Bạn đang xem bài viết Ăn Gì Khi Mang Thai Để Con Khỏe Còn Mẹ “Đẹp Từ Trong Ra Ngoài” được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Iild.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đằng sau vẻ đẹp rạng rỡ của Công nương Anh ở cả 2 lần mang thai là một bí quyết về chế độ ăn uồng cân bằng, giàu dưỡng chấ được tiết lộ mới đây.
Theo tiết lộ từ Daily Mail trong cả 2 lần mang thai, công nương Kate Middleton đều có kế hoạch chi tiết về chế độ ăn uống để kiểm soát việc tăng cân của mình. Cũng giống như tất cả các bà mẹ khác trên thế giới, công nương luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con và muốn em bé trong bụng phát triển tốt nhất. Vì vậy cô lựa chọn cách ăn uống giàu dinh dưỡng, đồng thời cũng giúp người mẹ đẹp từ trong ra ngoài.
Và để có thể đẹp từ trong ra ngoài, Kate Middleton đã chọn cách luyện tập thể thao đều đặn và một chế độ ăn uống khoa học.
Chúng ta thường nghe nói: “Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ không phải đến gặp bác sĩ”. Lý do là bởi áo chứa polyphenol – hoạt động như một chất chống nắng tự nhiên. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn là một kho dinh dưỡng chứa vitamin C, vitamin B tổng hợp (riboflavin, thiamin, và vitamin B6), chất xơ, phytonutrients và các khoáng chất như canxi, kali và phốt pho – rất có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Sữa hạnh nhân nói riêng và những loại sữa hạt khác có chứa nhiều đồng – khoáng chất cần thiết để sản xuất collagen – protein cần thiết để giữ cho da không bị nhăn. Ngoài ra, loại sữa này cũng có hàm lượng mangan cao – khoáng chất không chỉ bảo vệ da khỏi tia cực tím mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng da bị ngứa, đỏ – phổ biến trong thai kỳ.
Nếu không uống sữa, mẹ bầu có thể nhâm nhi hạnh nhân trong các bữa ăn phụ cũng rất có lợi cho sức khỏe và làn da.
Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất… đều rất giàu chất chống oxy hóa. Khi mẹ bầu ăn uống thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp bảo vệ da, tóc và ngăn ngừa bệnh tật.
Vitamin C là chất chống oxy hóa chính được tìm thấy trong quả mọng – giúp tăng cường collagen, duy trì các kho sụn và hỗ trợ sức khỏe làn da. Mẹ ăn trái cây giàu vitamin C sẽ giúp làn da rạng rỡ, khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm khớp, đục thủy tinh thể.
Củ dền rất giàu chất xơ, rất có lợi cho ruột và ngăn ngừa táo bón, giảm cholesterol. Củ dền còn được coi là một chất tẩy rửa có thể làm sạch máu của mẹ bầu khỏi những tạp chất, từ đó giúp da đẹp hơn.
Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng được chứng minh làm tăng mức độ các chất chống oxy hóa trong cơ thể (glutathione peroxidase), đồng thời tăng lượng bạch cầu để loại bỏ các tế bào bất thường.
Củ dền cũng là một trong những nguồn thực phẩm giàu glutamine – một axit amin cần thiết cho sức khỏe và duy trì đường ruột tốt nhất.
Trái cây họ nhà cam quýt là nguồn thực phẩm giàu các vitamin, khoáng chất và chất xơ… rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu.
Ngoài nguồn vitamin C dồi dào, trái cây họ cam quýt cũng giàu đường, chất xơ, kali, folate, canxi, thiamin, niacin, vitamin B6, phosphorus, magiê, đồng, riboflavin và axit pantothenic. Thêm nữa, loại trái cây này không chứa chất béo cũng như natri… nên là lựa chọn lý tưởng cho mẹ mang thai.
Cà rốt là nguồn thực phẩm giàu vitamin A và biotin – cũng rất có lợi cho làn da của mẹ bầu. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất, mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi tuần.
Các loại cá như cá hồi, cá ngừ rất giàu axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Dưỡng chất này cũng được coi như một chất giữ ẩm tự nhiên, tốt cho da mẹ bầu.
Cải xoăn rất giàu chất beta caroten, vitamin K, vitamin C và canxi… giúp chống viêm, giải độc và đặc biệt tốt cho sức khỏe mẹ bầu cũng như có tác dụng giúp làm sạch da, giúp da mẹ bầu đẹp từ trong ra ngoài.
Cũng như các loại rau lá xanh thẫm khác, rau bina là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu bởi chúng có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, sắt, vitamin A, C & K và khoáng chất. Mẹ ăn thường xuyên loại rau này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất có lợi cho làn da.
Cũng giống như hạt hạnh nhân, quả óc chó được cho là một trong những thực phẩm tốt nhất thế giới. 100 gram hạt óc chó chứa 15,2 gram chất đạm, 65,2 gram chất béo và 6,7 gam chất xơ.
Quả óc chó còn giàu protein, vitamin B & E và axit béo omega-3 rất có lợi cho sự phát triển não bộ thai nhi, đồng thời giúp da mẹ bầu được giữ ẩm và sáng bóng
Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì Để Con Tăng Cân, Mẹ Khỏe Mạnh?
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh phổ biến ở mẹ bầu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày cho mẹ. Đặc biệt là vấn đề ăn uống, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để con tăng cân mà không làm đường huyết tăng cao?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường không?
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể uống sữa tươi không đường. Bởi sữa không đường không chứa đường nên ít bị ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết.
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn sữa chua?
Tiểu đường thai kỳ có ăn sữa chua được không cũng là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu đang mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, mẹ bầu bị hoặc đang có nguy cơ bị tiểu đường có thể ăn ăn sữa chua như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Đây cũng là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dành người bệnh tiểu đường. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng sữa chua có thể làm giảm mức độ kháng insulin. Từ đó, nó giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu glucose, kháng viêm đồng thời giảm huyết áp tâm thu.
Ngoài ra, sữa chua cũng là một nguồn cung cấp dồi dào canxi, vitamin D, kali và protein,… rất tốt cho sức khỏe. Sữa chua còn có chứa các lợi khuẩn probiotic rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Cách chọn sữa chua cho mẹ bầu tiểu đường:
Mẹ hãy chú ý đến nhãn thông tin dinh dưỡng trên hộp sữa chua. Nên chọn loại sữa chua có tổng lượng carbohydrate thấp hơn 15 gam trong mỗi khẩu phần. Nếu chọn các loại sữa chua có đường, hãy chọn loại có chứa từ 10 gam đường trở xuống.
Ngoài ra, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì người mắc bệnh tiểu đường nên chọn các sản phẩm sữa chua không hương vị, không có chất béo hoặc ít chất béo. Một số loại sữa chua tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường đó là: sữa chua Hy Lạp, sữa chua hữu cơ, sữa chua không đường lactose, sữa chua thuần chay từ yến mạch, đậu nành,…
Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?
Trái cây thuộc nhóm giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa rất tốt cho người tiểu đường. Mẹ bầu bị tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây khác nhau nhưng với một lượng nhất định.
Với các loại trái cây có hàm lượng cao như: vải, mít, sầu riêng, chuối, mãng cầu, nhãn…; mẹ bầu nên hạn chế ăn hơn vì chúng có hàm lượng đường cao, ăn nhiều khiến đường huyết tăng. Một số loại trái cây giàu chất xơ, ít đường được khuyến khích cho mẹ bầu tiểu đường đó là: bưởi, chanh, cam, lê, roi, táo, ổi….
Táo
Táo chứa nhiều chất oxy giúp làm giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, trong táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo có trong cơ thể.
Roi
Roi có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, roi còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngừa tình trạng đi tiểu nhiều.
Cam, lê
Cam nổi tiếng giàu vitamin C và được coi là sản phẩm an toàn dành cho bệnh nhân tiểu đường. Trong khi đó, lê giàu chất xơ và ít đường, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Bưởi
Bưởi là loại quả cực kỳ tốt cho người bị tiểu đường. Bưởi có vị đắng đặc biệt, chất tạo nên vị đắng có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh tiểu đường, giúp cơ thể người bệnh mẫn cảm đối với insulin. Thường xuyên ăn bưởi giúp bệnh nhân tiểu đường có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và các biến chứng nguy hiểm.
Ăn gì để giảm đường huyết thai kỳ?
Không có chế độ dinh dưỡng nào cụ thể cho tất cả các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Điều quan trọng là mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về dinh dưỡng trong thực phẩm, đặc biệt là hàm lượng carb.
Cách đúng để biết mẹ đang ăn đúng lượng carbohydrate và cân bằng thực phẩm trong bữa ăn hay không là chú ý đến phản ứng đường huyết của bạn sau mỗi bữa ăn.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là theo dõi mức đường huyết thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp mẹ biết cơ thể phản ứng với những loại thực phẩm nào, thực phẩm nào ăn vào bị tăng đường huyết, thực phẩm nào không. Và xem khẩu phần ăn như vậy đã hợp lý chưa, có bị tăng đường huyết nhiều không.
Mẹ bầu nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)
Thực phẩm giàu chất xơ thường có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Bởi chúng sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.
– Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydrates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lứt… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.
– Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.
Ưu tiên thực phẩm có protein lành mạnh
Mẹ bầu mắc tiểu đường nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein như: đậu, cá, thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm, các loại quả hạch ( hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca).
Chất béo không bão hòa tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường
Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ. Dầu ô liu, dầu lạc, quả bơ, hầu hết các loại hạt, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hạt chia,… là những thực phẩm giàu chất béo không bão hòa.
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để con tăng cân, mẹ khỏe mạnh?
10 Thực Phẩm Mẹ Bầu Nên Ăn Để Con Khỏe Mạnh
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng quan trọng trong thời kỳ mang thai giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Cơ thể người mẹ cần thêm 400-500 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3. Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể khiến chị em béo phì, tăng nguy cơ biến chứng khi sinh.
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa giúp đáp ứng nhu cầu bổ sung về protein và canxi hỗ trợ cho thai nhi đang phát triển. Chị em nên uống ít nhất một ly sữa mỗi ngày và tiêu thụ nhiều sữa chua Hy Lạp…
Trứng
Trứng được nhiều người coi là siêu thực phẩm vì giàu vitamin, protein và khoáng chất. Các protein có trong trứng tốt cho em bé đang phát triển. Ngoài ra, trứng có hàm lượng choline cao, cần thiết cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh của thai nhi.
Chuối
Chuối giàu axit folic, canxi, kali và vitamin B6. Chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa và giúp tăng cường năng lượng. Vì vậy, trái cây này có thể là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống khi mang thai.
Khoai lang
Khoai lang là một nguồn beta-carotene tốt, được chuyển hóa thành vitamin A bên trong cơ thể. Dưỡng chất này rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào và mô. Vitamin A cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện thị lực. Vì vậy, ăn nhiều khoai lang có thể có lợi cho cả mẹ và thai nhi.
Các loại đậu
Các loại đậu bao gồm đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu, đậu xanh và đậu phộng… Chúng giàu chất xơ thực vật, protein, folate, canxi và sắt… Đây là những dưỡng chất rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Người mẹ dung nạp đủ folate sẽ đảm bảo em bé sinh ra khỏe mạnh, được bảo vệ khỏi nhiều bệnh tật và nhiễm trùng trong tương lai.
Các loại hạt
Các loại hạt có axit béo omega-3 giúp tăng cường trí não, protein, chất xơ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác rất quan trọng cho sự phát triển của em bé. Thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh, là lựa chọn lý tưởng để ăn vặt trong thời kỳ mang thai.
Vitamin C trong nước cam giúp bé hấp thụ sắt tốt hơn. Ảnh: Freepik
Nước cam
Nước cam có thể cung cấp lượng folate, kali và vitamin C. Trái cây này có thể cung cấp cho em bé chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa các loại dị tật bẩm sinh. Hàm lượng vitamin C trong nước cam sẽ làm tăng khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể của bé.
Rau
Các loại rau lá xanh giàu chất chống oxy hóa, canxi, protein, chất xơ, folate, vitamin và kali. Đây là một trong những thực phẩm không thể thiếu khi mang thai.
Advertisement
Bột yến mạch
Việc bổ sung carbohydrate cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bởi lẽ chúng cung cấp năng lượng tức thời để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bột yến mạch là nguồn cung cấp carbohydrate, selen, vitamin B, phốt pho và canxi. Chị em nên ăn bột yến mạch vào bữa sáng trong giai đoạn mang thai.
Cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Việc cung cấp omega-3 trong chế độ ăn cần thiết cho phụ nữ mang thai vì nó giúp phát triển não, mắt của thai nhi. Cá hồi cũng cung cấp vitamin D, quan trọng đối với sức khỏe của xương, khả năng miễn dịch.
Lê Nguyễn (Theo Timesofindia)
Mẹ Mang Thai Ở Tuần 10 Cần Lưu Ý Những Điều Quan Trọng Gì Về Sức Khỏe?
Tử cung của mẹ chỉ có kích thước của một quả lê nhỏ trước đó, và khi bước vào tuần thứ 10 thì nó sẽ to như quả bưởi. Mẹ sẽ cảm thấy quần áo thường ngày dường như chật chội, không còn phù hợp. Đồng thời việc ngực phát triển to ra sẽ làm căng áo ngực, không thoải mái.
Phần bụng to ra cũng rất có thể là do mẹ đầy hơi và tăng cân nhẹ. Mặc quần và váy có chất liệu đàn hồi hoặc có vòng eo thấp đặt dưới bụng lúc này sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời, mang lại sự thoải mái cần thiết.
Mẹ bầu cũng sẽ bắt đầu nổi gân xanh ở ngực và bụng. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạch máu sẽ chính là nguồn cung cấp máu và dinh dưỡng tới thai nhi đang lớn dần. Nhưng đừng lo, những gân xanh sẽ biến mất sau quá trình sinh đẻ và cho con bú.
Ngoài ra, ở tuần thứ 10 của thai kỳ có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
Mệt mỏi: Do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi mà mẹ bầu sẽ vẫn cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn này.
Ốm nghén: Mẹ bầu sẽ vẫn có cảm giác buồn nôn và nôn thường xuyên. Nhưng không nên bỏ bữa vì nếu huyết áp của mẹ thấp thì cảm giác buồn nôn sẽ tăng thêm.
Ợ nóng và khó tiêu: Sự phát triển của thai nhi tạo áp lực lên dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược axit.
Chóng mặt: Để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi mà lượng máu luôn tăng dần. Dẫn đến việc mẹ bầu sẽ cảm thấy chóng mặt khi áp lực máu cao.
Đau dây chằng: Các dây chằng ở bụng mẹ bầu đang giãn ra nên mẹ bầu có thể cảm thấy đau.
Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 10, bé nặng khoảng 7g, kích thước cỡ bằng quả quất, đồng thời chiều dài từ đầu đến chân bé ngắn hơn 2,54 cm. Ở giai đoạn này, tất cả những cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đã được hình thành và bắt đầu hoạt động cùng nhau.
Bé bắt đầu có những thay đổi bên ngoài như tách các ngón tay và ngón chân, sự biến mất của đuôi. Đồng thời là sự phát triển bên trong như chồi răng dần hình thành bên trong miệng. Trong trường hợp mẹ đang mang thai một cậu bé thì tinh hoàn của bé sẽ bắt đầu sản sinh hormone testosterone của nam giới.
Một điều may mắn là hầu như những dị tật sẽ không còn cơ hội phát triển sau giai đoạn tuần thai thứ 10 này. Điều này cũng sẽ đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ phôi thai. Phôi thai bây giờ nhìn chung đã có hình hài con người. Sau đó, bắt đầu vào tuần tới, bé sẽ được coi là một thai nhi chính thức .
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?Bằng cách lắng nghe nhịp tim trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ cho mẹ biết liệu mẹ có mang song thai hay không. Nếu đó là hai nhịp tim riêng biệt thì rất có thể niềm vui của mẹ sẽ nhân đôi! Tuy nhiên, chẩn đoán này không hoàn toàn chính xác vì nhịp tim của một bào thai cũng có thể được nghe thấy ở nhiều địa vị trí.
Vì thế, cách chẩn đoán song thai chính xác nhất thường là phương pháp siêu âm sớm. Trong hầu hết các trường hợp thì siêu âm sẽ cho kết quả rất chính xác liệu mẹ có mang đa thai hay không. Trừ trường hợp hiếm như bào thai bị giấu ẩn sau một bào thai khác mà đầu dò không thể quan sát được.
Những xét nghiệm, kiểm tra nào mẹ cần làm?Tùy theo những nhu cầu cụ thể của mẹ mà bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra sau đây để thăm dò sự phát triển của thai nhi:
Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
Đo cân nặng và huyết áp
Đo kích thước của tử cung: Sờ nắn bên ngoài để xem tương quan về kích thước như thế nào cho đến ngày sinh nở
Chiều cao của đáy vị (đỉnh tử cung)
Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 10
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhiĐối với những ai sắp được làm mẹ, vấn đề trọng yếu nhất chính là an toàn trong thai kỳ ở tuần 10 để mẹ tròn con vuông. Do đó, hãy thật sự thận trọng trong việc sử dụng thuốc. Đồng thời tránh tuyệt đối tiêu thụ đồ uống có cồn và hút thuốc lá để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý về việc quan hệ tình dục khi đang mang thai. Mẹ vẫn có thể sinh hoạt tình dục như mong muốn miễn là thai kỳ đang phát triển bình thường.
Advertisement
ham muốn gần gũi bạn đời có thể bị giảm đi nếu mẹ phải trải qua những biến động hormone, sự buồn nôn và mệt mỏi.
Tuy nhiên
Từ tháng thứ sáu trở đi, việc tăng lưu lượng máu đến ngữ cũng như các cơ quan sinh dục có thể khơi lại ham muốn của mẹ. Tuy nhiên từ tháng thứ chín về sau thì việc tăng cân, đau lưng cùng một số triệu chứng khác một lần nữa có thể lại làm giảm sự nhiệt tình trong chuyện chăn gối của mẹ.
Nhìn chung, mặc dù hầu hết phụ nữ vẫn có thể sinh hoạt tình dục an toàn trong suốt thai kỳ, nhưng mẹ vẫn nên hết sức thận trọng. Bác sĩ có thể khuyên mẹ tránh quan hệ trong các trường hợp sau:
Mẹ có nguy cơ sinh non
Mẹ bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
Mẹ đang rò rỉ nước ối
Cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở sớm
Mẹ được chẩn đoán là bị nhau tiền đạo
10 Thói Quen Ăn Uống Bố Mẹ Nên Học Để Con Khỏe Mạnh
1. Ăn cùng nhau
Một nghiên cứu chỉ ra 80% trẻ có cân nặng bình thường dùng bữa bên bàn ăn cùng gia đình. Đối với trẻ béo phì, con số này chỉ 55% bởi các thành viên thường ăn trong phòng khách, phòng học/làm việc hoặc phòng ngủ.
2. Để trẻ chủ động lấy thức ăn
Bạn nghĩ rằng kiểm soát khẩu phần ăn của con ngay từ khi còn nhỏ là tốt. Trên thực tế, điều này cướp đi một bài học vô cùng quan trọng đối với trẻ. Theo bài đăng trên tạp chí Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics, các bé tự lấy đồ ăn cho mình sẽ biết nhận ra dấu hiệu đói của cơ thể. Trẻ em được nhường quyền chủ động trên bàn ăn cũng sẵn sàng thử món mới.
3. Kéo dài bữa ăn hơn 4 phút rưỡi
4. Bỏ thừa một chút đồ ăn
Ép trẻ ăn có thể đem đến tác dụng ngược. Trong công trình thực hiện trên 63 trẻ, các nhà khoa học thuộc Đại học Cornell (Mỹ) nhận thấy cha mẹ yêu cầu con ăn hết thức ăn trên đĩa sẽ khiến trẻ ăn vặt nhiều hơn và dễ tăng cân. Tốt nhất, phụ huynh nên cho phép trẻ bỏ thừa một chút thực phẩm và không cấm hoàn toàn bất cứ món nào.
5. Tránh xa thiết bị điện tử
Cha mẹ để con sử dụng thiết bị điện tử hoặc xem tivi trong giờ ăn sẽ dẫn đến bữa ăn vừa ít dinh dưỡng vừa nghèo nàn giao tiếp. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Minnesota (Mỹ) còn chỉ ra những gia đình như vậy ăn ít rau củ quả, uống nhiều nước ngọt. Trên thực tế, phân tâm lúc ăn nguy hiểm gần giống với phân tâm lúc lái xe và khiến con người ăn không kiểm soát.
6. Dùng đĩa bát nhỏ
Do hiện tượng “no bụng đói con mắt”, bát đĩa lớn sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn. Cha mẹ nên lưu ý đến kích cỡ đồ vật và cho phép trẻ chia sẻ thức ăn mỗi khi ăn tiệm bởi bát đĩa của nhà hàng thường khá to.
7. Hỏi trẻ có đói không
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois gợi ý rằng thay vì hỏi “con ăn xong chưa”, bố mẹ nên dùng các câu hỏi như “con ăn đủ chưa”, “con còn đói nữa không” và để ý bát đĩa của trẻ. Như vậy, đứa bé sẽ học cách lắng nghe cơ thể mình.
8. Thử tất cả loại thực phẩm mới
Cho bé thử loại rau mới đều đặn mỗi ngày suốt 2 tuần sẽ giúp trẻ vui vẻ và ăn nhiều loại thực phẩm này hơn. Nhường trẻ quyền quyết định cũng là một điều hữu ích. Bạn hãy biến chuyến đi tới siêu thị thành một cuộc săn kho báu và để trẻ tìm những món chưa từng ăn bao giờ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ ăn rau củ nhiều hơn 80% nếu được chủ động lựa chọn.
9. Các ông bố tránh xa đồ ăn nhanh
Nghiên cứu của Đại học Texas A&M kết luận các ông bố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen ăn uống của con cái bởi thường xuyên dắt trẻ đến những cửa hàng đồ ăn nhanh. Điều này khuyến khích các em bé nghĩ rằng mình nên ăn các món không lành mạnh.
10. Chú ý cách cư xử trên bàn ăn
Để ý đến cử chỉ ăn uống như đặt tay lên bàn, hạ đũa thìa xuống trong lúc nhai sẽ giúp gia đình bạn ăn uống tập trung hơn, giao tiếp nhiều hơn và kéo dài bữa ăn thêm 4 phút rưỡi như đề cập bên trên.
Uống đủ nước
Các nghiên cứu chỉ ra người bị khát thường lầm tưởng là mình đói. Tốt nhất, mỗi thành viên gia đình nên uống một cốc nước trước, trong và sau bữa ăn để hạn chế việc uống đồ ngọt.
Yoga Khi Đang Cho Con Bú: Mẹ Khỏe, Bé Cũng Hưởng Lợi
Luyện tập yoga thường xuyên khi đang cho con bú không chỉ giúp mẹ nâng cao sức khỏe thể chất mà còn giúp phòng ngừa hàng loạt các bệnh về sức khỏe tinh thần sau khi sinh.
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, công việc này cũng gây ra nhiều áp lực, căng thẳng cho cơ thể. Phần lớn phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đều than phiền họ hay bị đau lưng, vai và cổ.
Lợi ích khi luyện tập yoga khi đang cho con búTrong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, luyện tập yoga thường xuyên, đều đặn có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, không quá mệt nhọc và cũng không nên lựa chọn yoga nóng.
1. Giảm đau lưngGiữ cơ thể ở một tư thế nhất định trong thời gian dài để cho con bú có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, gây đau lưng và cột sống. Tập yoga là một phương thuốc hữu hiệu để giải quyết các cơn đau nhức do việc cho con bú đem đến.
2. Thư giãn cơ thểCho con bú trong thời gian dài có thể khiến các cơ của mẹ bị cứng và đau. Luyện tập yoga là giải pháp để giải phóng căng thẳng ở vai và cổ, giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng và hồi phục.
Yoga giúp cơ thể của mẹ có thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng và hồi phục.
3. Nâng cao sức khỏe thể chấtYoga là bộ môn tập trung vào việc kiểm soát hơi thở. Nếu luyện tập đúng cách và thường xuyên, việc này rất có lợi cho sức khỏe thể chất. Các tư thế yoga có thể giúp tăng cường sự ổn định của khớp, giúp cơ thể lấy lại cân bằng do bị ảnh hưởng của việc mang thai và cho con bú.
4. Cải thiện sức khỏe tinh thầnLuyện tập yoga khi đang cho con bú có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Yoga có tác dụng xoa dịu tâm trí, giảm bớt căng thẳng và lo lắng hàng ngày, từ đó mang lại sự thư giãn cần thiết cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
5. Rèn luyện sự kiên nhẫnChăm sóc và nuôi dưỡng em bé có thể đòi hỏi một nguồn năng lượng và sự kiên nhẫn rất lớn từ mẹ. Yoga với các tư thế chậm và sự tập trung vào từng hơi thở có thể giúp mẹ rèn luyện sự kiên nhẫn. Điều này không chỉ có lợi cho bản thân mà còn rất tốt cho bé cưng của bạn.
Tư thế yoga tốt cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ 1. Tư thế con mèo – con bòTư thế con mèo – con bò có thể giúp mở rộng cơ ngực và giảm căng thẳng ở cột sống. Tư thế này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống gù lưng, một tình trạng thường gặp khi cho con bú.
Cách thực hiện
Bước 1: Ngồi ở tư thế quỳ, đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay song song với nhau, khoảng cách rộng bằng vai.
Bước 2: Từ từ nhấc lưng và mông lên, hai cánh tay song song với hai chân, vuông góc với mặt sàn. Đầu thẳng, mắt nhìn xuống sàn.
Bước 3: Hít vào, giữ toàn thân thẳng, đẩy bụng xuống dưới sàn (tư thế con bò).
Bước 4: Thở ra, nâng bụng và cột sống lên phía trên trần nhà. Đầu cúi xuống (tư thế con mèo).
Bước 5: Lặp đi lặp lại từ 10 đến 20 lần.
2. Tư thế chó cúi mặtTư thế chó cúi mặt có tác dụng căng cột sống, gân kheo, cơ mông, bắp chân, giảm căng thẳng và tăng cường sinh lực cho cơ thể. Ngoài ra, tư thế này còn có tác dụng giảm bớt cứng khớp ở phía sau chân, kéo giãn lưng, vai rất hiệu quả và giúp lưu thông máu tốt hơn.
Cách thực hiện
Bước 1: Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông. Hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng.
Bước 2: Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, hai chân duỗi thẳng.
Bước 3: Dịch chuyển hai tay lên phía trước, lùi chân về phía sau để kéo dài thân người. Ép chặt bắp đùi khi di chuyển.
Bước 4: Giữ tư thế này từ 1 đến 3 phút, chú ý vào hơi thở.
3. Tư thế nhân sưTư thế nhân sư có tác dụng tăng cường sức mạnh của cột sống và giúp giảm đau lưng dưới. Do đó, tư thế này rất phù hợp với các bà mẹ đang cho con bú.
Cách thực hiện
Bước 1: Nằm sấp trên thảm, hai chân duỗi thẳng, ấn hai lòng bàn tay và cẳng tay xuống sàn.
Bước 2: Siết cơ lưng sau, mông và đùi rồi nâng thân người và đầu lên cao.
Bước 3: Giữ mắt nhìn thẳng và đảm bảo duỗi dài cột sống lưng.
Bước 4: Giữ tư thế này trong 2 phút.
4. Tư thế cây cầuTư thế cây cầu là tư thế có tác dụng điều chỉnh và phục hồi cơ thể. Không những vậy, tư thế này còn giúp kéo căng ngực, cột sống, cổ và giúp chân khỏe hơn.
Cách thực hiện
Bước 1: Nằm ngửa, 2 tay đặt xuôi cạnh hông-đùi, khoảng cách giữa 2 bàn chân rộng bằng vai.
Bước 2: Gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân bạn (bạn cũng có thể không cần nắm cổ chân mà đan tay vào nhau đặt xuống thảm).
Bước 3: Hít sâu, nâng lưng của bạn lên.
Bước 4: Giữ tư thế tầm 30 giây hoặc lâu hơn, thở đều và chậm.
Bước 5: Từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn.
5. Tư thế tam giác mở rộngTư thế yoga này giúp mở rộng vùng háng, cơ gân kheo, đồng thời nó cũng giúp hỗ trợ phần lưng dưới.
Cách thực hiện
Bước 1: Đứng thẳng, hai tay thả lỏng. Bước chân phải qua bên phải từ 100 đến 120 cm.
Bước 2: Quay bàn chân trái một góc 45 độ, rồi quay bàn chân phải một góc 90 độ, sao cho gót chân phải thẳng hàng với phần giữa của bàn chân trái.
Bước 3: Hít vào, đồng thời nâng hai bàn tay lên cao ngang với hai vai, lòng bàn tay úp xuống. Hai tay và hai vai thư giãn thoải mái.
Bước 4: Thở ra đồng thời đặt lòng bàn tay phải lên sàn, phía bên ngoài bàn chân phải. Nếu không thể với xuống sàn được thì có thể đặt lên chân thấp hơn.
Bước 5: Duỗi tay trái lên hướng trần nhà, lòng bàn tay hướng ra phía trước.
Bước 6: Quay đầu nhìn lên tay trái, giữ cho xương sống thẳng và cổ thư giãn.
Bước 7: Giữ tư thế từ 10 đến 30 giây.
6. Bài tập thở pranayamaBài tập thở pranayama có thể giúp giảm căng thẳng và làm dịu tâm trí.
Cách thực hiện
Bước 1: Ngồi bắt chéo chân và nhắm mắt lại.
Bước 2: Với bàn tay phải, gập các đầu ngón trỏ và ngón giữa lại.
Bước 3: Đặt ngón đeo nhẫn và ngón út vào lỗ mũi trái, ngón tay cái vào lỗ mũi bên phải.
Bước 4: Nhấn ngón tay cái vào lỗ mũi bên phải và hít thở qua bên trái. Sau đó nhấn vào lỗ mũi trái và thở qua bên phải. Tiếp tục đổi bên và làm tương tự.
Cho con bú có thể khiến mẹ rất mệt mỏi, đặc biệt là trong những ngày đầu khi bé đòi bú liên tục. Tập yoga thường xuyên có thể đem đến những ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe và sức sống để bạn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn.
Đăng bởi: Huyền Phạm Thị
Từ khoá: Yoga khi đang cho con bú: Mẹ khỏe, bé cũng hưởng lợi
Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Gì Khi Mang Thai Để Con Khỏe Còn Mẹ “Đẹp Từ Trong Ra Ngoài” trên website Iild.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!