận tình về hàng hóa, được đối xử công bằng, thiện chí.
Nắm được nhu cầu, của khách hàng để phục vụ tốt họ và kéo họ về phía mình
“Lời chào cao hơn mâm cỗ” chào một cách lịch thiệp, trang nhã
Nở một nụ cười thân thiện khi gặp mặt, một cái bắt tay thiện chí chân thành sẽ xóa nhòa khoảng cách đôi bên
Khách hàng là những người “nuôi sống cá nhân và doanh nghiệp”, cần khôn khéo sử dụng kỹ năng giao tiếp để hút khách
Tuyển chọn nhân viên theo nguyên tắc: đúng người – đúng việc – đúng chỗ để tránh gây sự chán ghét công việc, không kìm chế được cảm xúc.
Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, cởi mở, chia sẻ, hợp tác, đoàn kết
Trong môi trường kinh doanh, thưởng phạt có nghệ thuật, có vn hóa với các nhân viên để họ cảm thấy được tôn trọng và vui vẻ chấp nhận.
Với đối tác cần tôn trọng nhau, đàm phán thương lượng để đôi bên cùng có lợi tránh mâu thuẫn không đáng có
Có thể nói văn hóa ứng xử trong kinh doanh quyết định sự thành bại của cá nhân doanh nghiệp ấy. Xã hội sẽ văn minh biết bao nếu con người biết cách đối nhân xử thế với nhau. Vì vậy, dù là người mua hay người bán hãy “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để vừa làm hài lòng đôi bên lại đem lại lợi nhuận cùng những giá trị tốt đẹp.
Đăng bởi: Văn Tuấn
Từ khoá: Cách nâng cao văn hóa ứng xử trong kinh doanh để thành công
Văn Mẫu Lớp 12: Nghị Luận Xã Hội Về Văn Hóa Ứng Xử (Dàn Ý + 20 Mẫu) Văn Hóa Ứng Xử
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.
“Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.
II. Thân bài:
– Giải thích ứng xử là gì?
+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.
– Ứng xử mang lại điều gì cho con người?
Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.
Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?
Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.
– Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.
III. Kết luận
Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự
Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:
Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.
Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ nguyện vọng hay những vấn đề còn vướng mắc để nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn.
Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học.
Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình. Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường… tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo… như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau,… rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.
Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để học sinh phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, chúng ta – những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.
Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.
Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…
Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.
Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn.
Ứng xử và văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với xã hội chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện tại. Điều đó cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của nó trong trong cuộc sống khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình
Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì?. Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người.
Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dàng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.
Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng vì thế mà có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bà học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mối quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và xã hội. Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn có một cách ứng xử phù hợp, hòa nhã với tất cả mọi người.
Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác. Thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ châm biếm, tung clip lên mạng xã hội. Chỉ vì một chút lỗi lầm bị thầy cô nhắc nhở cũng vì thế mà lên mạng xã hội nói những điều không hay. Có thể do các bạn vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới cởi mở hơn nên đã dần đánh mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Nhưng dù có ở xã hội nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị văn hóa của dân tộc mình đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng đạo….”. Khi vật chất và giá trị đồng tiền lên ngôi, con người cùng vì thế mà trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính cả với cuộc sống của mình và những người xung quanh. Cư xử văn hóa trở thành một đề tài đáng quan tâm đối với toàn xã hội.
Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người
Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của mỗi người. Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, hòa hợp được với mọi người
Ngày nay thì có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp và quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.
Văn hóa được hiểu là tổng hòa các giá trị, các giá trị tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và ngay cả qua các hoạt động sáng tạo ấy, thì dường như các thế hệ tiếp nối nhau dường như cũng đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực. Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.
Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.
Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.
Hiện nay thì đã có không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn chính vì quá mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Khi các bạn về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, và đằng sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Thật đau lòng vì còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay.
Và tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và chính với môi trường xung quanh. Thường thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, và có cả những nhận thức nên người ta lại như đã rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó chính là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này. Cũng bởi vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ và họ dường như cũng đã tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Đó là những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập.
Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.
Từ xưa đến nay kho tàng văn học Việt Nam luôn có nhiều câu ca dao, tục ngữ, các bài học được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nói về văn hóa ứng xử, cách đối nhân xử thế giữa con người với con người. Vấn đề văn hóa ứng xử luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm đông đảo của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay.
Để đi sâu vào vấn đề, hiểu rõ về vấn đề cần nghiên cứu thì chúng ta phải biết thế nào là văn hóa, thế nào là cách ứng xử? Có thể hiểu văn hóa là tổng hợp các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể với cộng đồng. Qua những hoạt động sáng tạo ấy, các thế hệ tiếp nối nhau đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực, những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Còn ứng xử có thể nôm na là cách mình đối đáp, trả lời với người khác khi người đó đang tác động đến ta. Và cách ứng xử được thể hiện rõ qua thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói,… của mình là cách người khác đang nhìn nhận, đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta bao gồm cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên. Văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người, cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, lịch sự, văn minh. Ví như nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức, chứ không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó, cứ tiện cho mình, sạch cho mình là được, còn xung quanh có ra sao cũng mặc kệ. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng văn hóa ứng xử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, và đặc biệt là cuộc sống hiện đại ngày nay.
Trên thực tế, hành vi ứng xử của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa đông và tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Với sự bùng nổ của thiết bị công nghệ, các bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, từ đó hình thành cung cách ứng xử tiến bộ, hợp thời. Không còn những hủ tục như trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng như thế hệ cũ, các bạn trẻ thể hiện sự tôn trọng với phái yếu bằng những hành động “ga – lăng” như luôn nhường phụ nữ đi trước, mở cửa, kéo ghế cho các bạn gái, nói năng vừa đủ nghe, lịch thiệp,… Ngoài ra, được bồi bổ kiến thức đa chiều, văn hóa ứng xử của các bạn trẻ cũng được nâng tầm, từ đó tác động đến những lối suy nghĩ còn lạc hậu, không theo kịp thời đại nhằm từng bước thay đổi, loại trừ.
Trước hết phải nói đến văn hóa ứng xử giữa con người với con người. Nền văn hóa này đã được dân tộc ta vun đắp nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như; “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “ Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “ Uống nước nhớ nguồn”,…đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, quan tâm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Cái nôi đầu tiên khởi nguồn cho chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Từ khi con người ta được sinh ra đến khi trưởng thành là cả một quá trình dài tu dưỡng, rèn luyện học tập không ngừng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, khi còn nhỏ chúng ta đã được ông bà, cha mẹ, người thân dạy cho chúng ta cách tập ăn, tập nói, học đọc, học viết,… khi được ai cho những món quà thì phải biết khoanh tay lại xin và nói cảm ơn. Gặp người lớn thì phải khoanh tay lại chào hỏi một cách lễ phép. Lớn hơn một chút nữa thì chúng ta học khi đi phải thưa, khi về phải trình đó là thể hiện sự lễ phép đối với ông bà, cha mẹ, để cho người lớn biết mình đi đâu, khi nào về để họ không phải lo lắng. Chẳng hạn như những bạn được sinh ra trong một gia đình bố mẹ luôn yêu thương, các thành viên trong gia đình luôn vui vẻ hòa thuận, được gia đình quan tâm, bao bọc, dạy dỗ từ những điều nhỏ nhặt nhất, những điều hay lẽ phải, giáo dục cho bản thân nhận ra được những điều sai trái khi mắc lỗi, đây cũng là cách làm cho các bạn hình thành những thói quen tốt từ rất sớm trong cách ứng xử với mọi người xung quanh. Ngược lại đối với các bạn trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ hay xảy ra bất đồng, cự cãi nhau, gia đình không quan tâm yêu thương đến nhau, không chỉ bảo cho con em mình những điều tốt, lẽ phải thì lớn lên những bạn trẻ đó tính cách thường nóng nảy, có xu hướng bạo lực, nói năng cũng cục cằn, thô lỗ, còn cãi lại ngay cả phụ huynh của mình.
Tuy nhiên hiện nay có không ít các bạn học sinh cũng được đi học tới nơi tới trốn so với những bạn còn kém may mắn không được đến trường mà có những hành vi, cách cư xử thiếu văn hóa trong môi trường học đường không khác gì những người ở đầu đường, xó chợ. Có thể nói đến đó là tình trạng học sinh khi nói chuyện với thầy cô giáo thì cộc lộc, trống không, nhiều bạn hay bị thầy cô gọi trả bài nhưng lại không thuộc bài nên bị thầy cô phạt từ đó dẫn đến ghét thầy cô, đi nói xấu thầy cô mình với các bạn khác, thậm chí còn gọi thầy cô mình là “ông này”, “bà nọ”.
Những nhóm học sinh chơi với nhau thường nói chuyện xưng hô mày, tao, thậm chí không còn gọi tên của nhau mà thay vào đó là gọi tên của phụ huynh của người khác hoặc hay nói tục, chửi thề đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường,…Một tình trạng đáng báo động trong học sinh hiện nay đó là tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên đây là hành động không có văn hóa, cư xử không đúng chuẩn mực của người học sinh, còn đâu là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Chúng ta cần lên án, phê phán mạnh mẽ đối với những bạn có hành vi này, đây cũng là hành vi trái đạo đức của những người học sinh đối với những người đã dạy dỗ chúng ta, cho ta kiến thức, những người làm nhiệm vụ trồng người cho đất nước.
Còn khi ở bên ngoài xã hội chúng ta phải biết ứng xử, nói chuyện với mọi người như thế nào để thể hiện mình là người văn minh, có tri thức. Chẳng hạn như khi ở bên ngoài xã hội chúng ta chúng ta cũng được gia đình, nhà trường giáo dục là gặp người lớn, người có quen biết thì chúng ta phải chào hỏi đàng hoàng, gặp người già phải biết kính trọng họ, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết. Đây là những tình huống cụ thể mà chúng ta thường hay gặp trong cuộc sống đó là khi tham gia giao thông thì chúng ta cũng phải thể hiện mình là người có văn hóa đi đúng làn đường, phần đường quy định, chở đúng số lượng người cho phép, đi xe phải đội mũ bảo hiểm, khi đi trên trường nếu có xảy ra va quẹt với người khác thì cũng phải xin lỗi họ và dừng lại kiểm tra xem họ và phương tiện của bị trầy, hư hỏng gì không. Giới trẻ hiện nay thường rất manh động họ chỉ xảy ra va quẹt không cần biết ai đúng ai sai mà đã cự cãi, thậm chí đã có nhiều vụ xô xát, ẩu đả dẫn đến thương vong dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra gây nên tâm lý hoang mang lo sợ cho những người tham gia giao thông khi đụng phải các thanh niên hổ báo, thích thể hiện bản thân, cái tôi của mình mà không coi ai ra gì. Cũng có thể dẫn chứng văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay đó là khi đi ra ngoài đường gặp người già, trẻ nhỏ khi muốn qua đường hay những trường hợp thường gặp khi đi xe bus, cũng như văn hóa xếp hàng, văn hóa giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng,… thì những người có văn hóa, có tri thức các bạn sẽ hành động bằng cách đi lại chỗ người già hay bạn nhỏ cần đi qua đường dẫn người già và bạn nhỏ đó qua đường một cách an toàn, còn trên xe bus thì chủ động nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và những người khuyết tật mà không cần ai phải nhắc nhở, người có ý thức thì sẽ tuân thủ các quy định ở những nơi công cộng không xả rác, vứt rác bừa bãi,…. Tuy đây chỉ là những hành động nhỏ nhưng lại thể hiện được mình là người có văn hóa, biết cách ứng xử với mọi người, đây cũng là những hành động đẹp được mọi người khen ngợi và để lại ấn tượng cho những người xung quanh. Đây cũng là những nét đẹp cần gìn giữ và phát huy trong giới trẻ hiện nay, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Tuy nhiên hiện nay trong giới trẻ gặp những tình huống như vậy các bạn còn thờ ơ, làm ngơ như không thấy, thậm chí còn giành giật chỗ ngồi với những người lớn tuổi hơn hay khi có người bảo nhường ghế cho trẻ em, người lớn tuổi thì mới nhường, còn có những trường hợp còn cố tình không nhường, đã vậy còn nói chuyện lớn tiếng gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến những người xung quanh hoặc ngay khi xếp hàng mua đồ cũng vậy văn hóa xếp hàng của giới trẻ thì rất tệ, thiếu ý thức. Còn nhiều những trường hợp vụ việc rất dễ thấy trên các trang thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội như các bạn trẻ đi chơi, ăn uống không hiểu vì có xảy ra xích mích từ trước, hay là do từ những lời góp ý của người khác, hay từ một cái nhìn mà nói người khác nhìn đểu mình,… Đó cũng là nguyên nhân gây nên các vụ đánh nhau, kéo băng nhóm chém nhau, thậm chí có nhiều bạn thấy người khác bị đánh không can ngăn lại còn quay lại video để đăng tải lên các trang mạng. Đây là những hình ảnh xấu xí, hành động cần phải lên án đấu tranh với những bạn trẻ có lối sống cách cư xử gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội làm xấu đi hình ảnh về một xã hội văn minh.
Sự suy thoái về mặt văn hóa, đạo đức trong giới trẻ hiện nay còn thể hiện ở lối sống buông thả, thích ăn chơi, đua đòi theo người khác, thích hưởng thụ mà không thích lao động. Cách cư xử của giới trẻ hiện nay ảnh hưởng không ít bởi phong cách sống của phương Tây, các bạn trẻ cho rằng sống để hưởng thụ, để làm những điều mình thích. Giới trẻ không ngần ngại phá vỡ những quy chuẩn đạo đức, văn hóa dân tộc như kính trên nhường dưới, xem nhẹ các chuẩn mực đạo đức xã hội, ma túy, mại dâm,…Thậm chí, việc sống thử trước hôn nhân cũng được các bạn trẻ hào hứng đón nhận, coi đó là hành động hợp mốt, hợp thời, gây ra những hậu quả đáng tiếc như có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Với những nước đã phát triển, giới trẻ thường được giáo dục cách bảo vệ bản thân ngay từ khi còn nhỏ thì tại Việt Nam, việc áp dụng một cách nửa vời vô hình dung gây ra những hậu họa đáng tiếc cho chính bản thân giới trẻ.
Advertisement
Nguyên nhân của sự xuống dốc trong hành vi đạo đức của giới trẻ hiện nay là do các bạn trẻ hãy học theo những thói hư, tật xấu được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội, học hỏi lẫn nhau của đại bộ phận bạn trẻ trong cuộc sống hiện nay. Chẳng hạn như học theo :Khá bảnh” về kiểu cách ăn chơi, nhảy múa, để kiểu tóc sao cho giống.Tiếp đó là do môi trường sống, môi trường giáo dục. Do công việc bận rộn, nhiều cha mẹ sẵn sàng để con cái phát triển một cách bản năng, thiếu đi sự quan tâm, thiếu đi định hướng ứng xử, hành vi khiến những đứa trẻ mất phương hướng, không biết thế nào là đúng sai, dẫn đến có những nhận thức, hành vi lệch lạc,… hậu quả khi lớn thường khó hòa nhập và giao tiếp với cộng đồng. Lý do quan trọng nhất vẫn là nằm ở bản thân ý thức của mỗi người. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi ứng xử xấu, kém văn minh, nếu không giữ vững lập trường và đấu tranh với những thói hư tật xấu thì bản thân rất dễ sa ngã.
Để khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ hiện nay, nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự phối hợp, tác động về mọi mặt. Gia đình uốn nắn hành vi của con trẻ từ khi còn nhỏ, thường xuyên quan tâm, điều chỉnh cách ứng xử của con cái độ tuổi hình thành nhân cách. Nhà trường cần có hệ thống giáo dục bài bản, linh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu mở rộng văn hóa, vừa đảm bảo khuôn khổ chuẩn mực đạo đức. Với xã hội, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh trước những hành vi sai trái, đồng thời tuyên dương những hành động đẹp nhằm biểu dương và khích lệ các bạn trẻ sống theo đúng đạo đức, truyền thống dân tộc.
Bản thân mỗi chúng ta chính là thế hệ trẻ, là tương lai, vận mệnh đất nước, chúng ta cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp, hành động từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng với sự chỉ dẫn và quan tâm từ nhà trường, gia đình, hãy hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, rèn luyện trở thành công dân tốt, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Có như vậy, đất nước mới có tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng con người bền vững.
Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.
Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.
Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.
Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.
Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.
Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.
Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.
Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.
Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.
Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.
Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.
Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.
Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.
Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.
Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.
Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.
Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.
Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.
Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.
Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.
Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.
…………….
8 Kinh Nghiệm Kinh Doanh Quán Nhậu Cần Thiết Để Thành Công
Mở quán nhậu là một nghề kinh doanh rất sôi động, nhiều quán nhậu kinh doanh thành công và cũng nhiều quán thất bại. Đây là mô hình kinh doanh khó, cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, nhu cầu khách hàng. Sự thành công của những mô hình quán nhậu không chỉ do thức ăn, thức uống ngon mà còn do địa điểm, không gian…Trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ cùng bạn tìm hiểu một số kinh nghiệm cần thiết nhất để kinh doanh quán nhậu thành công.
Chế biến món ăn hợp khẩu vị vùng miền, linh hoạt thay đổi theo mùaMón ăn ngon là yếu tố quyết định đến sự thành công khi kinh doanh quán nhậu. Quán nhậu vỉa hè bình dân không đồng nghĩa với việc chất lượng món ăn cũng bình dân.
Muốn thu hút và giữ chân thực khách lâu dài, các món ăn phải được chế biến theo công thức, bí quyết riêng sao cho thật thơm ngon và khác biệt với quán khác. Đồng thời, phù hợp với khẩu vị của đa số thực khách hoặc có thể chế biến theo khẩu vị từng người nếu khách có nhu cầu. Để làm được điều đó, bạn phải tuyển được đầu bếp có tay nghề cao hoặc tham gia các khóa học nấu ăn chuyên nghiệp để tự làm đầu bếp cho quán nhậu của mình.
Nếu quán nhậu của bạn chỉ tập trung vào đối tượng bình dân, có thu nhập trung bình thì thực đơn quán không cần quá cầu kỳ. Một số món phải có như đậu phộng rang hoặc luộc, nộm, nem chua, giò, rau xào, trứng chiên, khoai tây hoặc khoai lang… Các món ăn đơn giản, không đắt tiền, phù hợp cho những đối tượng trên dễ lựa chọn để ngồi lai rai, giải khát.
Còn nếu quán nhậu của bạn tập trung vào những tầng lớp cao hơn, thì tốt nhất nên kinh doanh theo kiểu nhà hàng ăn. Lên thực đơn các món theo ngày, cập nhật ngay ngoài cửa cho khách hàng dễ lựa chọn. Đối với loại hình kinh doanh quán nhậu này, đòi hỏi quán của bạn phải thật phong phú trong thực đơn mới thu hút được khách hàng.
Món ăn ngon, trang trí bắt mắt, … mới tạo được sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Bạn nên chọn một món làm đặc sản của quán, hôm nào cũng có trong thực đơn. Từ đó, giúp khách hàng dễ nhớ tới quán nhậu của mình hơn. Đây chính là điểm nhấn của quán, do đó yêu cầu phải luôn thơm ngon, đặc sắc.
Đồ uống cũng phải linh hoạt: Tùy từng địa phương và đối tượng khách hàng mà bán từng loại bia cho phù hợp. Người vùng nào uống bia vùng ấy, dân miền nam thường uống Bia Sài Gòn, người miền bắc thì uống Bia Hà Nội hoặc Bia Việt Hà, đồng bào Huế thì dùng Bia Huda; người dân lao động thì uống rượu đế, bia hơi, dân văn phòng thì các loại bia rượu khác cao cấp hơn…
Để đảm bảo chất lượng bia bạn nên đầu tư tủ bảo quản bia, bia để được lâu với chất lượng đảm bảo và ngon hơn do lạnh sâu, tránh tình trạng đến cuối ngày phải đổ bia thừa đi vì lên men chua.
Mùa hè thì kinh doanh bia tươi và đồ nhậu khô, mùa lạnh thì chuyển sang làm lẩu, nướng. Tuy nhiên, cũng không thể ôm đồm quá nhiều khi lượng khách quá đông và nhà bếp không thể đáp ứng tức thời.
Gía thành hợp lí cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫnChế biến món ăn hợp khẩu vị vùng miền, linh hoạt thay đổi theo mùa
Ngoài không gian, chất lượng, giá cả phù hợp, quán nhậu bình dân muốn hút khách đều cần phải dùng “chiêu”. Mỗi người đầu tư đều phải luôn cố gắng để thu hút và tạo được ấn tượng tốt đẹp nơi khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nguồn vốn và óc sáng tạo kinh doanh riêng của mỗi người.
Muốn cho quán nhậu của mình được nhiều người biết đến thì các bạn cần phải sử dụng những công cụ truyền thông hiện nay như: Facebook, website,… để nhiều khách hàng biết đến. Thường xuyên cập nhật những thông tin của quán để gây sự tò mò cho khách hàng.
Nhiều quán nhậu hiện nay có tên gọi rất “kêu” và menu với những món ăn rất độc đáo. Dê tại bàn (dê nướng, lẩu dê), râu rồng đại dương (rau muống xào tỏi), vũ nữ chân dài (khô nhái)… là cách đặt tên sáng tạo khiến thực khách tò mò, thích thú và muốn thưởng thức ngay khi đến những quán nhậu bình dân.
Cùng với món ăn ngon, các quán nhậu cũng cần tỏ ra chiều lòng khách hàng ở cách phục vụ thân thiện, nhanh nhẹn, có nơi gửi xe an toàn. Mặc dù kinh doanh với quy mô bình dân, song bạn cũng nên đầu tư đúng mực vào những yếu tố này bởi lẽ không ai muốn đến những quán nhậu xuề xòa, phục vụ chểnh mảng, không tận tình.
Ngoài ra, việc tung ra các chiêu thức khuyến mãi vào những dịp lễ như: khuyến mãi một món 100.000 đồng cho bàn nhậu trên 500.000 đồng hoặc giảm 10% cho bàn gia đình trên 6 người… cũng sẽ mang đến hiệu quả cao trong việc lôi kéo người qua đường và những khách hàng thân quen.
Tùy vào quy mô cũng như nguồn vốn của mỗi quán mà sẽ có chiến lược marketing khác nhau. Tuy nhiên, cách hiệu quả và ít tốn kém nhất chính là đồng phục của nhân viên. Đồng phục giúp bạn định hình được thương hiệu, tạo sự khác biệt so với những quán nhậu khác. Ngoài ra, đây cũng là tiêu chí giúp khách hàng đánh giá được chất lượng phục vụ.
Gía thành hợp lí cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Thái độ phục vụ khách hàngGía thành hợp lí cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Đây là yếu tố quyết định khách hàng có quay lại với quán của mình không. Hãy hoạt động với tiêu chí khách hàng là thượng đế, họ là những người mang lộc đến quán mình.
Luôn phục vụ khách hàng tận tình trong khả năng cho phép. Quán nhậu khá phức tạp, khi có chút men trong người nhiều khách hàng thường rất “khó chiều”.Tốt nhất quán của bạn nên phục vụ thật nhanh chóng, đúng theo yêu cầu. Hạn chế tối đa tình trạng order nhầm món ăn, khách hơi xỉn sẽ dễ cáu gắt hơn. Các quán nhậu thường có lượng khách hàng tập trung đông vào một thời điểm trong ngày, thường là trưa và tối. Do đó, khi thanh toán phải đảm bảo chính xác, nhanh chóng. Nhiều khi nhân viên tính lâu, để khách phải đợi dễ gây ra xích mích.
Nếu quán bạn cao cấp bạn có thể xây dựng xe đưa đón khách để khách yên tâm ăn uống không lo say xỉn và đảm bảo an toàn.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanhThái độ phục vụ khách hàng
Mặt bằng là một trong những vấn đề tiêu tốn nhiều chi phí nhất khi kinh doanh, vì vậy, bạn nên tìm kiếm và cân nhắc chọn mặt bằng phù hợp.
Thứ nhất, địa điểm quán phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến (người lao động, dân văn phòng, người thu nhập cao…). Quán ăn nên nằm ở mặt đường lớn, đông người qua lại, không gian rộng rãi, có chỗ để xe cho khách. Nếu mở quán nhậu trong hẻm nhỏ có khả năng đẩy quán vào tình trạng “không một bóng người.
Đối với mô hình quán nhậu bình dân khoảng 30 – 50 bàn, bạn có thể chọn thuê mặt bằng có sẵn nhà hoặc thuê đất công trường chờ thi công. Ưu điểm lớn của việc thuê đất công trường là chi phí thấp và không gian rộng rãi, thoáng mát. Trong khi đó, nếu thuê ở một vị trí đắc địa được xây dựng sẵn, với hợp đồng từ một năm trở lên, công việc buôn bán sẽ ổn định hơn, không phải thấp thỏm lo sợ nhà thầu “đòi” đất bất ngờ.
Đồng thời, một quán ăn có không gian sạch sẽ và thoáng mát sẽ khiến khách hàng thoải mái, muốn ngồi lại lâu hơn, đồng nghĩa với việc họ ăn nhiều hơn và đem về lợi nhuận cho quán.chắc chắn là phải có người quản lý xe cũng như dắt xe mỗi khi khách tới hoặc về. Như vậy sẽ tạo cho khách hàng cảm giác yên tâm, tin tưởng hơn.
Thực tế, nhiều quán nhậu bình dân mở ra không thể trụ vững vì không “gánh” nổi tiền thuê mặt bằng mỗi tháng. Chính vì thế, bạn phải cẩn thận và tính toán thật kĩ lưỡng trong vấn đề này để công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.
Tìm nguồn cung cấp nguyên liệuLựa chọn mặt bằng kinh doanh
Sau khi đã ổn định vị trí mở quán nhậu bình dân, bạn cần phải tìm được nơi cung cấp thực phẩm phù hợp. Hiện nay, có những đầu mối cung cấp ốc chỉ với giá 12.000 đồng – 15.000 đồng/kg, ngao chỉ khoảng 15.000 đồng/kg… Trong khi đó, 1 kg ốc có thể chế biến được 4 – 5 đĩa mồi có giá từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng.
Để tìm được một mối cung cấp thực phẩm sạch với giá cả rẻ, bạn cần phải kiên trì và nhanh nhạy. Thông thường, ở các chợ đầu mối lớn của thành phố đều có bỏ sỉ thực phẩm sạch với giá rất phải chăng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến tận những nơi trồng rau sạch, những trang trại nuôi hải sản… để thương lượng.
Bên cạnh mồi nhậu, nguồn “hái ra tiền” cho các quán nhậu bình dân còn đến từ nước uống. Đa số các quán nhậu hiện nay không lấy hàng về rồi bán lại vì như thế dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng, lời không nhiều. Thay vào đó, chủ quán sẽ có hợp đồng với các công ty cung cấp rượu, bia, nước giải khát và bán hàng cho công ty để lấy phần trăm hoa hồng. Bằng phương thức kinh doanh này, bạn vừa giảm được một phần tiền vốn đầu tư, vừa không phải e ngại vấn đề hàng lấy về nhưng không tiêu thụ hết.
Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
Chuẩn bị cấc giấy tờ, thủ tục để kinh doanh quánHồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể: Một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh cho nhà hàng, quán nhậu bình dân sẽ bao gồm:
Đơn xin đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao (photo công chứng) thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân sẽ tham gia vào mô hình kinh doanh
Bản sao (photo công chứng) biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Trình tự, thủ tục đăng ký:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn đến UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh để tiến hành nộp hồ sơ. Theo nội dung quy định tại Thông tư số 176/2012/TT-BTC, mức phí đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại các cơ quan hành chính là 100.000 đồng/lần.
Thông thường, sau khoảng 3 ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh từ cơ quan hành chính địa phương. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản để bạn kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.
Lưu ý rằng bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo nếu chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo chỉnh sửa hồ sơ sau 3 ngày làm việc. Như vậy, thủ tục đăng ký kinh doanh không quá phức tạp và thời gian hoàn thành thủ tục cũng không quá dài, nên sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của bạn.
Các giấy tờ cần thiết khác:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là một giấy tờ rất quan trọng của các cơ sở kinh doanh ẩm thực, giúp thực khách tin tưởng hơn với nhà hàng, quán ăn của bạn.
Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (Nếu quán nhậu có bán rượu);
Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Xậy dựng menu món ăn đa dạngChuẩn bị cấc giấy tờ, thủ tục để kinh doanh quán
Thực đơn quán nhậu nên cần được đầu tư đa dạng, nhiều món, cách chế biến phong phú và thường xuyên cập nhật mới để khách hàng cảm thấy hứng thú.
Bạn có thể kinh doanh quán nhậu thập cẩm hoặc chuyên một món gà, vịt, dê, bò… nhưng thực đơn các món ăn phải thật hấp dẫn và đa dạng, thường xuyên bổ sung món mới để đem đến nhiều sự lựa chọn cho thực khách.
Bên cạnh món ăn, các loại bia, nước giải khát chất lượng cũng nên có mặt đầy đủ trong thực đơn quán nhậu. Đảm bảo sử dụng nguồn thực phẩm sạch sẽ, rõ nguồn gốc, không dùng lại thực phẩm cũ vì có thể gây ngộ độc cho thực khách có vấn đề về tiêu hóa. Quy trình bảo quản, chế biến cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì đây là một trong những yếu tố để quán ăn của bạn được khách hàng tin tưởng chọn lựa.
Xậy dựng menu món ăn đa dạng
Mua sắm vật dụng và bố trí không gian quán nhậuXậy dựng menu món ăn đa dạng
Vì bạn xác định mở một quán nhậu bình dân nên mặt bằng, đồ đạc không nhất thiết phải mới mà quan trọng là sạch sẽ và sử dụng tốt. Nếu vốn hạn hẹp bạn có thể mua sắm đồ đồ dùng thanh lý như bàn ghế, quạt, rổ rá, xong nồi….Điều này giúp quán của bạn tiết kiệm đến 50% so với chi phí mua mới.
Cách bố trí không gian quán cũng cần lưu ý một số điểm như:
Không gian phải thật thoáng mát: Việc đầu tiên trong thiết kế quán nhậu là làm sao để không gian thoáng mát nhất có thể. Vì thế, các quán nhậu thường xây dựng với diện tích mặt bằng lớn hơn các loại hình kinh doanh ăn uống khác chỉ để đáp ứng yếu tố này.
Không gian ăn uống quán nhậu được thiết kế ngoài trời kết hợp với mái che còn khu chế bến, phòng vệ sinh sẽ ở trong nhà. Phần mái che thường có chiều cao từ 5 đến 7 mét nhằm tạo cho không gian được rộng hơn giúp khách thoải mái khi ngồi lâu. Cùng với đó, do khu vực ăn uống ở ngoài trời nên chủ cửa hàng thường bố trí các quạt có công suất lớn tại nhiều vị trí khác nhau để tạo một luồng không khí mát mẻ cho khách hàng.
Mặt khác, để phù hợp với nhu cầu của từng người mà quán nhậu cũng bố trí khu vực ăn trong nhà với điều hòa nhưng diện tích chỉ chiếm một phần nhỏ. Cách bố trí quán nhậu kiểu này rất được nhiều chủ kinh doanh ưa chuộng.
Bàn ghế và nội thất phải đem lại sự thoải mái: Đối với quán nhậu, bàn ghế ngồi cho thực khách đóng vai trò quan trọng, cần mang đến sự thoải mái, thư giãn cho khách hàng trong suốt quá trình ăn uống với gia đình, bạn bè hay đối tác. Chất liệu của bàn ghế thường được làm bằng gỗ với khung kim loại và được phủ một lớp sơn bóng chống bám bụi và dễ lau chùi. Chủ kinh doanh nên lựa chọn những bộ bàn ghế có kích thước vừa đủ, không quá cao hay thấp giúp khách hàng thoải mái và muốn ngồi lâu. Không chỉ vậy, bàn ghế gỗ luôn đem đến sự đơn giản, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế. Ngoài ra, để việc phục vụ diễn ra thuận lợi chủ cửa hàng nên sắp xếp bàn ghế có khoảng cách lớn đủ để nhân viên cũng như thực khách đi lại thoải mái. Nên bố trí bàn ăn phù hợp dựa trên số lượng khách như bàn dành cho từ 2 – 4 người hay 8 – 12 người.
Có khu vực để xe rộng: Thường thấy, các quán nhậu lớn thường dành một khoảng diện tích rất rộng dành cho chỗ để xe. Đón tiếp một số lượng lớn khách hàng, chỉ vỉa hè thôi sẽ không đủ mà còn làm mất mỹ quan bên ngoài của quán nhậu. Trước khi xây dựng quán nhậu, chủ kinh doanh nên thiết kế chỗ gửi xe bên trong quán một cách hợp lý, dễ dàng sắp xếp mà không ảnh hưởng đến không gian ăn uống của khách hàng. Chỗ để xe tại quán phải đảm bảo yếu tố thông thoáng, gọn gàng để thuận tiện cho việc ra vào của khách hàng cũng như dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức cho bảo vệ hay nhân viên trong sắp xếp các phương tiện.
Thiết kế không gian ăn thân thiện: Quán nhậu thường là địa điểm tụ tập vui chơi của khách hàng bên gia đình bạn bè hay để gặp đối tác làm ăn. Vì vậy, cách bố trí quán nhậu đòi hỏi phải tạo ra được không gian ăn thân thiện, lôi cuốn nhất cho mọi người. Chủ quán có thể chọn một thiết kế nhà hàng độc lạ cuốn hút theo ý tưởng của riêng mình nhằm thu hút khách hàng nhưng cũng phải luôn đảm bảo sự thông thoáng, dễ chịu nhất cho họ. Thiết kế các tiểu cảnh như cây cối, hồ nước sẽ là một ý tưởng rất hay đem lại nét tự nhiên cho không gian quán.
Đăng bởi: Trăng Huyền
Từ khoá: 8 kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu cần thiết để thành công
Khởi Nghiệp Kinh Doanh Là Gì Và Cách Thành Công Trong Lĩnh Vực Này
Khởi nghiệp kinh doanh là quá trình bắt đầu một công việc kinh doanh hoặc một doanh nghiệp mới. Nó bao gồm các hoạt động từ việc tạo ý tưởng, lập kế hoạch, tìm nguồn vốn, triển khai và quản lý doanh nghiệp. Khởi nghiệp kinh doanh là quá trình đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo và nỗ lực liên tục.
Khởi nghiệp kinh doanh rất quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. Với khởi nghiệp kinh doanh, cá nhân có cơ hội trở thành chủ doanh nghiệp, kiểm soát tài chính của mình và phát triển kỹ năng quản lý. Ngoài ra, khởi nghiệp kinh doanh còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, tạo ra việc làm và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường.
Nói chung, khởi nghiệp kinh doanh là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo và nỗ lực liên tục. Tuy nhiên, với những lợi ích mà nó mang lại, nó xứng đáng để mọi người cân nhắc và tham gia vào.
Để khởi nghiệp kinh doanh thành công, các nhà sáng lập cần phải thực hiện các bước cơ bản sau đây:
1. Nghiên cứu thị trường: Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu thị trường của bạn. Bạn cần phải biết về đối thủ cạnh tranh của mình, khách hàng tiềm năng của mình và xu hướng thị trường hiện tại.
2. Lập kế hoạch kinh doanh: Sau khi tìm hiểu thị trường, bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này sẽ giúp bạn xác định các mục tiêu kinh doanh của mình, chiến lược tiếp thị và chi phí hoạt động.
4. Xây dựng đội ngũ: Một đội ngũ có kinh nghiệm và đầy đủ kỹ năng là yếu tố quan trọng để khởi nghiệp kinh doanh thành công. Bạn cần phải tìm kiếm và thuê những người có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
5. Triển khai kế hoạch kinh doanh: Sau khi có đầy đủ các tài nguyên và đội ngũ, bạn cần phải triển khai kế hoạch kinh doanh của mình. Điều này bao gồm việc thiết lập quy trình hoạt động, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của bạn và tìm kiếm khách hàng.
Tóm lại, khởi nghiệp kinh doanh là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng các bước cơ bản và có một kế hoạch kinh doanh thích hợp, bạn sẽ có cơ hội để thành công trong lĩnh vực này.
Những thách thức lớn nhất đối với các nhà khởi nghiệp kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh là một thử thách đầy khó khăn và rủi ro. Để thành công, các nhà khởi nghiệp cần đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm:
1. Thiếu vốn: Đây là một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà khởi nghiệp phải đối mặt. Việc tìm kiếm được nguồn vốn để khởi động và phát triển kinh doanh là rất khó khăn và đòi hỏi sự sáng tạo và nỗ lực. Nhiều nhà đầu tư có thể không muốn đầu tư vào một ý tưởng còn chưa được chứng minh và chưa có lợi nhuận.
2. Cạnh tranh khốc liệt: Trong một thị trường đầy cạnh tranh, các nhà khởi nghiệp phải tìm cách để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng. Những công ty lớn và giàu có có thể dễ dàng đánh bại các nhà khởi nghiệp mới bằng cách đưa ra giá cả cạnh tranh hoặc sản phẩm tốt hơn.
3. Thiếu kinh nghiệm: Các nhà khởi nghiệp thường không có kinh nghiệm quản lý kinh doanh và tiếp thị sản phẩm của mình. Họ phải học hỏi nhiều kỹ năng mới và phát triển mối quan hệ để có thể thành công. Việc thiếu kinh nghiệm cũng có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong quá trình kinh doanh.
4. Thời gian: Khởi nghiệp kinh doanh là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Các nhà khởi nghiệp phải sẵn sàng làm việc cả ngày lẫn đêm, lỡ thời cơ đối thủ có thể dẫn đến thất bại.
Tóm lại, khởi nghiệp kinh doanh là một cuộc hành trình đầy thử thách và rủi ro. Tuy nhiên, với sự sáng tạo, nỗ lực và kiên trì, các nhà khởi nghiệp có thể vượt qua những thách thức này và đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Để thành công trong việc khởi nghiệp kinh doanh, các nhà sáng lập cần trang bị cho mình các công cụ cần thiết. Đầu tiên là tài chính – vốn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh. Các nhà khởi nghiệp cần phải có một kế hoạch tài chính chi tiết và thực hiện nó một cách cẩn thận để đảm bảo rằng họ có đủ tiền để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh.
Thứ hai là kỹ năng quản lý. Một doanh nghiệp cần phải có một người lãnh đạo tài ba và có khả năng quản lý tốt để đưa doanh nghiệp vượt qua các thách thức và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Thứ ba là kỹ năng marketing. Một doanh nghiệp cần phải có khả năng tiếp cận được khách hàng và tạo ra doanh số. Để làm được điều này, các nhà khởi nghiệp cần phải có các kỹ năng marketing cơ bản và phải biết cách tạo ra chiến lược marketing hiệu quả.
Thứ tư là kỹ năng bán hàng. Một doanh nghiệp cần phải có người có khả năng bán hàng tốt để nâng cao doanh số. Những người này phải biết cách giao tiếp tốt, đàm phán và thuyết phục khách hàng để tăng doanh số bán hàng.
Cuối cùng là kỹ năng quản lý thời gian. Các nhà khởi nghiệp cần phải biết cách sắp xếp thời gian của mình để có thể làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Họ cũng cần phải biết cách ưu tiên công việc để tối đa hóa hiệu suất làm việc của mình.
Tóm lại, để trở thành một nhà khởi nghiệp kinh doanh thành công, các nhà sáng lập cần phải trang bị cho mình các công cụ cần thiết như tài chính, kỹ năng quản lý, marketing, bán hàng và quản lý thời gian. Các kỹ năng này sẽ giúp họ đạt được mục tiêu kinh doanh của mình và phát triển doanh nghiệp lớn hơn.
Thứ ba, khởi nghiệp kinh doanh thường có sự tập trung vào khách hàng, cố gắng đáp ứng các nhu cầu mới và đột phá trong thị trường. Trong khi đó, doanh nghiệp truyền thống thường tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ đã có sẵn và cố gắng tăng doanh số bằng cách mở rộng thị trường hoặc cải thiện quy trình sản xuất.
Tóm lại, khởi nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp truyền thống có nhiều điểm khác biệt về phương pháp hoạt động, cách tiếp cận thị trường và sự đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, cả hai đều có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và tạo ra cơ hội việc làm cho người dân.
Trong lịch sử kinh doanh, đã có rất nhiều câu chuyện thành công và thất bại của các nhà khởi nghiệp kinh doanh nổi tiếng. Những câu chuyện này cung cấp cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách thành công trong khởi nghiệp kinh doanh, cũng như những sai lầm mà các nhà khởi nghiệp cần tránh.
Một trong những câu chuyện thành công nổi tiếng nhất là câu chuyện của Steve Jobs và Apple. Jobs đã thành lập Apple vào năm 1976 cùng với Steve Wozniak và Ronald Wayne. Sau nhiều năm phát triển, Apple đã trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Jobs cũng đã phải đối mặt với nhiều thất bại trước khi đạt được thành công với Apple. Sau khi bị đuổi khỏi công ty vào năm 1985, Jobs đã thành lập một công ty khác tên là NeXT, nhưng cũng đã thất bại. Sau đó, Jobs quay lại Apple và trở thành CEO, và từ đó, Apple đã trở thành một trong những công ty thành công nhất trên thế giới.
Một câu chuyện thất bại nổi tiếng là câu chuyện của Elizabeth Holmes và công ty của cô, Theranos. Công ty này được thành lập vào năm 2003 và hứa hẹn mang đến một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế bằng cách phát triển một máy kiểm tra máu chỉ với một giọt máu. Tuy nhiên, sau khi bị phanh phui là máy kiểm tra của công ty không hoạt động hiệu quả, Holmes đã bị buộc tội và công ty của cô đã phá sản. Câu chuyện của Holmes là một minh chứng cho việc rằng, trong khởi nghiệp kinh doanh, không chỉ có thành công mà còn có những thất bại đáng tiếc, và quan trọng là học hỏi từ những sai lầm của mình.
Những câu chuyện thành công và thất bại của các nhà khởi nghiệp kinh doanh nổi tiếng cung cấp cho chúng ta những bài học quý giá về cách thành công trong khởi nghiệp kinh doanh, cũng như những sai lầm mà các nhà khởi nghiệp cần tránh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải học hỏi từ những sai lầm của mình và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình.
Tóm lại, khởi nghiệp kinh doanh là quá trình khởi đầu một doanh nghiệp mới với mục tiêu tạo ra giá trị và lợi nhuận. Để thành công trong việc khởi nghiệp kinh doanh, nhà sáng lập cần phải trải qua các bước cơ bản và đối mặt với các thách thức lớn nhất. Đồng thời, họ cũng cần sử dụng các công cụ cần thiết và hiểu rõ sự khác biệt giữa khởi nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp truyền thống. Việc học hỏi từ những câu chuyện thành công và thất bại của các nhà khởi nghiệp kinh doanh nổi tiếng cũng sẽ giúp cho những người mới bắt đầu có thêm kinh nghiệm và sự tự tin trong việc khởi nghiệp kinh doanh.
Kinh Doanh Đồ Gia Dụng – Làm Gì Để Thành Công Khi Thị Trường Quá Lớn?
Đánh giá thị trường đồ gia dụng hiện nay
Đồ gia dụng là những thiết bị, đồ dùng cần thiết với bất kỳ gia đình nào. Điều đó nói lên rằng thị trường đồ gia dụng tại Việt Nam là vô cùng lớn với số lượng hàng hoá đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều chủng loại, kích thước, chất liệu khác nhau, có thể là hàng điện tử tiêu dùng (loa đài, ấm siêu tốc, điều hòa, tivi,…), thiết bị, hàng gia dụng (xoong, nồi, chảo, bát đũa,…) , đồ trang trí nội thất (đèn, rèm, hoa giả,…),… Đây cũng là các mặt hàng gia dụng nên kinh doanh.
Đồ gia dụng rất đa dạng và phong phú
Các gia đình luôn có nhu cầu sắm sửa đồ gia dụng đồng thời thay mới các sản phẩm đã cũ, dùng các sản phẩm mới với mẫu mã đẹp và tiện dụng hơn . Do đó, tuy không phải một ý tưởng kinh doanh mới xong kinh doanh đồ gia dụng vẫn có một tiềm năng phát triển rất lớn nếu chúng ta khai thác đúng cách.
Lập kế hoạch kinh doanh đồ gia dụng Nghiên cứu thị trườngChúng ta cần biết rằng thị trường đồ gia dụng là một thị trường rất lớn, đa dạng, bao gồm nhiều thị trường ngách nhỏ. Tuỳ vào tình hình vốn cũng như mô hình kinh doanh mà bạn có thể khai thác một mảng rộng hoặc tập trung khai thác thị trường ngách của đồ gia dụng. Đây cũng là một lựa chọn không tồi, vì chúng ta thấy rằng lĩnh vực đồ điện tử -một thị trường ngách của đồ gia dụng thời gian gần đây ngày càng lấy được sự chú ý khi người tiêu dùng bắt đầu có xu hướng xử dụng các sản phẩm thông minh, tiết kiệm công sức hơn các sản phẩm truyền thống.
Với sự gia tăng nhanh chóng và thay đổi không ngừng của nhu cầu thị trường, khi kinh doanh đồ gia dụng bạn cần hiểu thật kỹ về thị trường và thị hiếu của địa phương, nhu cầu sử dụng từng loại mặt hàng để có kế hoạch kinh doanh tốt nhất.
Chuẩn bị vốnKinh doanh đồ gia dụng có lãi không là câu hỏi mà nhiều cửa hàng khi thành lập luôn đặt ra. Chúng ta chỉ cần từ 10 đến dưới 100 triệu đồng là đã có thể làm chủ một cửa hàng bán đồ gia dụng với mức thu lãi từ vài trăm đến cả triệu đồng trong một ngày. Đây là số vốn đầu tư được đánh giá thấp trong các lĩnh vực kinh doanh hiện nay, ít rủi ro và lợi nhuận thì không nhỏ. Kinh doanh đồ gia dụng có lãi không phụ thuộc vào số vốn bạn bỏ ra và kế hoạch kinh doanh tốt được xây dựng.
Một cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng
Tìm nguồn hàng Trở thành đại lý phân phối cho các hãng đồ gia dụng lớnTrở thành đại lý phân phối cho các hãng đồ gia dụng lớn, chuyên cung cấp các mặt hàng gia dụng như SunHouse, Panasonic, Lock & Lock hay đồ nhựa gia dụng bình dân Song Long… là hướng đi được không ít doanh nghiệp lựa chọn bởi:
Ưu điểm: đảm bảo nguồn hàng chất lượng từ các thương hiệu uy tín, phân phối dễ dàng tới chi nhánh, chế độ hậu mãi tốt.
Nhược điểm: giá thành cao hơn mặt bằng chung, nguồn hàng không đa dạng.
Một đại lý Lock&Lock tại Hà Nội
Lấy hàng từ các chợ đầu mối, khu cung cấp đồ gia dụngCác chợ đầu mối hoặc các khu vực chuyên cung cấp đồ gia dụng cũng là một trong những địa điểm mà bạn có thể tìm để nhập hàng cho mình.
Ưu điểm: hàng hoá đa dạng, nhiều mẫu mã, chủng loại, giá rẻ.
Nhược điểm: hàng hoá không thực sự đảm bảo chất lượng, có nguy cơ hàng giả, cần lựa chọn và tìm hiểu kỹ lưỡng.
Nhập khẩu từ nước ngoàiHàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,… là các quốc gia thường xuyên được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn làm nơi cung cấp nguồn hàng để tăng độ đa dạng cho hàng hoá cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ưu điểm: đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc sử dụng hàng ngoại nhập, chất lượng hàng hoá tốt.
Nhược điểm: thông qua nhiều bên trung gian để nhận hàng.
Nguồn hàng từ các mối buônCác mối buôn cũng thường cung cấp hàng hoá cho nhiều cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng hiện nay, với mẫu mã đa dạng và hàng hoá đáp ứng nhu cầu từ cao tới thấp.
Ưu điểm: mẫu mã đa dạng, giá rẻ, đặt và lấy hàng thuận tiện.
Nhược điểm: có nguy cơ hàng giả, giao hàng chậm.
Lựa chọn kênh phân phốiHiện nay chúng ta vẫn biết có 2 kênh phân phối chính đối với lĩnh vực đồ gia dụng là kinh doanh đồ gia dụng online và offline. Kinh doanh đồ gia dụng online đang là xu hướng kinh doanh 2023 được nhiều chủ cửa hàng và các bạn trẻ lựa chọn để đầu tư, bởi đây là thị trường đầy tiềm năng, gắn liền với nhu cầu thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của người tiêu dùng.
Đồ gia dụng bán online trên Shopee
Tuỳ từng tập khách hàng mục tiêu mà chúng ta cần cân nhắc lựa chọn có nên kinh doanh đồ gia dụng online hay không. Ví dụ, các bà nội trợ thường thích tới tận cửa hàng để được nhìn thấy và trải nghiệm hàng hoá. Ngược lại, dân văn phòng, công sở lại có xu hướng ở nhà, chat với nhân viên tư vấn các tính năng của sản phẩm và đặt hàng. Do đó, xác định tập khách hàng mục tiêu là rất quan trọng trong việc xác định kinh doanh đồ gia dụng có lãi không.
Hợp tác kinh doanh
Hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp sản xuất: Các công ty, xí nghiệp sản xuất tuyển đại lý, chi nhánh tại nhiều cơ sở khác nhau để tăng thị trường tiếp cận với chế độ hậu mãi, chiết khấu không hề nhỏ.
Hợp tác với các đại lý, cửa hàng xung quanh để nắm được mức độ tiêu thụ, định hướng mặt hàng trên thị trường.
Thị trường rộng lớn, nhiều thị trường ngách rất tiềm năng, không khó hiểu khi đến hiện tại vẫn có rất nhiều nhà kinh doanh lựa chọn đồ gia dụng là mảnh đất mà mình sẽ khai thác. Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho bạn một nguồn kiến thức tổng quan về kinh doanh đồ gia dụng, hỗ trợ bạn lên kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
FAQ1. Có nên kinh doanh đồ gia dụng online?
Kinh doanh đồ gia dụng online phù hợp với các đối tượng khách hàng trẻ, muốn ở nhà tìm hiểu về sản phẩm. Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng mà bạn hãy cân nhắc có nên kinh doanh đồ gia dụng online hay không.
2. Lưu ý khi lên kế hoạch kinh doanh đồ gia dụng online?
Một lưu ý khi lên kế hoạch kinh doanh đồ gia dụng online chính là lựa chọn kênh phân phối hợp lý. Bạn sẽ bán hàng ở mạng xã hội như Facebook hay thực hiện trên website, hay các nền tảng khác? Điều này cần cân nhắc kỹ khi lên kế hoạch kinh doanh đồ gia dụng online.
3. Kinh nghiệm kinh doanh đồ gia dụng online?
Một kinh nghiệm kinh doanh đồ gia dụng online chính là chú ý vào việc upsale sản phẩm. Kinh nghiệm kinh doanh đồ gia dụng online cho thấy khi sắp xếp sản phẩm trong các kênh bán hàng, bạn cần sắp xếp rất hợp lý vì khách hàng có xu hướng dạo chơi, tìm hiểu rất nhiều sản phẩm trước khi quyết định mua.
4. Kinh doanh hàng gia dụng online cần bao nhiều vốn?
Kinh doanh hàng gia dụng online cần bao nhiều vốn phụ thuộc vào loại hàng hoá mà bạn chọn cũng như nơi nhập nguồn hàng. Kinh doanh hàng gia dụng online cần bao nhiều vốn thực chất có thể giảm được chi phí mặt bằng so với kinh doanh offline.
5. Các mặt hàng gia dụng nên kinh doanh?
Các mặt hàng gia dụng nên kinh doanh có thể kể đến như hàng điện tử tiêu dùng (loa đài, ấm siêu tốc, điều hòa, tivi,…), thiết bị, hàng gia dụng (xoong, nồi, chảo, bát đũa,…) , đồ trang trí nội thất (đèn, rèm, hoa giả,…),…
Đăng bởi: Đăng Đặng
Từ khoá: Kinh doanh đồ gia dụng – Làm gì để thành công khi thị trường quá lớn?
Cách Làm Nem Chua Rán Để Kinh Doanh
Nem chua rán, nguyên liệu của mẹt bún đậu mắm tôm chất lượng, hấp dẫn. Cũng là món ăn vặt khoái khẩu được giới trẻ yêu thích.
Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 15/11/2023
Nem chua rán, nguyên liệu của mẹt bún đậu mắm tôm chất lượng, hấp dẫn. Cũng là món ăn vặt khoái khẩu được giới trẻ yêu thích. Cách làm nem chua rán như thế nào để chinh phục vị giác thực khách. Cùng khám phá ngay sau đây!
Nem chua rán là nguyên liệu không thể thiếu của mẹt bún đậu mắm tôm
Cách làm nem chua rán để kinh doanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Thịt heo (có cả phần nạc và mỡ): 1kg
Bì heo: 200g
Thính gạo: 100g
Bột mì: 2 muỗng
Bột ngô: 1 muỗng
Lòng đỏ trứng gà: 1
Tỏi: 1 củ
Ớt: 1 trái
Các gia vị: mắm, muối, hạt tiêu, hạt nêm, đường.
Hướng dẫn chi tiết cách làm nem chua rán
Xử lý nguyên liệu
Thịt heo rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn.
Bì heo rửa kỹ với muối, cho vào nồi luộc chín. Đợi nguội, cắt thành những sợi bì nhỏ.
Bóc tỏi băm nhỏ. Ớt rửa sạch cắt lát.
Tẩm ướp các gia vị
Cho thịt heo, bì heo vào tô, trộn đều. Cho thêm các gia vị: 1 muỗng cà phê muối, 50g đường, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng bột năng, 1/3 muỗng cà phê tiêu, tỏi, ớt băm và 100g thính. Tất cả trộn đều.
Lăn qua bột mì
Bạn làm hỗn hợp bột: muỗng bột mì, 1 muỗng bột ngô, 1 ít muối, bột ngọt và 1 lòng đỏ trứng gà cho vào một tô rồi trộn đều. Từ từ cho thêm một chút nước. Bạn nhớ là vừa cho thêm nước vừa đánh đều hỗn hợp để không bị vón cục.
Tạo hình nem
Bạn dùng găng tay, lấy 1 ít hỗn hợp thịt xay cho vào tay và tiến hành tạo hình thành thanh dài đều và đẹp mắt. Bạn lăn thanh nem qua hỗn hợp bột mì (đã chuẩn bị ở bước 3) rồi lăn lại một lần nữa qua lớp bột chiên xù.
Chiên nem chua rán
Cho chảo lên bếp. Cho thêm dầu và đun nóng. Sau đó, lần lượt thả từng thanh nem vào chiên cho chín vàng giòn. Bạn lưu ý trong cách làm nem chua rán từ nem chua là cần điều chỉnh lửa sao cho nem chín bên trong và bên ngoài vẫn giòn vàng vừa tới.
Vậy là có thành phẩm nem chua rán thơm ngon, giòn dai, hấp dẫn. Nhìn tổng thể các công đoạn làm nem chua rán có thể bạn sẽ thắc mắc, tại sao lại gọi là nem chua, chúng ta đâu có ủ chua. Đúng như vậy, nem chua rán gần giống với nem chua nhưng không để lên men. Đó cũng là một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của món ăn vặt đường phố này.
Để đảm bảo chất lượng hương vị đúng nem chua rán Hà Nội, đồng thời tiết kiệm chi phí cho các nhà hàng, quán ăn, một giải pháp mang tính khả thi, cạnh tranh hơn cả là nhập sỉ nem chua rán sống tại các cơ sở uy tín.
Cách làm nem chua rán là vậy, nhưng để có một sản phẩm kinh doanh thu hút khách hàng, bạn cần những bí quyết riêng mà không thể tìm thấy trên Google. Nem chua rán của nhà cung cấp chúng tôi được sản xuất trực tiếp tại Hà Nội với bí quyết độc đáo, được nhiều quán bún đậu mắm tôm, nhà hàng và điểm kinh doanh ăn vặt tại TP Hồ Chí Minh lựa chọn nhập sỉ. Sau khi đem về, bạn chỉ cần rã đông và chiên.
Sản phẩm được làm từ nguyên liệu tươi sạch, đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm. Vị dai ngon, tự nhiên, dễ dàng chế biến.
Hotline tư vấn, đặt hàng: 0901 486 486.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nâng Cao Văn Hóa Ứng Xử Trong Kinh Doanh Để Thành Công trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!